Được sự cho phép của cha Giuse Phạm Hưng Thịnh OP, Bề trên chánh xứ Mai Khôi, Sài Gòn, vào lúc 19 giờ 30 ngày 06/10/2015, tại nhà thờ Mai Khôi (44 Tú Xương, quận 3, Sài Gòn) đã có một chương trình Trường Ca Thánh Đa Minh của tác giả tiến sĩ nhạc sĩ Vũ Đình Ân, với hợp xướng 4 giọng do ca đoàn Thiên Thanh trình bày và phần đệm Piano.
Xem Hình
Lý do tổ chức đêm trường ca này khá đặc biệt: Năm 2016, dòng Đa Minh sẽ mừng kỷ niệm 800 năm ĐGH Hônôriô III đã châu phê thành lập Dòng (1216 – 2016). Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử dòng Đa Minh. Để ghi nhớ biến cố quan trọng này, Gia Đình Đa Minh trên khắp thế giới sẽ tổ chức nhiều sinh hoạt phụng vụ, văn hóa và nghệ thuật từ cấp Trung ương đến Tỉnh dòng và khu vực.
Ngoài ra, sẽ có những cuộc hành hương về cội nguồn của dòng vào đầu tháng 7 năm 2016 từ Caleruega đến Osma, Prouille, Carcassonne, Toulouse, Siena, Bologna, Roma. Riêng Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2015 tại Manila (Philippines); và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam trong năm 2016 cũng có nhiều chương trình để mừng sự kiện đặc biệt này.
Bản Trường Ca Thánh Đa Minh do nhạc sĩ Vũ Đình Ân sáng tác đề cao con người, gia sản tinh thần và linh đạo của thánh Đa Minh, cũng như ảnh hưởng của ngài trong Giáo Hội.
Tham dự buổi ra mắt Trường Ca Thánh Đa Minh này, có LM nhạc sư Kim Long, LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR, LM Tiến Lộc, LM Nguyễn Duy (TTK Ủy Ban Thánh Nhạc), LM Đinh Châu Trân OP, LM Dom. Phạm Minh Thủy (chánh xứ Tân Thành), LM Đỗ Tuấn Linh OP (linh hướng ca đoàn Thiên Thanh), quí thân hữu, quí Sơ và cộng đoàn giáo dân Mai Khôi.
Mở đầu chương trình, cha Tiến Lộc giới thiệu vài nét về tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân. Ông đã sáng tác 9 trường ca (chưa kể trường ca cha Trương Bửu Diệp và cha thánh Đa Minh). Ông gửi hai trường ca về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên sang trường Đại học Ấn Độ và được hai tiến sĩ người Ấn và ba vị ở Việt Nam, thẩm định, đánh giá và công nhận nhạc sĩ đã bảo vệ luận án tiến sĩ về trường ca thành công.
Tiếp theo, trong bầu khí ấm cúng và trang trọng, hai MC Minh Quân và Diễm Quỳnh giới thiệu với người tham dự ba chương của Bản Trường Ca với lời dẫn xúc tích, ngọt ngào.
Chương I mang tên Đuốc Sáng Trần Gian, gồm đoạn 1 nói về người tôi trung của Chúa (giới thiệu tổng quát về thánh Đa Minh, người lữ hành không mệt mỏi, mang Tin Mừng đến cho nhiều người. Từ Tây Ban Nha đến Pháp và Italia, đâu đâu cũng thấy in đậm bước chân của Ngài). Đoạn 2 nói về Điềm Lạ Chúa Trao (giới thiệu Bà Cố thánh Đa Minh nằm mơ thấy mình cho chào đời một con chó ngậm bó đuốc đang cháy sáng. Đó là giấc mơ về ngôi sao chiếu sáng chói lòa trên đầu con trẻ Đa Minh và ngọn đuốc mang lửa đến khắp thế giới). Đoạn 3 là Ơn Gọi Theo Chúa (Giới thiệu thánh Đa Minh năm 1194 từ giã gia đình lúc 7 tuổi để theo ơn gọi tu trì và thụ phong linh mục khi tuổi đời còn khá trẻ).
Chương II diễn tả giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của vị thánh nên có tên là Đời Sống Thánh Hiến; gồm ba đoạn: Đoạn 1 là Dòng Tu Giảng Thuyết (Giới thiệu thánh Đa Minh thành lập Dòng truyền giáo. Ngày 22/8/1216 đã trở thành ngày trọng đại của dòng khi được Đức Giáo Hoàng Honorius chuẩn y là Dòng Anh Em Giảng Thuyết, với đặc sủng “Truyền giáo nơi các trường đại học”).
