Mối tình phụ tử
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm nước Cộng hòa Trung Phi. Đây là một khu vực đang có chiến tranh và không có an ninh. Chuyến viếng thăm chỉ mang một ý nghĩa là vì tình cuả một người cha, Ngài đến để an ủi đàn con đau khổ của mình.
Người dân ở đây hình như cũng hiểu được cái tâm tình ấy, "Trong tâm trí và trái tim của họ thì Ngài là một nhân vật vĩ đại," theo lời linh mục Hervé Hubert Koyassambia-Kozondo, " được nghe tiếng nói cuả Ngài vọng lên ngay trong đất nước của họ "là rất, rất có ý nghĩa."
Cha Kozondo là một linh mục cuả tổng giáo phận Bangui, thủ đô nước Cộng hòa Trung Phi, và hiện đang theo học tại Roma. Cha Kozondo cho biết đã một tháng rồi, hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô lan tràn ra khắp nơi nhờ những cơ quan truyền hình và báo chí, và người ta nhắc đến Ngài mỗi ngày, giống như thể là Ngài "đã ở tại chỗ vậy."
Được Đức Giáo Hoàng hiện diện trong cộng đồng là một cái gì đó rất phi thường đối với người dân của nước Cộng hòa Trung Phi, và đối với đại đa số thì việc này sẽ là một cơ hội xảy ra "chỉ có một lần trong đời," Cha Kozondo nói.
"Vì vậy, họ chờ đợi Ngài và mong được chào đón Ngài như là một mục tử đích thực của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi muốn nói là một người cha, như một người cha, thật sự. "
Những lời cuà DTC 'sẽ được người Kitô giáo đón tiếp đặc biệt, cách riêng là người Công Giáo. "Những lời cổ vũ cho hòa bình cuả Đức Giáo Hoàng sẽ mang nhiều trọng lượng," Cha Kozondo nói như vậy, và nhấn mạnh rằng nền hòa bình này đang cần phải được 'làm việc' để trở thành hiện thực.
Mà thật vậy, nước Cộng hòa Trung Phi đang là một nước có chiến tranh sôi động, chưa có một chính quyền chính thức, vũ khí thì tràn lan không kiểm soát, người dân phải tự vệ lấy thân, và sự giết chóc là thường xuyên mỗi ngày.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu chuyến tông du châu Phi từ ngày 25 tháng 11, bắt đầu đến Kenya và sẽ ở lại cho tới ngày 27, rồi đi thăm Uganda từ 27 cho tới 29. Chặng dừng chân cuối cùng là Cộng hòa Trung Phi, từ 29 cho đến 30 tháng 11.
Trước đây vào năm 1985 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cùng đã thăm Cộng hòa Trung Phi trong một chuyến tông du lớn bao gồm Togo, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Zaire và Kenya.
Hiện trạng Cộng hòa Trung Phi
Nền an ninh cuả Cộng hòa Trung Phi bị xụp đổ vào cuối năm 2012, sau khi một nhóm phiến quân Hồi giáo gọi là liên minh Seleka, từ những khu an toàn ở phía bắc, tiến xuống phía Nam, cướp chính quyền cuả tổng thống François Bozizé.
Kể từ đó, tình hình trở nên bất ổn và sợ hãi bao trùm. Bạo lực đã cướp đi khoảng 6.000 sinh mạng.
Nước Cộng hòa Trung Phi sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 27 tháng 12 tới, sau khi đã bị hoãn lại một lần hồi tháng 10 vì bạo lực và bất ổn. Vị tổng thống lâm thời là bà Catherine Samba-Panza, cựu thị trưởng Bangui, đang vất vả để duy trì một cuộc ngưng bắn, và bà sẽ không ứng cử.
Cha Kozondo nhận xét rằng thách thức lớn nhất cho Giáo Hội là "tình hình tồi tệ của đất nước", và sự thiếu an ninh nghiêm trọng.
