Đêm thứ Hai 9 tháng 6 năm 2014 rạng ngày thứ Ba, các chiến binh Hồi Giáo cực đoan lần lượt chiếm được sân bay Mosul, đài truyền hình và văn phòng thống đốc, phá các nhà tù và giải thoát hơn 1,000 tù nhân. Thành phố Mosul thất thủ. Ngày 29 tháng 6 năm 2014, quân khủng bố Hồi Giáo IS thành lập cái gọi là “nhà nước Hồi Giáo” và cho tới nay đã hùng bá trên một diện tích rộng lớn bao gồm một phần ba nước Syria và một nửa nước Iraq. Chúng tiến hành ngay một chiến dịch khốc liệt nhằm tận diệt các tín hữu Kitô trong vùng.
Ngày 27 tháng 7 năm 2014, Đức Hồng Y Louis Sako viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu bảo vệ các tín hữu Kitô Iraq. Ngày 9 tháng 8 năm 2014, đích thân Đức Giáo Hoàng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về tình trạng bi đát của hơn 100,000 tín hữu Kitô Iraq mà một số đông đang sống lang thang màn trời chiếu đất tại thủ phủ Erbil của người Kurd sau khi chạy khỏi Mosul và vùng bình nguyên Niniveh. Tất cả những cố gắng này dường như rơi vào hư vô đến mức nhiều lần Đức Giáo Hoàng đã phải dùng cụm từ “hiện tượng toàn cầu hóa sự dửng dưng” khi đề cập đến tình trạng bi đát của các tín hữu Kitô Syria và Iraq.
Cuối cùng, sau một thời gian im lặng rất khó hiểu kéo dài đến hơn 9 tháng, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có một cuộc họp vào ngày thứ Sáu 27 tháng Ba để bàn về “tình trạng thảm họa” mà các tín hữu Kitô ở Iraq và Syria đang phải đối mặt. Được mời tham dự cuộc họp này là Đức Hồng Y Raphael Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê Iraq. Đây là cuộc họp đầu tiên được tiến hành theo đề nghị của nước Pháp.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y nói:
“Thành thật mà nói, cái gọi là mùa xuân Ả Rập [hay cuộc nổi dậy Ả rập] đã có những tác động tiêu cực đến chúng tôi”. Trào lưu Hồi Giáo cực đoan đã bùng lên trên quy mô toàn thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông, và họ không sẵn sàng khoan dung với các tôn giáo khác, và tình hình ngày càng xấu đi cho các tôn giáo thiểu số.”
“Đồng thời, điều quan trọng là phải hiểu rằng những hành vi khủng bố không nên được quy kết chung chung cho tất cả những người Hồi giáo. Trong thực tế, có một đa số người Hồi Giáo thầm lặng và hòa bình, là những người bác bỏ âm mưu chính trị hoá các tôn giáo như thế.”
Vị giám chức Iraq kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế hãy hỗ trợ chính phủ nước ngài trong một nỗ lực “giải phóng tất cả các thành phố Iraq và các làng mạc của người Kitô hữu, người Yezidis và Shabaks, cách riêng là thành phố Mosul cũng như các thị trấn ở đồng bằng Nineveh”
Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ cũng cảnh báo rằng hành động quân sự mà thôi thì chưa đủ để giải quyết các vấn đề mà Iraq và Syria đang phải đối mặt. Ngài kêu gọi một nỗ lực phối hợp để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chấm dứt việc tài trợ cho những kẻ khủng bố, và bảo đảm việc khôi phục lại luật pháp.
Ngài cảnh cáo rằng nếu cộng đồng quốc tế không hành động có hiệu quả, tình hình có thể dễ dàng trở nên nguy hiểm, và bạo lực sẽ không ngừng leo thang: “Hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên đang bị tước đoạt trường học và giáo dục. Hàng triệu người tị nạn trong các trại không được chăm sóc và quan tâm. Sự thất vọng đang gia tăng cùng với tình trạng thất nghiệp và nghèo đói. Những hiện tượng tiêu cực này có thể dễ dàng phát triển thành một bầu không khí trả thù và chủ nghĩa cực đoan.”
Ngày 27 tháng 7 năm 2014, Đức Hồng Y Louis Sako viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon yêu cầu bảo vệ các tín hữu Kitô Iraq. Ngày 9 tháng 8 năm 2014, đích thân Đức Giáo Hoàng viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon về tình trạng bi đát của hơn 100,000 tín hữu Kitô Iraq mà một số đông đang sống lang thang màn trời chiếu đất tại thủ phủ Erbil của người Kurd sau khi chạy khỏi Mosul và vùng bình nguyên Niniveh. Tất cả những cố gắng này dường như rơi vào hư vô đến mức nhiều lần Đức Giáo Hoàng đã phải dùng cụm từ “hiện tượng toàn cầu hóa sự dửng dưng” khi đề cập đến tình trạng bi đát của các tín hữu Kitô Syria và Iraq.
Cuối cùng, sau một thời gian im lặng rất khó hiểu kéo dài đến hơn 9 tháng, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc mới có một cuộc họp vào ngày thứ Sáu 27 tháng Ba để bàn về “tình trạng thảm họa” mà các tín hữu Kitô ở Iraq và Syria đang phải đối mặt. Được mời tham dự cuộc họp này là Đức Hồng Y Raphael Louis Sako, là Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ Chanđê Iraq. Đây là cuộc họp đầu tiên được tiến hành theo đề nghị của nước Pháp.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y nói:
“Thành thật mà nói, cái gọi là mùa xuân Ả Rập [hay cuộc nổi dậy Ả rập] đã có những tác động tiêu cực đến chúng tôi”. Trào lưu Hồi Giáo cực đoan đã bùng lên trên quy mô toàn thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông, và họ không sẵn sàng khoan dung với các tôn giáo khác, và tình hình ngày càng xấu đi cho các tôn giáo thiểu số.”
“Đồng thời, điều quan trọng là phải hiểu rằng những hành vi khủng bố không nên được quy kết chung chung cho tất cả những người Hồi giáo. Trong thực tế, có một đa số người Hồi Giáo thầm lặng và hòa bình, là những người bác bỏ âm mưu chính trị hoá các tôn giáo như thế.”
Vị giám chức Iraq kêu gọi các nhà lãnh đạo quốc tế hãy hỗ trợ chính phủ nước ngài trong một nỗ lực “giải phóng tất cả các thành phố Iraq và các làng mạc của người Kitô hữu, người Yezidis và Shabaks, cách riêng là thành phố Mosul cũng như các thị trấn ở đồng bằng Nineveh”
Tuy nhiên, Đức Thượng Phụ cũng cảnh báo rằng hành động quân sự mà thôi thì chưa đủ để giải quyết các vấn đề mà Iraq và Syria đang phải đối mặt. Ngài kêu gọi một nỗ lực phối hợp để chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, chấm dứt việc tài trợ cho những kẻ khủng bố, và bảo đảm việc khôi phục lại luật pháp.
Ngài cảnh cáo rằng nếu cộng đồng quốc tế không hành động có hiệu quả, tình hình có thể dễ dàng trở nên nguy hiểm, và bạo lực sẽ không ngừng leo thang: “Hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên đang bị tước đoạt trường học và giáo dục. Hàng triệu người tị nạn trong các trại không được chăm sóc và quan tâm. Sự thất vọng đang gia tăng cùng với tình trạng thất nghiệp và nghèo đói. Những hiện tượng tiêu cực này có thể dễ dàng phát triển thành một bầu không khí trả thù và chủ nghĩa cực đoan.”