Tại các khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người ta thấy rõ những giải thích cực đoan về Hồi Giáo của bọn khủng bố Hồi Giáo IS và những áp đặt của chúng trên người dân đã có một phản ứng ngược lại. Đó là nhận định của thông tấn xã AFP trong bản tin ngày 30 tháng Giêng 2017. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: Jihadist rule in Mosul sparked backlash against religion.
Sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được thành phố này hồi tháng Sáu năm 2014, chúng đã bắt buộc người ta phải ra khỏi nhà đến đền thờ cầu kinh một ngày 5 lần, cấm hút thuốc, bắt buộc phải để râu đối với nam giới, phụ nữ phải đeo mạng che mặt, phải đập nát tất cả các đồ trang sức, ảnh tượng mà chúng cho là ngẫu tượng, những người đồng tính bị xử tử công khai và những kẻ trộm hay bị cáo buộc là trộm cắp bị chặt mất bàn tay trong những phiên tòa hời hợt và chóng vánh. Những phụ nữ nào không đeo găng tay để người ta thấy được đôi tay của mình thì bị lôi lên đền thờ, tại đây chúng dùng kìm kẹp cánh tay của họ.
Những nỗ lực giải thích đạo Hồi một cách cực đoan như thế - một lối giải thích hầu hết người Hồi giáo đều phủ nhận – đã làm cho một số người, thay vì ngoan đạo hơn như ý muốn của quân khủng bố Hồi Giáo IS, đã có những tác dụng ngược lại.
Imam Mohammed Ghanem bị cấm không được giảng thuyết trong những ngày thứ Sáu, khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm giữ đền thờ của ông, vì ông đã can đảm từ chối cam kết trung thành với chúng trước mặt mọi người. Ông nhận xét cay đắng rằng nhiều tín hữu đạo Hồi mất đức tin Hồi Giáo vì đường lối cực đoan của bọn IS.
Thật vậy, trước những âm thanh chát chúa từ các loa phóng thanh kêu gọi người ta đến đền thờ cầu nguyện trong một khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người bán thịt tên là Omar này vẫn tiếp tục làm việc tỉnh bơ.
“Mosul là một thành phố Hồi giáo và hầu hết những người trẻ tuổi đều có thói quen cầu nguyện,” nhưng IS đã “bắt buộc chúng tôi.. . chúng tôi đã phải đi đến các đền thờ Hồi giáo ngược lại ý chí của mình, nên từ nay tôi không đi nữa” ông nói.
Trước khi miền đông Mosul được tái chiếm từ tay quân khủng bố Hồi Giáo IS, các cửa hàng đã phải đóng cửa năm lần một ngày để cầu nguyện.
“Một ngày nọ, cậu bé người làm của tôi đã bị quất 35 roi bởi vì nó không đi cầu nguyện”, Omar nói.
“Bây giờ, chúng tôi không còn nghĩa vụ phải đóng cửa hàng của chúng tôi.. . Chúng tôi cầu nguyện hay không là quyền quyết định của chúng tôi.”
Imam Mohammed Ghanem cho biết:
“Bây giờ một số người ghét thời gian cầu nguyện vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bắt buộc họ cầu nguyện”.
“Quá nhiều áp lực”
“Họ từ chối cả những quy định đúng đắn của Hồi Giáo vì họ gắn liền chúng với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, ngay cả với những điều là bình thường trong thế giới Hồi giáo”.
“Đặt quá nhiều áp lực lên một cái gì đó, nó sẽ phát nổ và đây là những gì đang xảy ra với mọi người. Họ đang muốn sống theo cách họ muốn,”.
Theo Ghanem, một phần của công việc của ông trước khi IS chiếm Mosul là giáo dục người dân về những thực hành đúng đắn của Hồi giáo và điều chỉnh hành vi của họ khi cần thiết.
“Bây giờ, chúng tôi rất ngại nói với họ vì họ đâm ra từ chối mọi thẩm quyền tôn giáo. Nếu chúng tôi nói với họ rằng họ đang làm điều gì đó sai, họ quật lại chúng tôi và bảo chúng tôi là do bọn IS phái đến,” ông nói.
Trong một khu vực khác ở miền Đông Mosul, nơi mưa tích tụ trong những ổ gà, ổ voi do cuộc chiến để lại, Imam Adel Fares cho biết ông cũng đã thay đổi cách tương tác với các tín hữu.
“Bây giờ chúng tôi sợ không dám góp ý kiến với các tín hữu. Họ cảm thấy không thoải mái với sắc phục tôn giáo tôi đang mặc”, Adel nói.
Nhà lãnh đạo Hồi giáo này cho biết ông hiểu được những cư dân “khước từ Hồi giáo” này, nhưng nghĩ rằng tình hình sẽ “dần dần” trở lại bình thường.
Adel bày tỏ hy vọng: “Số lượng người đang dần tăng và tất cả họ sẽ trở lại sau khi những dấu ấn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS biến mất”.
