Cuối tháng Mười Một sẽ là những ngày bận bịu nhất của Đức Phanxicô: ngày 25, ngài sẽ thăm Quốc Hội Âu Châu và Hội Đồng Âu Châu tại Strasbourg, Pháp, và từ ngày 28 tới 30, ngài sẽ thăm Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây sẽ là cuộc tông du ngoại quốc lần thứ năm và lần thứ sáu của ngài.
Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, chuyến đi Strasbourg sẽ là một “kỷ lục”, vì sẽ ngắn nhất, chỉ kéo dài 3 giờ 50 phút! Chưa từng có trong lịch sử tông du của một vị giáo hoàng.
Cha Lombardi cho biết thêm, “đây là một cuộc tông du không có bất cứ biến cố mục vụ, tôn giáo hay phụng vụ chi cả, mà hoàn toàn chỉ để tôn trọng lời mời của hai định chế Âu Châu này mà thôi. Đức Giáo Hoàng có nhiều ước muốn khác, nhưng ngài chỉ muốn hạn chế cuộc tông du này vào Âu Châu chứ không liên quan gì tới nước Pháp”. Chính vì thế, ngài từ khước cả lời mời thăm Nhà Thờ Chính Tòa có tính lịch sử của Strasbourg nhân dịp kỷ niệm 1,000 của Nhà Thờ này.
Về nghi thức ngoại giao cũng thế, Tổng Thống Pháp François Hollande sẽ không đón tiếp Đức Giáo Hoàng mà là Quốc Vụ Khanh Âu Châu Sự Vụ, Harlem Désir.
Ông Désir sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha từ phi trường tới quốc hội Âu Châu trên xe bọc thép chứ không trên giáo hoàng xa vì ngài sẽ không dừng ở bất cứ chỗ nào khác.
Tuy nhiên, bất kể sự vắn vỏi này, cuộc tông du vẫn có tầm quan trọng rất lớn. Đó là nhận định của Cha Lombardi. Vì qua hai định chế này, Đức GH sẽ nói với toàn thể Âu Châu.
Cha cũng cho hay hai định chế này là những định chế rất khác nhau: Quốc Hội Âu Châu là một định chế được bầu gồm 751 đại biểu của 28 nước hội viên Liên Hiệp Âu Châu, đại diện cho 508 triệu công dân. Hội Đồng Âu Châu, một định chế có trước QH Âu Châu, bao gồm các dân biểu quốc gia của 47 nước hội viên, gồm cả Đông Âu như Ukraine và Nga.
Tại Strasbourg, sau khi được Chủ Tịch QH Âu Châu Martin Schulz chào mừng, Đức Phanxicô sẽ hội kiến với TT Ý, Matteo Renzin, Chủ Tịch luân phiên Hội Đồng Âu Châu, tân Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu, Jean Claude Junker và Chủ Tịch HĐ Âu Châu mãn nhiệm, Herman Van Rompuy.
Sau đó, ngài sẽ qua Hội Đồng Âu Châu, tại đây ngài được Thorbjorn Jagland, Tổng Thư Ký Hội Đồng, và Chủ Tịch Quốc Hội Thụy Sĩ chào đón, trước khi đọc bài diễn văn thứ hai. Ngoài các sứ thần Tòa Thánh cạnh hai định chế này, còn có sự hiện diện của Đức HY Peter Erdo, Chủ Tịch Liên Hội Đồng các giám mục Âu Châu, và Đức Reinhard Marx, TGM Monaco ở Bavaria và là Chủ Tịch Ủy Ban của các Hội Đồng Giám Mục của Cộng Đồng Âu Châu.
Liên quan tới THĐ giám mục về gia đình
Nhận định về chuyến tông du này, ký giả Andrea Gagliarducci cho rằng xem ra giữa nó và THĐ về gia đình không có chi liên hệ với nhau cả. Tuy nhiên, nếu chú ý tới nghị trình của Liên Hiệp Âu Châu hiện nay với phúc trình Lunacek, tức phúc trình chống kỳ thị đồng tính, người ta sẽ thấy khác.
