Ngày 6 tháng Sáu, Đức Phanxicô sẽ viếng thăm Sarajevo, thành phố có những biệt danh như Giêrusalem Âu Châu, Giêrusalem Balkans.
Thực vậy, Sarajevo vốn nổi danh là đa diện về văn hóa và tôn giáo, với các tín đồ Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo và Công Giáo sống chung với nhau trong nhiều thế kỷ qua. Cho tới cuối thế kỷ 20, nó là thành phố lớn duy nhất của Âu Châu có đền thờ Hồi Giáo, nhà thờ Công Giáo, nhà thờ Chính Thống Giáo và hội đường Do Thái Giáo.
Thành phố này nhiều lần lôi kéo sự chú ý của quốc tế. Năm 1885, nó là thành phố đầu tiên của Âu Châu và là thành phố thứ hai trên thế giới có hệ thống xe điện chạy toàn thời khắp thành phố, chỉ sau San Francisco. Năm 1914, nó là địa điểm xẩy ra vụ ám sát Hoàng Tử Áo, Franz Ferdinand, châm ngòi cho Thế Chiến I. Bẩy mươi năm sau, tức năm 1984, nó đứng ra tổ chức thế vận hội mùa đông. Rồi trong gần 4 năm sau đó, từ 1992 tới 1996, nó bị bao vây lâu nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại: 1,425 ngày trong chiến tranh Bosnia.
Thực vậy, khi Bosnia và Herzegovina tuyên bố độc lập khỏi Yugoslavia và được LHQ thừa nhận, các lãnh tụ Serbia và quân đội của họ đã bao vây Sarajevo bằng một lực lượng gồm tới 18,000 binh sĩ, đóng trên các đỉnh đồi chung quanh, từ đó, họ tấn công thành phố với đủ thứ khí giới: pháo binh, súng cối, xe tăng, súng phòng không, súng máy hạng nặng, phóng hỏa tiễn nhiều đầu, bom phóng từ máy bay, và súng trường bắn sẻ. Quân đội Bosnia đồn trú trong thành phố trang bị kém không đủ khả năng bẻ gẫy vòng vây.
Trong cuộc phong tỏa này, 11,541 người đã thiệt mạng, trong đó có 1,500 trẻ em. Thêm 56,000 bị thương, trong đó có 15,000 trẻ em.
Nhờ tái thiết hậu chiến, Sarajevo hiện là thành phố phát triển nhanh nhất của Bosnia và Herzegovina, được liệt kê là thành phố đẹp thứ 43 của thế giới và năm 2009, được coi là một trong 10 thành phố hàng đầu đáng thăm viếng. Năm 2011, Sarajevo được đề cử làm Thủ Đô Văn Hóa của Âu Châu vào năm 2014 và sẽ đứng ra tổ chức Vận Hội Tuổi Trẻ Âu Châu vào năm 2017.
Tới Sarajevo, chắc chắn Đức Phanxicô không mấy lưu ý tới những điểm lôi cuốn du lịch như trên. Yếu tố dân số và tôn giáo đáng chú ý hơn. Chiến tranh Bosnia đã thay đổi khuôn mặt sắc tộc và tôn giáo của thành phố. Thành phố này trước đây vốn là một thành phố đa văn hóa và thường được gọi là Giêrusalem Âu Châu. Theo thống kê dân số năm 1991, 49.2 phần trăm tổng số dân số của thành phố (527,049 người) là người Bosnia, 29.8 phần trăm người Serb, 10.7 phần trăm người Yugoslav, 6.6 phần trăm người Croat và 3.6 phần trăm thuộc các sắc dân khác. Qua năm 2002, 79.6 phần trăm tổng số 401,118 dân số thành phố là người Bosnia, 11.2 phần trăm là người Serb, 6.7 phần trăm người Croat và 2.5 thuộc các sắc dân khác. Từ ngày có Thỏa Hiệp Dayton (1995), kiểu nói “người Bosnia” đã được dùng để thay thế cho kiểu nói “người Hồi Giáo” từng được chính phủ Yugoslavia sử dụng trước đây.
