Năm nay, Lễ Thánh Giuse, vị thánh của khiêm nhường, trung thành đầy tình phụ tử, bị hoen ố phần nào do biến cố giám mục Richard Williamson bị vạ tuyệt thông tiền kết lần thứ hai. Lần đầu, năm 1988, khi ngài được Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre tấn phong giám mục. Vạ tuyệt thông tiền kết này được Đức Bênêđíctô XVI tháo gỡ năm 2009 như một thiện chí mời gọi Huynh Đoàn Thánh Piô X, nhóm ly khai của Tổng Giám Mục Lefèbre, đối thoại nhằm đưa họ trở về Đoàn Chiên Duy Nhất là Giáo Hội Công Giáo. Không những không biết đánh giá thiện chí gần như tột độ ấy của vị giáo hoàng học giả và tha thiết với chính nghĩa hợp nhất này, Richard William, vốn xuất thân từ Anh Giáo, vẫn tiếp tục thái độ cực lực chống lại mọi cố gắng hàn gắn hay nhích lại gần Giáo Hội Công Giáo của nhóm. Đến độ năm 2012, ngài bị Huynh Đoàn Thánh Piô X, do Đức Cha Bernard Fellay lãnh đạo, trục xuất khỏi đoàn.
Không nản, vị giám mục này càng hung hăng hơn trong việc chống lại Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội ngài coi như “tổ ấm của sơn ca” nhưng hiện bị chiếm giữ bất công bởi bày “chim cu duy hiện đại”. Ngài cho rằng nhóm của ngài, dù tách biệt khỏi Giáo Hội Công Giáo nói chung và Huynh Đoàn Thánh Piô X nói riêng, chính là số còn lại của những con sơn ca chính hiệu:
“Bất cứ nơi nào số còn lại của những con sơn ca chính hiệu tụ tập hữu hình, tại bất cứ tổ ấm dã chiến nào, họ vẫn ở trong Giáo Hội, họ vẫn là Giáo Hội hữu hình, và lời ca tươi đẹp của họ vẫn chứng minh cho bất cứ ai có tai để nghe rằng những con chim cu vẫn chẳng là gì khác mà chỉ là những con chim cu đánh cắp tổ ấm Công Giáo mà hiện họ đang cướp giữ”.
Ngài chỉ trích các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X vì “đui điếc”, thiếu khả năng “phân biệt lời ca của chim cu với lời ca của sơn ca”. Và ngày 19 tháng Ba vừa qua, nhằm đúng ngày lễ Thánh Cả Giuse, ngài đã tiến thêm một bước khiến ngài bị tuyệt thông tiền kết lần thứ hai: tự ý tấn phong vị linh mục 73 tuổi làm giám mục tại tu viện Santa Cruz ở Nova Friburgo, Ba Tây. Đó là Cha Jean-Michel Faure, người từng được Tổng Giám Mục Lefèbre phong chức linh mục năm 1977 và là người cũng đã ly khai khỏi Huynh Đoàn Thánh Piô X để phản đối chủ trương quá mềm của Đức Cha Bernard Fellay đối với Vatican.
Cha Faure cho rằng ngài thoả thuận được tấn phong, vì “chúng tôi không thể để phong trào chống đối không có giám mục”. Ngài và giám mục Williamson cho rằng việc bất tuân Tòa Thánh là điều cần thiết, giống hệt luận điệu của Lefèbre năm 1988, và được biện minh hoàn toàn, vì như trên đã nói, chỉ có phong trào của các ngài mới duy trì sự toàn vẹn của tín lý Công Giáo mà thôi.
Huynh Đoàn Thánh Piô X và Nhà Nước Palestine
Hai thực thể này, thực ra, không có bất cứ liên hệ nào. Nhưng nhà báo John Allen Jr. thấy chúng giống nhau ở thái độ “em chả, em chả” trước đề nghị mà ai cũng cho là hậu hĩnh.
Ngắm Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu chiến thắng sau khi bác bỏ giải pháp hai nhà nước với người Palestine, không ai không nhớ tới giờ phút định mệnh năm 2000 tại Camp David khi được đề nghị chiếm giữ 92 phần trăm West Bank, Yasser Arafat đã từ khước.
