Trong các cuộc thảo luận trong đó nhấn mạnh mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Cyprus (thường được gọi là Síp), hai bên đã đề cập đến một số vấn đề quan tâm chung: như vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội và việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Cả hai vị bày tỏ sự hài lòng với việc nối lại các cuộc đàm phán về tình hình hiện tại của đảo quốc này.
Cyprus là một đảo quốc ở Đông Địa Trung Hải. Đây là hòn đảo đông dân thứ ba ở Địa Trung Hải nằm ở phía đông của Hy Lạp, về phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria và Li Băng, phía tây bắc của Israel và phía bắc Ai Cập.
Ngày 15 Tháng Bảy năm 1974, chính quyền quân sự Hy Lạp thực hiện một cuộc đảo chính tại Cyprus, nhằm thống nhất hòn đảo này với Hy Lạp. Năm ngày sau, vào ngày 20 tháng 7 năm 1974, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược hòn đảo với lý do khôi phục lại trật tự hiến pháp của nước Cộng hòa Cyprus. Áp lực quốc tế dẫn đến một lệnh ngừng bắn, và sau đó 37% hòn đảo nằm dưới quyền kiểm soát của người Thổ Nhĩ Kỳ. 180, 000 người Cyprus gốc Síp Hy Lạp đã bị đuổi đi. Đồng thời, khoảng 50.000 người Cyprus gốc Thổ Nhĩ Kỳ được chuyển đến các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thành lập Nước Cộng hòa Bắc Cyprus Thổ Nhĩ Kỳ. Hy vọng của nước Cộng hòa Cyprus lấy lại được phần lãnh thổ này rất mong manh.
Đức Thánh Cha và tổng thống Nicos Anastasiades cũng đã bày tỏ mối quan tâm về sự bất ổn chính trị trong vùng Cận và Trung Đông là nguyên nhân dẫn đến đau khổ của đông đảo dân chúng, và chia sẻ hy vọng là cộng đồng Kitô hữu trong các quốc gia được tự do và được tiếp tục đóng góp xây dựng một tương lai thịnh vượng và hạnh phúc.
Sau khi gặp Đức Thánh Cha, ông Nicos Anastasiades đã gặp Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ trưởng Quan hệ với các dân nước.