TỪ SỐ CON RỆP
Mười hai con giáp là mười hai số: Chuột, Trâu, Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo. Không biết từ hồi nào người Việt mình có thêm một con giáp nữa là con Rệp, chứ không phải chỉ có 12 như thường tình. Quả thật, con Rệp là con giáp thứ 13, là số xui tận mạng, bám sát rúc rỉa nhức nhối khó chịu quá chừng!
CÓ TƯỚNG CÓ SỐ?
Tin hay không tin thì đã có nhiều sách vở viết về tướng mệnh học. Nhiều người mở báo ra là coi ngay số Tử Vi xem mình làm ăn hên hay xui, tình duyên có xuôi chảy hay trục trặc, học hành thành đạt hay thất bại; số nào lấy số nào thì gia đạo mới ngon lành, chứ gặp số kỵ mà vơ đại vào thì chỉ lo cãi lộn tối ngày.
Có người tin rằng sinh ra ở đời mỗi người đều có số có mạng. Nhiều người xem ra có số đỏ, số đào hoa, có ngón tay vàng, đụng vào cái gì cũng êm đẹp xuôi xắn. Trái lại, nhiều người thì có vẻ sinh nhằm số đen, số con rệp, chuyên môn gặp chuyện chẳng ra làm sao, làm gì cũng xui xẻo, đổ bể.
Người ta tìm cách giải thích hiện tượng này liên hệ tới năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh của mỗi người, gắn liền với sự vận hành của trăng sao vào lúc mình sinh ra. Trời đất cũng có tiết có nhịp mà. Con trăng có nhịp, con nước có nhịp, con người cũng có nhịp vận hành. Khi trăng lên thì con nước cũng lên theo. Nó ảnh hưởng tới cả con tôm con ghẹ biết nhịp mà vờn trăng. Huống chi là con người. Và người ta thử ướm chừng cái “múi” của vòng quay, cái thời điểm liên hệ tới đất trời vần xoay, mà so sánh với những nét đặc tính của một con vật nào đó mà đặt tên: mỗi người sinh vào đời cầm tinh một con vật, với những nét giông giống vậy.
Có người bảo sinh vào năm Hợi, cầm tinh con Heo là số nhàn, cả ngày cứ ủn ỉn ăn no mà chả phải lo; sinh vào năm ngựa thì chạy suốt, chỉ biết lo mà không no; sinh vào năm rắn thì khôn lắm, không ai bắt nạt được v.v. Thôi thì cứ tha hồ mà đoán mò, thế nào cũng có cái trúng và lúc trúng. Các thầy tướng số làm ăn khấm khá ra phết.
Một người bạn có cái tật là cứ khoảng 9 giờ sáng thì buồn ngủ rũ người ra. Hỏi kỹ thì được biết người này sinh vào lúc sáng sớm, nên ban đêm thức bao lâu cũng được, mà ban sáng thì phải tìm cách “chớp mắt” một chút cho đời bớt lênh đênh.
Tướng người cũng nói lên cái số mạng nữa mới lạ. Ca dao tục ngữ Việt mình có nhiều câu độc đáo nói về tướng mạo, về đường đi nước bước, về người ăn nói oang oang, người miệng rộng thì sang, người thì lại tan hoang cửa nhà. Người ti hí mắt lươn là “thiếu” tướng tức chỉ làm tướng “trộm cướp, buôn chồng người”. Khuôn mặt hình tam giác, hình vuông chữ điền, tướng diện tai to mặt ngựa. Rồi nốt ruồi nằm trên mặt chỗ nào là số có quí nhân phò trợ, nằm chỗ nào thì chận đường rồng vươn, chuyên môn bị phản.... Vì thế mà phải đi xem chỉ tay chỉ chân để biết đường vận hành làm ăn, lấy vợ gả chồng...
TUỔI THƠ SỐ CON RỆP
Nếu theo kiểu nói hên xui ở đời thì cái số phận và cái gốc gác của cô bé Lê Thị Thành thật hẩm hiu, chẳng sáng sủa tí nào! Con cá bơi được là nhờ có vây. Con chim bay được là nhờ có cánh. Con người muốn tiến thân, cũng phải có vây có cánh, nhờ dòng họ có thần có thế “con ông cháu cha” theo kiểu nói thông thường:
Con vua thì lại làm vua
Con bác sãi chùa lại quét lá đa.
Thường khi nói về các vị thánh hay vĩ nhân, người ta hay ca tụng “thuộc lòng” rằng vị ấy thuộc con giòng cháu giống, địa linh nhân kiệt, gia đình đạo hạnh. Ðôi khi cũng đúng. Nhưng đối với trường hợp của Thánh Lê Thị Thành thì xem ra chả thuộc “con giáp” nào như vậy. Mà hình như cô bé được sinh ra nhằm sao “quả tạ” đè cho chúi xuống thành ra “cầm tinh con rệp”!
Có một chi tiết mà khi viết về Thánh Lê Thị Thành ít ai nói tới, đó là thánh nữ thuộc gia thế chẳng mấy tốt đẹp, mà lại thấp cổ bé miệng, vô danh tiểu tốt nữa.
Thánh nữ sinh ra ở làng Gia Miễu, tỉnh Thanh Hóa năm 1781, trong một gia đình Công giáo, được rửa tội lấy tên thánh là A-nê (hay I-nê). Nhưng ông bố thì khô khan và bê bối. Có gia đình rồi mà ông còn đèo bồng thêm một bà vợ lẽ nữa. Khuyên răn không được nên Ðức Cha Gia (Longer, giám mục hiệu tòa Gortygne) lúc đó là giám mục tông tòa địa phận Tây Ðàng Ngoài (Hà Nội, Sơn Tây, Phát Diệm, Thanh Hóa), cho phép mẹ của thánh nữ được ở riêng ra mà giữ đạo và giáo dục con cái cho nên thân nên người.
Không rõ khi phải tách lìa nhau như vậy thì vấn đề chia con cái như thế nào. Chỉ biết là cô bé Lê Thị Thành được mẹ dắt về quê ngoại là xứ Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm bây giờ, để kiếm kế sinh nhai và tìm hoàn cảnh tốt mà săn sóc dạy dỗ con cho nên người. Lúc đó cô bé Thành mới có 7 tuổi. Chi tiết này do chính Ðức Cha Liêu (Retord) viết tay gửi bề trên Hội Truyền Giáo Paris (M.E.P) ngày 6 tháng 7 năm 1843, tường thuật cuộc tử đạo và gia thế của Thánh Lê Thị Thành. Có tài liệu nói là thánh nữ còn có một người em gái nữa tên là Thuộc cùng được mẹ đưa về Phúc Nhạc.
NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN
Cứ xem như vậy thì đủ biết mẹ con của thánh nữ nghèo khổ tới cỡ nào trong hoàn cảnh phải chia cách gia đình như thế: Con không cha như nhà không nóc. Bỗng dưng cô bé Thành trở nên như con rơi con rụng. Ðức Cha Liêu còn nói rõ hơn: khi về Phúc Nhạc mẹ con phải lam lũ vất vả buôn thúng bán mẹt. Mẹ phải dạy cho con cách hái dâu, nuôi tằm, kéo tơ, rồi dạy têm trầu để giúp mẹ bưng ra bán ngoài chợ kiếm chút cơm cháo nuôi nhau. Và bà mẹ này đã hết lòng nuôi con khôn lớn, dạy con sống đạo Chúa bằng những kiến thức giáo lý rất đơn sơ và căn bản, như đọc kinh sáng chiều, năng đi lễ và lãnh nhận các bí tích.
Cô bé Lê Thị Thành cũng chẳng được học hành bao nhiêu., nhưng chắc được mẹ dạy cho những lễ giáo làm người qua kho tàng gia sản của dân Việt là những truyện thiêng đầy ý nghĩa.
Mẹ dạy con khi con còn nằm trong lòng mẹ qua lời ru ngọt bùi theo điệu võng đong đưa, khắc ghi sâu vào tiềm thức của con để con nhớ mãi và tự phát bật lên trước những nghịch cảnh cuộc sống. Phương pháp giáo dục tài tình quá!