Đoạn 2 diễn tả Lòng Thương Xót Những Người Lạc Giáo Albi (Giới thiệu thánh Đa Minh luôn cầu nguyện và thương xót những người lạc giáo, chỉ mong họ sớm quay về cùng Thiên Chúa với đường lối ôn hòa, đối thoại và yêu thương). Đoạn 3 là hát về Kinh Mân Côi Nhiệm Màu (Giới thiệu Kinh Mân Côi là một phương cách cầu nguyện riêng của thánh Đa Minh và đã trở thành một vũ khí thiêng liêng, để bảo vệ Giáo Hội).
Chương III như là kim chỉ nam cho những ai muốn bước theo con đường thánh Đa Minh đã chọn, đó là Linh Đạo Của Thánh Đa Minh. Chương này cũng có ba đoạn: Đoạn 1 là Rao Giảng Tin Mừng (Giới thiệu Thánh Đa Minh luôn tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, hăng say rao giảng Tin Mừng những nơi Ngài đến. Ngài nói: “Tất cả những gì gặp thấy trên đường rao giảng đều là phương tiện ca tụng Chúa, để chiêm niệm và chia sẻ chiêm niệm đó cho tha nhân”). Đoạn 2 có tên là Dấu Ấn Phi Thường (Giới thiệu những phép lạ của thánh Đa Minh; những phép lạ có được do tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa). Đoạn 3 là Kinh Năm Thánh của Dòng Đa Minh(dành cho cộng đoàn hát chung. Với những lời mở đầu: Lạy Thiên Chúa là cha giàu lòng thương xót. Chúa đã kêu gọi tôi tớ Ngài là thánh Đa Minh. Cất bước trong hành trình đức tin và rao giảng Tin Mừng ân sủng của Chúa. Nay chúng con vui mừng cử hành Năm Thánh của Dòng...).
Với phần trình bày của ca đoàn Thiên Thanh (giáo xứ Đa Minh Ba Chuông), phần đệm Piano của Nam Thụy, Organ1 Nguyễn Văn Bông, Organ 2 Nguyễn Trọng Nam, giọng ca Xuân Trường và Hoàng Kim lĩnh xướng và hòa âm chỉ huy dàn nhạc của tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân, tất cả những người tham dự được thưởng thức trọn vẹn Bản Trường Ca về một vị thánh được nhiều thế hệ biết đến.
Chúng tôi được biết thêm Bản Trường Ca này được nhạc sĩ Vũ Đình Ân ấp ủ nhiều ngày tháng và được cha chánh xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh động viên khuyến khích, giúp đỡ vật chất và tinh thần để lần đầu tiên giới thiệu với gia đình Đa Minh Việt Nam và công đoàn dân Chúa.
Để có được Bản Trường Ca nhiều cung bậc cảm xúc, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã tham khảo tài liệu “Hành trình tâm linh với thánh Đa Minh”, trao đổi với cha Giuse Phan Tất Thành OP, cha Phanxico X. Đào Trung Hiệu OP, cha Giuse Lưu Công Chỉnh OP, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh OP gợi ý sáng tác, nữ tu Maria Đinh Thị Sáng OP cho biết về những dấu ấn phi thường của thánh Đa Minh.
Kết thúc chương III, cha Giuse chánh xứ Mai Khôi đã cảm ơn và trao tặng họa phẩm thánh Đa Minh của Dominiart cho nhạc sĩ trong niềm vui, ý nghĩa và thân thiện.
Trước khi bài hát Laudare (nhạc sĩ Hàn Thư Sinh dịch lời Việt) được cất lên để kết thúc đêm nhạc, cha Bề trên Giám tỉnh dòng Đa Minh Giuse Nguyễn Đức Hòa đã lên chia sẻ suy tư và niềm vui trước một đêm hát về thánh Đa Minh nhiều giai điệu cảm xúc. Cha cho biết chuẩn bị đi Philipines để dự sự kiện này dành cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương (như đã nói ở trên). Sau đó, cha ban phép lành cho cộng đoàn tham dự.
Thật là một đêm Bản Trường Ca được vang lên để chào mừng sự kiện mang tính lịch sử 800 năm thành lập của dòng Đa Minh (1216 – 2016), đồng thời khắc họa dấu tích ân sủng và phần phúc của dòng Đa Minh trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam (1550 – 2015), và kế thừa, phát huy di sản Đức Tin - Văn Hóa 50 năm của Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam (1965 – 2015).
