SRI LANKA - Vào ngày thứ hai của chuyến tông du mục vụ tại Sri Lanka (Tích Lan), Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến hành hương tại trung tâm Thánh Mẫu Madhu thuộc giáo phận Mannar, tọa lạc trong tỉnh phía bắc, trong vùng đại đa số sắc dân Tamoule.
Trong vùng sâu vùng xa của Sri Lanka, cộng đoàn Kitô hữu bị cô lập giữa vùng rừng núi cheo leo, các tín hữu tôn kính tượng Đức Trinh Nữ Maria, được người Bồ Đào Nha tặng cho dân làng vào năm 1583.
Đức Cha Rayappu, Giám mục giáo phận địa phương, đã vui mừng đón tiếp Đức Thánh Cha. Nhân dịp này, ĐTC đã khẩn cầu “xin ơn chữa lành cho hết mọi người dân và xin ơn hòa giải sâu rộng cho hai sắc dân trong quốc đảo là Tamoul và Cinghalais, để họ có thể cùng nhau xây dựng lại mối dây hiệp nhất đã bị cắt đứt“
Đoàn người đông như nêm cối đã vui mừng chào đón ĐTC Phanxicô. Đây là lần đầu tiên một Đức Giáo Hoàng đặt chân đến trung tâm Thánh Mẫu nổi tiếng vì được mọi người dân Sri Lanka tôn kính: cả người Kitô giáo, cả tín đồ Phật giáo, Ấn giáo hay Hồi giáo cũng tuôn về hành hương. ĐTC đã đặc biệt nhấn mạnh rằng: “mỗi khách hành hương đều cảm nhận được họ không phải là khách lạ mà là người nhà, cảm thấy được bình an thư thái như ở nhà: “chúng ta đều gặp gỡ nhau trong nhà của Mẹ chúng ta”.
ĐTC đã nhắc đến “trăm nghìn nỗi đắng cay ưu phiền” mà nhiều gia đình phải hứng chịu trong suốt cuộc nội chiến tương tàn xé nát con tim đất nước Sri Lanka. Ngay cả trung tâm Thánh Mẫu cũng bị vạ lây, đến nỗi vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến khốc liệt, thánh tượng Đức Trinh Nữ cũng đã phải tỵ nạn đến nhà nguyện một xứ đạo bên bờ biển ở Thevanpiti, cách đó khoảng 60 cây số.
ĐTC nhắc nhớ rằng: Không người dân Sri Lanka nào có thể quên được những biến cố tang thương đã diễn ra tại chính Trung Tâm Thánh Mẫu này, chẳng hạn ngày đau buồn mà chính thánh tượng Đức Trinh Nữ đã phải tỵ nạn khỏi trung tâm Thánh Mẫu này!
ĐTC tiếp tục bài suy niệm về sự hiện diện của Đức Maria dưới chân thập giá, không rời bỏ con dấu yêu đang bị đóng đinh, Ngài khẳng định rằng: “Mẹ Thiên Chúa đã chưa bao giờ bỏ rơi những đứa con Sri Lanka bị đau khổ”. Ngài khẩn thiết kêu gọi mỗi cá nhân hãy tự vấn lương tâm để có thể tái tạo được an bình trong những con tim bị thương tích.
Dù biết rõ rằng còn biết bao gian nan khó vượt qua được, ĐTC cũng đoan chắc rằng: Đức Trinh Nữ muốn hướng dẫn dân chúng Sri Lanka thực hiện một cuộc hòa giải sâu rộng, để mọi người được vui hưởng cảnh thanh bình thịnh trị với nhau. Ngài đặc biệt ghi nhận: con đường dẫn tới hòa bình đích thực quả thực còn cam go: “chỉ khi nào chúng ta hiểu được dưới ánh sáng của Thánh Giá, lúc đó chúng ta mới cảm thấy lương tâm thực sự cắn rứt dầy vò và hối cải về sự dữ mà chúng ta có thể thực hiện và những điều ác mà chính chúng ta đã nhúng tay vào!”