Mẹ vừa làm vừa hát cho con Gia Huấn Ca, công dung ngôn hạnh của người con gái, tiên học lễ hậu học văn. Mẹ trở thành thầy dạy trong trường đời để con sống cho ra người.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
(Hát Ru Con)
Ðặc biệt là thánh nữ được thừa hưởng gia tài chí khí đức tin bất khuất của cả lớp người Công Giáo ngay ở giáo xứ mình trong những năm bị bắt đạo. Cha xứ Phúc Nhạc, Thánh Phạm Khắc Khoan, là một vị linh mục thông minh, khôn ngoan và can đảm, đã được phúc tử đạo cùng với hai thầy giảng là Thánh Ðinh Văn Thanh và Thánh Nguyễn Văn Hiếu trước thánh nữ một năm tại Chợ Rạ, ở chân núi Cánh Diều, Ninh Bình. Sau này có chú chủng sinh Phaolô Bột bị voi giầy năm 1857, và ở Qui Hậu vẫn còn thuộc xứ Phúc Nhạc thời đó thì có Ông Khán Vinh bị xử tử năm 1860 vì tội chứa chấp Cha Phú chạy trốn từ Hòa Lạc sang. Hài cốt hai vị tử đạo này hiện còn để tại nhà thờ Tôn Ðạo.
NÔI SINH PHÁT DIỆM
Quốc lộ số 1 là Con Ðường Cái Quan chia tỉnh Ninh Bình ra làm hai khu vực rất rõ: miền trên với cố đô Hoa Lư thời vua Ðinh Tiên Hoàng và Lê Ðại Hành thì núi rừng trùng điệp, nhiều cảnh đẹp, vẫn thường được gọi là “Hạ Long trên cạn”, nhưng lại ít dân cư, đặc biệt có một vài xứ đạo người Mường vẫn còn giữ phong tục Việt xưa. Còn vùng dưới là đồng bằng đông đúc.
Phúc Nhạc thời đó dù đã trở thành một giáo xứ lớn, nhưng cũng chưa có nhiều thành tích lẫy lừng gì cho lắm, vì chỉ là một miền đất mới do phù sa sông Hồng và sông Ðài vừa bồi từ Hiếu Thuận, Phúc Nhạc, Tôn Ðạo, Qui Hậu, Chí Tĩnh, Hòa Lạc, đến Phát Diệm, Bình Sa, Hảo Nho, Thần Phù... Cả vùng sình lầy này vừa mới được doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn thành “núi vàng” Kim Sơn từ năm 1829 với những kinh rạch chằng chịt:
Ðường đi như thể chông chà
Ầm ầm muỗi bọ như là thóc xay.
(Kim Sơn Sự Tích Doanh Ðiền Ca)
Vùng đất mới qui tụ khá đông người Công Giáo đến từ những nơi đang loạn lạc sau cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành bên Trà Lũ, Nam Ðịnh, hay những người phải chạy trốn cuộc bắt đạo bên Thanh Hóa, nay được cụ Nguyễn Công Trứ bao che về khai khẩn đất hoang.
Theo thống kê trong “25 Giáo Phận Việt Nam” tập 1, thì vào năm 1846 thời Thánh Lê Thị Thành, cả tỉnh Ninh Bình mới chỉ có 5 giáo xứ: Hảo Nho, Bạch Bát, Phúc Nhạc, Yên Vân, Ðồng Chưa. Phúc Nhạc đã có trên 10 ngàn giáo dân. Ðến năm 1870 thì chia thêm ra các xứ Phát Diệm (11 ngàn giáo dân), Tôn Ðạo (5371), Cách Tâm (6190), Dưỡng Ðiềm (3425). Và đến 1902 ngay sau khi thành lập giáo phận Phát Diệm tách ra khỏi Hà Nội, thì đã có 16 giáo xứ. Sau Hảo Nho và Bách Bát, Phúc Nhạc đúng là cái nôi phát sinh giáo phận Phát Diệm, về sau được chú ý nhiều nhờ công trình của Cụ Sáu Trần Lục.
Cô bé Lê Thị Thành thừa hưởng công ơn của mẹ, và của bối cảnh vùng đất sinh sống, chắc sau này đã nhiều lần dạy lại cho con cháu lời ca “Quê ta ở đâu mẹ nhỉ” tương tự như tâm tình Ðình Bảng:
Quê nhà ta ở phương nào mẹ nhỉ?
Có phải Cúc Phương rừng nguyên thủy âm u?
Hay núi đá vôi Tam Ðiệp và động Hoa Lư?
Ra cửa biển Kim Ðài mà nghe Ninh Cơ sóng dậy,
Về Phủ Nho Quan, Kiến Thái, Cồn Thoi...?
Mẹ cong lưỡi chữ R... Phát Riệm!
Mỗi lần dậy con dâng hạt dâng hoa,
Lần chuỗi Mân Côi kính nhớ Ðức Bà.
Vâng, con nhớ lời khuyên của mẹ.
KHÉO TU THÌ NỔI
Cửa Thần Phù nằm giữa ranh giới Phát Diệm và Thanh Hóa, ngày xưa nổi tiếng nguy hiểm mỗi lần đi thuyền qua đó:
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Câu ca dao này cũng thật đúng với số phận của cô bé Lê Thị Thành, và của mỗi người sinh vào đời với thân phận ba chìm bảy nổi chín cái long đong. Nhiều lúc mình muốn thoát ra khỏi trạng huống mà không có cách nào hơn, muốn vươn lên mà chẳng ai cho. Vì thế mà trong tâm khảm mỗi người luôn vang vọng:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
(Ca Dao)
Không bằng lòng với số phận mình thì sinh ra nhiều mặc cảm lắm. Một người còn nhỏ nghèo túng, gia cảnh thấp cổ bé miệng thì khi lớn lên mà có cơ hội dễ sinh ra khua múa lố bịch. Ðó là hiện tượng phóng rọi, bù trừ, chôm chỉa, gỡ gạc. Có người quá đau khổ lại sinh ra thù đời, đấm đá cắn xé thiên hạ. Người bị thương lại sinh hung hãn cắn tiếp người khác bị thương nữa, thành ra cái vòng hệ lụy nghiệt ngã chẳng sao dứt được. Có người thì chỉ biết chôn sâu vết thương để cả đời ủ rũ lết lê những chuỗi ngày buồn... một ngày như mọi ngày.
Biết tìm đường nào để vượt thoát “cất mình nổi mà bay” lên được?
Từ bao thời, dân Việt vốn đi tìm để hình thành một đạo sống nhân gian, cả một gia tài được truyền từ đời nọ qua đời kia bằng những truyện thiêng, bằng ca dao tục ngữ, tu luyện theo được con đường đó thì nghịch cảnh nào cũng có thể vượt qua, mà không theo thì khốn: khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Ðạo sống đó được người Việt nhìn rõ là do ông Trời. Nên “lên voi” hay “xuống chó”, người Việt luôn bám vào lẽ đạo mà đi, vì tin vào một bàn tay huyền bí nào đó rất công bằng xếp đặt dẫn đưa.
Dù ai nói ngược nói xuôi
Ta đây cứ vững đạo Trời khăng khăng
Sự công bằng này được thể hiện qua trật tự trời đất, sáng chỗ này thì tối chỗ kia, đêm ngày đắp đổi, nhịp lên nhịp xuống như sóng nước, tứ thời bát tiết, mọi sự đi liền và liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Một niềm tin đã trở thành chân lý sống qua mọi gian nguy và trạng huống:
Giầu đâu ba họ, khó đâu ba đời
Và người Việt cũng tin rằng sự sướng khổ luôn bù trừ nhau, được cái này thì mất cái kia, có ai toại nguyện hoàn toàn đâu! Nhiều người xem ra oai phong lẫm liệt, nhưng ”thấy vậy mà chẳng phải vậy”.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du)
MỞ ÐƯỢC LỐI THOÁT
Nhưng những nỗ lực đi tìm giải thoát cho thân phận làm người thực sự còn rất mông lung. Ý niệm ông Trời vẫn chỉ là một lực vô danh bao trùm trên bầu trời cao kia, nên khi quá đau khổ thất vọng, niềm tin có thể trở thành vô căn cứ, khiến người ta phải than lên rằng “Trời Già ác độc,” hoặc “Trời Xanh có mắt không?” Người mình mong tìm một vị Chúa có mắt và có tim biết cảm thương.