Xem Hình
Lý do tổ chức đêm trường ca này khá đặc biệt: Năm 2016, dòng Đa Minh sẽ mừng kỷ niệm 800 năm ĐGH Hônôriô III đã châu phê thành lập Dòng (1216 – 2016). Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử dòng Đa Minh. Để ghi nhớ biến cố quan trọng này, Gia Đình Đa Minh trên khắp thế giới sẽ tổ chức nhiều sinh hoạt phụng vụ, văn hóa và nghệ thuật từ cấp Trung ương đến Tỉnh dòng và khu vực.
Ngoài ra, sẽ có những cuộc hành hương về cội nguồn của dòng vào đầu tháng 7 năm 2016 từ Caleruega đến Osma, Prouille, Carcassonne, Toulouse, Siena, Bologna, Roma. Riêng Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2015 tại Manila (Philippines); và Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam trong năm 2016 cũng có nhiều chương trình để mừng sự kiện đặc biệt này.
Bản Trường Ca Thánh Đa Minh do nhạc sĩ Vũ Đình Ân sáng tác đề cao con người, gia sản tinh thần và linh đạo của thánh Đa Minh, cũng như ảnh hưởng của ngài trong Giáo Hội.
Tham dự buổi ra mắt Trường Ca Thánh Đa Minh này, có LM nhạc sư Kim Long, LM Vinh Sơn Phạm Trung Thành CSsR, LM Tiến Lộc, LM Nguyễn Duy (TTK Ủy Ban Thánh Nhạc), LM Đinh Châu Trân OP, LM Dom. Phạm Minh Thủy (chánh xứ Tân Thành), LM Đỗ Tuấn Linh OP (linh hướng ca đoàn Thiên Thanh), quí thân hữu, quí Sơ và cộng đoàn giáo dân Mai Khôi.
Mở đầu chương trình, cha Tiến Lộc giới thiệu vài nét về tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân. Ông đã sáng tác 9 trường ca (chưa kể trường ca cha Trương Bửu Diệp và cha thánh Đa Minh). Ông gửi hai trường ca về Truyện Kiều và Lục Vân Tiên sang trường Đại học Ấn Độ và được hai tiến sĩ người Ấn và ba vị ở Việt Nam, thẩm định, đánh giá và công nhận nhạc sĩ đã bảo vệ luận án tiến sĩ về trường ca thành công.
Tiếp theo, trong bầu khí ấm cúng và trang trọng, hai MC Minh Quân và Diễm Quỳnh giới thiệu với người tham dự ba chương của Bản Trường Ca với lời dẫn xúc tích, ngọt ngào.
Chương I mang tên Đuốc Sáng Trần Gian, gồm đoạn 1 nói về người tôi trung của Chúa (giới thiệu tổng quát về thánh Đa Minh, người lữ hành không mệt mỏi, mang Tin Mừng đến cho nhiều người. Từ Tây Ban Nha đến Pháp và Italia, đâu đâu cũng thấy in đậm bước chân của Ngài). Đoạn 2 nói về Điềm Lạ Chúa Trao (giới thiệu Bà Cố thánh Đa Minh nằm mơ thấy mình cho chào đời một con chó ngậm bó đuốc đang cháy sáng. Đó là giấc mơ về ngôi sao chiếu sáng chói lòa trên đầu con trẻ Đa Minh và ngọn đuốc mang lửa đến khắp thế giới). Đoạn 3 là Ơn Gọi Theo Chúa (Giới thiệu thánh Đa Minh năm 1194 từ giã gia đình lúc 7 tuổi để theo ơn gọi tu trì và thụ phong linh mục khi tuổi đời còn khá trẻ).
Chương II diễn tả giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của vị thánh nên có tên là Đời Sống Thánh Hiến; gồm ba đoạn: Đoạn 1 là Dòng Tu Giảng Thuyết (Giới thiệu thánh Đa Minh thành lập Dòng truyền giáo. Ngày 22/8/1216 đã trở thành ngày trọng đại của dòng khi được Đức Giáo Hoàng Honorius chuẩn y là Dòng Anh Em Giảng Thuyết, với đặc sủng “Truyền giáo nơi các trường đại học”).
