Paphos, Cyrpus, ngày 4 tháng 6 năm 2010 (CNA/EWTN) - Khi vừa đến đến sân bay Paphos tại Cyprus (Síp), Đức Thánh Cha đã chào thăm người dân của đảo quốc này và giải thích mục đích cuộc viếng thăm của Ngài. Ngài cũng liên hệ đến Thượng Hội đồng Giám mục Trung Đông sắp tới, và hy vọng người Cyprus sẽ có nguồn linh hứng trong việc tìm ra một giải pháp hòa bình cho phần lãnh thổ trên đất nước của họ.
Chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng đến hòn đảo Địa Trung Hải này và sẽ diễn ra trong ba ngày. Điểm nổi bật của chuyến đi là việc công bố "instrumentum laboris", tức là văn kiện dành cho Đặc Nghị Vùng Trung Đông của Thượng Hội đồng Giám mục diễn ra vào Tháng Mười sắp tới.
Tại phi trường, Ngài nói, "là người kế vị Thánh Phêrô, tôi đến đây một cách đặc biệt để chào đón người Công giáo Cyprus, củng cố họ trong đức tin và khuyến khích họ trở nên người Kitô hữu gương mẫu lẫn người công dân gương mẫu; để đóng một vai trò đầy đủ trong xã hội, vì lợi ích của cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước".
Đến giữa người dân Cộng hòa Cyprus với tư cách là "một vị khách hành hương và là tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng Benedict XVI lần đầu tiên được chào đón bởi chính Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, Tổng Giám mục Chính thống Nea Justiniana và Cyprus Thống Nhất và cũng là "người huynh đệ trong đức tin", hứa hẹn sẽ có thêm những khoảnh khắc như thế trong những ngày sắp tới.
Đề cập đến việc đảo quốc này là "nơi thích hợp" để công bố văn kiện, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI giải thích rằng, Thượng Hội Đồng "sẽ xem xét nhiều khía cạnh về sự hiện diện của Giáo Hội trong khu vực và những thách đố mà người Công giáo phải đối mặt, đôi khi là trong phụng vụ, trong sự sống hiệp thông giữa vòng Giáo hội Công giáo và làm chứng nhân trong xã hội và thế giới".
Về nội dung cuộc họp, Ngài nói, sẽ phản ánh về vai trò lịch sử của các cộng đồng Công giáo ở vùng Trung Đông, đoàn kết với tất cả các Kitô hữu ở khu vực khác, "và chúng ta tin chắc rằng, họ đóng một vai trò không thể thay thế trong nền hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc ở đấy".
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ niềm hy vọng của Ngài với người dân Cyprus rằng, tình bằng hữu và ái quốc của họ thể hiện qua mong ước sống hài hoà với nhau, sẽ truyền hứng khởi cho họ "kiên nhẫn giải quyết những mối quan tâm còn tồn tại mà họ đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế vì tương lai đảo quốc này".
Hôm Thứ Năm, Đài Phát Thanh Vatican đã nêu bật tình thế khó khăn trên đảo, mà người ta gọi là "Vấn đề Cyprus". Đài ghi nhận rằng, từ năm 1974 đến tận ngày hôm nay, phần lãnh thổ phía bắc đảo quốc này vẫn tiếp tục bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, đây là nơi sinh sống của đa số người Hồi giáo Thổ-Cyprus; còn người Hy Lạp-Cyprus thì ở phần lãnh thổ phía nam, phần lớn là tín hữu Chính Thống giáo.
Tất cả mọi người (ở đây) đều hy vọng rằng, sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng có thể giúp đẩy mạnh tiến hành các cuộc đàm phán giữa tổng thống Cyprus - Demetris Christofias - và lãnh đạo Thổ-Cyprus - Dervish Eroglu - có được một giải pháp".
Sau lời chào từ phi trường, Đức Thánh Cha đã đến thăm Giáo Hội Agia Kiriaki Chrysopolitissa như một dịp kỷ niệm đại kết.
Chuyến viếng thăm này của Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng là chuyến viếng thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng đến hòn đảo Địa Trung Hải này và sẽ diễn ra trong ba ngày. Điểm nổi bật của chuyến đi là việc công bố "instrumentum laboris", tức là văn kiện dành cho Đặc Nghị Vùng Trung Đông của Thượng Hội đồng Giám mục diễn ra vào Tháng Mười sắp tới.
Tại phi trường, Ngài nói, "là người kế vị Thánh Phêrô, tôi đến đây một cách đặc biệt để chào đón người Công giáo Cyprus, củng cố họ trong đức tin và khuyến khích họ trở nên người Kitô hữu gương mẫu lẫn người công dân gương mẫu; để đóng một vai trò đầy đủ trong xã hội, vì lợi ích của cả Giáo Hội lẫn Nhà Nước".
Đến giữa người dân Cộng hòa Cyprus với tư cách là "một vị khách hành hương và là tôi tớ của các tôi tớ Thiên Chúa", Đức Giáo Hoàng Benedict XVI lần đầu tiên được chào đón bởi chính Đức Thượng Phụ Chrysostomos II, Tổng Giám mục Chính thống Nea Justiniana và Cyprus Thống Nhất và cũng là "người huynh đệ trong đức tin", hứa hẹn sẽ có thêm những khoảnh khắc như thế trong những ngày sắp tới.
Đề cập đến việc đảo quốc này là "nơi thích hợp" để công bố văn kiện, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI giải thích rằng, Thượng Hội Đồng "sẽ xem xét nhiều khía cạnh về sự hiện diện của Giáo Hội trong khu vực và những thách đố mà người Công giáo phải đối mặt, đôi khi là trong phụng vụ, trong sự sống hiệp thông giữa vòng Giáo hội Công giáo và làm chứng nhân trong xã hội và thế giới".
Về nội dung cuộc họp, Ngài nói, sẽ phản ánh về vai trò lịch sử của các cộng đồng Công giáo ở vùng Trung Đông, đoàn kết với tất cả các Kitô hữu ở khu vực khác, "và chúng ta tin chắc rằng, họ đóng một vai trò không thể thay thế trong nền hòa bình và hòa giải giữa các dân tộc ở đấy".
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ niềm hy vọng của Ngài với người dân Cyprus rằng, tình bằng hữu và ái quốc của họ thể hiện qua mong ước sống hài hoà với nhau, sẽ truyền hứng khởi cho họ "kiên nhẫn giải quyết những mối quan tâm còn tồn tại mà họ đã chia sẻ với cộng đồng quốc tế vì tương lai đảo quốc này".
Hôm Thứ Năm, Đài Phát Thanh Vatican đã nêu bật tình thế khó khăn trên đảo, mà người ta gọi là "Vấn đề Cyprus". Đài ghi nhận rằng, từ năm 1974 đến tận ngày hôm nay, phần lãnh thổ phía bắc đảo quốc này vẫn tiếp tục bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, đây là nơi sinh sống của đa số người Hồi giáo Thổ-Cyprus; còn người Hy Lạp-Cyprus thì ở phần lãnh thổ phía nam, phần lớn là tín hữu Chính Thống giáo.
Tất cả mọi người (ở đây) đều hy vọng rằng, sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng có thể giúp đẩy mạnh tiến hành các cuộc đàm phán giữa tổng thống Cyprus - Demetris Christofias - và lãnh đạo Thổ-Cyprus - Dervish Eroglu - có được một giải pháp".
Sau lời chào từ phi trường, Đức Thánh Cha đã đến thăm Giáo Hội Agia Kiriaki Chrysopolitissa như một dịp kỷ niệm đại kết.