Và cũng chính bởi thửa đất đã chín mùi như vậy mà đạo Công Giáo được đón nhận nhanh hơn nhiều nước Á Ðông. Từ ý niệm ông Trời, Tin Mừng đã giới thiệu một người Cha đầy tình thương yêu, chứ không chỉ là một lực quyền uy mơ hồ.
Thật vậy, ngay những buổi đầu tiên đặt chân đến Bắc Việt vào năm 1627, Cha Ðắc Lộ đã có những nhận xét rất chính xác về tổ tiên đức tin người Việt khi họ hoan hỉ đón nhận những viên ngọc quí:
“Chúng tôi vừa cập bến thì một số đông dân xứ này thấy chúng tôi đến gần liền lấy thuyền của làng lân cận đến mừng chúng tôi, chất vấn chúng tôi xem chúng tôi là những người nào, từ đâu mà tới và đem theo những hàng hóa mới lạ nào. Tôi đáp nhân dịp này chúng tôi đến bán cho người Ðất Bắc một hạt trai quí mà không đắt, để cho người nghèo khó nhất cũng có thể mua được miễn là có ý ngay lành. Thấy dân chúng tỏ ra muốn xem, thì tôi cho họ hiểu là hạt trai này không thể coi bằng con mắt thân thể nhưng bằng con mắt tinh thần biết phân biệt thật giả. Nói tóm lại chúng tôi đến giảng dạy đạo thật có giá hơn hết các hàng hóa của người Aãn Ðộ, và một mình nó có thể mở đường tới cõi phúc đích thực trường cửu”
“Khi nghe nói về điều mà họ thường gọi là Ðạo theo ngôn ngữ các nho sĩ, và Ðàng theo ngôn ngữ bình dân có nghĩa là đường lối, thì họ tò mò muốn tôi cho biết đạo thật và đàng thật mà chúng tôi định rao giảng. Sau đó tôi lấy đề tài thảo luận với họ về nguyên lý vạn vật, tôi quyết định công bố dưới danh hiệu Chúa Trời Ðất, vì không tìm được trong ngôn ngữ họ một tên riêng để chỉ Thượng Ðế.”
Cha Ðắc Lộ là người đầu tiên dùng danh từ Chúa Trời, rất gần gũi với văn hóa và tâm thức người Việt. Ðức Chúa Trời là Cha toàn năng và hằng hữu, là nguồn mọi sang giầu. “Có Chúa chăn nuôi tôi chẳng thiếu thốn chi” (TV 23). Ðó là một tin quá mừng đối với con người đang sống trong thân phận nghèo khổ, “số con rệp” như gia đình mẹ con Thánh Lê Thị Thành. Người nghèo trúng số rồi.
PHÉP LẠ TRÚNG SỐ
Tin Mừng mở mắt con người để khám phá ra “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng, có người tìm gặp thì liền chôn giấu lại, rồi về vui mừng bán mọi sự mình có mà mua lấy thửa ruộng ấy” (Mt 13:44)
Ngày 19 tháng 3 năm 1627 Cha Ðắc Lộ đặt chân lên Cửa Bạng Thanh Hóa và bắt đầu rao “bán hạt trai”. Sau đó ít lâu Cha Ðắc Lộ cũng giảng ở Cửa Thần Phù, nơi cha đã lập nhà thờ đầu tiên của miền Bắc và địa sở đầu tiên của giáo phận Phát Diệm là Hảo Nho (xưa gọi là Văn No, rồi Hiếu Nho). Và từ đó truyền tới Phúc Nhạc với khá đông tín hữu thời Thánh Lê Thị Thành. Vì thế mà trong dân gian có câu vè:
Thứ nhất đền thánh Pha Pha,
Thứ nhì Cửa Bạng,
Thứ ba Thần Phù.
Quả thực đức tin đã đổi được số mệnh và niềm tủi hận của mọi người. Bỗng dưng người ta khám phá ra Chúa yêu thương và tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, với địa vị cao quí là làm con Vua Trời Ðất với tất cả quyền năng của kẻ thừa kế.
Và mọi người đều là hoàng tử hay công chúa, mang phẩm giá quí trọng bằng nhau. Tự nhiên bậc thang giai cấp bị san bằng. Không có ai sinh ra là tự nhiên thuộc giai cấp thứ dân phải thờ vua một cách tuyệt đối như chúa tể cả. Và đạo Chúa Kitô đúng là công giáo, chung cho mọi người gọi nhau là anh em không còn đẳng vị giai cấp đặc quyền đặc lợi nữa. Và mỗi người nhận ra được nhân phẩm quí báu được Chúa yêu thương tạo dựng và săn sóc giữ gìn:
“Con thật quí báu trước mắt Cha, và Cha yêu thương con.” (Isaia 43:4)
Hơn thế, số mệnh con người không còn phải là một cái gì bi đát bế tắc nữa. Vì chính Ðức Kitô đã nhập thể làm người mang cho cuộc sống hiện sinh một ý nghĩa, với tất cả ngọt bùi đắng cay, như lời Kinh Tiền Tụng:
“Khi chính Người sinh ra, Người đổi mới thân phận con người... khi từ cõi chết sống lại, Người đã chỉ lối vào chốn trường sinh,” cho con người có thể tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Và lời cầu nguyện trong lễ lúc linh mục pha một chút nước vào rượu đã nói lên cuộc nâng lên này:
“Nhờ mầu nhiệm hòa nước vào rượu này, xin cho chúng con được tham dự thiên tính của Ðấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con.”
Ðời không còn là bể khổ phi lý để phải lo trốn chạy nữa, vì chính Ðức Kitô cũng đang đi con đường nhập thể và nhập thế như vậy. Không có số nào là số con rệp cả. Và khi sống lại, ngài đã mở cửa Trời đi vào vĩnh cửu, cho con người mọc cánh có thể “cất nổi mình mà bay” cao tới vô hạn.
TÌM THẤY CÔNG CHÚA BOKASSA
Truyện thật xẩy ra ở Sài Gòn trước đây khá lâu. Một cô bé lai đen nghèo khổ bán bắp luộc ở vệ đường kiếm sống qua ngày, bỗng được một số người đến đón về tòa đại sứ một nước Phi Châu, được thay quần áo mới và trang điểm sang trọng quá sức tưởng tượng.
Thì ra trước đây Bokassa là một trung sĩ đi lính Lê dương cho Pháp sang Việt Nam, đã để lại một đứa con rơi, sống chết thế nào chẳng biết. Bây giờ ông đã lên làm vua, đầy quyền uy và vàng bạc, muốn tìm lại đứa con đó. Thế là ông cho người đi tìm nhiều ngày, qua nhiều điều tra. Và cuối cùng ông đã tìm thấy đứa con gái của ông và xin rước về cung vua...
Bỗng một ngày, cô bé lọ lem trở thành công chúa giầu sang.
Câu truyện nói lên cái nhìn về Tin Mừng. Cô bé Bokassa cũng sinh nhằm số con rệp. Ðức Maria cũng đâu có hơn gì! Chỉ là một cô bé nghèo hèn vô danh tiểu tốt tại Na-gia-rét. Vậy mà bỗng dưng nhận ra mình được nâng lên địa vị lạ lùng: Ðầy ơn phúc; từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc.
