Hình ảnh Đức Mẹ Maria lên trời
Vào thời điểm năm 96 sau Chúa giáng sinh, Thánh Gioan Tông đồ đến sinh sống rao giảng nước Thiên Chúa ở vùng đảo Patmos thuộc lãnh thổ nước Hylạp.
Vào thời điểm này Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô phát triển đang bước sang thế hệ thứ ba.
Thánh Gioan tông đồ trong một thị kiến trên trời, như ông viết thuật lại trong sách Khải Huyền ( Kh 12,1-6a.10ab), diễn tả chứa nhiều dấu chỉ hình ảnh tượng trưng: một người phụ nữ sinh con và con rồng phun lửa rực đỏ.
Người phụ nữ là hình ảnh nói về dân Thiên Chúa đã sinh hạ Chúa Giêsu, đấng cứu độ trần gian.
Con rồng phun lửa máu đỏ là hình ảnh nói về sự dữ, sự hận thù và sức mạnh gây ra sự chết chóc. Con rồng phun lửa này làm hết cách để nuốt chửng đứa bé sơ sinh, nên nó luôn bám sát đe dọa người mẹ hình ảnh dân Thiên Chúa.
Hình ảnh thị kiến của Thánh Gioan trong sách Khải Huyền, dù đã cách đây hai ngàn năm, nhưng luôn ẩn chứa tính cách thời sự. Từ ngày Hội Thánh Chúa được thành lập lan rộng khắp nơi trên địa cầu hầu như lúc nào cũng bị nghi kỵ đe dọa bắt bớ, những đàn áp đạo Kitô giáo vẫn hằng luôn diễn ra với những cách thức dã man tàn bạo cùng tinh vi ép buộc ngày nay cũng vẫn đang diễn ra trên khắp nơi ở các nước.
Đời sống đức tin ở các nước tự do dân chủ, như bên Âu châu, ngay nơi nước Đức, như càng ngày càng đi xuống lâm vào khủng hoảng đang rơi dần vào tình trạng xa lạ. Bức tranh đó gây nên tâm trạng suy nghĩ tư lự có khi lo âu sợ hãi cho tương lai đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Dẫu vậy Thánh Gioan tông đề không muốn vì thế nói đến gây nên sự lo âu sợ hãi cho dân Thiên Chúa, nhưng muốn khích lệ lòng can đảm nơi mọi người tín hữu Chúa Kitô: con rồng phun lửa không thể nuốt sát hại người con của người mẹ. Người con có Thiên Chúa phù hộ đã chiến thắng con rồng sự dữ, và đã đánh đuổi nó ra khỏi trời.
Trên mặt đất con rồng sự dữ vẫn gây ra đau khổ tang tóc cho Hội Thánh Chúa nơi trần gian. Nhưng sự đau khổ Hội Thánh phải chịu đựng ở trần gian, cho dù là điều tương phản với sự chiến thắng của Chúa trên sự dữ, không kéo dài đến vô tận cùng, như Thạnh Vịnh diễn tả: „ Lạy CHÚA, xin dẫn tù nhân chúng con về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam. 5 Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. 6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.“ ( Tv 126,4-6)
Vào thời điểm thế lỷ 6. sau Chúa giáng sinh, người phụ nữ trong sách Khải huyền của Thánh Gioan được hiểu cắt nghĩa về Đức Mẹ Maria: hình ảnh nguyên thủy tiên khởi của Hội Thánh Chúa trên trần gian.
Những điều chúng ta là dân Thiên Chúa tin tưởng và hy vọng, Đức Mẹ Maria đã nhận lãnh: được hoàn thành trọn vẹn trong vinh quang của Chúa. Đây là ý nghĩa ngày lễ mừng kính Đức Mẹ hồn xác được đưa rước về trời.
Điều này nhắc nhở người tín hữu Chúa Kitô nhìn lên Đức Mẹ Maria như vì sao niềm hy vọng và ơn cứu chuộc.