"Có rất nhiều người mang vũ trang, và (các lực lượng chính phủ) vẫn chưa thể tước khí giới," Ngài cho biết, và thêm rằng "nhiều người dân có vũ trang và lại có mưu đồ thì làm sao mà ổn định được."
"Việc giải giới là cần thiết, nhưng quốc gia này không có phương tiện để giải giới. Vì vậy, cần phải dựa vào sự giúp đỡ ở bên ngoài. "
Mặc dù quốc gia đã từng có nhiều cuộc đảo chính trong lịch sử, vị linh mục giải thích rằng lần này thì khác vì vũ khí và nhân lực đến từ nước ngoài, và những Kitô hữu là mục tiêu.
Với dân số hơn 1 triệu người, Cộng hòa Trung Phi có 36 phần trăm là Công Giáo, 44 phần trăm là Tin Lành, còn 20 phần trăm kia thì chia đều giữa người Hồi giáo và các tôn giáo địa phương.
Cha Kozondo cho biết quân nổi dậy đã phát động cuộc tấn công một phần là vì chính phủ trước chỉ dùng có một nhóm chủng tộc, đất nước này luôn luôn có nhiều chủng tộc, và các chính trị gia thường chỉ đại diện cho một nhóm nhất định.
Tuy nhiên, sau khi các phiến quân Hồi giáo liên kết với nhau vào năm 2012, thì họ dùng lính đánh thuê từ các nước bên ngoài như từ Chad và Sudan. Nhiều người trong số họ không nói được ngôn ngữ Sango cuả dân địa phương.
Họ tấn công bừa bãi kể cả những nơi không có tính cách chiến lược - tấn công thường dân vô tội, phá huỷ hạ tầng cơ sở và các di tích đại diện cho di sản của quốc gia - làm cho người dân phải tự hỏi ý định của họ là cho "một cái gì đó hơn nữa, chứ không phải chỉ là quyền cai trị mà thôi," vị linh mục nói.
Một đặc điểm thứ hai đã làm cho cuộc xung đột này không bình thường so với quá khứ, đó là cuộc tấn công rõ ràng "nhắm vào các Kitô hữu, phá huỷ những nơi thờ phượng và tiêu diệt các cơ cấu xã hội cuả Kitô giáo." Chính vì những bạo lực có hệ thống đối với người Kitô hữu và nhắm vào tài sản cuả Giáo Hội mà một tinh thần chống Hồi giáo đã phát triển ra như hiện nay, Ngài nói.
Trước khi có cuộc xung đột năm 2012 thì mối quan hệ với Hồi giáo tương đối yên bình, Cha Kozondo giải thích rằng mặc dù người Hồi giáo là thiểu số, nhưng họ hoà hợp khá tốt và trở nên giàu có vì biết cách làm ăn.
Cha Kozondo cho biết một khó khăn khác là việc thiết lập lại quyền cai trị của Nhà Nước, vì Nhà Nước đã mất kiểm soát.
Người dân thấy rằng quân đội không chống nổi với phiến quân, cho nên họ đã tự thành lập các nhóm kháng chiến, gọi là anti-Balaka, vì "không có ai bảo vệ họ."
Tuy nhiên, Ngài muốn làm sáng tỏ một điều mà Ngài gọi là một trò hề truyền thông khi mô tả những "anti-Balaka" là những nhóm kháng chiến Kitô hữu quá khích có mục đích chống Hồi giáo.
Mặc dù các nhóm ấy chỉ có người Kitô hữu, nhưng Cha Kozondo tin rằng hình ảnh 'quá khích' này đã được "tạo ra bởi các phương tiện truyền thông để đầu độc dư luận."
Ngài nói rằng trong khi chắc chắn có nhiều Kitô hữu, Công Giáo và Tin lành, đã cầm súng, nhưng "họ không làm điều đó nhân danh Kitô giáo."