Tất cả những đau buồn trong đời nếu không được giải thoát cứu chữa thì sẽ trở thành một vòng xích trói chặt mình lại. Vậy mà Thánh Lê Thị Thánh đã có thể “cất nổi mình mà bay” nhờ con mắt đức tin: bỗng mở mắt thấy cả một chân trời mới, thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn tù túng cũ. Người Công Giáo là người nhận ra được tin này: Bỗng khám phá ra mình là công chúa, hay hoàng tử, con của Vua Trời Ðất. Tin mừng quá đi.
ÐÔI HÀI CỦA HOÀNG TỬ
Ðường tu đức căn bản của thánh Lê Thị Thành là niềm tin mở mắt thấy được Chúa đang hiện diện đầy quyền năng và đầy tình yêu thương. Chúa đã mở đường qua Phúc Âm, và chỉ cần bước theo những bước của Chúa thôi.
Thánh Dũng Lạc cũng đã bước theo con đường đó với đôi chân hoàng vương. Hay nói khác hơn, để Chúa bước vào đời sống mình, bước lại những bước đau buồn đã qua, tự nhiên những bước đó được đổi mới, được mang ý nghĩa vì chính Ngài cũng đã bước những bước như vậy.
Phòng Tử Ðạo của Hội Thừa Sai Paris còn giữ được một đôi hài thật đẹp và thật sang của Thánh Dũng Lạc. Ðó chính là đôi hài ngài vẫn đi khi làm lễ. Ði hài để làm lễ là nói lên phong thái sang trọng hoàng vương. Cử hành thánh lễ và rước lễ đúng là mang được “đôi hia bẩy dặm” có mãnh lực vượt qua mọi khó khăn ngăn cách. Có ngờ đâu, ngài xuất thân là con một gia đình lương dân quá nghèo, phải mang cho một thầy giảng nuôi hộ, được dạy giáo lý, và năm 12 tuổi mới được rửa tội nhập đạo Công Giáo.
Ai mà chả có những vết thương, những đau buồn của đời sống. Chả lẽ cứ để mãi vậy mà lết lê cho đến cuối cuộc đời? Một trong những cách giải thoát là dùng con mắt đức tin để thấy chính Chúa đang bước đi với mình trong từng biến cố đau buồn đó.
Ðể thực tập, mỗi người thử nhớ lại một vài vết thương đó, như mọi sự đang diễn ra sống động ngay trước mắt, có thể phải giẫy giụa vùng vằng. Kìa Chúa đang có mặt trong câu chuyện. Ngài cũng đang cùng phấn đấu, cùng chịu đựng, cùng cảm thông, và cùng bước tới. Những bước chân mệt mỏi tù túng bỗng trở thành những bước thênh thang mở lối hoàng vương. Ðúng là Ðường Nở Hoa Lê Thị Thành.
Xin cho con được an bình chấp nhận những gì con không thay đổi được.
Xin cho con được can đảm thay đổi những gì con có thể thay đổi được.
Và xin cho con khôn ngoan để thấy được sự khác biệt giữa hai điều đó.
Và khi nhìn lại, mình nhận ra chính là những dấu chân của Chúa chứ có phải của mình hoàn toàn đâu, như câu chuyện “Dấu Chân Trên Cát” được Trần Phong Vũ diễn thành lời thơ trong tập thơ Dấu Chân Trên Cát:
...
Gã nhìn lại triền cát dài thăm thẳm,
Bốn dấu chân thầm lặng vẽ song song.
Tiếng reo vui òa vỡ ở trong lòng,
Gã hồi tưởng những năm dài quá khứ.
Xuôi ngược dòng đời, hồn trôi lữ thứ,
Luôn có Người kề cận khắp nơi nơi.
...
Nhưng mà, - tại sao? Gã băn khoăn tự hỏi,
- Trên bức tranh tô vẽ lại cuộc đời,
Bốn dấu chân nhiều lúc chỉ có hai?
Trong câu hỏi gã nghe buồn man mác.
Ngước trông Người, gã buông lời chua chát,
- Phải chăng Thày từng hứa hẹn cùng con,
Luôn ở bên con dù biển cạn non mòn?
...
- Và này con, dường như con chưa nhận biết,
Những dấu chân đơn lẻ ở chân mây,
Chẳng phải của con, nhưng chính của Thày,
Vì lúc ấy con lao đao quị ngã,
Nên Thày ẵm con trên vai,
... và một mình bước đi tất tả!!!
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường
(chương 2, tác phẩm Đường Nở Hoa Lê Thị Thành, Đường Tu Đức Việt)
Nhìn về tác phẩm ÐƯỜNG NỞ HOA LÊ THỊ THÀNH
“Tác phẩm vinh danh người mẹ Việt Nam, qua hình ảnh thánh nữ Lê Thị Thành.
- Tác phẩm đưa ra một lối sống nở hoa đem lại hạnh phúc sung mãn, mở ra một con đường nên thánh theo tu đức, linh đạo Việt Nam.
- Tác phẩm đem lại niềm hãnh diện và tự tin cho người Việt, khơi gợi cảm hứng để chúng ta cùng nhau xoay tròn điệu vũ thiêng của dân tộc, và với từng bước chân nở hoa trên đường tu đức Lê Thị Thành, chúng ta hướng đến viễn ảnh năm 2000 trong niềm hân hoan phấn khởi”. (nhà văn Quyên Di, Thời Ðiểm Công Giáo)
“Tôi sửa soạn đi Luân Ðôn thì nhận được cuốn Ðường Nở Hoa Lê Thị Thành. Rất vinh dự. Tôi thấy ấm lòng vô kể.” (nhạc sĩ Phạm Duy)
“Tác giả đã viết về bà Lê Thị Thành với một nguồn cảm hứng thánh thiện, đã nhìn trong cuộc đời đạo đức bình thường của người đàn bà Việt Nam thuộc thế kỷ 19 ấy những bài học cho thế giới ngày nay, một thế giới tiến bộ nhưng cũng có nhiều lệch lạc méo mó do sự tiến bộ ấy gây ra. Theo tác giả, cuộc đời luôn cần gìn giữ vẻ đẹp đơn sơ, trong trẻo và chân thật mà Thượng Ðế đã trao cho muôn loài, mà hình ảnh nữ thánh Lê Thị Thành, một người đàn bà mang đầy đủ đặc tính nữ giới Việt Nam, là một điển hình” (nhà văn Phạm Xuân Ðài, Thế Kỷ 21).
“Ðây là một bông hồng quý cả cho Giáo Hội, cả cho ngành sử. Quý lắm.” (nhà văn Trà Lũ, văn bút Toronto, Canada).
“Ðây là cuốn sách tu đức Việt theo lối sống Việt Nam, thật dí dỏm mà lần đầu tiên được đọc. Cầm cuốn sách trong tay có cảm tưởng như cầm một tấm lụa Việt Nam mịn màng, óng ánh quý giá. Hình dung Thánh nữ Lê Thị Thành là một con tằm, thân thế thật tầm thường hèn mọn, một loài sâu như bao loài sâu khác, và những hành động anh hùng trong đức tin của bà như những sợi tơ mịn màng dệt thành cái kén quý giá, khác xa những tổ sâu tầm thường. Lạ cái là theo những cặp mắt tầm thường thì con tằm là con tằm, cái kén là cái kén, có gì đặc sắc đâu, nhưng đối với người có con mắt tinh tường đã nhìn thấy được vẻ đẹp mĩ miều của sợi tơ, và đã dùng nó để dệt nên những tấm lụa mượt mà quí giá, trình bày cho khách thưởng lãm. Cầm tấm lụa này trên tay và thầm cám ơn người thợ dệt đã tốn công tốn sức phô bầy những nét đẹp của sợi tơ mỏng manh, đẹp đẽ và thật bền này” (Quỳnh Yến, nhóm Lên Ðường)
(từ tác phẩm đường tu đức Việt: Ðường Nở Hoa Lê Thị Thành)
Mười hai con giáp là mười hai số: Chuột, Trâu, Cọp, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Heo. Không biết từ hồi nào người Việt mình có thêm một con giáp nữa là con Rệp, chứ không phải chỉ có 12 như thường tình. Quả thật, con Rệp là con giáp thứ 13, là số xui tận mạng, bám sát rúc rỉa nhức nhối khó chịu quá chừng!