Nói tóm lại, đại đa số người dân Sarajevo hiện nay theo Hồi Giáo. Tiếp theo là người Serb, đồng nghĩa với Chính Thống Giáo và thứ ba là người Croat đồng nghĩa với Công Giáo. Trên thực tế, người Hồi Giáo và người Chính Thống Giáo có ảnh hưởng nhiều hơn cả đối với nội tình thành phố. Điều này gây “ngứa ngáy” không ít cho người Công Giáo tại đây. Thực vậy, theo ký giả John Allen, trong một cuộc phỏng vấn của tờ National Catholic Reporter cách nay 2 năm, Giám Mục Phụ Tá của Sarajevo, Đức Cha Pero Sudar, nói rằng vì người Serb và người Hồi Giáo có lãnh thổ riêng nhưng người Công Giáo không có, nên “cảm tưởng thông thường là tại xứ sở này chỉ có chỗ dành cho hai dân tộc mà thôi, chứ không phải ba”.
Nhưng ai cũng phải nhận rằng nhờ Thỏa Hiệp Dayton chấm dứt nội chiến, hòa bình đã được duy trì trong 20 năm qua. Chính trong bối cảnh này, Đức Phanxicô đã tới Sarajevo, để như lời ngài nói “củng cố các tín hữu Công Giáo trong đức tin, để nâng đỡ cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, và nhất là để khích lệ sự sống chung hòa bình tại đất nước của anh chị em”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài tới “như người anh em sứ giả hòa bình” và ngài khuyến khích người Công Giáo tại đây “hoạt động cho một xã hội tiến về hòa bình, trong sự sống chung và cộng tác với nhau”.
Mẫu mực các cuộc du hành từ trước đến nay
Suy nghĩ về cuộc du hành sắp tới của Đức Phanxicô, John L. Allen Jr. nhận định rằng muốn hiểu chiều hướng của ngài, ta chỉ cần hỏi mấy ông đại lý du lịch. Và ông tự hỏi: Albania, Sri Lanka và Bosnia-Herzegovina có gì chung với nhau?
Câu trả lời là: tất cả đều là những khu “ngoại vi” của thế giới, thường bị các trung tâm quyền lực chính làm ngơ cho tới khi trở thành vấn nạn, tất cả đều là những nơi mới giải quyết xong cuộc tranh chấp nội bộ lâu dài và đầy bạo lực.
Thành thử, dù chỉ kéo dài trong 12 tiếng đồng hồ, cuộc tông du Sarajevo của Đức Phanxicô rất có ý nghĩa cao về biểu tượng. Vì nơi ngài đến từng đồng nghĩa với hận thù sắc tộc và tôn giáo đầu thập niên 1990, dù trước đó, vốn nổi tiếng về sống chung hòa bình hàng bao thế kỷ giữa các tôn giáo lớn. Viễn tượng này đã được lặp lại và đã kéo dài gần 20 năm qua. Đức Phanxicô muốn đứng tại Sarajevo để vỗ tay hoan hô người Bosnia vì đã chứng minh được rằng việc biến gươm giáo thành lưỡi cày không phải chỉ là chuyện thi ca trongThánh Kinh mà là một mục tiêu có thể thực hiện được trong thế giới chính trị hiện thực ngày nay.
Đấy cũng là lý do khiến ngài tới Tiranna, thủ đô Albania, hồi tháng Chín, năm 2014, để ca ngợi nước này về con đường họ đã chọn sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản năm 1991. Thay vì sa vào cảnh nồi da xáo thịt, Albania đã quyết định trở thành “xứ sở độc đáo nơi sự sống chung và hợp tác hòa bình đã hiện hữu giữa người Hồi Giáo, Công Giáo, Chính Thống Giáo, và cả người vô tín ngưỡng nữa”.
Cuộc tông du Sri Lanka đầu năm nay cũng thế. Đây là một xứ sở tan nát vì cuộc nội chiến gần 30 năm do căng thẳng tôn giáo và sắc tộc gây ra. Ở đây, cũng vừa vãn hồi được hòa bình và nền hoà bình này tương đối được duy trì từ năm 2009 đến nay.