Arafat có lý hay không, cho đến nay vẫn có nhiều tranh luận, nhưng thái độ cứng rắn của hai bên trong những năm sau đó hình như là hậu quả trực tiếp của việc từ khước trên. Tuần này, người Công Giáo cũng có một cảm giác tương tự khi nghe tin giám mục Williamson phong chức giám mục trái phép cho một linh mục, một việc, trên thực tế, càng đẩy lui xa hơn nữa các cố gắng hòa giải giữa Huynh Đoàn Thánh Piô X và Tòa Thánh.
Huynh Đoàn trên do Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre thành lập năm 1970 và trở thành kiên cố khi vị Tổng Giám Mục này phong chức giám mục trái phép cho bốn linh mục, trong đó có Williamson. Nói chung, Huynh Đoàn này phản đối các cải cách cấp tiến của Công Đồng Vatican II (1962-65). Vấn đề nòng cốt của họ là Thánh Lễ La Tinh kiểu xưa, nhưng thực ra sự phản đối của họ sâu xa hơn thế: trong đó, có việc đại kết và đối thoại liên tôn cũng như cố gắng của Giáo Hội nhằm bắt tay với thế giới hiện đại.
Giống người Palestine, những người duy truyền thống của Lefèbre, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã được đề nghị gần như mọi điều họ muốn làm điều kiện tái hợp nhất: cơ cấu tài phán riêng theo giáo luật, dược tự trị khỏi điều chính họ coi là cấp tiến thái quá, và cả lời tuyên bố thừa nhận tính đa dạng hợp pháp trong việc giải thích các văn kiện của Vatican II.
Giống Arafat họ tiếp tục “em chả, em chả” và những gì khác nay đã thành lịch sử: cuộc bầu cử một vị giáo hoàng không đầu tư nhiều như thế vào các mối liên hệ với người duy truyền thống, các phong trào Công Giáo rộng lớn hơn đang làm cho việc hợp nhất với họ khó có thể diễn ra, và nay sự rạn nứt ngay trong hàng ngũ duy truyền thống.
Tuy nhiên, theo Allen, sự thật là sự hòa dịu giữa Rôma và Huynh Đoàn Thánh Piô X không hẳn giống nền hòa bình giữa Do Thái và Palestine.
Williamson hiện nay bị coi như người ngoài của Huynh Đoàn Thánh Piô X. Xét về đoản kỳ, hành vi bất tuân của ngài có thể đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa những người còn lại của Huynh Đoàn với Tòa Thánh.
Người đứng đầu Huynh Đoàn hiện là Giám Mục Bernard Fellay, một người rất thực tiễn, muốn kéo nhóm của mình ra khỏi thế bí. Nhưng hành động của ngài vốn bị giới hạn bởi các phần tử quá khích trong Huynh Đoàn. Rất có thể nhờ không còn Williamson và những người theo vị này, Đức Cha Fellay sẽ hành động mạnh bạo hơn.
Theo Allen, người ta cũng lấy làm lạ: tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với Tòa Thánh đến thế. Huynh Đoàn tự cho mình có khoảng 1 triệu tín hữu khắp thế giới. Nếu đúng như thế thì cũng chỉ là 0.01 phần trăm tổng số 1 tỷ 2 người Công Giáo hoàn cầu. Đầu tư chừng ấy tài nguyên để cố lôi kéo một con số quá nhỏ như thế xem ra có vẻ không cân xứng.
Tuy vậy, có những lý do vững vàng khiến mọi vị giáo hoàng kể từ Đức Phaolô VI hết sức cố gắng hàn gắn cuộc ly giáo.
Nền thần học Công Giáo vốn cho rằng một vị giám mục được thụ phong hợp pháp có quyền phong chức cho một giám mục khác. Bởi đó, Vatican bó buộc phải thừa nhận cha Jean Michel Faure là một giám mục sau khi Williamson phong chức cho ngài, dù vẫn cho rằng cuộc phong chức này là trái phép (illicit) và sẽ không thừa nhận bất cứ thừa tác vụ nào do ngài thi hành.
Nói cách khác, cuộc ly giáo do một giám mục đích thực lãnh đạo có thể trở thành tự sao chép, một viễn ảnh không vị giáo hoàng nào lại không muốn tránh né.