CÓ TƯỚNG CÓ SỐ?
Tin hay không tin thì đã có nhiều sách vở viết về tướng mệnh học. Nhiều người mở báo ra là coi ngay số Tử Vi xem mình làm ăn hên hay xui, tình duyên có xuôi chảy hay trục trặc, học hành thành đạt hay thất bại; số nào lấy số nào thì gia đạo mới ngon lành, chứ gặp số kỵ mà vơ đại vào thì chỉ lo cãi lộn tối ngày.
Có người tin rằng sinh ra ở đời mỗi người đều có số có mạng. Nhiều người xem ra có số đỏ, số đào hoa, có ngón tay vàng, đụng vào cái gì cũng êm đẹp xuôi xắn. Trái lại, nhiều người thì có vẻ sinh nhằm số đen, số con rệp, chuyên môn gặp chuyện chẳng ra làm sao, làm gì cũng xui xẻo, đổ bể.
Người ta tìm cách giải thích hiện tượng này liên hệ tới năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh của mỗi người, gắn liền với sự vận hành của trăng sao vào lúc mình sinh ra. Trời đất cũng có tiết có nhịp mà. Con trăng có nhịp, con nước có nhịp, con người cũng có nhịp vận hành. Khi trăng lên thì con nước cũng lên theo. Nó ảnh hưởng tới cả con tôm con ghẹ biết nhịp mà vờn trăng. Huống chi là con người. Và người ta thử ướm chừng cái “múi” của vòng quay, cái thời điểm liên hệ tới đất trời vần xoay, mà so sánh với những nét đặc tính của một con vật nào đó mà đặt tên: mỗi người sinh vào đời cầm tinh một con vật, với những nét giông giống vậy.
Có người bảo sinh vào năm Hợi, cầm tinh con Heo là số nhàn, cả ngày cứ ủn ỉn ăn no mà chả phải lo; sinh vào năm ngựa thì chạy suốt, chỉ biết lo mà không no; sinh vào năm rắn thì khôn lắm, không ai bắt nạt được v.v. Thôi thì cứ tha hồ mà đoán mò, thế nào cũng có cái trúng và lúc trúng. Các thầy tướng số làm ăn khấm khá ra phết.
Một người bạn có cái tật là cứ khoảng 9 giờ sáng thì buồn ngủ rũ người ra. Hỏi kỹ thì được biết người này sinh vào lúc sáng sớm, nên ban đêm thức bao lâu cũng được, mà ban sáng thì phải tìm cách “chớp mắt” một chút cho đời bớt lênh đênh.
Tướng người cũng nói lên cái số mạng nữa mới lạ. Ca dao tục ngữ Việt mình có nhiều câu độc đáo nói về tướng mạo, về đường đi nước bước, về người ăn nói oang oang, người miệng rộng thì sang, người thì lại tan hoang cửa nhà. Người ti hí mắt lươn là “thiếu” tướng tức chỉ làm tướng “trộm cướp, buôn chồng người”. Khuôn mặt hình tam giác, hình vuông chữ điền, tướng diện tai to mặt ngựa. Rồi nốt ruồi nằm trên mặt chỗ nào là số có quí nhân phò trợ, nằm chỗ nào thì chận đường rồng vươn, chuyên môn bị phản.... Vì thế mà phải đi xem chỉ tay chỉ chân để biết đường vận hành làm ăn, lấy vợ gả chồng...
TUỔI THƠ SỐ CON RỆP
Nếu theo kiểu nói hên xui ở đời thì cái số phận và cái gốc gác của cô bé Lê Thị Thành thật hẩm hiu, chẳng sáng sủa tí nào! Con cá bơi được là nhờ có vây. Con chim bay được là nhờ có cánh. Con người muốn tiến thân, cũng phải có vây có cánh, nhờ dòng họ có thần có thế “con ông cháu cha” theo kiểu nói thông thường:
Con vua thì lại làm vua
Con bác sãi chùa lại quét lá đa.
Thường khi nói về các vị thánh hay vĩ nhân, người ta hay ca tụng “thuộc lòng” rằng vị ấy thuộc con giòng cháu giống, địa linh nhân kiệt, gia đình đạo hạnh. Ðôi khi cũng đúng. Nhưng đối với trường hợp của Thánh Lê Thị Thành thì xem ra chả thuộc “con giáp” nào như vậy. Mà hình như cô bé được sinh ra nhằm sao “quả tạ” đè cho chúi xuống thành ra “cầm tinh con rệp”!
Có một chi tiết mà khi viết về Thánh Lê Thị Thành ít ai nói tới, đó là thánh nữ thuộc gia thế chẳng mấy tốt đẹp, mà lại thấp cổ bé miệng, vô danh tiểu tốt nữa.
Thánh nữ sinh ra ở làng Gia Miễu, tỉnh Thanh Hóa năm 1781, trong một gia đình Công giáo, được rửa tội lấy tên thánh là A-nê (hay I-nê). Nhưng ông bố thì khô khan và bê bối. Có gia đình rồi mà ông còn đèo bồng thêm một bà vợ lẽ nữa. Khuyên răn không được nên Ðức Cha Gia (Longer, giám mục hiệu tòa Gortygne) lúc đó là giám mục tông tòa địa phận Tây Ðàng Ngoài (Hà Nội, Sơn Tây, Phát Diệm, Thanh Hóa), cho phép mẹ của thánh nữ được ở riêng ra mà giữ đạo và giáo dục con cái cho nên thân nên người.
Không rõ khi phải tách lìa nhau như vậy thì vấn đề chia con cái như thế nào. Chỉ biết là cô bé Lê Thị Thành được mẹ dắt về quê ngoại là xứ Phúc Nhạc, tỉnh Ninh Bình, thuộc giáo phận Phát Diệm bây giờ, để kiếm kế sinh nhai và tìm hoàn cảnh tốt mà săn sóc dạy dỗ con cho nên người. Lúc đó cô bé Thành mới có 7 tuổi. Chi tiết này do chính Ðức Cha Liêu (Retord) viết tay gửi bề trên Hội Truyền Giáo Paris (M.E.P) ngày 6 tháng 7 năm 1843, tường thuật cuộc tử đạo và gia thế của Thánh Lê Thị Thành. Có tài liệu nói là thánh nữ còn có một người em gái nữa tên là Thuộc cùng được mẹ đưa về Phúc Nhạc.
NGHĨA MẸ NHƯ NƯỚC TRONG NGUỒN
Cứ xem như vậy thì đủ biết mẹ con của thánh nữ nghèo khổ tới cỡ nào trong hoàn cảnh phải chia cách gia đình như thế: Con không cha như nhà không nóc. Bỗng dưng cô bé Thành trở nên như con rơi con rụng. Ðức Cha Liêu còn nói rõ hơn: khi về Phúc Nhạc mẹ con phải lam lũ vất vả buôn thúng bán mẹt. Mẹ phải dạy cho con cách hái dâu, nuôi tằm, kéo tơ, rồi dạy têm trầu để giúp mẹ bưng ra bán ngoài chợ kiếm chút cơm cháo nuôi nhau. Và bà mẹ này đã hết lòng nuôi con khôn lớn, dạy con sống đạo Chúa bằng những kiến thức giáo lý rất đơn sơ và căn bản, như đọc kinh sáng chiều, năng đi lễ và lãnh nhận các bí tích.
Cô bé Lê Thị Thành cũng chẳng được học hành bao nhiêu., nhưng chắc được mẹ dạy cho những lễ giáo làm người qua kho tàng gia sản của dân Việt là những truyện thiêng đầy ý nghĩa.
Mẹ dạy con khi con còn nằm trong lòng mẹ qua lời ru ngọt bùi theo điệu võng đong đưa, khắc ghi sâu vào tiềm thức của con để con nhớ mãi và tự phát bật lên trước những nghịch cảnh cuộc sống. Phương pháp giáo dục tài tình quá!