Điều cũng đáng lưu ý, chính Martin Schulz đặt lời mời với Đức Phanxicô. Ông ta vốn là học trò các cha Dòng Tên, nhưng lại tự coi mình là người vô thần. Ông cho rằng mình rất gần gũi với Đức Phanxicô về hai vấn đề: nghèo đói và ngoại vi (peripheries). Ông hy vọng, Đức Phanxicô sẽ lên tiếng về hai vấn đề đó nhất là việc chào đón di dân. Ông cũng là người nhấn mạnh tới khía cạnh “không tôn giáo” của chuyến đi này, coi Đức Phanxicô chỉ như một nhà lãnh đạo quốc gia như bất cứ nhà lãnh đạo quốc gia nào khác.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô luôn có những bất ngờ dành cho người ta. Vì theo ngài, những vấn đề tối quan trọng hiện nay không liên hệ tới riêng bản sắc Âu Châu mà là liên hệ tới hữu thể nhân bản nói chung. Nói cách khác, chúng liên hệ tới dự án tạo dựng của Thiên Chúa.
Đó chính là chỗ các vấn đề của Âu Châu có liên hệ với các vấn đề của THĐ về hôn nhân và gia đình. Nói về gia đình cũng là nói về dự án tạo dựng của Thiên Chúa. Mà nói về nó là nói về tính bổ túc nam nữ, về việc chào đón sự sống, về cung cách việc chào đón này trở thành cấu trúc nền tảng để xây dựng một xã hội công chính. Không thể có phân cách giữa Tin Mừng Gia Đình và cam kết xã hội.
Nhưng hiện đang có nhiều cố gắng phân cách hai thực tại trên. Tại THĐ về gia đình, các giám mục Phi Châu từng cực lực lên án các cố gắng này tại lục địa của họ, một lục địa đang cần trợ giúp tài chánh. Mà khổ thay, sự trợ giúp này đang bị nối kết với việc thay đổi luật pháp, nhằm du nhập ý thức hệ phái tính, phá bỏ ý niệm gia đình tự nhiên. Trên thực tế, nếu một nước Phi Châu nào đó cần một hệ thống dẫn thủy, họ buộc phải thông qua luật cho phép “hôn nhân” đồng tính, hay cho phép việc thụ thai trong ống nghiệm, hoặc một luật lệ nào đó liên quan tới điều người ta văn vẻ gọi là Quyền Sinh Sản Khỏe Mạnh, tức phá thai.
Đó không hẳn chỉ là vấn đề của riêng Phi Châu. Năm 2012, Phúc Trình về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội trên Thế Giới, do Vọng Quan Sát Văn Thuận phát hành, cho thấy chế độ tân thực dân không nhằm xâm chiếm và bóc lột các quốc gia mà đúng hơn xâm chiếm và bóc lột hữu thể nhân bản. Phúc trình này cũng nhấn mạnh rằng luật lệ có tiềm năng phá hoại gia đình và chống lại luật tự nhiên đã được sử dụng làm đòn bẩy dọn đường cho việc thực dân hóa văn hóa. Điều đáng lưu ý: nước được chọn làm điển hình nghiên cứu lại chính là quê hương Đức Phanxicô: tức Á Căn Đình!
Đã có chứng cớ cho thấy Đức Phanxicô nắm vững việc trên. Ngày 15 tháng Mười Một vừa qua, gặp Hiệp Hội BS Công Giáo Ý, Ngài lên án phá thai và an tử, và nhấn mạnh rằng “chơi đùa với sự sống là phạm tội chống lại Thiên Chúa hóa công”.
Ngoài ra, Đức Phanxicô hiểu rõ các nguy cơ do thứ Âu Châu quên cội rễ tạo ra, nơi tự do tôn giáo đang bị đe dọa nặng nề như Phúc Trình Thế Giới về Tự Do Tôn Giáo của Qũy Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu vừa cho thấy.