Theo Allen, có ba lý do khiến việc tái hợp nhất với Huynh Đoàn Thánh Piô X mãi mãi là một giấc mơ, kể cả thời nay.
Thứ nhất, Fellay không phải là Arafat, người sáng lập ra Tổ Chức Giải Phóng Palestine và là cha đẻ ra quốc gia theo truyền thuyết. Arafat có lẽ là nhân vật duy nhất đáng lẽ đã thuyết phục được người Palestine chịu chấp nhận đề nghị trên.
Trong Huynh Đoàn Thánh Piô X, vai trò đó là vai trò của một mình Lefèbre mà thôi, không của ai khác. Thành thử khi các thương thuyết dưới thời Đức Bênêđíctô XVI đạt tới điểm “cá cắn câu”, không ai có đủ thẩm quyền kéo mọi người bước theo.
Thứ hai, trở ngại hết sức lớn lao trong cuộc thương thuyết Do Thái/Palestine là việc người Palestine nằng nặc đòi quyền “hồi hương” theo nghĩa giành lại đất đai và nhà cửa bị người Do Thái chiếm ở buổi đầu cuộc xung khắc. Dù có thể hiểu được bao nhiêu đi nữa, điều ấy cũng không thể nào xẩy ra được, khiến cho bất cứ giải pháp cuối cùng nào cũng không thể bắt đầu.
Tương tự như thế, nhiều nhà duy truyền thống coi việc chính thức từ bỏ Công Đồng Vatican II là điều kiện để hoà giải với Rôma, điều này không thể nào có được.
Như Đức Bênêđíctô, các vị giáo hoàng có thể sẵn sàng thừa nhận những cách giải thích khác đối với công đồng trên hay việc công đồng này bị áp dụng sai lạc trong một số trường hợp. Chứ thừa nhận rằng thẩm quyền giáo huấn cao cả nhất của Giáo Hội Công Giáo sai lầm là điều hoàn toàn bất khả, đi quá xa.
Thứ ba, một khi thần ly giáo đã ra khỏi chai thì khó mà bắt nó vào lại được. Sau khi đã thần thánh hóa Lefèbre vì đã tách ly khỏi Rôma, người ta sẽ tự hỏi cần bao lâu nữa mới lại có những phần tử trong nhóm duy truyền thống gặp thế đất bằng nổi sóng, chịu không thấu, mới trỗi dậy bước ra khỏi để tái hợp với Rôma.
Rất có thể cái thế ấy đang diễn ra với việc Williamson tự ý phong giám mục cho một người cũng tách ly khỏi cả Rôma lẫn Huynh Đoàn Thánh Piô X. Nhưng vẫn có người nhớ dai cho rằng chẳng nên hy vọng gì nhiều.
Không nản, vị giám mục này càng hung hăng hơn trong việc chống lại Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội ngài coi như “tổ ấm của sơn ca” nhưng hiện bị chiếm giữ bất công bởi bày “chim cu duy hiện đại”. Ngài cho rằng nhóm của ngài, dù tách biệt khỏi Giáo Hội Công Giáo nói chung và Huynh Đoàn Thánh Piô X nói riêng, chính là số còn lại của những con sơn ca chính hiệu:
“Bất cứ nơi nào số còn lại của những con sơn ca chính hiệu tụ tập hữu hình, tại bất cứ tổ ấm dã chiến nào, họ vẫn ở trong Giáo Hội, họ vẫn là Giáo Hội hữu hình, và lời ca tươi đẹp của họ vẫn chứng minh cho bất cứ ai có tai để nghe rằng những con chim cu vẫn chẳng là gì khác mà chỉ là những con chim cu đánh cắp tổ ấm Công Giáo mà hiện họ đang cướp giữ”.
Ngài chỉ trích các nhà lãnh đạo của Huynh Đoàn Thánh Piô X vì “đui điếc”, thiếu khả năng “phân biệt lời ca của chim cu với lời ca của sơn ca”. Và ngày 19 tháng Ba vừa qua, nhằm đúng ngày lễ Thánh Cả Giuse, ngài đã tiến thêm một bước khiến ngài bị tuyệt thông tiền kết lần thứ hai: tự ý tấn phong vị linh mục 73 tuổi làm giám mục tại tu viện Santa Cruz ở Nova Friburgo, Ba Tây. Đó là Cha Jean-Michel Faure, người từng được Tổng Giám Mục Lefèbre phong chức linh mục năm 1977 và là người cũng đã ly khai khỏi Huynh Đoàn Thánh Piô X để phản đối chủ trương quá mềm của Đức Cha Bernard Fellay đối với Vatican.
