Lễ Hiển Linh: NGÔI SAO RẠNG NGỜI
Is 60, 1-6; Ep 3, 2-3a. 5-6; Mt 2, 1-12
Vào một đêm mưa bão tố, ngọn hải đăng tại một hòn đảo bị mất điện nên không thể chiếu sáng. Người phụ trách hải đăng vội vã đốt một cây nến nhỏ và cầm cây nến theo đường cầu thang leo lên sân thượng để đốt đèn lên. Bấy giờ có người đi xuống cầu thang lên tiếng liền hỏi anh rằng :
- Ông làm gì với cây đèn cầy nhỏ bé này ?
Anh trả lời :
- Tôi mang cây đèn lên sân thượng để chiếu sáng giúp tầu bè từ ngoài khơi biết đường trở về và cập bến an tòan.
Người kia thắc mắc:
- Nhưng cây nến nhỏ bé thế này thì tầu bè ở tận ngoài khơi làm sao nhìn thấy ánh sáng được ?
Người phụ trách trả lời :
- Bây giờ tôi chỉ cần nó đừng bị gió thổi tắt là được. Còn các chuyện khác thì đã có lo liệu tính toán.
Khi cả hai leo lên đến nơi, thì người phụ trách đã dùng cây nến châm lửa vào cái đèn lồng, trong giây lát ánh sáng từ cây đèn lồng rực lên chiếu tỏa ra chung quanh. Chiếc đèn lồng này đã được thiết kế để khi cần có thể xử dụng thay bóng đèn điện. Ánh sáng của nó có sức chiếu ra tận ngoài khơi, hầu giúp tầu bè dễ dàng định hướng di chuyển qua lại hay quay về cập bến an toàn.
Ánh sáng của một vì sao lạ đã tỏa sáng trên bầu Trời dẫn đưa ba nhà đạo sĩ từ phương Đông xa xôi đến bên Hài Nhi Giêsu để thờ lạy Ngài…
Theo Sách Dân số (x. Ds 24,17) sẽ có ngày “ngôi sao nhà Giacóp” sẽ mọc lên và tỏa sáng. Dân Do Thái ngay ở thế kỷ I đã áp dụng lời tiên tri này cho Đấng Mêsia – Đấng Cứu Thế đến cứu dân Chúa đã được tuyển chọn. Hình ảnh tượng trưng đó rất phù hợp với câu chuyện về các đạo sĩ dân ngoại từ phương Đông xa xăm đến thờ lạy Hài Nhi. Lời tiên báo về ngôi sao cho dân Israel không phải do một Ngôn sứ Israel nói ra mà bởi Balaam, một phù thủy dân ngoại, truyền thống vẫn coi ông ta như là kẻ giải mộng huyền bí, nghĩa là một “đạo sĩ”.
Chính Hài nhi là ngôi sao cứu tinh của nhân loại như chính tên Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Chuộc. Hài nhi là Đấng Messia, là Chúa Kitô, Ngài là "ánh sáng chiếu soi muôn dân" mà Ngôn sứ Isaia loan báo :“người đi trong bóng tối đã trông thấy xuất hiện một ánh sáng lớn lao, bởi vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta” (Is 9,1-5). Ánh sáng đó dẫn đưa mọi dân nước quy tụ thờ phượng Thiên Chúa như Ngôn sứ Isaia tiên đoán các dân các nước sẽ đến để thờ phượng Thiên Chúa của Israel: "Lạc đà dần dần che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha; dân Sơ-Va hết thảy kéo lại, mang vàng với trầm hương, và cất cao lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60,6).
Ba nhà đạo sĩ đã theo ánh sao đến Giêrusalem thì mất ánh sao, nên các nhà Hiền Triết phương Đông vào triều đình hỏi: “ Đức Vua dân Do Thái mới sinh đang ở đâu”, làm vua Hêrôđê bối rối lo sợ (x. Mt 2,3) khi triệu tập các tư tế cùng các kinh sư, những nhà thông thái đã nghiên cứu và giải thích Thánh Kinh,cho biết Đấng Cứu Thế sinh ra ở Bê-lem (x. Mt 2,4-6); dù biết rõ Chúa Kitô xuất hiện nhưng họ cũng hoàn toàn dửng dưng. Thái độ của họ coi như là không có Hài Nhi – Đấng Cứu Thế - được sinh ra. Riêng Vua Hêrôđê, sử sách làm chứng rằng vào những năm cuối đời, ông nghi ngờ mọi người có ý đồ lật đổ ông, vì thế mà ông không ngại ra tay tàn sát tất cả những ai mà ông nghi là sắp làm hại ông, kể cả những người trong gia đình. Dẫu biết rằng Hài Nhi đến từ Thiên Chúa, nhưng với tính cách đa nghi sẵn có ông vẫn sợ Hài Nhi mới sinh sẽ lật đổ vương quyền của ông. Cái sợ đó đã làm ông mất hết lương tri, gây nên tội ác vô cùng to lớn: quyết tâm tìm giết con trẻ Giêsu bằng cách “ Sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống ” (Mt 2,16) sau khi các Đạo sĩ quay về không trở lại với nha vua theo lời phủ dụ của ông..