"Họ không làm điều đó với các phương tiện cuả Giáo Hội hay là do Giáo Hội tổ chức. Họ không làm điều đó vì Kitô giáo dạy như vậy, hoặc một cái gì đó nhân danh đức tin Kitô giáo, không, không có điều này. Nó không phải là một nhóm Kitô giáo đi rảo quanh để ruồng bắt người Hồi giáo. "
Cha Kozondo giải thích rằng các giám mục và hội đồng giám mục đã nhiều lần phản bác ý tưởng rằng nhóm "anti-balaka" đang được Kitô hữu ủng hộ.
Trong thực tế, những nhà lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành đã gia sức cùng với nhiều nhóm Hồi giáo ôn hòa để có một đáp ứng cụ thể với tình hình, đặc biệt là những liên quan đến những người tị nạn đông đảo và những người phải di tản khỏi vùng tranh chấp.
"Có rất nhiều căn nhà đã bị phá hủy và nhiều người không cảm thấy an toàn," vị linh mục nói, lưu ý rằng có nhiều người đã phải bỏ chạy sang các nước lân cận hoặc thậm chí đang phải ấn nấp ở "trong rừng."
Cuộc chiến hiện nay bao gồm cả những sự trả thù, tại thủ đô Bangui, có một khu Hồi giáo ngăn cấm người Kitô hữu và hoàn toàn nguy hiểm.
Trong khu, có "một sự hiện diện mạnh mẽ của các phần tử thánh chiến cực đoan", đã từng bắn giết những người không theo Hồi giáo hay những người Hồi giáo ôn hòa, là những người đã tìm cách trợ giúp cho những người ở bên trong, hoặc tìm cách giúp đỡ người ta muốn trốn ra.
"Điều xảy ra là nếu một người không phải Hồi giáo nào đó bị giết ở trong đó, thì sự trả thù lại là giết đi một người Hồi giáo ở một nơi khác. Ngược lại, nếu người bị giết là Hồi giáo, thì lại có sự trả thù theo cách thức cuả họ, " Cha Kozondo cho biết như vậy.
"Cho nên đó là một tình huống không ổn định. Hôm nay có thể mọi thứ là ok. Nhưng ngày mai nếu có ai đó bị giết, thì một cái gì đó có thể nổ lớn ra. Sau cùng thì chỉ có người dân là bị kẹt ở giữa. "
Chương trình tông du tại Cộng hòa Trung Phi
Chương trình cuả Đức Giáo Hoàng ở Cộng hòa Trung Phi là có một cuộc họp với cộng đồng Hồi giáo tại đền Hồi giáo chính ở Koudoukou. Mặc dù có nhiều người đã khuyên Ngài không nên đến nơi đó, nhưng cho đến nay thì đó vẫn là một mục cuả chương trình.
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng cũng có kế hoạch đến thăm một trại tị nạn có khoảng 1000-2000 người trong khi Ngài ở Bangui, ngày 29 tháng 11, ngay sau khi gặp gỡ với chính quyền và vị tổng thống lâm thời, Catherine Samba-Panza.
Trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 11, phát ngôn viên của Vatican là Cha Federico Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thăm Cộng hòa Trung Phi chính xác là "để chứng tỏ rằng Ngài gần gũi với những người đau khổ. Vì vậy, đó là lý do tại sao Ngài dừng chân tại trại tị nạn ngay sau khi gặp gỡ các nhà chức trách. "
Sau khi thăm trại tị nạn, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ gặp gỡ các cộng đồng Tin Lành khác tại Trụ sở FATEB (Phân Khoa Thần Học cuả đại học Bangui).
Đó là một cuộc họp nhằm "chống lại bạo lực", do đó sẽ mời các nhà lãnh đạo lớn của các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành, cũng như một lãnh tụ Hồi giáo, để "xây dựng một sự đối thoại và hòa bình."
Những diễn biến bất ngờ
Trong những tuần gần đây đã có nhiều tin đồn đoán là Đức Giáo Hoàng có thể hủy bỏ chuyến viếng thăm Cộng hòa Trung Phi vì tình trạng bạo lực đang diễn ra.
