Sáng sớm thứ Sáu 9 tháng Giêng, tổng thống Rajapaksa tuyên bố thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống được tổ chức vào một ngày trước đó, tức là hôm thứ Năm 8 tháng Giêng.
Lo sợ việc chuyển giao quyền lực sẽ khó khăn và có thể gây ra đổ máu, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói:
“Tôi đề nghị tổng thống Rajapaksa chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử theo truyền thống đáng tự hào về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình và trật tự.”
Lo ngại của Hoa Kỳ có thể là thái quá. Thật vậy, phát ngôn viên phủ tổng thống cho biết “Tổng thống đã gặp lãnh tụ đối lập Ranil Wickramasinghe và bảo đảm với ông một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm. Sau đó, tổng thống đã dọn ra khỏi dinh Temple Trees.” Temple Trees là nơi cư trú của tổng thống Sri Lanka.
Theo tin giờ chót, phát ngôn viên của tân tổng thống Maithripala Sirisena là Saman Athaudahetti cho biết: “Để chuẩn bị tốt cho cuộc đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô, ngay chiều nay thứ Sáu 9 tháng Giêng, lúc 6 giờ chiều, tân tổng thống sẽ tuyên thệ nhậm chức tại quảng trường Độc Lập”.
Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng ông Maithripala Sirisena đã qua mặt đương kim tổng thống Rajapaksa với hơn 410,000 phiếu, nghĩa là tình hình đã là vô phương lật ngược lại được.
Các quan sát viên cho rằng một trong các yếu tố đã khiến cho ông Maithripala Sirisena thắng lớn là tâm tình lo sợ Trung quốc của người Sri Lanka.
Một trong những câu thường được Sirisena lặp đi lặp lại là:
“Đất nước của chúng ta đã từng bị người da trắng thôn tính bằng sức mạnh quân sự. Ngày nay, mảnh đất này đang bị thôn tính một lần nữa bởi tiền hối lộ của nước ngoài cho một số ít người. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ cần sáu năm nữa nước ta sẽ trở thành một thuộc địa và chúng ta tất cả sẽ trở thành nô lệ. Trong một thập niên qua số nợ của chúng ta với Trung quốc đã tăng đến 50 lần và cho đến năm 2012 chúng ta đã mắc nợ họ đến 490 triệu Mỹ Kim”.
Mahinda Rajapaksa đã là tổng thống Sri Lanka từ ngày 19 tháng 11 năm 2005. Nhiệm kỳ tổng thống tại Sri Lanka là 6 năm và hiến pháp chỉ cho phép một vị tổng thống được đảm nhiệm tối đa là 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2010, Quốc Hội bỏ phiếu tu chính hiến pháp mở đường cho tổng thống Mahinda Rajapaksa có thể làm thêm một nhiệm kỳ thứ ba.
Sau khi giải giáp được quân du kích Hổ Tamil vào năm 2009, uy tín của tổng thống Rajapaksa đã lên rất cao và ông đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2010 để đảm đương nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Bình thường ra thì cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2017. Tuy nhiên, sợ ký ức của người dân Sri Lanka về chiến thắng oai hùng của ông với quân du kích Hổ Tamil, một chiến thắng đã chấm dứt được 25 năm nội chiến, bị phai nhạt đi nên tổng thống Rajapaksa đã muốn bầu cử sớm đến 2 năm. Ông đã tính toán sai.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma vào tối thứ Hai 12 tháng Giêng, để bay đến Colombo, Sri Lanka (hay còn gọi là Tích Lan), và sẽ đến nơi vào sáng thứ Ba. Sau buổi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với các giám mục Sri Lanka trước khi có cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống lúc 17 giờ.
Lo sợ việc chuyển giao quyền lực sẽ khó khăn và có thể gây ra đổ máu, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói:
“Tôi đề nghị tổng thống Rajapaksa chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử theo truyền thống đáng tự hào về việc chuyển giao quyền lực trong hòa bình và trật tự.”
Lo ngại của Hoa Kỳ có thể là thái quá. Thật vậy, phát ngôn viên phủ tổng thống cho biết “Tổng thống đã gặp lãnh tụ đối lập Ranil Wickramasinghe và bảo đảm với ông một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm. Sau đó, tổng thống đã dọn ra khỏi dinh Temple Trees.” Temple Trees là nơi cư trú của tổng thống Sri Lanka.
Sáng sớm thứ Sáu 9 tháng Giêng, tổng thống Rajapaksa chấp nhận thất bại |
Tuy chưa có kết quả cuối cùng nhưng ông Maithripala Sirisena đã qua mặt đương kim tổng thống Rajapaksa với hơn 410,000 phiếu, nghĩa là tình hình đã là vô phương lật ngược lại được.
Dân chúng đã tràn ra đường đón mừng kết quả cuộc bỏ phiếu. |
Một trong những câu thường được Sirisena lặp đi lặp lại là:
“Đất nước của chúng ta đã từng bị người da trắng thôn tính bằng sức mạnh quân sự. Ngày nay, mảnh đất này đang bị thôn tính một lần nữa bởi tiền hối lộ của nước ngoài cho một số ít người. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ cần sáu năm nữa nước ta sẽ trở thành một thuộc địa và chúng ta tất cả sẽ trở thành nô lệ. Trong một thập niên qua số nợ của chúng ta với Trung quốc đã tăng đến 50 lần và cho đến năm 2012 chúng ta đã mắc nợ họ đến 490 triệu Mỹ Kim”.
Mahinda Rajapaksa đã là tổng thống Sri Lanka từ ngày 19 tháng 11 năm 2005. Nhiệm kỳ tổng thống tại Sri Lanka là 6 năm và hiến pháp chỉ cho phép một vị tổng thống được đảm nhiệm tối đa là 2 nhiệm kỳ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2010, Quốc Hội bỏ phiếu tu chính hiến pháp mở đường cho tổng thống Mahinda Rajapaksa có thể làm thêm một nhiệm kỳ thứ ba.
Sau khi giải giáp được quân du kích Hổ Tamil vào năm 2009, uy tín của tổng thống Rajapaksa đã lên rất cao và ông đã thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2010 để đảm đương nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Bình thường ra thì cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2017. Tuy nhiên, sợ ký ức của người dân Sri Lanka về chiến thắng oai hùng của ông với quân du kích Hổ Tamil, một chiến thắng đã chấm dứt được 25 năm nội chiến, bị phai nhạt đi nên tổng thống Rajapaksa đã muốn bầu cử sớm đến 2 năm. Ông đã tính toán sai.
Theo dự trù, Đức Thánh Cha sẽ rời Rôma vào tối thứ Hai 12 tháng Giêng, để bay đến Colombo, Sri Lanka (hay còn gọi là Tích Lan), và sẽ đến nơi vào sáng thứ Ba. Sau buổi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ có một cuộc họp với các giám mục Sri Lanka trước khi có cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống lúc 17 giờ.