Trong hội nghị bàn về tương lai thống nhất cho đảo Síp, tổng thống Tassos Papadopoulos đã gặp mặt lãnh tụ chính trị Rauf Denktash của phần đảo Síp thân Thổ Nhĩ Kỳ.
Phiên họp được tổ chức ở khu vực của Liên hiệp quốc là sân bay Nicosia bỏ hoang, mà cả hai bên đều phải ý thức là nếu cho đến cuối tháng Ba vẫn không đi đến được thỏa thuận thì tổng thư ký liên hiệp quốc Kofi Annan sẽ có quyền can thiệp để đưa ra giải pháp.
Phóng viên BBC Tabatha Morgan có mặt ở Nicosia, tả cảnh hai ông Papadopoulous và Denktash đến địa điểm họp của Liên hiệp quốc trong cảnh trời quang mây tạnh, ánh nắng rực rỡ.
Thế nhưng mặc kệ đám phóng viên chờ đón họ bước qua không nói một lời, dù rằng trước phiên họp đều không giấu gì về chuyện là họ miễn cưỡng tái họp.
Tuy nhiên lần họp này mang tính chất khác hẳn các lần họp trước.
Chịu áp lực mạnh mẽ của quốc tế, giới lãnh đạo của hai bên phải thỏa thuận cùng chung một lịch làm việc để hầu như khi kết thúc là phải có được một đồng thuận.
Nếu đến cuối tháng Ba mà họ không có được giải pháp thì tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan sẽ giữ quyền bổ sung mọi chỗ trống trong kế hoạch.
Trong bối cảnh như vậy chắc chắn sẽ có được một giải pháp chính trị, nhưng vẫn chưa rõ kết quả sẽ ra sao trong một cuộc tổng trưng cầu dân ý vào ngày 21 tháng Tư sau đó, tức là khi người dân đảo Síp cả nhóm thân Hi Lạp lẫn nhóm thân Thổ Nhĩ Kỳ đều cùng đi bỏ phiếu xem có công nhận giải pháp được đưa ra từ cuộc họp hay không.
Khả năng rất có thể xảy ra là dân chúng thuộc phần đảo Síp thân Thổ Nhĩ Kỳ có thể ủng hộ giải pháp nào đưa họ thành thành viên của Liên hiệp châu Âu cùng với lợi thế phát triển kinh tế.
Thế nhưng nếu nhìn sang nhóm dân thuộc phần đảo Síp thân Hi Lạp thì lá phiếu của họ còn tùy thuộc vào chuyện các phe cánh chính trị chủ đạo sẽ tiếp nhận kết quả từ hội nghị Nicosia như thế nào.(BBC)
Phiên họp được tổ chức ở khu vực của Liên hiệp quốc là sân bay Nicosia bỏ hoang, mà cả hai bên đều phải ý thức là nếu cho đến cuối tháng Ba vẫn không đi đến được thỏa thuận thì tổng thư ký liên hiệp quốc Kofi Annan sẽ có quyền can thiệp để đưa ra giải pháp.
Phóng viên BBC Tabatha Morgan có mặt ở Nicosia, tả cảnh hai ông Papadopoulous và Denktash đến địa điểm họp của Liên hiệp quốc trong cảnh trời quang mây tạnh, ánh nắng rực rỡ.
Thế nhưng mặc kệ đám phóng viên chờ đón họ bước qua không nói một lời, dù rằng trước phiên họp đều không giấu gì về chuyện là họ miễn cưỡng tái họp.
Tuy nhiên lần họp này mang tính chất khác hẳn các lần họp trước.
Chịu áp lực mạnh mẽ của quốc tế, giới lãnh đạo của hai bên phải thỏa thuận cùng chung một lịch làm việc để hầu như khi kết thúc là phải có được một đồng thuận.
Nếu đến cuối tháng Ba mà họ không có được giải pháp thì tổng thư ký Liên hiệp quốc Kofi Annan sẽ giữ quyền bổ sung mọi chỗ trống trong kế hoạch.
Trong bối cảnh như vậy chắc chắn sẽ có được một giải pháp chính trị, nhưng vẫn chưa rõ kết quả sẽ ra sao trong một cuộc tổng trưng cầu dân ý vào ngày 21 tháng Tư sau đó, tức là khi người dân đảo Síp cả nhóm thân Hi Lạp lẫn nhóm thân Thổ Nhĩ Kỳ đều cùng đi bỏ phiếu xem có công nhận giải pháp được đưa ra từ cuộc họp hay không.
Khả năng rất có thể xảy ra là dân chúng thuộc phần đảo Síp thân Thổ Nhĩ Kỳ có thể ủng hộ giải pháp nào đưa họ thành thành viên của Liên hiệp châu Âu cùng với lợi thế phát triển kinh tế.
Thế nhưng nếu nhìn sang nhóm dân thuộc phần đảo Síp thân Hi Lạp thì lá phiếu của họ còn tùy thuộc vào chuyện các phe cánh chính trị chủ đạo sẽ tiếp nhận kết quả từ hội nghị Nicosia như thế nào.(BBC)