Ngày 16 Tháng 11, trong một cuộc họp báo tại trụ sở Hành Hương (Rome Pilgrim Office,) Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin gợi ý rằng trong khi các kế hoạch vẫn giữ y như vậy, nhưng hai ngày viếng thăm Cộng hòa Trung Phi có thể bị cắt bỏ vào phút cuối cùng.
Đức Hồng Y nói "ba điểm dừng chân vẫn còn như vậy, nhưng chúng ta sẽ tùy cơ ứng biến dựa vào tình hình tại chỗ."
Trước đó ngày 11 tháng 11, tờ báo Pháp Le Monde cho biết rằng các quan chức tại Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng, 900 lính Pháp ở Cộng hòa Trung Phi sẽ không thể đảm bảo sự an toàn cho Đức Giáo Hoàng, và sẽ chỉ có thể bảo vệ Ngài ở sân bay mà thôi.
Do đó, người đứng đầu lực lượng an ninh của Vatican, ông Domenico Giani, đã đi Cộng hòa Trung Phi để theo dõi tình hình trước khi Đức Giáo Hoàng tới.
Thay vì bay về Roma để tháp tùng DGH trên chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng như thường lệ, ông ta đã ở lại, và sẽ gặp Đức Thánh Cha tại Kenya.
Nhưng Cha Lombardi nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Giani (ở Trung Phi) không có nghĩa là có điều gì mới, và cho đến bây giờ thì "không có gì thay đổi."
"Chúng tôi đang theo dõi", Ngài nói thêm rằng quyết định cuối cùng sẽ được thực hiện "trong chuyến đi."
Cha Lombardi cũng công bố rằng Đức Hồng Y Parolin sẽ không đi với Đức Giáo Hoàng tới Trung Phi, nhưng sau Uganda thì sẽ đi đến Paris cho kịp ngày khai mạc Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc vào ngày 30 tháng 11.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm nước Cộng hòa Trung Phi. Đây là một khu vực đang có chiến tranh và không có an ninh. Chuyến viếng thăm chỉ mang một ý nghĩa là vì tình cuả một người cha, Ngài đến để an ủi đàn con đau khổ của mình.
Cha Kozondo là một linh mục cuả tổng giáo phận Bangui, thủ đô nước Cộng hòa Trung Phi, và hiện đang theo học tại Roma. Cha Kozondo cho biết đã một tháng rồi, hình ảnh của Đức Thánh Cha Phanxicô lan tràn ra khắp nơi nhờ những cơ quan truyền hình và báo chí, và người ta nhắc đến Ngài mỗi ngày, giống như thể là Ngài "đã ở tại chỗ vậy."
Được Đức Giáo Hoàng hiện diện trong cộng đồng là một cái gì đó rất phi thường đối với người dân của nước Cộng hòa Trung Phi, và đối với đại đa số thì việc này sẽ là một cơ hội xảy ra "chỉ có một lần trong đời," Cha Kozondo nói.
"Vì vậy, họ chờ đợi Ngài và mong được chào đón Ngài như là một mục tử đích thực của Giáo Hội hoàn vũ. Tôi muốn nói là một người cha, như một người cha, thật sự. "
Những lời cuà DTC 'sẽ được người Kitô giáo đón tiếp đặc biệt, cách riêng là người Công Giáo. "Những lời cổ vũ cho hòa bình cuả Đức Giáo Hoàng sẽ mang nhiều trọng lượng," Cha Kozondo nói như vậy, và nhấn mạnh rằng nền hòa bình này đang cần phải được 'làm việc' để trở thành hiện thực.
