VATICAN: Chiều 21 tháng 7 vùa qua hàng trăm thị trưởng các thành phố lớn toàn thế giới đã cùng ĐTC ký vào tuyên ngôn chung, cam kết dấn thân bảo vệ môi sinh, loại trừ các lạm dụng, khai thác, buôn bán người và mọi hình thức nô lệ mới.
ĐTC viết trong bản tuyên ngôn tiếng Tây Ban Nha: “Tôi đánh giá cao tuyên ngôn này. Tôi ước mong nó đem lại nhiều tốt đẹp”.
Các thị trưởng và giới chức dân sự thuộc nhiều nền văn hóa và điều kiện xã hội khác nhau đã tham dự đại hội do Hàn lâm viện các khoa học và Khoa học xã hội của Tòa Thánh tổ chức để thảo luận về hai đề tài cấp thiết: đó là các thay đổi khí hậu do con người gây ra, và việc bị gạt bỏ bên lề xã hội qua nạn nghèo đói cùng cực, nô lệ mới và buôn người. Tuyên ngôn khẳng định rằng các thay đổi khí hậu do con người gây ra là một thực tại khoa học, và việc giới hạn chúng là một bổn phận luân lý đối với nhân loại. Các nền văn hóa đều khẳng định phẩm giá nội tại của mỗi bản vị con nguời gắn liền với công ích của toàn thể nhân loại. Chúng nêu bật vẻ đẹp, sự kỳ diệu và bản chất tốt lành nội tại của thế giới, là món quà quý báu được giao phó cho loài người săn sóc. Tôn trọng chứ không tàn phá nó là bổn phận luân lý của con người.
Các người nghèo, tuy không gây ra nạn khí hậu thay đổi, nhưng lại là những thành phần chịu các đe dọa kinh khủng nhất của tệ nạn này do con người gây ra như: hạn hán ngày càng thường xuyên hơn, các trận bão ngày càng tàn phá hơn, các đợt nóng và mực nước biển dâng cao. Ngày nay nhân loại có các hiểu biết kỹ thuật và phương tiện tài chánh để xoay chiều các thay đổi khí hậu đó, đồng thời chấm dứt nạn nghèo túng cùng cực, qua các giải pháp phát triển có thể chịu đựng được, trong đó có các hệ thống năng lượng ít thải thán khí vào không trung hơn, và sư yểm trợ kỹ thuật của việc thông tin và truyền thông. Các tiến bộ kỹ thuật có thể giúp sản xuất các nguồn năng lượng có thể canh tân, thải ít thán khí hơn. Việc liên lỉ kiếm tìm hoà bình cho phép sử dụng các ngân khoản quân sự cho các đầu tư cấp thiết cho việc phát triển. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào cuối năm nay có thể là dịp may cuối cùng cho các thỏa hiệp ấn định việc sức nóng gia tăng dưới 2 độ C. Nếu không thì lộ trình đi theo cho tới nay có thể khiến cho sức nóng trên thế giới lên tới quá 4 độ C với các hậu quả tàn phá nghiêm trọng.
Các vị lãnh đạo chính trị và mọi nước thành viên Liên Hiệp Quốc dặc biệt có trách nhiệm đối với thoả hiệp này về khí hậu, để bảo đảm mức an ninh cho toàn nhân loại và che chở các dân tộc nghèo và dễ bị tổn thương nhất trước nạn thay đổi khí hậu. Các quốc gia giầu phải tài trợ cho các nước nghèo như đã hứa để giảm bớt các hậu qủa tai hại này. Các thay đổi cần thiết phải được thực thi trong bối cảnh các mục đích phát triển có thể chịu đựng được và đi song song với việc chống lại nạn nghèo túng cùng cực, thăng tiến việc săn sóc y tế cho mọi người, gia tăng phẩm chất giáo dục, cung cấp nước trong lành và năng lượng có thể chịu đựng được, cũng như chấm dứt nạn buôn người và mọi hình thức nô lệ mới.
Như là các thị trưởng, chúng tôi dấn thân trong các thành phố của mình, để giải thoát dân nghèo và những người có điều kiện sống dễ bị tổn thương, giảm thiểu các nguy cơ phát xuất từ các tồi tệ môi sinh, kinh tế hay xã hội tạo ra vùng đất mầu mỡ cho nạn buôn người và cưỡng bách di cư. Đồng thời chúng tôi cũng dấn thân chấm dứt các lạm dụng, khai thác, buôn người, và mọi hình thức nô lệ mới. Các tội phạm chống lại nhân loại này bao gồm cả việc cưỡng bách lao động, mại dâm, buôn cơ phận người, và làm việc như nô lệ trong các gia đình. Chúng tôi cũng dấn thân phát triển các chương trình tái hội nhập và hội nhập xã hội trên bình diện quốc gia để tránh việc cưỡng bách hồi hương các nạn nhân của việc buôn người (SD 22-7-2015)
ĐTC viết trong bản tuyên ngôn tiếng Tây Ban Nha: “Tôi đánh giá cao tuyên ngôn này. Tôi ước mong nó đem lại nhiều tốt đẹp”.
