Nhà nước Hồi giáo đang tiến hành “một cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tận diệt Kitô Giáo và các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở Trung Đông”, giám đốc của tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại Hoa Kỳ đã đưa ra nhận định trên trong hội nghị diễn ra hôm 07 tháng 5 tại Hudson New York.
Ông Sarkis Boghjalian nói rằng những hành động và tham vọng của quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể coi là “genocide” - diệt chủng. “Ngày nay, không còn Kitô hữu nào sót lại trong các khu vực do cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo cai quản”.
Mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án tội ác của quân khủng bố Hồi Giáo IS, ông Boghjalian cho biết, “Hiện chưa có một hành động hiệu quả nào để chấm dứt các vi phạm quyền cơ bản của con người về tự do tôn giáo; và để đảm bảo rằng các Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác được bảo vệ và có nơi trú ẩn an toàn “.
Giám đốc tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại Hoa Kỳ cũng ghi nhận rằng sự hiện diện của Kitô giáo đang bị đe dọa trong toàn vùng Trung Đông. Tại Iraq, dân Kitô giáo đã giảm từ hơn một triệu xuống chỉ còn 300,000 trong 12 năm qua. Ở Syria, cũng vậy, các Kitô hữu chiếm đa số trong tổng số 3.5 triệu người tị nạn đã phải bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Boghjalian nói: “Đối với các Kitô hữu ở Trung Đông, sự sợ hãi và cảm giác bị bỏ rơi là một trong những thánh giá lớn nhất mà họ phải chịu”.
Ông Sarkis Boghjalian nói rằng những hành động và tham vọng của quân khủng bố Hồi Giáo IS có thể coi là “genocide” - diệt chủng. “Ngày nay, không còn Kitô hữu nào sót lại trong các khu vực do cái gọi là Nhà Nước Hồi Giáo cai quản”.
Mặc dù các nhà lãnh đạo thế giới đã lên án tội ác của quân khủng bố Hồi Giáo IS, ông Boghjalian cho biết, “Hiện chưa có một hành động hiệu quả nào để chấm dứt các vi phạm quyền cơ bản của con người về tự do tôn giáo; và để đảm bảo rằng các Kitô hữu và những nhóm thiểu số khác được bảo vệ và có nơi trú ẩn an toàn “.
Giám đốc tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tại Hoa Kỳ cũng ghi nhận rằng sự hiện diện của Kitô giáo đang bị đe dọa trong toàn vùng Trung Đông. Tại Iraq, dân Kitô giáo đã giảm từ hơn một triệu xuống chỉ còn 300,000 trong 12 năm qua. Ở Syria, cũng vậy, các Kitô hữu chiếm đa số trong tổng số 3.5 triệu người tị nạn đã phải bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Boghjalian nói: “Đối với các Kitô hữu ở Trung Đông, sự sợ hãi và cảm giác bị bỏ rơi là một trong những thánh giá lớn nhất mà họ phải chịu”.