Nhiều hình ảnh và tượng vẽ khắc chạm Đức Mẹ Maria đầu đội triều thiên 12 ngôi sao và có ánh sáng mặt trời chiếu tỏa cùng dưới bàn chân có mặt trăng.
Đức Mẹ Maria là hình ảnh người phụ nữ về viễn cảnh ngày cánh chung nói lên rằng sự tốt lành thánh thiện khắc phục chiến thắng và Thiên Chúa sẽ biến đổi sự đau khổ lo âu của chúng ta.
Tâm nhìn thánh thiện tin tưởng hướng lên Đức Mẹ Maria xưa nay đã giúp rất nhiều người có thêm sức lực vượt qua khỏi những cơn khốn khó đau khổ trong đời sống.
Cuộc đời Đức Mẹ Maria xưa kia trên trần gian cũng không có luật trừ tránh khỏi những lo âu đau khổ. Kinh thánh thuật lại Đức Mẹ hạ sinh hài nhi Giêsu giữa cánh đồng trong hang chuồng súc vật, rồi con đường tỵ nạn sang Aicập để tránh khỏi bị vua Herode tìm giết hài nhi Giêsu con mình.
Thiên Chúa đã phù hộ che chở gia đình Đức Mẹ Maria trong cơn hoạn nạn khốn khó. Điều này nói lên sức mạnh sự dữ chấm dứt nơi sức mạnh của Thiên Chúa.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời là ngày lễ chống lại sự lo âu sợ hãi. Ngày lễ hướng tầm nhìn con mắt đức tin lên Thiên Chúa, vì Người không bao giờ bỏ rơi dân của Ngài.
Bàn tay quan phòng của Thiên Chúa nơi Đức Mẹ Maria mang đến cho con người sự can đảm tiếp tục con đường hành trình đức tin, dù gặp vướng phải chông gai khốn khó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào thời điểm năm 96 sau Chúa giáng sinh, Thánh Gioan Tông đồ đến sinh sống rao giảng nước Thiên Chúa ở vùng đảo Patmos thuộc lãnh thổ nước Hylạp.
Vào thời điểm này Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô phát triển đang bước sang thế hệ thứ ba.
Thánh Gioan tông đồ trong một thị kiến trên trời, như ông viết thuật lại trong sách Khải Huyền ( Kh 12,1-6a.10ab), diễn tả chứa nhiều dấu chỉ hình ảnh tượng trưng: một người phụ nữ sinh con và con rồng phun lửa rực đỏ.
Người phụ nữ là hình ảnh nói về dân Thiên Chúa đã sinh hạ Chúa Giêsu, đấng cứu độ trần gian.
Con rồng phun lửa máu đỏ là hình ảnh nói về sự dữ, sự hận thù và sức mạnh gây ra sự chết chóc. Con rồng phun lửa này làm hết cách để nuốt chửng đứa bé sơ sinh, nên nó luôn bám sát đe dọa người mẹ hình ảnh dân Thiên Chúa.
Hình ảnh thị kiến của Thánh Gioan trong sách Khải Huyền, dù đã cách đây hai ngàn năm, nhưng luôn ẩn chứa tính cách thời sự. Từ ngày Hội Thánh Chúa được thành lập lan rộng khắp nơi trên địa cầu hầu như lúc nào cũng bị nghi kỵ đe dọa bắt bớ, những đàn áp đạo Kitô giáo vẫn hằng luôn diễn ra với những cách thức dã man tàn bạo cùng tinh vi ép buộc ngày nay cũng vẫn đang diễn ra trên khắp nơi ở các nước.