Đức Phanxicô dùng các cuộc tông du của ngài để đưa ra một sứ điệp đơn giản: hòa bình là điều có thể thực hiện được, hãy nhìn xứ sở tôi đang viếng thăm!
Đây hẳn cũng là lý do, ngài sẽ dừng chân ở Cuba, trước khi vào thăm Hoa Kỳ vào tháng Chín này, như để nhắc người ta nhớ hai quốc gia này vừa tìm ra đường để chấm dứt các căng thẳng của Chiến Tranh lạnh.
Ngoài việc nhấn mạnh tới hòa bình, Đức Phanxicô liên tiếp kêu gọi người Công Giáo vươn tay ra với những người ở ngoại vi, cả theo nghĩa địa dư lẫn theo nghĩa hiện sinh và các cuộc tông du của ngài rõ ràng phản ảnh điều vừa nói.
Tới lúc ngài thực hiện chuyến viếng thăm một quốc gia lớn Tây Phương, tức Hoa Kỳ, vào tháng Chín tới, ngài đã đi Á Châu hai lần, Châu Mỹ La Tinh hai lần, Trung Đông hai lần và Đông Âu cũng hai lần.
Theo CNA, trong cuộc viếng thăm Sarajevo, Đức Phanxicô sẽ gặp Tổng Thống Bakir Izetbegovic và dâng Thánh Lễ tại Vận Động Trường Kosevo. Ngài sẽ tham dự một buổi gặp gỡ liên tôn và đại kết và gặp các giám mục, linh mục và chủng sinh cũng như giới trẻ.
Cũng nên nhớ: ngày 17 tháng Ba vừa qua, nhân gặp các giám mục Bosnia, Đức Phanxicô thúc giục các vị phát huy hòa giải và chung sống hòa bình. Ngài nói: “xã hội nơi các hiền huynh sống có một chiều kích đa văn hóa và đa sắc tộc. Và các hiền huynh được ủy thác trách vụ trở thành cha cho mọi người, bất chấp các hạn chế vật chất và cuộc khủng hoảng trong đó các hiền huynh đang hoạt động”.
Thực vậy, Sarajevo vốn nổi danh là đa diện về văn hóa và tôn giáo, với các tín đồ Hồi Giáo, Chính Thống Giáo, Do Thái Giáo và Công Giáo sống chung với nhau trong nhiều thế kỷ qua. Cho tới cuối thế kỷ 20, nó là thành phố lớn duy nhất của Âu Châu có đền thờ Hồi Giáo, nhà thờ Công Giáo, nhà thờ Chính Thống Giáo và hội đường Do Thái Giáo.
Thành phố này nhiều lần lôi kéo sự chú ý của quốc tế. Năm 1885, nó là thành phố đầu tiên của Âu Châu và là thành phố thứ hai trên thế giới có hệ thống xe điện chạy toàn thời khắp thành phố, chỉ sau San Francisco. Năm 1914, nó là địa điểm xẩy ra vụ ám sát Hoàng Tử Áo, Franz Ferdinand, châm ngòi cho Thế Chiến I. Bẩy mươi năm sau, tức năm 1984, nó đứng ra tổ chức thế vận hội mùa đông. Rồi trong gần 4 năm sau đó, từ 1992 tới 1996, nó bị bao vây lâu nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại: 1,425 ngày trong chiến tranh Bosnia.
Thực vậy, khi Bosnia và Herzegovina tuyên bố độc lập khỏi Yugoslavia và được LHQ thừa nhận, các lãnh tụ Serbia và quân đội của họ đã bao vây Sarajevo bằng một lực lượng gồm tới 18,000 binh sĩ, đóng trên các đỉnh đồi chung quanh, từ đó, họ tấn công thành phố với đủ thứ khí giới: pháo binh, súng cối, xe tăng, súng phòng không, súng máy hạng nặng, phóng hỏa tiễn nhiều đầu, bom phóng từ máy bay, và súng trường bắn sẻ. Quân đội Bosnia đồn trú trong thành phố trang bị kém không đủ khả năng bẻ gẫy vòng vây.