Cha Faure cho rằng ngài thoả thuận được tấn phong, vì “chúng tôi không thể để phong trào chống đối không có giám mục”. Ngài và giám mục Williamson cho rằng việc bất tuân Tòa Thánh là điều cần thiết, giống hệt luận điệu của Lefèbre năm 1988, và được biện minh hoàn toàn, vì như trên đã nói, chỉ có phong trào của các ngài mới duy trì sự toàn vẹn của tín lý Công Giáo mà thôi.
Huynh Đoàn Thánh Piô X và Nhà Nước Palestine
Hai thực thể này, thực ra, không có bất cứ liên hệ nào. Nhưng nhà báo John Allen Jr. thấy chúng giống nhau ở thái độ “em chả, em chả” trước đề nghị mà ai cũng cho là hậu hĩnh.
Ngắm Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu chiến thắng sau khi bác bỏ giải pháp hai nhà nước với người Palestine, không ai không nhớ tới giờ phút định mệnh năm 2000 tại Camp David khi được đề nghị chiếm giữ 92 phần trăm West Bank, Yasser Arafat đã từ khước.
Arafat có lý hay không, cho đến nay vẫn có nhiều tranh luận, nhưng thái độ cứng rắn của hai bên trong những năm sau đó hình như là hậu quả trực tiếp của việc từ khước trên. Tuần này, người Công Giáo cũng có một cảm giác tương tự khi nghe tin giám mục Williamson phong chức giám mục trái phép cho một linh mục, một việc, trên thực tế, càng đẩy lui xa hơn nữa các cố gắng hòa giải giữa Huynh Đoàn Thánh Piô X và Tòa Thánh.
Huynh Đoàn trên do Tổng Giám Mục Marcel Lefèbre thành lập năm 1970 và trở thành kiên cố khi vị Tổng Giám Mục này phong chức giám mục trái phép cho bốn linh mục, trong đó có Williamson. Nói chung, Huynh Đoàn này phản đối các cải cách cấp tiến của Công Đồng Vatican II (1962-65). Vấn đề nòng cốt của họ là Thánh Lễ La Tinh kiểu xưa, nhưng thực ra sự phản đối của họ sâu xa hơn thế: trong đó, có việc đại kết và đối thoại liên tôn cũng như cố gắng của Giáo Hội nhằm bắt tay với thế giới hiện đại.
Giống người Palestine, những người duy truyền thống của Lefèbre, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, đã được đề nghị gần như mọi điều họ muốn làm điều kiện tái hợp nhất: cơ cấu tài phán riêng theo giáo luật, dược tự trị khỏi điều chính họ coi là cấp tiến thái quá, và cả lời tuyên bố thừa nhận tính đa dạng hợp pháp trong việc giải thích các văn kiện của Vatican II.
Giống Arafat họ tiếp tục “em chả, em chả” và những gì khác nay đã thành lịch sử: cuộc bầu cử một vị giáo hoàng không đầu tư nhiều như thế vào các mối liên hệ với người duy truyền thống, các phong trào Công Giáo rộng lớn hơn đang làm cho việc hợp nhất với họ khó có thể diễn ra, và nay sự rạn nứt ngay trong hàng ngũ duy truyền thống.
Tuy nhiên, theo Allen, sự thật là sự hòa dịu giữa Rôma và Huynh Đoàn Thánh Piô X không hẳn giống nền hòa bình giữa Do Thái và Palestine.
Williamson hiện nay bị coi như người ngoài của Huynh Đoàn Thánh Piô X. Xét về đoản kỳ, hành vi bất tuân của ngài có thể đẩy mạnh cuộc đối thoại giữa những người còn lại của Huynh Đoàn với Tòa Thánh.
Người đứng đầu Huynh Đoàn hiện là Giám Mục Bernard Fellay, một người rất thực tiễn, muốn kéo nhóm của mình ra khỏi thế bí. Nhưng hành động của ngài vốn bị giới hạn bởi các phần tử quá khích trong Huynh Đoàn. Rất có thể nhờ không còn Williamson và những người theo vị này, Đức Cha Fellay sẽ hành động mạnh bạo hơn.