Mà thật vậy, nước Cộng hòa Trung Phi đang là một nước có chiến tranh sôi động, chưa có một chính quyền chính thức, vũ khí thì tràn lan không kiểm soát, người dân phải tự vệ lấy thân, và sự giết chóc là thường xuyên mỗi ngày.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô bắt đầu chuyến tông du châu Phi từ ngày 25 tháng 11, bắt đầu đến Kenya và sẽ ở lại cho tới ngày 27, rồi đi thăm Uganda từ 27 cho tới 29. Chặng dừng chân cuối cùng là Cộng hòa Trung Phi, từ 29 cho đến 30 tháng 11.
Trước đây vào năm 1985 Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cùng đã thăm Cộng hòa Trung Phi trong một chuyến tông du lớn bao gồm Togo, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Zaire và Kenya.
Hiện trạng Cộng hòa Trung Phi
Nền an ninh cuả Cộng hòa Trung Phi bị xụp đổ vào cuối năm 2012, sau khi một nhóm phiến quân Hồi giáo gọi là liên minh Seleka, từ những khu an toàn ở phía bắc, tiến xuống phía Nam, cướp chính quyền cuả tổng thống François Bozizé.
Kể từ đó, tình hình trở nên bất ổn và sợ hãi bao trùm. Bạo lực đã cướp đi khoảng 6.000 sinh mạng.
Nước Cộng hòa Trung Phi sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội vào ngày 27 tháng 12 tới, sau khi đã bị hoãn lại một lần hồi tháng 10 vì bạo lực và bất ổn. Vị tổng thống lâm thời là bà Catherine Samba-Panza, cựu thị trưởng Bangui, đang vất vả để duy trì một cuộc ngưng bắn, và bà sẽ không ứng cử.
Cha Kozondo nhận xét rằng thách thức lớn nhất cho Giáo Hội là "tình hình tồi tệ của đất nước", và sự thiếu an ninh nghiêm trọng.
"Có rất nhiều người mang vũ trang, và (các lực lượng chính phủ) vẫn chưa thể tước khí giới," Ngài cho biết, và thêm rằng "nhiều người dân có vũ trang và lại có mưu đồ thì làm sao mà ổn định được."
"Việc giải giới là cần thiết, nhưng quốc gia này không có phương tiện để giải giới. Vì vậy, cần phải dựa vào sự giúp đỡ ở bên ngoài. "
Mặc dù quốc gia đã từng có nhiều cuộc đảo chính trong lịch sử, vị linh mục giải thích rằng lần này thì khác vì vũ khí và nhân lực đến từ nước ngoài, và những Kitô hữu là mục tiêu.
Với dân số hơn 1 triệu người, Cộng hòa Trung Phi có 36 phần trăm là Công Giáo, 44 phần trăm là Tin Lành, còn 20 phần trăm kia thì chia đều giữa người Hồi giáo và các tôn giáo địa phương.
Cha Kozondo cho biết quân nổi dậy đã phát động cuộc tấn công một phần là vì chính phủ trước chỉ dùng có một nhóm chủng tộc, đất nước này luôn luôn có nhiều chủng tộc, và các chính trị gia thường chỉ đại diện cho một nhóm nhất định.
Tuy nhiên, sau khi các phiến quân Hồi giáo liên kết với nhau vào năm 2012, thì họ dùng lính đánh thuê từ các nước bên ngoài như từ Chad và Sudan. Nhiều người trong số họ không nói được ngôn ngữ Sango cuả dân địa phương.
Họ tấn công bừa bãi kể cả những nơi không có tính cách chiến lược - tấn công thường dân vô tội, phá huỷ hạ tầng cơ sở và các di tích đại diện cho di sản của quốc gia - làm cho người dân phải tự hỏi ý định của họ là cho "một cái gì đó hơn nữa, chứ không phải chỉ là quyền cai trị mà thôi," vị linh mục nói.
Một đặc điểm thứ hai đã làm cho cuộc xung đột này không bình thường so với quá khứ, đó là cuộc tấn công rõ ràng "nhắm vào các Kitô hữu, phá huỷ những nơi thờ phượng và tiêu diệt các cơ cấu xã hội cuả Kitô giáo." Chính vì những bạo lực có hệ thống đối với người Kitô hữu và nhắm vào tài sản cuả Giáo Hội mà một tinh thần chống Hồi giáo đã phát triển ra như hiện nay, Ngài nói.