Bên ngoài thành Mosul, nơi hàng ngàn phụ nữ và trẻ con lang thang tìm kiếm thi hài của chồng, cha và anh chị em họ, nơi các cuộc đào bới những ngôi mộ tập thể đang phơi bày trước mặt họ các tội ác kinh hoàng của bọn IS, những tiếng than van, kêu khóc … và cả những tiếng nguyền rủa chửi bới cho thấy có lẽ còn lâu lắm những tín hữu Hồi Giáo này mới tìm lại được niềm tin Hồi Giáo trước đây của họ.
Sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo IS chiếm được thành phố này hồi tháng Sáu năm 2014, chúng đã bắt buộc người ta phải ra khỏi nhà đến đền thờ cầu kinh một ngày 5 lần, cấm hút thuốc, bắt buộc phải để râu đối với nam giới, phụ nữ phải đeo mạng che mặt, phải đập nát tất cả các đồ trang sức, ảnh tượng mà chúng cho là ngẫu tượng, những người đồng tính bị xử tử công khai và những kẻ trộm hay bị cáo buộc là trộm cắp bị chặt mất bàn tay trong những phiên tòa hời hợt và chóng vánh. Những phụ nữ nào không đeo găng tay để người ta thấy được đôi tay của mình thì bị lôi lên đền thờ, tại đây chúng dùng kìm kẹp cánh tay của họ.
Những nỗ lực giải thích đạo Hồi một cách cực đoan như thế - một lối giải thích hầu hết người Hồi giáo đều phủ nhận – đã làm cho một số người, thay vì ngoan đạo hơn như ý muốn của quân khủng bố Hồi Giáo IS, đã có những tác dụng ngược lại.
Imam Mohammed Ghanem |
Thật vậy, trước những âm thanh chát chúa từ các loa phóng thanh kêu gọi người ta đến đền thờ cầu nguyện trong một khu vực vừa được tái chiếm tại Mosul, người bán thịt tên là Omar này vẫn tiếp tục làm việc tỉnh bơ.
“Mosul là một thành phố Hồi giáo và hầu hết những người trẻ tuổi đều có thói quen cầu nguyện,” nhưng IS đã “bắt buộc chúng tôi.. . chúng tôi đã phải đi đến các đền thờ Hồi giáo ngược lại ý chí của mình, nên từ nay tôi không đi nữa” ông nói.
Trước khi miền đông Mosul được tái chiếm từ tay quân khủng bố Hồi Giáo IS, các cửa hàng đã phải đóng cửa năm lần một ngày để cầu nguyện.
“Một ngày nọ, cậu bé người làm của tôi đã bị quất 35 roi bởi vì nó không đi cầu nguyện”, Omar nói.
“Bây giờ, chúng tôi không còn nghĩa vụ phải đóng cửa hàng của chúng tôi.. . Chúng tôi cầu nguyện hay không là quyền quyết định của chúng tôi.”
Imam Mohammed Ghanem cho biết:
“Bây giờ một số người ghét thời gian cầu nguyện vì bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bắt buộc họ cầu nguyện”.
“Quá nhiều áp lực”
“Họ từ chối cả những quy định đúng đắn của Hồi Giáo vì họ gắn liền chúng với bọn khủng bố Hồi Giáo IS, ngay cả với những điều là bình thường trong thế giới Hồi giáo”.
“Đặt quá nhiều áp lực lên một cái gì đó, nó sẽ phát nổ và đây là những gì đang xảy ra với mọi người. Họ đang muốn sống theo cách họ muốn,”.
Theo Ghanem, một phần của công việc của ông trước khi IS chiếm Mosul là giáo dục người dân về những thực hành đúng đắn của Hồi giáo và điều chỉnh hành vi của họ khi cần thiết.
“Bây giờ, chúng tôi rất ngại nói với họ vì họ đâm ra từ chối mọi thẩm quyền tôn giáo. Nếu chúng tôi nói với họ rằng họ đang làm điều gì đó sai, họ quật lại chúng tôi và bảo chúng tôi là do bọn IS phái đến,” ông nói.
Trong một khu vực khác ở miền Đông Mosul, nơi mưa tích tụ trong những ổ gà, ổ voi do cuộc chiến để lại, Imam Adel Fares cho biết ông cũng đã thay đổi cách tương tác với các tín hữu.
“Bây giờ chúng tôi sợ không dám góp ý kiến với các tín hữu. Họ cảm thấy không thoải mái với sắc phục tôn giáo tôi đang mặc”, Adel nói.
Nhà lãnh đạo Hồi giáo này cho biết ông hiểu được những cư dân “khước từ Hồi giáo” này, nhưng nghĩ rằng tình hình sẽ “dần dần” trở lại bình thường.
Adel bày tỏ hy vọng: “Số lượng người đang dần tăng và tất cả họ sẽ trở lại sau khi những dấu ấn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS biến mất”.
Bên ngoài thành Mosul, nơi hàng ngàn phụ nữ và trẻ con lang thang tìm kiếm thi hài của chồng, cha và anh chị em họ, nơi các cuộc đào bới những ngôi mộ tập thể đang phơi bày trước mặt họ các tội ác kinh hoàng của bọn IS, những tiếng than van, kêu khóc … và cả những tiếng nguyền rủa chửi bới cho thấy có lẽ còn lâu lắm những tín hữu Hồi Giáo này mới tìm lại được niềm tin Hồi Giáo trước đây của họ.