Đời sống đức tin ở các nước tự do dân chủ, như bên Âu châu, ngay nơi nước Đức, như càng ngày càng đi xuống lâm vào khủng hoảng đang rơi dần vào tình trạng xa lạ. Bức tranh đó gây nên tâm trạng suy nghĩ tư lự có khi lo âu sợ hãi cho tương lai đời sống Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Dẫu vậy Thánh Gioan tông đề không muốn vì thế nói đến gây nên sự lo âu sợ hãi cho dân Thiên Chúa, nhưng muốn khích lệ lòng can đảm nơi mọi người tín hữu Chúa Kitô: con rồng phun lửa không thể nuốt sát hại người con của người mẹ. Người con có Thiên Chúa phù hộ đã chiến thắng con rồng sự dữ, và đã đánh đuổi nó ra khỏi trời.
Trên mặt đất con rồng sự dữ vẫn gây ra đau khổ tang tóc cho Hội Thánh Chúa nơi trần gian. Nhưng sự đau khổ Hội Thánh phải chịu đựng ở trần gian, cho dù là điều tương phản với sự chiến thắng của Chúa trên sự dữ, không kéo dài đến vô tận cùng, như Thạnh Vịnh diễn tả: „ Lạy CHÚA, xin dẫn tù nhân chúng con về, như mưa dẫn nước về suối cạn miền Nam. 5 Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng. 6 Họ ra đi, đi mà nức nở, mang hạt giống vãi gieo; lúc trở về, về reo hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng.“ ( Tv 126,4-6)
Vào thời điểm thế lỷ 6. sau Chúa giáng sinh, người phụ nữ trong sách Khải huyền của Thánh Gioan được hiểu cắt nghĩa về Đức Mẹ Maria: hình ảnh nguyên thủy tiên khởi của Hội Thánh Chúa trên trần gian.
Những điều chúng ta là dân Thiên Chúa tin tưởng và hy vọng, Đức Mẹ Maria đã nhận lãnh: được hoàn thành trọn vẹn trong vinh quang của Chúa. Đây là ý nghĩa ngày lễ mừng kính Đức Mẹ hồn xác được đưa rước về trời.
Điều này nhắc nhở người tín hữu Chúa Kitô nhìn lên Đức Mẹ Maria như vì sao niềm hy vọng và ơn cứu chuộc.
Nhiều hình ảnh và tượng vẽ khắc chạm Đức Mẹ Maria đầu đội triều thiên 12 ngôi sao và có ánh sáng mặt trời chiếu tỏa cùng dưới bàn chân có mặt trăng.
Đức Mẹ Maria là hình ảnh người phụ nữ về viễn cảnh ngày cánh chung nói lên rằng sự tốt lành thánh thiện khắc phục chiến thắng và Thiên Chúa sẽ biến đổi sự đau khổ lo âu của chúng ta.
Tâm nhìn thánh thiện tin tưởng hướng lên Đức Mẹ Maria xưa nay đã giúp rất nhiều người có thêm sức lực vượt qua khỏi những cơn khốn khó đau khổ trong đời sống.
Cuộc đời Đức Mẹ Maria xưa kia trên trần gian cũng không có luật trừ tránh khỏi những lo âu đau khổ. Kinh thánh thuật lại Đức Mẹ hạ sinh hài nhi Giêsu giữa cánh đồng trong hang chuồng súc vật, rồi con đường tỵ nạn sang Aicập để tránh khỏi bị vua Herode tìm giết hài nhi Giêsu con mình.
Thiên Chúa đã phù hộ che chở gia đình Đức Mẹ Maria trong cơn hoạn nạn khốn khó. Điều này nói lên sức mạnh sự dữ chấm dứt nơi sức mạnh của Thiên Chúa.
Lễ mừng kính Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời là ngày lễ chống lại sự lo âu sợ hãi. Ngày lễ hướng tầm nhìn con mắt đức tin lên Thiên Chúa, vì Người không bao giờ bỏ rơi dân của Ngài.
Bàn tay quan phòng của Thiên Chúa nơi Đức Mẹ Maria mang đến cho con người sự can đảm tiếp tục con đường hành trình đức tin, dù gặp vướng phải chông gai khốn khó.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long