Cũng như thánh tượng Đức Trinh Nữ đã được hoàn lại trung tâm Thánh Mẫu sau chiến tranh, ĐTC nguyện mong rằng những cố gắng xây dựng hòa bình giữa hai sắc dân Tamoul và Cinghalais, cũng được coi là dấu chỉ cho công cuộc xây dựng lại sự hiệp nhất đã bị phá hủy. Trước đó, ĐTC đã nguyện xin nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria kêu xin “lòng Chúa nhân lành thương xót” và khấn xin Mẹ cầu bầu “chữa lành mọi tội lỗi và mọi sự mà đất nước này đã phải hấng chịu”
Trước giai đoạn cuối của cuộc nội chiến tương tàn, mỗi năm có hàng trăm ngàn khách hành hương vẫn tuốn về trung tâm Thánh Mẫu Madhu trong thời gian giữa hai lễ chính là lễ Đức Bà Thăm Viếng được mừng vào mùng 2.7 mỗi năm tại Sri Lanka và đại lễ Đức Maria hồn xác về trời mừng vào trung tuần tháng tám….Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt và đền thánh được tái thiết, đường sá được gỡ mìn an toàn hơn, khách hành hương lại tuốn vềtrung tâm Thánh Mẫu đông đảo như trước đây.
Đi về nguồn lịch sử của trung tâm Thánh Mẫu vào năm 1658, thời đó Sri Lanka đang bị người Hòa Lan theo Tin Lành Calvin đô hộ, nên nghiêm cấm việc phụng thờ của người Công Giáo. Dân thuyền chài làng Mantai không xa thành phố Mannar đã quyết định di cư trốn khỏi vùng biển và mang theo thánh tượng Đức Maria mà người Hòa Lan đã tặng họ vào năm 1583. Họ đã xây một nhà nguyện trong rừng già âm u và kể từ đó họ đã nhận được Đức Mẹ che chở phù trì khỏi mọi hiểm nguy, khỏi rất nhiều rắn độc trong rừng rậm, được chữa lành khỏi mọi tật nguyền và ban cho nhiều cặp vợ chồng son sẻ được sinh con đẻ cái.
Vào thế kỷ XIX, dưới thời đô hộ của nước Anh, cuộc bách hại người Công Giáo chấm dứt, trung tâm Thánh Mẫu lại tiếp tục thu hút khách hành hương càng ngày càng đông đảo tuốn về. Trong thời nội chiến dai dẳng giữa phiến quân Tamoul với quân chính phủ, trung tâm Thánh mẫu đã trỏ thành trung tâm tiếp cư tiếp đón dân tỵ nạn từ năm 1997 đến năm 2002, và từ năm 2004 đến 2009. Trong thời gian này, dân tỵ nạn đã trải qua tình cảnh bi thương và phải sống trong khó khăn… Trung tâm Thánh Mẫu đã bị nã đạn pháo hai lần, lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1999 khiến 44 nạn nhân bị thiệt mạng khi đạn pháo rơi trúng vào nhà nguyện Thánh Thể. Lần thứ hai xẩy ra vào tháng 3 năm 2008 khiến 18 người Ấn giáo bị thương vong vì đạn pháo.
Trong suốt thời gian cuối của cuộc nội chiến, mặc dầu các Giám mục đã nhiều lần lên tiếng kêu xin, nhưng trung tâm Thánh Mẫu chưa bao giờ được chính quyền công nhận là vùng phi quân sự, được hưởng đình chiến!!!
Sau đại lễ phong thánh cho Chân Phước Joseph VAZ vào buổi sáng ở thủ đô Colombo, ĐTC đã đáp trực thăng tới trung tâm Thánh Mẫu Madhu, cách thủ đô chừng 300 cây số về phía bắc. Khi tới trung tâm Thánh Mẫu, ĐTC đã đứng trên xe díp chạy vòng quang chào thăm dân chúng tụ tập đông đảo chung quanh trung tâm…ĐTC tỏ ra thoải mái và hạnh phúc được gặp nhiều gia đình người Tamoul và Cinghalais tụ tập rất đông tại trung tâm và đã ôm nhiều trẻ em và bệnh nhân. Sau đó, ĐTC phải đáp trực thăng trở lại thủ đô Colombo để ngày mai (15.01.2015) đáp máy bay sang Phi Luật Tân, bắt đầu chặng hai của chuyển tông du mục vụ sang Á Châu.
Phụ chú của người dịch: „Trung tâm Thánh Mẫu Madhu bên Tích Lan có một vài điểm lịch sử tương đồng với sự tích Đức Mẹ La Vang vào năm 1798 trong thời vua Cảnh Thịnh bách đạo …Nguyện mong Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc La vang sẽ có ngày được đón tiếp vị cha chung của Giáo Hội hoàn vũ đặt chân đến viếng thăm Quê Hương Việt nam, để cầu cho quối thái dân an…“ (Nguồn: Eglises d'Asie, le 14 janvier 2015)
Trong vùng sâu vùng xa của Sri Lanka, cộng đoàn Kitô hữu bị cô lập giữa vùng rừng núi cheo leo, các tín hữu tôn kính tượng Đức Trinh Nữ Maria, được người Bồ Đào Nha tặng cho dân làng vào năm 1583.