Trước khi có cuộc xung đột năm 2012 thì mối quan hệ với Hồi giáo tương đối yên bình, Cha Kozondo giải thích rằng mặc dù người Hồi giáo là thiểu số, nhưng họ hoà hợp khá tốt và trở nên giàu có vì biết cách làm ăn.
Cha Kozondo cho biết một khó khăn khác là việc thiết lập lại quyền cai trị của Nhà Nước, vì Nhà Nước đã mất kiểm soát.
Người dân thấy rằng quân đội không chống nổi với phiến quân, cho nên họ đã tự thành lập các nhóm kháng chiến, gọi là anti-Balaka, vì "không có ai bảo vệ họ."
Tuy nhiên, Ngài muốn làm sáng tỏ một điều mà Ngài gọi là một trò hề truyền thông khi mô tả những "anti-Balaka" là những nhóm kháng chiến Kitô hữu quá khích có mục đích chống Hồi giáo.
Mặc dù các nhóm ấy chỉ có người Kitô hữu, nhưng Cha Kozondo tin rằng hình ảnh 'quá khích' này đã được "tạo ra bởi các phương tiện truyền thông để đầu độc dư luận."
Ngài nói rằng trong khi chắc chắn có nhiều Kitô hữu, Công Giáo và Tin lành, đã cầm súng, nhưng "họ không làm điều đó nhân danh Kitô giáo."
"Họ không làm điều đó với các phương tiện cuả Giáo Hội hay là do Giáo Hội tổ chức. Họ không làm điều đó vì Kitô giáo dạy như vậy, hoặc một cái gì đó nhân danh đức tin Kitô giáo, không, không có điều này. Nó không phải là một nhóm Kitô giáo đi rảo quanh để ruồng bắt người Hồi giáo. "
Cha Kozondo giải thích rằng các giám mục và hội đồng giám mục đã nhiều lần phản bác ý tưởng rằng nhóm "anti-balaka" đang được Kitô hữu ủng hộ.
Trong thực tế, những nhà lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành đã gia sức cùng với nhiều nhóm Hồi giáo ôn hòa để có một đáp ứng cụ thể với tình hình, đặc biệt là những liên quan đến những người tị nạn đông đảo và những người phải di tản khỏi vùng tranh chấp.
"Có rất nhiều căn nhà đã bị phá hủy và nhiều người không cảm thấy an toàn," vị linh mục nói, lưu ý rằng có nhiều người đã phải bỏ chạy sang các nước lân cận hoặc thậm chí đang phải ấn nấp ở "trong rừng."
Cuộc chiến hiện nay bao gồm cả những sự trả thù, tại thủ đô Bangui, có một khu Hồi giáo ngăn cấm người Kitô hữu và hoàn toàn nguy hiểm.
Trong khu, có "một sự hiện diện mạnh mẽ của các phần tử thánh chiến cực đoan", đã từng bắn giết những người không theo Hồi giáo hay những người Hồi giáo ôn hòa, là những người đã tìm cách trợ giúp cho những người ở bên trong, hoặc tìm cách giúp đỡ người ta muốn trốn ra.
"Điều xảy ra là nếu một người không phải Hồi giáo nào đó bị giết ở trong đó, thì sự trả thù lại là giết đi một người Hồi giáo ở một nơi khác. Ngược lại, nếu người bị giết là Hồi giáo, thì lại có sự trả thù theo cách thức cuả họ, " Cha Kozondo cho biết như vậy.
