Bước chân nhỏ….bước tiến nhảy vọt lớn
Cách đây nửa thế kỷ, ngày 21 tháng Bảy năm 1969, phi hành gia Hoa Kỳ Neil Amstrong, là người đầu tiên đặt bước chân lên mặt trăng, đã thốt lên cảm tưởng trong vui mừng hân hoan với lòng khiêm nhượng và hướng tầm nhìn về tương lai: „ Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng lại là bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại!“.
Ngày 25.05.1961 Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, trước Quốc Hội đã đề ra chương trình chinh phục không gian đưa con người đổ bộ đặt chân lên mặt trăng.
Vì cho tới thời điểm lúc đó mặt trăng, tuy được coi là hành tinh gần trái đất nhất, nhưng còn xa lạ diệu vợi cùng ẩn chứa nhiều bí ẩn về khoa học, về sự sống có trên đó hay không…
Giấc mơ thám hiểm con người đặt chân lên mặt trăng đã khởi sự sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy đưa ra chương trình chinh phục không gian. Cơ quan hành không vũ trụ Nasa của Hoakỳ đã xúc tiến làm việc theo hướng chỉ đạo đó.
Và ngày 16.07.1969 Nasa đã phòng phi thuyền con thoi Apollo 11 lên không gian đưa ba phi hành gia Neil Amstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins bay vào qũi đạo không trung tiến về hành tinh mặt trăng ở cách xa trái đất 384.000 cây số.
Chiều ngày 20.07.1969 (giờ bên USA), ngày 21.07.1969 giờ Âu châu, chiếc xe Eagle đã rời phi thuyền Apllo chở hai phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng.
Hai phi hành gia ở lại trên đó hai tiếng rưỡi đồng hồ khảo sát thí nghiệm. Sau đó đã từ gĩa rời Mặt Trăng cùng mang về trái đất một vài mẩu đất đá của Mặt Trăng.
Sứ mạng đã hoàn thành. Mọi sự diễn xảy ra trong bình an, như dự tính mong muốn.
Biến cố con người đặt chân lần đầu tiên từ khi công trình thiên nhiên được tạo dựng, đã gây sửng sốt lạ lùng ngạc nhiên tầm vóc thế giới này cho con người. Những giây phút lạ lùng vô tiền khoáng hậu đó đã kéo chú ý của hơn 600 triệu người từ 49 quốc gia đất nước trên địa cầu hồi hộp cùng vui mừng reo hò theo dõi biến cố qua màn ảnh trực tiếp truyền hình qua vệ tinh từ mặt trăng về trái đất.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. đã theo dõi biến cố khoa học lạ lùng này từ trạm khoa học theo dõi các vì sao của Vatican ở lâu đài Castel Gandolfo.
Ngài đã phấn khởi vui mừng nói lên tâm tình của vị cha chung toàn thể Giáo Hội Công Giáo với các phi hành gia Apollo 11:
„ Tôi, Giáo hoàng Phaoilo VI. đang theo dõi các Bạn Phi hành gia đổ bộ đặt chân lên Mặt Trăng, từ đài Viễn vọng theo dõi các vì sao ở lâu đài Castel Gandolfo, xin gửi lời chào mừng các Bạn.
Xin gửi tới các Bạn chúc lành bình an. Các Bạn đã thành công đổ bộ đặt chân trên mặt trăng. Điều này mang ánh sáng chiếu vào đêm tối vào giấc mơ của chúng ta. Các Bạn đem đến mặt trăng cùng với sự tham dự sinh động của chúng ta tiếng nói âm thanh của Thần Thánh dệt thành bài ca chúc tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cha của chúng ta.
Chúng tôi giờ phút nầy gần bên các Bạn với những lời cầu chúc tốt đẹp nồng nhiệt, và với những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho các Bạn .
Cùng với toàn thể Hội Thánh Công Giáo- Giáo Hoàng Phaolô VI. gửi lời chào thăm các Bạn.“
Cùng chia sẻ đồng hành, cùng tình nghĩa thân thiết của vị cha chung đứng đầu Hội Thánh Công Giáo như thế, tưởng không gì thiêng liêng cao qúi hơn được nữa. Đây là lịch sử, đây là món qùa chúc lành từ Trời cao cho các Phi hành gia Apollo 11.
Cuộc đổ bộ của con người lên mặt trăng năm 1969 thành công kỳ diệu. Nhưng mặt trăng là gì và mặt trăng nói gì với con người trên mặt đất này?