Đức Cha Rayappu, Giám mục giáo phận địa phương, đã vui mừng đón tiếp Đức Thánh Cha. Nhân dịp này, ĐTC đã khẩn cầu “xin ơn chữa lành cho hết mọi người dân và xin ơn hòa giải sâu rộng cho hai sắc dân trong quốc đảo là Tamoul và Cinghalais, để họ có thể cùng nhau xây dựng lại mối dây hiệp nhất đã bị cắt đứt“
Đoàn người đông như nêm cối đã vui mừng chào đón ĐTC Phanxicô. Đây là lần đầu tiên một Đức Giáo Hoàng đặt chân đến trung tâm Thánh Mẫu nổi tiếng vì được mọi người dân Sri Lanka tôn kính: cả người Kitô giáo, cả tín đồ Phật giáo, Ấn giáo hay Hồi giáo cũng tuôn về hành hương. ĐTC đã đặc biệt nhấn mạnh rằng: “mỗi khách hành hương đều cảm nhận được họ không phải là khách lạ mà là người nhà, cảm thấy được bình an thư thái như ở nhà: “chúng ta đều gặp gỡ nhau trong nhà của Mẹ chúng ta”.
ĐTC đã nhắc đến “trăm nghìn nỗi đắng cay ưu phiền” mà nhiều gia đình phải hứng chịu trong suốt cuộc nội chiến tương tàn xé nát con tim đất nước Sri Lanka. Ngay cả trung tâm Thánh Mẫu cũng bị vạ lây, đến nỗi vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến khốc liệt, thánh tượng Đức Trinh Nữ cũng đã phải tỵ nạn đến nhà nguyện một xứ đạo bên bờ biển ở Thevanpiti, cách đó khoảng 60 cây số.
ĐTC nhắc nhớ rằng: Không người dân Sri Lanka nào có thể quên được những biến cố tang thương đã diễn ra tại chính Trung Tâm Thánh Mẫu này, chẳng hạn ngày đau buồn mà chính thánh tượng Đức Trinh Nữ đã phải tỵ nạn khỏi trung tâm Thánh Mẫu này!
ĐTC tiếp tục bài suy niệm về sự hiện diện của Đức Maria dưới chân thập giá, không rời bỏ con dấu yêu đang bị đóng đinh, Ngài khẳng định rằng: “Mẹ Thiên Chúa đã chưa bao giờ bỏ rơi những đứa con Sri Lanka bị đau khổ”. Ngài khẩn thiết kêu gọi mỗi cá nhân hãy tự vấn lương tâm để có thể tái tạo được an bình trong những con tim bị thương tích.
Dù biết rõ rằng còn biết bao gian nan khó vượt qua được, ĐTC cũng đoan chắc rằng: Đức Trinh Nữ muốn hướng dẫn dân chúng Sri Lanka thực hiện một cuộc hòa giải sâu rộng, để mọi người được vui hưởng cảnh thanh bình thịnh trị với nhau. Ngài đặc biệt ghi nhận: con đường dẫn tới hòa bình đích thực quả thực còn cam go: “chỉ khi nào chúng ta hiểu được dưới ánh sáng của Thánh Giá, lúc đó chúng ta mới cảm thấy lương tâm thực sự cắn rứt dầy vò và hối cải về sự dữ mà chúng ta có thể thực hiện và những điều ác mà chính chúng ta đã nhúng tay vào!”