Trong cuộc phong tỏa này, 11,541 người đã thiệt mạng, trong đó có 1,500 trẻ em. Thêm 56,000 bị thương, trong đó có 15,000 trẻ em.
Nhờ tái thiết hậu chiến, Sarajevo hiện là thành phố phát triển nhanh nhất của Bosnia và Herzegovina, được liệt kê là thành phố đẹp thứ 43 của thế giới và năm 2009, được coi là một trong 10 thành phố hàng đầu đáng thăm viếng. Năm 2011, Sarajevo được đề cử làm Thủ Đô Văn Hóa của Âu Châu vào năm 2014 và sẽ đứng ra tổ chức Vận Hội Tuổi Trẻ Âu Châu vào năm 2017.
Tới Sarajevo, chắc chắn Đức Phanxicô không mấy lưu ý tới những điểm lôi cuốn du lịch như trên. Yếu tố dân số và tôn giáo đáng chú ý hơn. Chiến tranh Bosnia đã thay đổi khuôn mặt sắc tộc và tôn giáo của thành phố. Thành phố này trước đây vốn là một thành phố đa văn hóa và thường được gọi là Giêrusalem Âu Châu. Theo thống kê dân số năm 1991, 49.2 phần trăm tổng số dân số của thành phố (527,049 người) là người Bosnia, 29.8 phần trăm người Serb, 10.7 phần trăm người Yugoslav, 6.6 phần trăm người Croat và 3.6 phần trăm thuộc các sắc dân khác. Qua năm 2002, 79.6 phần trăm tổng số 401,118 dân số thành phố là người Bosnia, 11.2 phần trăm là người Serb, 6.7 phần trăm người Croat và 2.5 thuộc các sắc dân khác. Từ ngày có Thỏa Hiệp Dayton (1995), kiểu nói “người Bosnia” đã được dùng để thay thế cho kiểu nói “người Hồi Giáo” từng được chính phủ Yugoslavia sử dụng trước đây.
Nói tóm lại, đại đa số người dân Sarajevo hiện nay theo Hồi Giáo. Tiếp theo là người Serb, đồng nghĩa với Chính Thống Giáo và thứ ba là người Croat đồng nghĩa với Công Giáo. Trên thực tế, người Hồi Giáo và người Chính Thống Giáo có ảnh hưởng nhiều hơn cả đối với nội tình thành phố. Điều này gây “ngứa ngáy” không ít cho người Công Giáo tại đây. Thực vậy, theo ký giả John Allen, trong một cuộc phỏng vấn của tờ National Catholic Reporter cách nay 2 năm, Giám Mục Phụ Tá của Sarajevo, Đức Cha Pero Sudar, nói rằng vì người Serb và người Hồi Giáo có lãnh thổ riêng nhưng người Công Giáo không có, nên “cảm tưởng thông thường là tại xứ sở này chỉ có chỗ dành cho hai dân tộc mà thôi, chứ không phải ba”.
Nhưng ai cũng phải nhận rằng nhờ Thỏa Hiệp Dayton chấm dứt nội chiến, hòa bình đã được duy trì trong 20 năm qua. Chính trong bối cảnh này, Đức Phanxicô đã tới Sarajevo, để như lời ngài nói “củng cố các tín hữu Công Giáo trong đức tin, để nâng đỡ cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, và nhất là để khích lệ sự sống chung hòa bình tại đất nước của anh chị em”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài tới “như người anh em sứ giả hòa bình” và ngài khuyến khích người Công Giáo tại đây “hoạt động cho một xã hội tiến về hòa bình, trong sự sống chung và cộng tác với nhau”.
Mẫu mực các cuộc du hành từ trước đến nay
Suy nghĩ về cuộc du hành sắp tới của Đức Phanxicô, John L. Allen Jr. nhận định rằng muốn hiểu chiều hướng của ngài, ta chỉ cần hỏi mấy ông đại lý du lịch. Và ông tự hỏi: Albania, Sri Lanka và Bosnia-Herzegovina có gì chung với nhau?
