Sau thắng lợi vang dội tại Ramadi, Iraq hôm Chúa Nhật 17 tháng Năm, hôm thứ Tư 20 tháng Năm, quân khủng bố Hồi Giáo IS lại chiếm được thành phố Palmyra của Syria nơi có những di tích La Mã cổ kính nhất. Cuộc chiến tại Palmyra đã bắt đầu từ ngày 13 tháng Năm. Sau gần một tuần chống trả quyết liệt, quân đội Syria trung thành với tổng thống Bashar al-Assad đành phải rút lui. Bọn khủng bố IS rõ ràng không phải là một đám giặc cỏ, chúng thực sự có thể đánh bại các quân đội chính quy đồng thời trên nhiều mặt trận khác nhau.
Trước những diễn biến này, Đức Hồng Y Fernando Filoni, người đã hai lần thay mặt của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Iraq để an ủi các nạn nhân của quân khủng bố Hồi Giáo IS đã dành cho Rome Reports một buổi phỏng vấn.
Theo Đức Hồng Y, đã đến giờ phải có những hành động cân xứng, lời nói và ý định tốt thôi thì chưa đủ để bảo vệ người dân ở Trung Đông.
Ngài nói:
“Chúng ta cần có những hành động chính trị và quân sự tương xứng. Đây không phải là giết kẻ giết người. Không bao giờ nên như thế, nhưng là cơ chế phòng vệ cần thiết.”
Đức Hồng Y Filoni đã là sứ thần ở Baghdad từ năm 2001 đến năm 2006. Ngài biết rõ quốc gia này và hiểu rằng các giáo phái là cội rễ của sự căng thẳng này. Ngài nhấn mạnh rằng người ta cần phải coi các Kitô hữu là những công dân đầy đủ chứ không chỉ giới hạn trong việc dung tha cho họ ở chính quê hương của họ.
Ngài nói tiếp:
“Mọi người nói với tôi, ‘Kitô hữu là những người dân bản xứ gốc gác ở đây và họ có quyền được sống ở đó’. Luật pháp cần phải minh định điều này. Một trong những vấn đề lớn ở Iraq là quyền cá nhân không dựa vào pháp luật. Tất cả mọi thứ được diễn giải theo luật Hồi Giáo. Điều này thật là nguy hiểm. "
Trong hai chuyến đi của mình, Đức Hồng Y đã đến thăm người tị nạn Kitô hữu. Ngài nói từng bước, nhu cầu vật chất bên ngoài của họ đang được đáp ứng. Nhưng những vấn đề bên trong khác vẫn còn đó.
Đức Hồng Y kể:
“Trong chuyến viếng thăm của tôi, nhiều người nói với tôi rằng, ‘Đức Hồng Y không giải quyết nổi vấn đề của chúng con đâu, nhưng bây giờ chúng con cảm thấy chúng con không cô đơn”
Theo Đức Hồng Y, ở những nước mà Hồi Giáo là tôn giáo chính, người Hồi giáo phải thúc đẩy việc chung sống hoà bình và tự do tôn giáo.
“Nếu không có khoa phê bình lịch sử trong đó dấy lên câu hỏi thánh chiến có nghĩa là gì, thì liệu chúng ta có nên hiểu thánh chiến nghĩa là việc dùng kiếm và bạo lực để chinh phục hay không? Hay chúng ta nên định nghĩa nó là sự cải đạo? là mọi người phải có quyền truyền bá tôn giáo, nhưng cũng có quyền từ chối một tôn giáo? "
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn đi thăm Iraq. Đức Hồng Y Filoni nói một chuyến đi như vậy sẽ thúc đẩy niềm hy vọng của các Kitô hữu bị bách hại. Tuy nhiên, tình hình an ninh đang xấu đi đến mức đó là điều không thể được.
Thành phố Palmyra của Syria |
Những di tích La Mã cổ kính nhất |
Theo Đức Hồng Y, đã đến giờ phải có những hành động cân xứng, lời nói và ý định tốt thôi thì chưa đủ để bảo vệ người dân ở Trung Đông.
Ngài nói:
“Chúng ta cần có những hành động chính trị và quân sự tương xứng. Đây không phải là giết kẻ giết người. Không bao giờ nên như thế, nhưng là cơ chế phòng vệ cần thiết.”
Đức Hồng Y Filoni đã là sứ thần ở Baghdad từ năm 2001 đến năm 2006. Ngài biết rõ quốc gia này và hiểu rằng các giáo phái là cội rễ của sự căng thẳng này. Ngài nhấn mạnh rằng người ta cần phải coi các Kitô hữu là những công dân đầy đủ chứ không chỉ giới hạn trong việc dung tha cho họ ở chính quê hương của họ.
Ngài nói tiếp:
“Mọi người nói với tôi, ‘Kitô hữu là những người dân bản xứ gốc gác ở đây và họ có quyền được sống ở đó’. Luật pháp cần phải minh định điều này. Một trong những vấn đề lớn ở Iraq là quyền cá nhân không dựa vào pháp luật. Tất cả mọi thứ được diễn giải theo luật Hồi Giáo. Điều này thật là nguy hiểm. "
Trong hai chuyến đi của mình, Đức Hồng Y đã đến thăm người tị nạn Kitô hữu. Ngài nói từng bước, nhu cầu vật chất bên ngoài của họ đang được đáp ứng. Nhưng những vấn đề bên trong khác vẫn còn đó.
Đức Hồng Y kể:
“Trong chuyến viếng thăm của tôi, nhiều người nói với tôi rằng, ‘Đức Hồng Y không giải quyết nổi vấn đề của chúng con đâu, nhưng bây giờ chúng con cảm thấy chúng con không cô đơn”
Theo Đức Hồng Y, ở những nước mà Hồi Giáo là tôn giáo chính, người Hồi giáo phải thúc đẩy việc chung sống hoà bình và tự do tôn giáo.
“Nếu không có khoa phê bình lịch sử trong đó dấy lên câu hỏi thánh chiến có nghĩa là gì, thì liệu chúng ta có nên hiểu thánh chiến nghĩa là việc dùng kiếm và bạo lực để chinh phục hay không? Hay chúng ta nên định nghĩa nó là sự cải đạo? là mọi người phải có quyền truyền bá tôn giáo, nhưng cũng có quyền từ chối một tôn giáo? "
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ mong muốn đi thăm Iraq. Đức Hồng Y Filoni nói một chuyến đi như vậy sẽ thúc đẩy niềm hy vọng của các Kitô hữu bị bách hại. Tuy nhiên, tình hình an ninh đang xấu đi đến mức đó là điều không thể được.