Nhà Vua, các bậc thông thái và dân chúng Giêrusalem tượng trưng cho người Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng nhưng lại khước từ ơn cứu độ Đức Kitô ban tặng, còn Lương dân được đại diện bởi các nhà chiêm tinh thì đón nhận và hết lòng tìm kiếm để biểu lộ sự tôn thờ cung kính. Dân ngoại khi tin vào Hài Nhi đã thay thế người Do Thái bỏ trống trong lòng sứ điệp của Thiên Chúa, khi họ không chịu tin vào Lời của Ngài: nghe và đón nhận Đấng Cứu Thế. Dân ngoại tin tập họp từ khắp nơi sẽ là dân Israel mới của thời đại cuối cùng, được kêu gọi chia sẻ hạnh phúc của cuộc sống tương lai, chính Chúa Giêsu đã nói"Người ta sẽ từ đông sang tây đến dự tiệc trong nước Chúa"(Lc 13, 29)
Rời khỏi triều đình, các nhà hiền triết phương Đông lại thấy ánh sao tỏa sáng dẫn đường đến tận Bêlem. Khi đến bên Hài nhi các nhà chiêm tinh sấp mình thờ lạy (= bái lạy: cc. 2.8.11): “Bái lạy” hay “sấp mình thờ lạy” (proskyneô) là hành vi sấp mình trên nền nhà để tôn thờ thần thánh hoặc những người có địa vị cao, chẳng hạn với các bậc quân vương. Tác giả Tin mừng Matthêu hầu như chỉ dùng động từ này để diễn tả lòng tôn kính đối với Đức Giêsu bởi những người khẩn cầu tín thác vào Ngài (x. Mt 8,2; 9,18; 15,25; x. 20,20) và bởi các môn đệ tôn kính Thầy (x. Mt 14,33: liên kết với việc tuyên xưng niềm tin vào Con Thiên Chúa), đặc biệt thái độ thờ lạy dành cho Đấng Phục Sinh (x. Mt 28,9.17), như thế hành động tôn kính bái lạy của các hiền triết Phương Đông loan báo về thân phận Đấng Cứu Thế sẽ chịu chết và Phục sinh trong Hài nhi để cho muôn dân tìm kiếm tôn thờ.
Các Đạo sĩ đã lấy vàng, nhũ hương, mộc dược dâng tiến Hài Nhi. Truyền thống cổ xưa cho thấy: sau khi bái lạy một vị vua, các vị khách thường có việc dâng lễ vật (x. St 43,26; 1 Sm 10,27; 1 V 10,2; Tv 72,10). Ba thứ lễ vật mà các đạo sĩ tiến dâng xứng đáng dành cho bậc quân vương như Kinh Thánh đã nói: vàng trong Thánh Vịnh (x. Tv 72,15); vàng và nhũ hương của ngôn sứ Isaia (x. Is 60,6 ); xức mộc dược cho vua (x. Tv 45,8), hay nhũ hương và mộc dược trong Diễm ca (x. Dc 3,6). Theo truyền thống của các Giáo Phụ nối tiếp truyền thống các tông đồ coi các lễ vật này là những biểu tượng về vương quyền (vàng), thần tính (nhũ hương) và việc mai táng (mộc dược) của Đức Giêsu.
Các nhà đạo sĩ tìm kiếm Thiên Chúa nhờ ánh sao tỏa trên bầu Trời, chúng ta được mời tỏa sáng đức tin và tình yêu để anh em lương dân nhận biết Thiên Chúa như Đức Giêsu nói :”Sự sáng của các con cũng hãy tỏa sáng trước mặt mọi người” và thánh Phaolô mời gọi : "Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời" (Pl 2,15).
Tuy nhiên ánh sáng của ngọn đèn chúng ta chỉ leo lét, yếu ớt, Chúng ta chỉ là những vì sao sáng khi chúng ta để mọc lên trong lòng chúng ta (x. 2Pr 1,19) ngôi sao mai là chính Đức Kitô (x.Kh 2,28).
Thật thế như Ngôn sứ Isaia kêu mời:
"Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra" (x. Is 60,1-6).
Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 03/01/2016
Is 60, 1-6; Ep 3, 2-3a. 5-6; Mt 2, 1-12
Vào một đêm mưa bão tố, ngọn hải đăng tại một hòn đảo bị mất điện nên không thể chiếu sáng. Người phụ trách hải đăng vội vã đốt một cây nến nhỏ và cầm cây nến theo đường cầu thang leo lên sân thượng để đốt đèn lên. Bấy giờ có người đi xuống cầu thang lên tiếng liền hỏi anh rằng :
- Ông làm gì với cây đèn cầy nhỏ bé này ?
Anh trả lời :
- Tôi mang cây đèn lên sân thượng để chiếu sáng giúp tầu bè từ ngoài khơi biết đường trở về và cập bến an tòan.
Người kia thắc mắc:
- Nhưng cây nến nhỏ bé thế này thì tầu bè ở tận ngoài khơi làm sao nhìn thấy ánh sáng được ?
Người phụ trách trả lời :
- Bây giờ tôi chỉ cần nó đừng bị gió thổi tắt là được. Còn các chuyện khác thì đã có lo liệu tính toán.
Khi cả hai leo lên đến nơi, thì người phụ trách đã dùng cây nến châm lửa vào cái đèn lồng, trong giây lát ánh sáng từ cây đèn lồng rực lên chiếu tỏa ra chung quanh. Chiếc đèn lồng này đã được thiết kế để khi cần có thể xử dụng thay bóng đèn điện. Ánh sáng của nó có sức chiếu ra tận ngoài khơi, hầu giúp tầu bè dễ dàng định hướng di chuyển qua lại hay quay về cập bến an toàn.
Ánh sáng của một vì sao lạ đã tỏa sáng trên bầu Trời dẫn đưa ba nhà đạo sĩ từ phương Đông xa xôi đến bên Hài Nhi Giêsu để thờ lạy Ngài…
Theo Sách Dân số (x. Ds 24,17) sẽ có ngày “ngôi sao nhà Giacóp” sẽ mọc lên và tỏa sáng. Dân Do Thái ngay ở thế kỷ I đã áp dụng lời tiên tri này cho Đấng Mêsia – Đấng Cứu Thế đến cứu dân Chúa đã được tuyển chọn. Hình ảnh tượng trưng đó rất phù hợp với câu chuyện về các đạo sĩ dân ngoại từ phương Đông xa xăm đến thờ lạy Hài Nhi. Lời tiên báo về ngôi sao cho dân Israel không phải do một Ngôn sứ Israel nói ra mà bởi Balaam, một phù thủy dân ngoại, truyền thống vẫn coi ông ta như là kẻ giải mộng huyền bí, nghĩa là một “đạo sĩ”.
Chính Hài nhi là ngôi sao cứu tinh của nhân loại như chính tên Giêsu nghĩa là Đấng Cứu Chuộc. Hài nhi là Đấng Messia, là Chúa Kitô, Ngài là "ánh sáng chiếu soi muôn dân" mà Ngôn sứ Isaia loan báo :“người đi trong bóng tối đã trông thấy xuất hiện một ánh sáng lớn lao, bởi vì một Hài nhi đã sinh ra cho chúng ta” (Is 9,1-5). Ánh sáng đó dẫn đưa mọi dân nước quy tụ thờ phượng Thiên Chúa như Ngôn sứ Isaia tiên đoán các dân các nước sẽ đến để thờ phượng Thiên Chúa của Israel: "Lạc đà dần dần che rợp đất, lạc đà Mađian và Êpha; dân Sơ-Va hết thảy kéo lại, mang vàng với trầm hương, và cất cao lời ca tụng Đức Chúa" (Is 60,6).
Ba nhà đạo sĩ đã theo ánh sao đến Giêrusalem thì mất ánh sao, nên các nhà Hiền Triết phương Đông vào triều đình hỏi: “ Đức Vua dân Do Thái mới sinh đang ở đâu”, làm vua Hêrôđê bối rối lo sợ (x. Mt 2,3) khi triệu tập các tư tế cùng các kinh sư, những nhà thông thái đã nghiên cứu và giải thích Thánh Kinh,cho biết Đấng Cứu Thế sinh ra ở Bê-lem (x. Mt 2,4-6); dù biết rõ Chúa Kitô xuất hiện nhưng họ cũng hoàn toàn dửng dưng. Thái độ của họ coi như là không có Hài Nhi – Đấng Cứu Thế - được sinh ra. Riêng Vua Hêrôđê, sử sách làm chứng rằng vào những năm cuối đời, ông nghi ngờ mọi người có ý đồ lật đổ ông, vì thế mà ông không ngại ra tay tàn sát tất cả những ai mà ông nghi là sắp làm hại ông, kể cả những người trong gia đình. Dẫu biết rằng Hài Nhi đến từ Thiên Chúa, nhưng với tính cách đa nghi sẵn có ông vẫn sợ Hài Nhi mới sinh sẽ lật đổ vương quyền của ông. Cái sợ đó đã làm ông mất hết lương tri, gây nên tội ác vô cùng to lớn: quyết tâm tìm giết con trẻ Giêsu bằng cách “ Sai người đi giết tất cả các con trẻ ở Bê-lem và toàn vùng lân cận từ hai tuổi trở xuống ” (Mt 2,16) sau khi các Đạo sĩ quay về không trở lại với nha vua theo lời phủ dụ của ông..