Câu trả lời là: tất cả đều là những khu “ngoại vi” của thế giới, thường bị các trung tâm quyền lực chính làm ngơ cho tới khi trở thành vấn nạn, tất cả đều là những nơi mới giải quyết xong cuộc tranh chấp nội bộ lâu dài và đầy bạo lực.
Thành thử, dù chỉ kéo dài trong 12 tiếng đồng hồ, cuộc tông du Sarajevo của Đức Phanxicô rất có ý nghĩa cao về biểu tượng. Vì nơi ngài đến từng đồng nghĩa với hận thù sắc tộc và tôn giáo đầu thập niên 1990, dù trước đó, vốn nổi tiếng về sống chung hòa bình hàng bao thế kỷ giữa các tôn giáo lớn. Viễn tượng này đã được lặp lại và đã kéo dài gần 20 năm qua. Đức Phanxicô muốn đứng tại Sarajevo để vỗ tay hoan hô người Bosnia vì đã chứng minh được rằng việc biến gươm giáo thành lưỡi cày không phải chỉ là chuyện thi ca trongThánh Kinh mà là một mục tiêu có thể thực hiện được trong thế giới chính trị hiện thực ngày nay.
Đấy cũng là lý do khiến ngài tới Tiranna, thủ đô Albania, hồi tháng Chín, năm 2014, để ca ngợi nước này về con đường họ đã chọn sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản năm 1991. Thay vì sa vào cảnh nồi da xáo thịt, Albania đã quyết định trở thành “xứ sở độc đáo nơi sự sống chung và hợp tác hòa bình đã hiện hữu giữa người Hồi Giáo, Công Giáo, Chính Thống Giáo, và cả người vô tín ngưỡng nữa”.
Cuộc tông du Sri Lanka đầu năm nay cũng thế. Đây là một xứ sở tan nát vì cuộc nội chiến gần 30 năm do căng thẳng tôn giáo và sắc tộc gây ra. Ở đây, cũng vừa vãn hồi được hòa bình và nền hoà bình này tương đối được duy trì từ năm 2009 đến nay.
Đức Phanxicô dùng các cuộc tông du của ngài để đưa ra một sứ điệp đơn giản: hòa bình là điều có thể thực hiện được, hãy nhìn xứ sở tôi đang viếng thăm!
Đây hẳn cũng là lý do, ngài sẽ dừng chân ở Cuba, trước khi vào thăm Hoa Kỳ vào tháng Chín này, như để nhắc người ta nhớ hai quốc gia này vừa tìm ra đường để chấm dứt các căng thẳng của Chiến Tranh lạnh.
Ngoài việc nhấn mạnh tới hòa bình, Đức Phanxicô liên tiếp kêu gọi người Công Giáo vươn tay ra với những người ở ngoại vi, cả theo nghĩa địa dư lẫn theo nghĩa hiện sinh và các cuộc tông du của ngài rõ ràng phản ảnh điều vừa nói.
Tới lúc ngài thực hiện chuyến viếng thăm một quốc gia lớn Tây Phương, tức Hoa Kỳ, vào tháng Chín tới, ngài đã đi Á Châu hai lần, Châu Mỹ La Tinh hai lần, Trung Đông hai lần và Đông Âu cũng hai lần.
Theo CNA, trong cuộc viếng thăm Sarajevo, Đức Phanxicô sẽ gặp Tổng Thống Bakir Izetbegovic và dâng Thánh Lễ tại Vận Động Trường Kosevo. Ngài sẽ tham dự một buổi gặp gỡ liên tôn và đại kết và gặp các giám mục, linh mục và chủng sinh cũng như giới trẻ.
Cũng nên nhớ: ngày 17 tháng Ba vừa qua, nhân gặp các giám mục Bosnia, Đức Phanxicô thúc giục các vị phát huy hòa giải và chung sống hòa bình. Ngài nói: “xã hội nơi các hiền huynh sống có một chiều kích đa văn hóa và đa sắc tộc. Và các hiền huynh được ủy thác trách vụ trở thành cha cho mọi người, bất chấp các hạn chế vật chất và cuộc khủng hoảng trong đó các hiền huynh đang hoạt động”.