Đoạn 2 diễn tả Lòng Thương Xót Những Người Lạc Giáo Albi (Giới thiệu thánh Đa Minh luôn cầu nguyện và thương xót những người lạc giáo, chỉ mong họ sớm quay về cùng Thiên Chúa với đường lối ôn hòa, đối thoại và yêu thương). Đoạn 3 là hát về Kinh Mân Côi Nhiệm Màu (Giới thiệu Kinh Mân Côi là một phương cách cầu nguyện riêng của thánh Đa Minh và đã trở thành một vũ khí thiêng liêng, để bảo vệ Giáo Hội).
Chương III như là kim chỉ nam cho những ai muốn bước theo con đường thánh Đa Minh đã chọn, đó là Linh Đạo Của Thánh Đa Minh. Chương này cũng có ba đoạn: Đoạn 1 là Rao Giảng Tin Mừng (Giới thiệu Thánh Đa Minh luôn tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa, hăng say rao giảng Tin Mừng những nơi Ngài đến. Ngài nói: “Tất cả những gì gặp thấy trên đường rao giảng đều là phương tiện ca tụng Chúa, để chiêm niệm và chia sẻ chiêm niệm đó cho tha nhân”). Đoạn 2 có tên là Dấu Ấn Phi Thường (Giới thiệu những phép lạ của thánh Đa Minh; những phép lạ có được do tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa). Đoạn 3 là Kinh Năm Thánh của Dòng Đa Minh(dành cho cộng đoàn hát chung. Với những lời mở đầu: Lạy Thiên Chúa là cha giàu lòng thương xót. Chúa đã kêu gọi tôi tớ Ngài là thánh Đa Minh. Cất bước trong hành trình đức tin và rao giảng Tin Mừng ân sủng của Chúa. Nay chúng con vui mừng cử hành Năm Thánh của Dòng...).
Với phần trình bày của ca đoàn Thiên Thanh (giáo xứ Đa Minh Ba Chuông), phần đệm Piano của Nam Thụy, Organ1 Nguyễn Văn Bông, Organ 2 Nguyễn Trọng Nam, giọng ca Xuân Trường và Hoàng Kim lĩnh xướng và hòa âm chỉ huy dàn nhạc của tiến sĩ, nhạc sĩ Vũ Đình Ân, tất cả những người tham dự được thưởng thức trọn vẹn Bản Trường Ca về một vị thánh được nhiều thế hệ biết đến.
Chúng tôi được biết thêm Bản Trường Ca này được nhạc sĩ Vũ Đình Ân ấp ủ nhiều ngày tháng và được cha chánh xứ Giuse Phạm Hưng Thịnh động viên khuyến khích, giúp đỡ vật chất và tinh thần để lần đầu tiên giới thiệu với gia đình Đa Minh Việt Nam và công đoàn dân Chúa.
Để có được Bản Trường Ca nhiều cung bậc cảm xúc, nhạc sĩ Vũ Đình Ân đã tham khảo tài liệu “Hành trình tâm linh với thánh Đa Minh”, trao đổi với cha Giuse Phan Tất Thành OP, cha Phanxico X. Đào Trung Hiệu OP, cha Giuse Lưu Công Chỉnh OP, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh OP gợi ý sáng tác, nữ tu Maria Đinh Thị Sáng OP cho biết về những dấu ấn phi thường của thánh Đa Minh.
Kết thúc chương III, cha Giuse chánh xứ Mai Khôi đã cảm ơn và trao tặng họa phẩm thánh Đa Minh của Dominiart cho nhạc sĩ trong niềm vui, ý nghĩa và thân thiện.
Trước khi bài hát Laudare (nhạc sĩ Hàn Thư Sinh dịch lời Việt) được cất lên để kết thúc đêm nhạc, cha Bề trên Giám tỉnh dòng Đa Minh Giuse Nguyễn Đức Hòa đã lên chia sẻ suy tư và niềm vui trước một đêm hát về thánh Đa Minh nhiều giai điệu cảm xúc. Cha cho biết chuẩn bị đi Philipines để dự sự kiện này dành cho vùng Châu Á - Thái Bình Dương (như đã nói ở trên). Sau đó, cha ban phép lành cho cộng đoàn tham dự.
Thật là một đêm Bản Trường Ca được vang lên để chào mừng sự kiện mang tính lịch sử 800 năm thành lập của dòng Đa Minh (1216 – 2016), đồng thời khắc họa dấu tích ân sủng và phần phúc của dòng Đa Minh trong quá trình truyền giáo tại Việt Nam (1550 – 2015), và kế thừa, phát huy di sản Đức Tin - Văn Hóa 50 năm của Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam (1965 – 2015).