Theo Allen, người ta cũng lấy làm lạ: tại sao vấn đề này lại quan trọng đối với Tòa Thánh đến thế. Huynh Đoàn tự cho mình có khoảng 1 triệu tín hữu khắp thế giới. Nếu đúng như thế thì cũng chỉ là 0.01 phần trăm tổng số 1 tỷ 2 người Công Giáo hoàn cầu. Đầu tư chừng ấy tài nguyên để cố lôi kéo một con số quá nhỏ như thế xem ra có vẻ không cân xứng.
Tuy vậy, có những lý do vững vàng khiến mọi vị giáo hoàng kể từ Đức Phaolô VI hết sức cố gắng hàn gắn cuộc ly giáo.
Nền thần học Công Giáo vốn cho rằng một vị giám mục được thụ phong hợp pháp có quyền phong chức cho một giám mục khác. Bởi đó, Vatican bó buộc phải thừa nhận cha Jean Michel Faure là một giám mục sau khi Williamson phong chức cho ngài, dù vẫn cho rằng cuộc phong chức này là trái phép (illicit) và sẽ không thừa nhận bất cứ thừa tác vụ nào do ngài thi hành.
Nói cách khác, cuộc ly giáo do một giám mục đích thực lãnh đạo có thể trở thành tự sao chép, một viễn ảnh không vị giáo hoàng nào lại không muốn tránh né.
Theo Allen, có ba lý do khiến việc tái hợp nhất với Huynh Đoàn Thánh Piô X mãi mãi là một giấc mơ, kể cả thời nay.
Thứ nhất, Fellay không phải là Arafat, người sáng lập ra Tổ Chức Giải Phóng Palestine và là cha đẻ ra quốc gia theo truyền thuyết. Arafat có lẽ là nhân vật duy nhất đáng lẽ đã thuyết phục được người Palestine chịu chấp nhận đề nghị trên.
Trong Huynh Đoàn Thánh Piô X, vai trò đó là vai trò của một mình Lefèbre mà thôi, không của ai khác. Thành thử khi các thương thuyết dưới thời Đức Bênêđíctô XVI đạt tới điểm “cá cắn câu”, không ai có đủ thẩm quyền kéo mọi người bước theo.
Thứ hai, trở ngại hết sức lớn lao trong cuộc thương thuyết Do Thái/Palestine là việc người Palestine nằng nặc đòi quyền “hồi hương” theo nghĩa giành lại đất đai và nhà cửa bị người Do Thái chiếm ở buổi đầu cuộc xung khắc. Dù có thể hiểu được bao nhiêu đi nữa, điều ấy cũng không thể nào xẩy ra được, khiến cho bất cứ giải pháp cuối cùng nào cũng không thể bắt đầu.
Tương tự như thế, nhiều nhà duy truyền thống coi việc chính thức từ bỏ Công Đồng Vatican II là điều kiện để hoà giải với Rôma, điều này không thể nào có được.
Như Đức Bênêđíctô, các vị giáo hoàng có thể sẵn sàng thừa nhận những cách giải thích khác đối với công đồng trên hay việc công đồng này bị áp dụng sai lạc trong một số trường hợp. Chứ thừa nhận rằng thẩm quyền giáo huấn cao cả nhất của Giáo Hội Công Giáo sai lầm là điều hoàn toàn bất khả, đi quá xa.
Thứ ba, một khi thần ly giáo đã ra khỏi chai thì khó mà bắt nó vào lại được. Sau khi đã thần thánh hóa Lefèbre vì đã tách ly khỏi Rôma, người ta sẽ tự hỏi cần bao lâu nữa mới lại có những phần tử trong nhóm duy truyền thống gặp thế đất bằng nổi sóng, chịu không thấu, mới trỗi dậy bước ra khỏi để tái hợp với Rôma.
Rất có thể cái thế ấy đang diễn ra với việc Williamson tự ý phong giám mục cho một người cũng tách ly khỏi cả Rôma lẫn Huynh Đoàn Thánh Piô X. Nhưng vẫn có người nhớ dai cho rằng chẳng nên hy vọng gì nhiều.