Nhà Vua, các bậc thông thái và dân chúng Giêrusalem tượng trưng cho người Do Thái được Thiên Chúa tuyển chọn làm dân riêng nhưng lại khước từ ơn cứu độ Đức Kitô ban tặng, còn Lương dân được đại diện bởi các nhà chiêm tinh thì đón nhận và hết lòng tìm kiếm để biểu lộ sự tôn thờ cung kính. Dân ngoại khi tin vào Hài Nhi đã thay thế người Do Thái bỏ trống trong lòng sứ điệp của Thiên Chúa, khi họ không chịu tin vào Lời của Ngài: nghe và đón nhận Đấng Cứu Thế. Dân ngoại tin tập họp từ khắp nơi sẽ là dân Israel mới của thời đại cuối cùng, được kêu gọi chia sẻ hạnh phúc của cuộc sống tương lai, chính Chúa Giêsu đã nói"Người ta sẽ từ đông sang tây đến dự tiệc trong nước Chúa"(Lc 13, 29)
Rời khỏi triều đình, các nhà hiền triết phương Đông lại thấy ánh sao tỏa sáng dẫn đường đến tận Bêlem. Khi đến bên Hài nhi các nhà chiêm tinh sấp mình thờ lạy (= bái lạy: cc. 2.8.11): “Bái lạy” hay “sấp mình thờ lạy” (proskyneô) là hành vi sấp mình trên nền nhà để tôn thờ thần thánh hoặc những người có địa vị cao, chẳng hạn với các bậc quân vương. Tác giả Tin mừng Matthêu hầu như chỉ dùng động từ này để diễn tả lòng tôn kính đối với Đức Giêsu bởi những người khẩn cầu tín thác vào Ngài (x. Mt 8,2; 9,18; 15,25; x. 20,20) và bởi các môn đệ tôn kính Thầy (x. Mt 14,33: liên kết với việc tuyên xưng niềm tin vào Con Thiên Chúa), đặc biệt thái độ thờ lạy dành cho Đấng Phục Sinh (x. Mt 28,9.17), như thế hành động tôn kính bái lạy của các hiền triết Phương Đông loan báo về thân phận Đấng Cứu Thế sẽ chịu chết và Phục sinh trong Hài nhi để cho muôn dân tìm kiếm tôn thờ.
Các Đạo sĩ đã lấy vàng, nhũ hương, mộc dược dâng tiến Hài Nhi. Truyền thống cổ xưa cho thấy: sau khi bái lạy một vị vua, các vị khách thường có việc dâng lễ vật (x. St 43,26; 1 Sm 10,27; 1 V 10,2; Tv 72,10). Ba thứ lễ vật mà các đạo sĩ tiến dâng xứng đáng dành cho bậc quân vương như Kinh Thánh đã nói: vàng trong Thánh Vịnh (x. Tv 72,15); vàng và nhũ hương của ngôn sứ Isaia (x. Is 60,6 ); xức mộc dược cho vua (x. Tv 45,8), hay nhũ hương và mộc dược trong Diễm ca (x. Dc 3,6). Theo truyền thống của các Giáo Phụ nối tiếp truyền thống các tông đồ coi các lễ vật này là những biểu tượng về vương quyền (vàng), thần tính (nhũ hương) và việc mai táng (mộc dược) của Đức Giêsu.
Các nhà đạo sĩ tìm kiếm Thiên Chúa nhờ ánh sao tỏa trên bầu Trời, chúng ta được mời tỏa sáng đức tin và tình yêu để anh em lương dân nhận biết Thiên Chúa như Đức Giêsu nói :”Sự sáng của các con cũng hãy tỏa sáng trước mặt mọi người” và thánh Phaolô mời gọi : "Giữa một thế hệ sa đọa, anh em hãy tỏa sáng như những vì sao trên vòm trời" (Pl 2,15).
Tuy nhiên ánh sáng của ngọn đèn chúng ta chỉ leo lét, yếu ớt, Chúng ta chỉ là những vì sao sáng khi chúng ta để mọc lên trong lòng chúng ta (x. 2Pr 1,19) ngôi sao mai là chính Đức Kitô (x.Kh 2,28).
Thật thế như Ngôn sứ Isaia kêu mời:
"Hãy đứng lên, hãy tỏa sáng ra" (x. Is 60,1-6).
Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 03/01/2016