Mẹ vừa làm vừa hát cho con Gia Huấn Ca, công dung ngôn hạnh của người con gái, tiên học lễ hậu học văn. Mẹ trở thành thầy dạy trong trường đời để con sống cho ra người.
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học mẹ đi trường đời.
(Hát Ru Con)
Ðặc biệt là thánh nữ được thừa hưởng gia tài chí khí đức tin bất khuất của cả lớp người Công Giáo ngay ở giáo xứ mình trong những năm bị bắt đạo. Cha xứ Phúc Nhạc, Thánh Phạm Khắc Khoan, là một vị linh mục thông minh, khôn ngoan và can đảm, đã được phúc tử đạo cùng với hai thầy giảng là Thánh Ðinh Văn Thanh và Thánh Nguyễn Văn Hiếu trước thánh nữ một năm tại Chợ Rạ, ở chân núi Cánh Diều, Ninh Bình. Sau này có chú chủng sinh Phaolô Bột bị voi giầy năm 1857, và ở Qui Hậu vẫn còn thuộc xứ Phúc Nhạc thời đó thì có Ông Khán Vinh bị xử tử năm 1860 vì tội chứa chấp Cha Phú chạy trốn từ Hòa Lạc sang. Hài cốt hai vị tử đạo này hiện còn để tại nhà thờ Tôn Ðạo.
NÔI SINH PHÁT DIỆM
Quốc lộ số 1 là Con Ðường Cái Quan chia tỉnh Ninh Bình ra làm hai khu vực rất rõ: miền trên với cố đô Hoa Lư thời vua Ðinh Tiên Hoàng và Lê Ðại Hành thì núi rừng trùng điệp, nhiều cảnh đẹp, vẫn thường được gọi là “Hạ Long trên cạn”, nhưng lại ít dân cư, đặc biệt có một vài xứ đạo người Mường vẫn còn giữ phong tục Việt xưa. Còn vùng dưới là đồng bằng đông đúc.
Phúc Nhạc thời đó dù đã trở thành một giáo xứ lớn, nhưng cũng chưa có nhiều thành tích lẫy lừng gì cho lắm, vì chỉ là một miền đất mới do phù sa sông Hồng và sông Ðài vừa bồi từ Hiếu Thuận, Phúc Nhạc, Tôn Ðạo, Qui Hậu, Chí Tĩnh, Hòa Lạc, đến Phát Diệm, Bình Sa, Hảo Nho, Thần Phù... Cả vùng sình lầy này vừa mới được doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ khai khẩn thành “núi vàng” Kim Sơn từ năm 1829 với những kinh rạch chằng chịt:
Ðường đi như thể chông chà
Ầm ầm muỗi bọ như là thóc xay.
(Kim Sơn Sự Tích Doanh Ðiền Ca)
Vùng đất mới qui tụ khá đông người Công Giáo đến từ những nơi đang loạn lạc sau cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành bên Trà Lũ, Nam Ðịnh, hay những người phải chạy trốn cuộc bắt đạo bên Thanh Hóa, nay được cụ Nguyễn Công Trứ bao che về khai khẩn đất hoang.
Theo thống kê trong “25 Giáo Phận Việt Nam” tập 1, thì vào năm 1846 thời Thánh Lê Thị Thành, cả tỉnh Ninh Bình mới chỉ có 5 giáo xứ: Hảo Nho, Bạch Bát, Phúc Nhạc, Yên Vân, Ðồng Chưa. Phúc Nhạc đã có trên 10 ngàn giáo dân. Ðến năm 1870 thì chia thêm ra các xứ Phát Diệm (11 ngàn giáo dân), Tôn Ðạo (5371), Cách Tâm (6190), Dưỡng Ðiềm (3425). Và đến 1902 ngay sau khi thành lập giáo phận Phát Diệm tách ra khỏi Hà Nội, thì đã có 16 giáo xứ. Sau Hảo Nho và Bách Bát, Phúc Nhạc đúng là cái nôi phát sinh giáo phận Phát Diệm, về sau được chú ý nhiều nhờ công trình của Cụ Sáu Trần Lục.
Cô bé Lê Thị Thành thừa hưởng công ơn của mẹ, và của bối cảnh vùng đất sinh sống, chắc sau này đã nhiều lần dạy lại cho con cháu lời ca “Quê ta ở đâu mẹ nhỉ” tương tự như tâm tình Ðình Bảng:
Quê nhà ta ở phương nào mẹ nhỉ?
Có phải Cúc Phương rừng nguyên thủy âm u?
Hay núi đá vôi Tam Ðiệp và động Hoa Lư?
Ra cửa biển Kim Ðài mà nghe Ninh Cơ sóng dậy,
Về Phủ Nho Quan, Kiến Thái, Cồn Thoi...?
Mẹ cong lưỡi chữ R... Phát Riệm!
Mỗi lần dậy con dâng hạt dâng hoa,
Lần chuỗi Mân Côi kính nhớ Ðức Bà.
Vâng, con nhớ lời khuyên của mẹ.
KHÉO TU THÌ NỔI
Cửa Thần Phù nằm giữa ranh giới Phát Diệm và Thanh Hóa, ngày xưa nổi tiếng nguy hiểm mỗi lần đi thuyền qua đó:
Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Câu ca dao này cũng thật đúng với số phận của cô bé Lê Thị Thành, và của mỗi người sinh vào đời với thân phận ba chìm bảy nổi chín cái long đong. Nhiều lúc mình muốn thoát ra khỏi trạng huống mà không có cách nào hơn, muốn vươn lên mà chẳng ai cho. Vì thế mà trong tâm khảm mỗi người luôn vang vọng:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nổi mình mà bay
(Ca Dao)
Không bằng lòng với số phận mình thì sinh ra nhiều mặc cảm lắm. Một người còn nhỏ nghèo túng, gia cảnh thấp cổ bé miệng thì khi lớn lên mà có cơ hội dễ sinh ra khua múa lố bịch. Ðó là hiện tượng phóng rọi, bù trừ, chôm chỉa, gỡ gạc. Có người quá đau khổ lại sinh ra thù đời, đấm đá cắn xé thiên hạ. Người bị thương lại sinh hung hãn cắn tiếp người khác bị thương nữa, thành ra cái vòng hệ lụy nghiệt ngã chẳng sao dứt được. Có người thì chỉ biết chôn sâu vết thương để cả đời ủ rũ lết lê những chuỗi ngày buồn... một ngày như mọi ngày.
Biết tìm đường nào để vượt thoát “cất mình nổi mà bay” lên được?
Từ bao thời, dân Việt vốn đi tìm để hình thành một đạo sống nhân gian, cả một gia tài được truyền từ đời nọ qua đời kia bằng những truyện thiêng, bằng ca dao tục ngữ, tu luyện theo được con đường đó thì nghịch cảnh nào cũng có thể vượt qua, mà không theo thì khốn: khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Ðạo sống đó được người Việt nhìn rõ là do ông Trời. Nên “lên voi” hay “xuống chó”, người Việt luôn bám vào lẽ đạo mà đi, vì tin vào một bàn tay huyền bí nào đó rất công bằng xếp đặt dẫn đưa.
Dù ai nói ngược nói xuôi
Ta đây cứ vững đạo Trời khăng khăng
Sự công bằng này được thể hiện qua trật tự trời đất, sáng chỗ này thì tối chỗ kia, đêm ngày đắp đổi, nhịp lên nhịp xuống như sóng nước, tứ thời bát tiết, mọi sự đi liền và liên hệ với nhau một cách chặt chẽ. Một niềm tin đã trở thành chân lý sống qua mọi gian nguy và trạng huống:
Giầu đâu ba họ, khó đâu ba đời
Và người Việt cũng tin rằng sự sướng khổ luôn bù trừ nhau, được cái này thì mất cái kia, có ai toại nguyện hoàn toàn đâu! Nhiều người xem ra oai phong lẫm liệt, nhưng ”thấy vậy mà chẳng phải vậy”.
