Trong số 70 ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ do Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành tại thủ đô Sarajevo của Bosnia-Herzegovina sáng ngày thứ Bẩy 6 tháng Sáu, có nhiều người đến từ rất xa như Ukraine hay Trung quốc. Phần lớn các tín hữu hành hương từ hải ngoại này đã đến thăm Medjugorje trước hoặc sau chuyến viếng thăm Sarajevo của Đức Thánh Cha.
Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”.
Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực – nói dễ hiểu là do người ta bày vẽ ra, không phải là thật.
Ngày thứ Bẩy 18 tháng Giêng năm ngoái 2014, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cho biết ủy ban quốc tế điều tra các sự kiện tại Medjugorje đã tổ chức cuộc họp cuối cùng một ngày trước. Ủy ban đã được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hình thành vào ngày 17 tháng Ba năm 2010 và do Đức Hồng Y Camillo Ruini lãnh đạo.
Tòa Thánh chưa chính thức công bố kết luận nhưng ngày 21 Tháng 10 năm 2013, Sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ, thay mặt cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho biết là dưới ánh sáng của tuyên bố do các Đức Giám Mục Nam Tư đưa ra năm 1991 tại Zadar về các sự kiện tại Medjugorje, người Công Giáo, cho dù giáo sĩ hay giáo dân, “không được phép tham gia các cuộc họp, hội nghị, lễ kỷ niệm công cộng có thể bị lợi dụng để tăng sự khả tín cho ‘những cuộc hiện ra’ như thế”
Trong một diễn biến mới nhất, buổi nói chuyện của một “nhân chứng” Medjugorje tại một giáo xứ ở St. Louis, Hoa Kỳ được dự kiến diễn ra hôm 18 tháng Ba đã bị hủy bỏ theo yêu cầu của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Một ngày trước khi Đức Thánh Cha thăm Sarajevo, cha Marinko Sakota, linh mục chánh xứ Medjugorje cho thông tín viên AFP biết cảm nghĩ của ngài như sau:
“Điều quan trọng đối với tôi là một cộng đoàn sống động. Chúng tôi đang thực sự rất năng động ở đây. Việc nơi đây có được công nhận hay không chẳng phụ thuộc vào chúng tôi, đó không phải là nhiệm vụ của chúng tôi”.
Theo cha Marinko Sakota:
“Nếu hiện tượng Medjugorje là do hành động của Thiên Chúa thì không ai có thể phá hủy nó. Nếu đó là công việc của con người, nó sẽ tự sụp đổ. Ở đây, chúng tôi cảm thấy rằng đó là công việc của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa muốn”.
Kata Papalovic một tín hữu người Croatia cho biết
“Tôi đang bị bệnh rất nặng, tôi đã phẫu thuật nhiều lần và phải nằm ở nhà, tôi dành phần lớn thời gian nằm nghỉ. Em gái tôi khuyến khích tôi đến đây. Hôm nay, tôi cố leo lên một phần của một ngọn đồi, tôi đi trên địa hình núi đá này mà không cảm thấy khó khăn nào. Tôi rất phấn chấn với những gì tôi đã đạt được. Tôi không mệt chút nào “.
Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”.
Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate” – tính chất không siêu nhiên được chứng thực – nói dễ hiểu là do người ta bày vẽ ra, không phải là thật.
Ngày thứ Bẩy 18 tháng Giêng năm ngoái 2014, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh là cha Federico Lombardi, cho biết ủy ban quốc tế điều tra các sự kiện tại Medjugorje đã tổ chức cuộc họp cuối cùng một ngày trước. Ủy ban đã được Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin hình thành vào ngày 17 tháng Ba năm 2010 và do Đức Hồng Y Camillo Ruini lãnh đạo.
Tòa Thánh chưa chính thức công bố kết luận nhưng ngày 21 Tháng 10 năm 2013, Sứ thần Tòa Thánh tại Mỹ, thay mặt cho Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, cho biết là dưới ánh sáng của tuyên bố do các Đức Giám Mục Nam Tư đưa ra năm 1991 tại Zadar về các sự kiện tại Medjugorje, người Công Giáo, cho dù giáo sĩ hay giáo dân, “không được phép tham gia các cuộc họp, hội nghị, lễ kỷ niệm công cộng có thể bị lợi dụng để tăng sự khả tín cho ‘những cuộc hiện ra’ như thế”
Trong một diễn biến mới nhất, buổi nói chuyện của một “nhân chứng” Medjugorje tại một giáo xứ ở St. Louis, Hoa Kỳ được dự kiến diễn ra hôm 18 tháng Ba đã bị hủy bỏ theo yêu cầu của Bộ Giáo Lý Đức Tin.
Một ngày trước khi Đức Thánh Cha thăm Sarajevo, cha Marinko Sakota, linh mục chánh xứ Medjugorje cho thông tín viên AFP biết cảm nghĩ của ngài như sau:
“Điều quan trọng đối với tôi là một cộng đoàn sống động. Chúng tôi đang thực sự rất năng động ở đây. Việc nơi đây có được công nhận hay không chẳng phụ thuộc vào chúng tôi, đó không phải là nhiệm vụ của chúng tôi”.
Theo cha Marinko Sakota:
“Nếu hiện tượng Medjugorje là do hành động của Thiên Chúa thì không ai có thể phá hủy nó. Nếu đó là công việc của con người, nó sẽ tự sụp đổ. Ở đây, chúng tôi cảm thấy rằng đó là công việc của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa muốn”.
Kata Papalovic một tín hữu người Croatia cho biết
“Tôi đang bị bệnh rất nặng, tôi đã phẫu thuật nhiều lần và phải nằm ở nhà, tôi dành phần lớn thời gian nằm nghỉ. Em gái tôi khuyến khích tôi đến đây. Hôm nay, tôi cố leo lên một phần của một ngọn đồi, tôi đi trên địa hình núi đá này mà không cảm thấy khó khăn nào. Tôi rất phấn chấn với những gì tôi đã đạt được. Tôi không mệt chút nào “.