Theo phúc trình trên, tại nhiều nước Âu Châu, một Kitô hữu có thể bị kỳ thị vì các chủ trương ủng hộ gia đình như chọn trường Công Giáo cho con hay phản đối việc định chế hóa “hôn nhân” đồng tính… Các nước này cho rằng các nhóm tôn giáo không được lên tiếng về các vấn đề công cộng. Trái lại những nhóm bất thường như duy nữ, đồng tính thì hoàn toàn được tự do phát biểu bất cứ những gì họ muốn ngay cả việc chế riễu tôn giáo.
Âu Châu cũng hết lòng cổ vũ triết lý phá thai. Carl Djerassi, cha đẻ của thuốc viên phá thai, gần đây không ngại tiết lộ mục đích sau cùng của thuốc viên này: làm tình sẽ trở thành một sinh hoạt giải trí. Đến nỗi tới năm 2050, tinh trùng và phôi thai sẽ thường xuyên được đông lạnh để dùng cho việc thụ thai trong ống nghiệm bất cứ khi nào thấy thuận tiện.
Việc đó sẽ không chỉ bác bỏ kế hoạch của Thiên Chúa trên thực tế. Nó còn bác bỏ chính con người nhân bản vì chức phận làm cha và làm mẹ là lý do nền tảng cho sự hiện hữu của họ. Đối với nền văn minh tình thương của Đức Phaolô VI, chỉ có chức phận làm cha và làm mẹ mới đem lại sự sống.
Chắc chắn khi thăm hai định chế đầu não của Âu Châu, Đức Phanxicô không thể không nghĩ tới các nguy cơ do Âu Châu tạo ra trên đây, nhất là sau khi ngài chủ tọa hai cuộc tranh luận vĩ đại gần đây về gia đình: THĐ giám mục hồi tháng Mười và hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ vừa qua.
Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, chuyến đi Strasbourg sẽ là một “kỷ lục”, vì sẽ ngắn nhất, chỉ kéo dài 3 giờ 50 phút! Chưa từng có trong lịch sử tông du của một vị giáo hoàng.
Cha Lombardi cho biết thêm, “đây là một cuộc tông du không có bất cứ biến cố mục vụ, tôn giáo hay phụng vụ chi cả, mà hoàn toàn chỉ để tôn trọng lời mời của hai định chế Âu Châu này mà thôi. Đức Giáo Hoàng có nhiều ước muốn khác, nhưng ngài chỉ muốn hạn chế cuộc tông du này vào Âu Châu chứ không liên quan gì tới nước Pháp”. Chính vì thế, ngài từ khước cả lời mời thăm Nhà Thờ Chính Tòa có tính lịch sử của Strasbourg nhân dịp kỷ niệm 1,000 của Nhà Thờ này.
Về nghi thức ngoại giao cũng thế, Tổng Thống Pháp François Hollande sẽ không đón tiếp Đức Giáo Hoàng mà là Quốc Vụ Khanh Âu Châu Sự Vụ, Harlem Désir.
Ông Désir sẽ tháp tùng Đức Thánh Cha từ phi trường tới quốc hội Âu Châu trên xe bọc thép chứ không trên giáo hoàng xa vì ngài sẽ không dừng ở bất cứ chỗ nào khác.
Tuy nhiên, bất kể sự vắn vỏi này, cuộc tông du vẫn có tầm quan trọng rất lớn. Đó là nhận định của Cha Lombardi. Vì qua hai định chế này, Đức GH sẽ nói với toàn thể Âu Châu.
Cha cũng cho hay hai định chế này là những định chế rất khác nhau: Quốc Hội Âu Châu là một định chế được bầu gồm 751 đại biểu của 28 nước hội viên Liên Hiệp Âu Châu, đại diện cho 508 triệu công dân. Hội Đồng Âu Châu, một định chế có trước QH Âu Châu, bao gồm các dân biểu quốc gia của 47 nước hội viên, gồm cả Đông Âu như Ukraine và Nga.