Mặt Trăng theo Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế thuật lại, là hành tinh do Thiên Chúa dựng nên trên nền trời vào ngày sáng tạo trời đất ngày thứ tư, để chiếu soi ánh sáng vào ban đêm. (St 1,14-18).
Trong ngôn ngữ tiếng Việt nam không có phân biệt giống loại. Nhưng khi nói về mặt trăng lại liên tưởng đến giống cái: mặt trăng với chị Hằng Nga, Nguyễn Du diễn tả sắc đẹp của phụ nữ như „ Khuôn trăng đầy đặn“. Người ta cũng ví nét mặt dịu hiền của một người phụ nữ như ánh sáng mặt trăng tươi mát dịu dàng, trái ngược với ánh mặt trời nóng bức biểu hiệu cho người đàn ông phái mạnh... Trong tiếng Trung Hoa cũng phân định : mặt trăng „yin“ biểu hiệu cho giống cái; mặt trời „yang“ biểu hiệu cho giống đực.
Tiếng Latinh phân biệt mặt trăng „Luna“ giống cái; mặt trời „Sol“ giống đực. Trong tiếng Pháp cũng có phân biệt tương tự mặt trăng „la Lune“, giống cái; mặt trời „le Soleil“, giống đực. Chỉ trừ trong tiếng Ðức ngược lại: mặt trời giống cái „die Sonne“ và mặt trăng giống đực „der Mond“. Có lẽ vì thế mặt trăng trở thành biểu tượng của giống cái, của sự biến chuyển và tăng trưởng. Mặt trăng biến chuyển hình thái tùy theo thời gian ngày trong một tháng: trăng đầy trăng khuyết, trăng lưỡi liềm hay trăng tròn. Những ngày trăng xuất hiện như hình lưỡi liềm - một nửa – là hình ảnh nói về sự chóng qua, biến chuyển thay đổi nhưng cũng nói lên sự quay trở lại. Thần mặt trăng trong thần thoại Hylạp „Artemis“ và trong thần thoại của người Rô-ma „Lucina“ là quan thầy bổn mạng của sinh sản, đồng thời cũng là nữ thần của đồng trinh.
Hai lối suy diễn này được tìm thấy nơi Ðức Mẹ Maria: là người đồng trinh và là mẹ sinh con. Ðức Mẹ Maria được vẽ hay khắc chạm đứng trên vầng trăng hình lưỡi liềm, là mẹ của Hội thánh và là người chiến thắng sự dữ, như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả: „ Rồi có một điềm lớn xuất hiện trên trời: một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.“ (Kh 12, 1) Mặt trời và mặt trăng là hai hình ảnh mang hai sắc thái khác biệt nhau: Sức mạnh và sự yếu kém; giống đực và giống cái; cố định và thay đổi. Hai sắc thái này tuy khác biệt nhau, nhưng không loại trừ nhau. Trái lại chúng bổ túc cho nhau, giống như hai tính loại âm dương mang đến sự hài hòa khi cùng hòa lẫn vào nhau.
Trong mỗi con người đều có pha trộn hai sắc thái của mặt trời và mặt trăng. Con người ai cũng vậy, không chỉ có mặt sáng tươi đầy sức mạnh, có uy phong một người chỉ huy dũng mạnh của sắc thái mặt trời. Nhưng cũng có mặt yếu kém giới hạn, sự hay thay đổi của sắc thái mặt trăng.
„Bước chân nhỏ của con người “ , như lời phi hành Neil Amstrong khiêm nhượng nói lên, là thành qủa của những bước nhỏ khác tích tụ nối tiếp nhau trước đó từ 1961 đến 1969 của hàng trăm ngàn con người cần mẫn tận lực làm việc xây dựng nên phi thuyền Apollo 11 đưa con người đổ bộ lên mặt trăng.
Và „ bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại“ cũng được thành hình xây dựng khởi đi từ những bước nhỏ của con người từ trái đất vượt con đường hành trình dài 384.000 cây số bay lên tới mặt trăng.