Cũng như thánh tượng Đức Trinh Nữ đã được hoàn lại trung tâm Thánh Mẫu sau chiến tranh, ĐTC nguyện mong rằng những cố gắng xây dựng hòa bình giữa hai sắc dân Tamoul và Cinghalais, cũng được coi là dấu chỉ cho công cuộc xây dựng lại sự hiệp nhất đã bị phá hủy. Trước đó, ĐTC đã nguyện xin nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria kêu xin “lòng Chúa nhân lành thương xót” và khấn xin Mẹ cầu bầu “chữa lành mọi tội lỗi và mọi sự mà đất nước này đã phải hấng chịu”
Trước giai đoạn cuối của cuộc nội chiến tương tàn, mỗi năm có hàng trăm ngàn khách hành hương vẫn tuốn về trung tâm Thánh Mẫu Madhu trong thời gian giữa hai lễ chính là lễ Đức Bà Thăm Viếng được mừng vào mùng 2.7 mỗi năm tại Sri Lanka và đại lễ Đức Maria hồn xác về trời mừng vào trung tuần tháng tám….Sau khi cuộc nội chiến chấm dứt và đền thánh được tái thiết, đường sá được gỡ mìn an toàn hơn, khách hành hương lại tuốn vềtrung tâm Thánh Mẫu đông đảo như trước đây.
Đi về nguồn lịch sử của trung tâm Thánh Mẫu vào năm 1658, thời đó Sri Lanka đang bị người Hòa Lan theo Tin Lành Calvin đô hộ, nên nghiêm cấm việc phụng thờ của người Công Giáo. Dân thuyền chài làng Mantai không xa thành phố Mannar đã quyết định di cư trốn khỏi vùng biển và mang theo thánh tượng Đức Maria mà người Hòa Lan đã tặng họ vào năm 1583. Họ đã xây một nhà nguyện trong rừng già âm u và kể từ đó họ đã nhận được Đức Mẹ che chở phù trì khỏi mọi hiểm nguy, khỏi rất nhiều rắn độc trong rừng rậm, được chữa lành khỏi mọi tật nguyền và ban cho nhiều cặp vợ chồng son sẻ được sinh con đẻ cái.
Vào thế kỷ XIX, dưới thời đô hộ của nước Anh, cuộc bách hại người Công Giáo chấm dứt, trung tâm Thánh Mẫu lại tiếp tục thu hút khách hành hương càng ngày càng đông đảo tuốn về. Trong thời nội chiến dai dẳng giữa phiến quân Tamoul với quân chính phủ, trung tâm Thánh mẫu đã trỏ thành trung tâm tiếp cư tiếp đón dân tỵ nạn từ năm 1997 đến năm 2002, và từ năm 2004 đến 2009. Trong thời gian này, dân tỵ nạn đã trải qua tình cảnh bi thương và phải sống trong khó khăn… Trung tâm Thánh Mẫu đã bị nã đạn pháo hai lần, lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1999 khiến 44 nạn nhân bị thiệt mạng khi đạn pháo rơi trúng vào nhà nguyện Thánh Thể. Lần thứ hai xẩy ra vào tháng 3 năm 2008 khiến 18 người Ấn giáo bị thương vong vì đạn pháo.
Trong suốt thời gian cuối của cuộc nội chiến, mặc dầu các Giám mục đã nhiều lần lên tiếng kêu xin, nhưng trung tâm Thánh Mẫu chưa bao giờ được chính quyền công nhận là vùng phi quân sự, được hưởng đình chiến!!!
Sau đại lễ phong thánh cho Chân Phước Joseph VAZ vào buổi sáng ở thủ đô Colombo, ĐTC đã đáp trực thăng tới trung tâm Thánh Mẫu Madhu, cách thủ đô chừng 300 cây số về phía bắc. Khi tới trung tâm Thánh Mẫu, ĐTC đã đứng trên xe díp chạy vòng quang chào thăm dân chúng tụ tập đông đảo chung quanh trung tâm…ĐTC tỏ ra thoải mái và hạnh phúc được gặp nhiều gia đình người Tamoul và Cinghalais tụ tập rất đông tại trung tâm và đã ôm nhiều trẻ em và bệnh nhân. Sau đó, ĐTC phải đáp trực thăng trở lại thủ đô Colombo để ngày mai (15.01.2015) đáp máy bay sang Phi Luật Tân, bắt đầu chặng hai của chuyển tông du mục vụ sang Á Châu.
Phụ chú của người dịch: „Trung tâm Thánh Mẫu Madhu bên Tích Lan có một vài điểm lịch sử tương đồng với sự tích Đức Mẹ La Vang vào năm 1798 trong thời vua Cảnh Thịnh bách đạo …Nguyện mong Trung Tâm Thánh Mẫu toàn quốc La vang sẽ có ngày được đón tiếp vị cha chung của Giáo Hội hoàn vũ đặt chân đến viếng thăm Quê Hương Việt nam, để cầu cho quối thái dân an…“ (Nguồn: Eglises d'Asie, le 14 janvier 2015)