Các thị trưởng và giới chức dân sự thuộc nhiều nền văn hóa và điều kiện xã hội khác nhau đã tham dự đại hội do Hàn lâm viện các khoa học và Khoa học xã hội của Tòa Thánh tổ chức để thảo luận về hai đề tài cấp thiết: đó là các thay đổi khí hậu do con người gây ra, và việc bị gạt bỏ bên lề xã hội qua nạn nghèo đói cùng cực, nô lệ mới và buôn người. Tuyên ngôn khẳng định rằng các thay đổi khí hậu do con người gây ra là một thực tại khoa học, và việc giới hạn chúng là một bổn phận luân lý đối với nhân loại. Các nền văn hóa đều khẳng định phẩm giá nội tại của mỗi bản vị con nguời gắn liền với công ích của toàn thể nhân loại. Chúng nêu bật vẻ đẹp, sự kỳ diệu và bản chất tốt lành nội tại của thế giới, là món quà quý báu được giao phó cho loài người săn sóc. Tôn trọng chứ không tàn phá nó là bổn phận luân lý của con người.
Các người nghèo, tuy không gây ra nạn khí hậu thay đổi, nhưng lại là những thành phần chịu các đe dọa kinh khủng nhất của tệ nạn này do con người gây ra như: hạn hán ngày càng thường xuyên hơn, các trận bão ngày càng tàn phá hơn, các đợt nóng và mực nước biển dâng cao. Ngày nay nhân loại có các hiểu biết kỹ thuật và phương tiện tài chánh để xoay chiều các thay đổi khí hậu đó, đồng thời chấm dứt nạn nghèo túng cùng cực, qua các giải pháp phát triển có thể chịu đựng được, trong đó có các hệ thống năng lượng ít thải thán khí vào không trung hơn, và sư yểm trợ kỹ thuật của việc thông tin và truyền thông. Các tiến bộ kỹ thuật có thể giúp sản xuất các nguồn năng lượng có thể canh tân, thải ít thán khí hơn. Việc liên lỉ kiếm tìm hoà bình cho phép sử dụng các ngân khoản quân sự cho các đầu tư cấp thiết cho việc phát triển. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào cuối năm nay có thể là dịp may cuối cùng cho các thỏa hiệp ấn định việc sức nóng gia tăng dưới 2 độ C. Nếu không thì lộ trình đi theo cho tới nay có thể khiến cho sức nóng trên thế giới lên tới quá 4 độ C với các hậu quả tàn phá nghiêm trọng.
Các vị lãnh đạo chính trị và mọi nước thành viên Liên Hiệp Quốc dặc biệt có trách nhiệm đối với thoả hiệp này về khí hậu, để bảo đảm mức an ninh cho toàn nhân loại và che chở các dân tộc nghèo và dễ bị tổn thương nhất trước nạn thay đổi khí hậu. Các quốc gia giầu phải tài trợ cho các nước nghèo như đã hứa để giảm bớt các hậu qủa tai hại này. Các thay đổi cần thiết phải được thực thi trong bối cảnh các mục đích phát triển có thể chịu đựng được và đi song song với việc chống lại nạn nghèo túng cùng cực, thăng tiến việc săn sóc y tế cho mọi người, gia tăng phẩm chất giáo dục, cung cấp nước trong lành và năng lượng có thể chịu đựng được, cũng như chấm dứt nạn buôn người và mọi hình thức nô lệ mới.
Như là các thị trưởng, chúng tôi dấn thân trong các thành phố của mình, để giải thoát dân nghèo và những người có điều kiện sống dễ bị tổn thương, giảm thiểu các nguy cơ phát xuất từ các tồi tệ môi sinh, kinh tế hay xã hội tạo ra vùng đất mầu mỡ cho nạn buôn người và cưỡng bách di cư. Đồng thời chúng tôi cũng dấn thân chấm dứt các lạm dụng, khai thác, buôn người, và mọi hình thức nô lệ mới. Các tội phạm chống lại nhân loại này bao gồm cả việc cưỡng bách lao động, mại dâm, buôn cơ phận người, và làm việc như nô lệ trong các gia đình. Chúng tôi cũng dấn thân phát triển các chương trình tái hội nhập và hội nhập xã hội trên bình diện quốc gia để tránh việc cưỡng bách hồi hương các nạn nhân của việc buôn người (SD 22-7-2015)