Đó là „ những bước chân nhỏ của cuộc hành trình dài, hay những sợi chỉ nhỏ dệt bện thành tấm thảm lớn“. ( Gm. GB. Bùi Tuần)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Cách đây nửa thế kỷ, ngày 21 tháng Bảy năm 1969, phi hành gia Hoa Kỳ Neil Amstrong, là người đầu tiên đặt bước chân lên mặt trăng, đã thốt lên cảm tưởng trong vui mừng hân hoan với lòng khiêm nhượng và hướng tầm nhìn về tương lai: „ Đây là bước chân nhỏ bé của một con người, nhưng lại là bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại!“.
Ngày 25.05.1961 Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, trước Quốc Hội đã đề ra chương trình chinh phục không gian đưa con người đổ bộ đặt chân lên mặt trăng.
Vì cho tới thời điểm lúc đó mặt trăng, tuy được coi là hành tinh gần trái đất nhất, nhưng còn xa lạ diệu vợi cùng ẩn chứa nhiều bí ẩn về khoa học, về sự sống có trên đó hay không…
Giấc mơ thám hiểm con người đặt chân lên mặt trăng đã khởi sự sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Kennedy đưa ra chương trình chinh phục không gian. Cơ quan hành không vũ trụ Nasa của Hoakỳ đã xúc tiến làm việc theo hướng chỉ đạo đó.
Và ngày 16.07.1969 Nasa đã phòng phi thuyền con thoi Apollo 11 lên không gian đưa ba phi hành gia Neil Amstrong, Buzz Aldrin và Mike Collins bay vào qũi đạo không trung tiến về hành tinh mặt trăng ở cách xa trái đất 384.000 cây số.
Chiều ngày 20.07.1969 (giờ bên USA), ngày 21.07.1969 giờ Âu châu, chiếc xe Eagle đã rời phi thuyền Apllo chở hai phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng.
Hai phi hành gia ở lại trên đó hai tiếng rưỡi đồng hồ khảo sát thí nghiệm. Sau đó đã từ gĩa rời Mặt Trăng cùng mang về trái đất một vài mẩu đất đá của Mặt Trăng.
Sứ mạng đã hoàn thành. Mọi sự diễn xảy ra trong bình an, như dự tính mong muốn.
Biến cố con người đặt chân lần đầu tiên từ khi công trình thiên nhiên được tạo dựng, đã gây sửng sốt lạ lùng ngạc nhiên tầm vóc thế giới này cho con người. Những giây phút lạ lùng vô tiền khoáng hậu đó đã kéo chú ý của hơn 600 triệu người từ 49 quốc gia đất nước trên địa cầu hồi hộp cùng vui mừng reo hò theo dõi biến cố qua màn ảnh trực tiếp truyền hình qua vệ tinh từ mặt trăng về trái đất.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI. đã theo dõi biến cố khoa học lạ lùng này từ trạm khoa học theo dõi các vì sao của Vatican ở lâu đài Castel Gandolfo.
Ngài đã phấn khởi vui mừng nói lên tâm tình của vị cha chung toàn thể Giáo Hội Công Giáo với các phi hành gia Apollo 11:
„ Tôi, Giáo hoàng Phaoilo VI. đang theo dõi các Bạn Phi hành gia đổ bộ đặt chân lên Mặt Trăng, từ đài Viễn vọng theo dõi các vì sao ở lâu đài Castel Gandolfo, xin gửi lời chào mừng các Bạn.
Xin gửi tới các Bạn chúc lành bình an. Các Bạn đã thành công đổ bộ đặt chân trên mặt trăng. Điều này mang ánh sáng chiếu vào đêm tối vào giấc mơ của chúng ta. Các Bạn đem đến mặt trăng cùng với sự tham dự sinh động của chúng ta tiếng nói âm thanh của Thần Thánh dệt thành bài ca chúc tụng Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Cha của chúng ta.
Chúng tôi giờ phút nầy gần bên các Bạn với những lời cầu chúc tốt đẹp nồng nhiệt, và với những lời cầu nguyện lên Thiên Chúa cho các Bạn .
Cùng với toàn thể Hội Thánh Công Giáo- Giáo Hoàng Phaolô VI. gửi lời chào thăm các Bạn.“
Cùng chia sẻ đồng hành, cùng tình nghĩa thân thiết của vị cha chung đứng đầu Hội Thánh Công Giáo như thế, tưởng không gì thiêng liêng cao qúi hơn được nữa. Đây là lịch sử, đây là món qùa chúc lành từ Trời cao cho các Phi hành gia Apollo 11.
Cuộc đổ bộ của con người lên mặt trăng năm 1969 thành công kỳ diệu. Nhưng mặt trăng là gì và mặt trăng nói gì với con người trên mặt đất này?