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du)
MỞ ÐƯỢC LỐI THOÁT
Nhưng những nỗ lực đi tìm giải thoát cho thân phận làm người thực sự còn rất mông lung. Ý niệm ông Trời vẫn chỉ là một lực vô danh bao trùm trên bầu trời cao kia, nên khi quá đau khổ thất vọng, niềm tin có thể trở thành vô căn cứ, khiến người ta phải than lên rằng “Trời Già ác độc,” hoặc “Trời Xanh có mắt không?” Người mình mong tìm một vị Chúa có mắt và có tim biết cảm thương.
Và cũng chính bởi thửa đất đã chín mùi như vậy mà đạo Công Giáo được đón nhận nhanh hơn nhiều nước Á Ðông. Từ ý niệm ông Trời, Tin Mừng đã giới thiệu một người Cha đầy tình thương yêu, chứ không chỉ là một lực quyền uy mơ hồ.
Thật vậy, ngay những buổi đầu tiên đặt chân đến Bắc Việt vào năm 1627, Cha Ðắc Lộ đã có những nhận xét rất chính xác về tổ tiên đức tin người Việt khi họ hoan hỉ đón nhận những viên ngọc quí:
“Chúng tôi vừa cập bến thì một số đông dân xứ này thấy chúng tôi đến gần liền lấy thuyền của làng lân cận đến mừng chúng tôi, chất vấn chúng tôi xem chúng tôi là những người nào, từ đâu mà tới và đem theo những hàng hóa mới lạ nào. Tôi đáp nhân dịp này chúng tôi đến bán cho người Ðất Bắc một hạt trai quí mà không đắt, để cho người nghèo khó nhất cũng có thể mua được miễn là có ý ngay lành. Thấy dân chúng tỏ ra muốn xem, thì tôi cho họ hiểu là hạt trai này không thể coi bằng con mắt thân thể nhưng bằng con mắt tinh thần biết phân biệt thật giả. Nói tóm lại chúng tôi đến giảng dạy đạo thật có giá hơn hết các hàng hóa của người Aãn Ðộ, và một mình nó có thể mở đường tới cõi phúc đích thực trường cửu”
“Khi nghe nói về điều mà họ thường gọi là Ðạo theo ngôn ngữ các nho sĩ, và Ðàng theo ngôn ngữ bình dân có nghĩa là đường lối, thì họ tò mò muốn tôi cho biết đạo thật và đàng thật mà chúng tôi định rao giảng. Sau đó tôi lấy đề tài thảo luận với họ về nguyên lý vạn vật, tôi quyết định công bố dưới danh hiệu Chúa Trời Ðất, vì không tìm được trong ngôn ngữ họ một tên riêng để chỉ Thượng Ðế.”
Cha Ðắc Lộ là người đầu tiên dùng danh từ Chúa Trời, rất gần gũi với văn hóa và tâm thức người Việt. Ðức Chúa Trời là Cha toàn năng và hằng hữu, là nguồn mọi sang giầu. “Có Chúa chăn nuôi tôi chẳng thiếu thốn chi” (TV 23). Ðó là một tin quá mừng đối với con người đang sống trong thân phận nghèo khổ, “số con rệp” như gia đình mẹ con Thánh Lê Thị Thành. Người nghèo trúng số rồi.
PHÉP LẠ TRÚNG SỐ
Tin Mừng mở mắt con người để khám phá ra “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng, có người tìm gặp thì liền chôn giấu lại, rồi về vui mừng bán mọi sự mình có mà mua lấy thửa ruộng ấy” (Mt 13:44)
Ngày 19 tháng 3 năm 1627 Cha Ðắc Lộ đặt chân lên Cửa Bạng Thanh Hóa và bắt đầu rao “bán hạt trai”. Sau đó ít lâu Cha Ðắc Lộ cũng giảng ở Cửa Thần Phù, nơi cha đã lập nhà thờ đầu tiên của miền Bắc và địa sở đầu tiên của giáo phận Phát Diệm là Hảo Nho (xưa gọi là Văn No, rồi Hiếu Nho). Và từ đó truyền tới Phúc Nhạc với khá đông tín hữu thời Thánh Lê Thị Thành. Vì thế mà trong dân gian có câu vè:
Thứ nhất đền thánh Pha Pha,
Thứ nhì Cửa Bạng,
Thứ ba Thần Phù.
Quả thực đức tin đã đổi được số mệnh và niềm tủi hận của mọi người. Bỗng dưng người ta khám phá ra Chúa yêu thương và tạo dựng nên con người giống hình ảnh Ngài, với địa vị cao quí là làm con Vua Trời Ðất với tất cả quyền năng của kẻ thừa kế.
Và mọi người đều là hoàng tử hay công chúa, mang phẩm giá quí trọng bằng nhau. Tự nhiên bậc thang giai cấp bị san bằng. Không có ai sinh ra là tự nhiên thuộc giai cấp thứ dân phải thờ vua một cách tuyệt đối như chúa tể cả. Và đạo Chúa Kitô đúng là công giáo, chung cho mọi người gọi nhau là anh em không còn đẳng vị giai cấp đặc quyền đặc lợi nữa. Và mỗi người nhận ra được nhân phẩm quí báu được Chúa yêu thương tạo dựng và săn sóc giữ gìn:
“Con thật quí báu trước mắt Cha, và Cha yêu thương con.” (Isaia 43:4)
Hơn thế, số mệnh con người không còn phải là một cái gì bi đát bế tắc nữa. Vì chính Ðức Kitô đã nhập thể làm người mang cho cuộc sống hiện sinh một ý nghĩa, với tất cả ngọt bùi đắng cay, như lời Kinh Tiền Tụng:
“Khi chính Người sinh ra, Người đổi mới thân phận con người... khi từ cõi chết sống lại, Người đã chỉ lối vào chốn trường sinh,” cho con người có thể tham dự vào bản tính Thiên Chúa. Và lời cầu nguyện trong lễ lúc linh mục pha một chút nước vào rượu đã nói lên cuộc nâng lên này:
“Nhờ mầu nhiệm hòa nước vào rượu này, xin cho chúng con được tham dự thiên tính của Ðấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con.”
Ðời không còn là bể khổ phi lý để phải lo trốn chạy nữa, vì chính Ðức Kitô cũng đang đi con đường nhập thể và nhập thế như vậy. Không có số nào là số con rệp cả. Và khi sống lại, ngài đã mở cửa Trời đi vào vĩnh cửu, cho con người mọc cánh có thể “cất nổi mình mà bay” cao tới vô hạn.
TÌM THẤY CÔNG CHÚA BOKASSA
Truyện thật xẩy ra ở Sài Gòn trước đây khá lâu. Một cô bé lai đen nghèo khổ bán bắp luộc ở vệ đường kiếm sống qua ngày, bỗng được một số người đến đón về tòa đại sứ một nước Phi Châu, được thay quần áo mới và trang điểm sang trọng quá sức tưởng tượng.
Thì ra trước đây Bokassa là một trung sĩ đi lính Lê dương cho Pháp sang Việt Nam, đã để lại một đứa con rơi, sống chết thế nào chẳng biết. Bây giờ ông đã lên làm vua, đầy quyền uy và vàng bạc, muốn tìm lại đứa con đó. Thế là ông cho người đi tìm nhiều ngày, qua nhiều điều tra. Và cuối cùng ông đã tìm thấy đứa con gái của ông và xin rước về cung vua...
Bỗng một ngày, cô bé lọ lem trở thành công chúa giầu sang.
Câu truyện nói lên cái nhìn về Tin Mừng. Cô bé Bokassa cũng sinh nhằm số con rệp. Ðức Maria cũng đâu có hơn gì! Chỉ là một cô bé nghèo hèn vô danh tiểu tốt tại Na-gia-rét. Vậy mà bỗng dưng nhận ra mình được nâng lên địa vị lạ lùng: Ðầy ơn phúc; từ nay muôn đời sẽ khen tôi có phúc.