"Cho nên đó là một tình huống không ổn định. Hôm nay có thể mọi thứ là ok. Nhưng ngày mai nếu có ai đó bị giết, thì một cái gì đó có thể nổ lớn ra. Sau cùng thì chỉ có người dân là bị kẹt ở giữa. "
Chương trình tông du tại Cộng hòa Trung Phi
Chương trình cuả Đức Giáo Hoàng ở Cộng hòa Trung Phi là có một cuộc họp với cộng đồng Hồi giáo tại đền Hồi giáo chính ở Koudoukou. Mặc dù có nhiều người đã khuyên Ngài không nên đến nơi đó, nhưng cho đến nay thì đó vẫn là một mục cuả chương trình.
Ngoài ra, Đức Giáo Hoàng cũng có kế hoạch đến thăm một trại tị nạn có khoảng 1000-2000 người trong khi Ngài ở Bangui, ngày 29 tháng 11, ngay sau khi gặp gỡ với chính quyền và vị tổng thống lâm thời, Catherine Samba-Panza.
Trong cuộc họp báo ngày 19 tháng 11, phát ngôn viên của Vatican là Cha Federico Lombardi nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn thăm Cộng hòa Trung Phi chính xác là "để chứng tỏ rằng Ngài gần gũi với những người đau khổ. Vì vậy, đó là lý do tại sao Ngài dừng chân tại trại tị nạn ngay sau khi gặp gỡ các nhà chức trách. "
Sau khi thăm trại tị nạn, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ gặp gỡ các cộng đồng Tin Lành khác tại Trụ sở FATEB (Phân Khoa Thần Học cuả đại học Bangui).
Đó là một cuộc họp nhằm "chống lại bạo lực", do đó sẽ mời các nhà lãnh đạo lớn của các Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành, cũng như một lãnh tụ Hồi giáo, để "xây dựng một sự đối thoại và hòa bình."
Những diễn biến bất ngờ
Trong những tuần gần đây đã có nhiều tin đồn đoán là Đức Giáo Hoàng có thể hủy bỏ chuyến viếng thăm Cộng hòa Trung Phi vì tình trạng bạo lực đang diễn ra.
Ngày 16 Tháng 11, trong một cuộc họp báo tại trụ sở Hành Hương (Rome Pilgrim Office,) Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin gợi ý rằng trong khi các kế hoạch vẫn giữ y như vậy, nhưng hai ngày viếng thăm Cộng hòa Trung Phi có thể bị cắt bỏ vào phút cuối cùng.
Đức Hồng Y nói "ba điểm dừng chân vẫn còn như vậy, nhưng chúng ta sẽ tùy cơ ứng biến dựa vào tình hình tại chỗ."
Trước đó ngày 11 tháng 11, tờ báo Pháp Le Monde cho biết rằng các quan chức tại Bộ Quốc phòng Pháp nói rằng, 900 lính Pháp ở Cộng hòa Trung Phi sẽ không thể đảm bảo sự an toàn cho Đức Giáo Hoàng, và sẽ chỉ có thể bảo vệ Ngài ở sân bay mà thôi.
Do đó, người đứng đầu lực lượng an ninh của Vatican, ông Domenico Giani, đã đi Cộng hòa Trung Phi để theo dõi tình hình trước khi Đức Giáo Hoàng tới.
Thay vì bay về Roma để tháp tùng DGH trên chiếc máy bay của Đức Giáo Hoàng như thường lệ, ông ta đã ở lại, và sẽ gặp Đức Thánh Cha tại Kenya.
Nhưng Cha Lombardi nhấn mạnh rằng sự hiện diện của Giani (ở Trung Phi) không có nghĩa là có điều gì mới, và cho đến bây giờ thì "không có gì thay đổi."
"Chúng tôi đang theo dõi", Ngài nói thêm rằng quyết định cuối cùng sẽ được thực hiện "trong chuyến đi."
Cha Lombardi cũng công bố rằng Đức Hồng Y Parolin sẽ không đi với Đức Giáo Hoàng tới Trung Phi, nhưng sau Uganda thì sẽ đi đến Paris cho kịp ngày khai mạc Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc vào ngày 30 tháng 11.