Mặt Trăng theo Kinh Thánh nơi sách Sáng Thế thuật lại, là hành tinh do Thiên Chúa dựng nên trên nền trời vào ngày sáng tạo trời đất ngày thứ tư, để chiếu soi ánh sáng vào ban đêm. (St 1,14-18).
Trong ngôn ngữ tiếng Việt nam không có phân biệt giống loại. Nhưng khi nói về mặt trăng lại liên tưởng đến giống cái: mặt trăng với chị Hằng Nga, Nguyễn Du diễn tả sắc đẹp của phụ nữ như „ Khuôn trăng đầy đặn“. Người ta cũng ví nét mặt dịu hiền của một người phụ nữ như ánh sáng mặt trăng tươi mát dịu dàng, trái ngược với ánh mặt trời nóng bức biểu hiệu cho người đàn ông phái mạnh... Trong tiếng Trung Hoa cũng phân định : mặt trăng „yin“ biểu hiệu cho giống cái; mặt trời „yang“ biểu hiệu cho giống đực.
Tiếng Latinh phân biệt mặt trăng „Luna“ giống cái; mặt trời „Sol“ giống đực. Trong tiếng Pháp cũng có phân biệt tương tự mặt trăng „la Lune“, giống cái; mặt trời „le Soleil“, giống đực. Chỉ trừ trong tiếng Ðức ngược lại: mặt trời giống cái „die Sonne“ và mặt trăng giống đực „der Mond“. Có lẽ vì thế mặt trăng trở thành biểu tượng của giống cái, của sự biến chuyển và tăng trưởng. Mặt trăng biến chuyển hình thái tùy theo thời gian ngày trong một tháng: trăng đầy trăng khuyết, trăng lưỡi liềm hay trăng tròn. Những ngày trăng xuất hiện như hình lưỡi liềm - một nửa – là hình ảnh nói về sự chóng qua, biến chuyển thay đổi nhưng cũng nói lên sự quay trở lại. Thần mặt trăng trong thần thoại Hylạp „Artemis“ và trong thần thoại của người Rô-ma „Lucina“ là quan thầy bổn mạng của sinh sản, đồng thời cũng là nữ thần của đồng trinh.
Hai lối suy diễn này được tìm thấy nơi Ðức Mẹ Maria: là người đồng trinh và là mẹ sinh con. Ðức Mẹ Maria được vẽ hay khắc chạm đứng trên vầng trăng hình lưỡi liềm, là mẹ của Hội thánh và là người chiến thắng sự dữ, như trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan diễn tả: „ Rồi có một điềm lớn xuất hiện trên trời: một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao.“ (Kh 12, 1) Mặt trời và mặt trăng là hai hình ảnh mang hai sắc thái khác biệt nhau: Sức mạnh và sự yếu kém; giống đực và giống cái; cố định và thay đổi. Hai sắc thái này tuy khác biệt nhau, nhưng không loại trừ nhau. Trái lại chúng bổ túc cho nhau, giống như hai tính loại âm dương mang đến sự hài hòa khi cùng hòa lẫn vào nhau.
Trong mỗi con người đều có pha trộn hai sắc thái của mặt trời và mặt trăng. Con người ai cũng vậy, không chỉ có mặt sáng tươi đầy sức mạnh, có uy phong một người chỉ huy dũng mạnh của sắc thái mặt trời. Nhưng cũng có mặt yếu kém giới hạn, sự hay thay đổi của sắc thái mặt trăng.
„Bước chân nhỏ của con người “ , như lời phi hành Neil Amstrong khiêm nhượng nói lên, là thành qủa của những bước nhỏ khác tích tụ nối tiếp nhau trước đó từ 1961 đến 1969 của hàng trăm ngàn con người cần mẫn tận lực làm việc xây dựng nên phi thuyền Apollo 11 đưa con người đổ bộ lên mặt trăng.
Và „ bước tiến nhảy vọt to lớn của nhân loại“ cũng được thành hình xây dựng khởi đi từ những bước nhỏ của con người từ trái đất vượt con đường hành trình dài 384.000 cây số bay lên tới mặt trăng.
Đó là „ những bước chân nhỏ của cuộc hành trình dài, hay những sợi chỉ nhỏ dệt bện thành tấm thảm lớn“. ( Gm. GB. Bùi Tuần)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long