Tất cả những đau buồn trong đời nếu không được giải thoát cứu chữa thì sẽ trở thành một vòng xích trói chặt mình lại. Vậy mà Thánh Lê Thị Thánh đã có thể “cất nổi mình mà bay” nhờ con mắt đức tin: bỗng mở mắt thấy cả một chân trời mới, thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn tù túng cũ. Người Công Giáo là người nhận ra được tin này: Bỗng khám phá ra mình là công chúa, hay hoàng tử, con của Vua Trời Ðất. Tin mừng quá đi.
ÐÔI HÀI CỦA HOÀNG TỬ
Ðường tu đức căn bản của thánh Lê Thị Thành là niềm tin mở mắt thấy được Chúa đang hiện diện đầy quyền năng và đầy tình yêu thương. Chúa đã mở đường qua Phúc Âm, và chỉ cần bước theo những bước của Chúa thôi.
Thánh Dũng Lạc cũng đã bước theo con đường đó với đôi chân hoàng vương. Hay nói khác hơn, để Chúa bước vào đời sống mình, bước lại những bước đau buồn đã qua, tự nhiên những bước đó được đổi mới, được mang ý nghĩa vì chính Ngài cũng đã bước những bước như vậy.
Phòng Tử Ðạo của Hội Thừa Sai Paris còn giữ được một đôi hài thật đẹp và thật sang của Thánh Dũng Lạc. Ðó chính là đôi hài ngài vẫn đi khi làm lễ. Ði hài để làm lễ là nói lên phong thái sang trọng hoàng vương. Cử hành thánh lễ và rước lễ đúng là mang được “đôi hia bẩy dặm” có mãnh lực vượt qua mọi khó khăn ngăn cách. Có ngờ đâu, ngài xuất thân là con một gia đình lương dân quá nghèo, phải mang cho một thầy giảng nuôi hộ, được dạy giáo lý, và năm 12 tuổi mới được rửa tội nhập đạo Công Giáo.
Ai mà chả có những vết thương, những đau buồn của đời sống. Chả lẽ cứ để mãi vậy mà lết lê cho đến cuối cuộc đời? Một trong những cách giải thoát là dùng con mắt đức tin để thấy chính Chúa đang bước đi với mình trong từng biến cố đau buồn đó.
Ðể thực tập, mỗi người thử nhớ lại một vài vết thương đó, như mọi sự đang diễn ra sống động ngay trước mắt, có thể phải giẫy giụa vùng vằng. Kìa Chúa đang có mặt trong câu chuyện. Ngài cũng đang cùng phấn đấu, cùng chịu đựng, cùng cảm thông, và cùng bước tới. Những bước chân mệt mỏi tù túng bỗng trở thành những bước thênh thang mở lối hoàng vương. Ðúng là Ðường Nở Hoa Lê Thị Thành.
Xin cho con được an bình chấp nhận những gì con không thay đổi được.
Xin cho con được can đảm thay đổi những gì con có thể thay đổi được.
Và xin cho con khôn ngoan để thấy được sự khác biệt giữa hai điều đó.
Và khi nhìn lại, mình nhận ra chính là những dấu chân của Chúa chứ có phải của mình hoàn toàn đâu, như câu chuyện “Dấu Chân Trên Cát” được Trần Phong Vũ diễn thành lời thơ trong tập thơ Dấu Chân Trên Cát:
...
Gã nhìn lại triền cát dài thăm thẳm,
Bốn dấu chân thầm lặng vẽ song song.
Tiếng reo vui òa vỡ ở trong lòng,
Gã hồi tưởng những năm dài quá khứ.
Xuôi ngược dòng đời, hồn trôi lữ thứ,
Luôn có Người kề cận khắp nơi nơi.
...
Nhưng mà, - tại sao? Gã băn khoăn tự hỏi,
- Trên bức tranh tô vẽ lại cuộc đời,
Bốn dấu chân nhiều lúc chỉ có hai?
Trong câu hỏi gã nghe buồn man mác.
Ngước trông Người, gã buông lời chua chát,
- Phải chăng Thày từng hứa hẹn cùng con,
Luôn ở bên con dù biển cạn non mòn?
...
- Và này con, dường như con chưa nhận biết,
Những dấu chân đơn lẻ ở chân mây,
Chẳng phải của con, nhưng chính của Thày,
Vì lúc ấy con lao đao quị ngã,
Nên Thày ẵm con trên vai,
... và một mình bước đi tất tả!!!
Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường
(chương 2, tác phẩm Đường Nở Hoa Lê Thị Thành, Đường Tu Đức Việt)
Nhìn về tác phẩm ÐƯỜNG NỞ HOA LÊ THỊ THÀNH
“Tác phẩm vinh danh người mẹ Việt Nam, qua hình ảnh thánh nữ Lê Thị Thành.
- Tác phẩm đưa ra một lối sống nở hoa đem lại hạnh phúc sung mãn, mở ra một con đường nên thánh theo tu đức, linh đạo Việt Nam.
- Tác phẩm đem lại niềm hãnh diện và tự tin cho người Việt, khơi gợi cảm hứng để chúng ta cùng nhau xoay tròn điệu vũ thiêng của dân tộc, và với từng bước chân nở hoa trên đường tu đức Lê Thị Thành, chúng ta hướng đến viễn ảnh năm 2000 trong niềm hân hoan phấn khởi”. (nhà văn Quyên Di, Thời Ðiểm Công Giáo)
“Tôi sửa soạn đi Luân Ðôn thì nhận được cuốn Ðường Nở Hoa Lê Thị Thành. Rất vinh dự. Tôi thấy ấm lòng vô kể.” (nhạc sĩ Phạm Duy)
“Tác giả đã viết về bà Lê Thị Thành với một nguồn cảm hứng thánh thiện, đã nhìn trong cuộc đời đạo đức bình thường của người đàn bà Việt Nam thuộc thế kỷ 19 ấy những bài học cho thế giới ngày nay, một thế giới tiến bộ nhưng cũng có nhiều lệch lạc méo mó do sự tiến bộ ấy gây ra. Theo tác giả, cuộc đời luôn cần gìn giữ vẻ đẹp đơn sơ, trong trẻo và chân thật mà Thượng Ðế đã trao cho muôn loài, mà hình ảnh nữ thánh Lê Thị Thành, một người đàn bà mang đầy đủ đặc tính nữ giới Việt Nam, là một điển hình” (nhà văn Phạm Xuân Ðài, Thế Kỷ 21).
“Ðây là một bông hồng quý cả cho Giáo Hội, cả cho ngành sử. Quý lắm.” (nhà văn Trà Lũ, văn bút Toronto, Canada).
“Ðây là cuốn sách tu đức Việt theo lối sống Việt Nam, thật dí dỏm mà lần đầu tiên được đọc. Cầm cuốn sách trong tay có cảm tưởng như cầm một tấm lụa Việt Nam mịn màng, óng ánh quý giá. Hình dung Thánh nữ Lê Thị Thành là một con tằm, thân thế thật tầm thường hèn mọn, một loài sâu như bao loài sâu khác, và những hành động anh hùng trong đức tin của bà như những sợi tơ mịn màng dệt thành cái kén quý giá, khác xa những tổ sâu tầm thường. Lạ cái là theo những cặp mắt tầm thường thì con tằm là con tằm, cái kén là cái kén, có gì đặc sắc đâu, nhưng đối với người có con mắt tinh tường đã nhìn thấy được vẻ đẹp mĩ miều của sợi tơ, và đã dùng nó để dệt nên những tấm lụa mượt mà quí giá, trình bày cho khách thưởng lãm. Cầm tấm lụa này trên tay và thầm cám ơn người thợ dệt đã tốn công tốn sức phô bầy những nét đẹp của sợi tơ mỏng manh, đẹp đẽ và thật bền này” (Quỳnh Yến, nhóm Lên Ðường)