Tại Strasbourg, sau khi được Chủ Tịch QH Âu Châu Martin Schulz chào mừng, Đức Phanxicô sẽ hội kiến với TT Ý, Matteo Renzin, Chủ Tịch luân phiên Hội Đồng Âu Châu, tân Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu, Jean Claude Junker và Chủ Tịch HĐ Âu Châu mãn nhiệm, Herman Van Rompuy.
Sau đó, ngài sẽ qua Hội Đồng Âu Châu, tại đây ngài được Thorbjorn Jagland, Tổng Thư Ký Hội Đồng, và Chủ Tịch Quốc Hội Thụy Sĩ chào đón, trước khi đọc bài diễn văn thứ hai. Ngoài các sứ thần Tòa Thánh cạnh hai định chế này, còn có sự hiện diện của Đức HY Peter Erdo, Chủ Tịch Liên Hội Đồng các giám mục Âu Châu, và Đức Reinhard Marx, TGM Monaco ở Bavaria và là Chủ Tịch Ủy Ban của các Hội Đồng Giám Mục của Cộng Đồng Âu Châu.
Liên quan tới THĐ giám mục về gia đình
Nhận định về chuyến tông du này, ký giả Andrea Gagliarducci cho rằng xem ra giữa nó và THĐ về gia đình không có chi liên hệ với nhau cả. Tuy nhiên, nếu chú ý tới nghị trình của Liên Hiệp Âu Châu hiện nay với phúc trình Lunacek, tức phúc trình chống kỳ thị đồng tính, người ta sẽ thấy khác.
Điều cũng đáng lưu ý, chính Martin Schulz đặt lời mời với Đức Phanxicô. Ông ta vốn là học trò các cha Dòng Tên, nhưng lại tự coi mình là người vô thần. Ông cho rằng mình rất gần gũi với Đức Phanxicô về hai vấn đề: nghèo đói và ngoại vi (peripheries). Ông hy vọng, Đức Phanxicô sẽ lên tiếng về hai vấn đề đó nhất là việc chào đón di dân. Ông cũng là người nhấn mạnh tới khía cạnh “không tôn giáo” của chuyến đi này, coi Đức Phanxicô chỉ như một nhà lãnh đạo quốc gia như bất cứ nhà lãnh đạo quốc gia nào khác.
Ấy thế nhưng, Đức Phanxicô luôn có những bất ngờ dành cho người ta. Vì theo ngài, những vấn đề tối quan trọng hiện nay không liên hệ tới riêng bản sắc Âu Châu mà là liên hệ tới hữu thể nhân bản nói chung. Nói cách khác, chúng liên hệ tới dự án tạo dựng của Thiên Chúa.
Đó chính là chỗ các vấn đề của Âu Châu có liên hệ với các vấn đề của THĐ về hôn nhân và gia đình. Nói về gia đình cũng là nói về dự án tạo dựng của Thiên Chúa. Mà nói về nó là nói về tính bổ túc nam nữ, về việc chào đón sự sống, về cung cách việc chào đón này trở thành cấu trúc nền tảng để xây dựng một xã hội công chính. Không thể có phân cách giữa Tin Mừng Gia Đình và cam kết xã hội.
Nhưng hiện đang có nhiều cố gắng phân cách hai thực tại trên. Tại THĐ về gia đình, các giám mục Phi Châu từng cực lực lên án các cố gắng này tại lục địa của họ, một lục địa đang cần trợ giúp tài chánh. Mà khổ thay, sự trợ giúp này đang bị nối kết với việc thay đổi luật pháp, nhằm du nhập ý thức hệ phái tính, phá bỏ ý niệm gia đình tự nhiên. Trên thực tế, nếu một nước Phi Châu nào đó cần một hệ thống dẫn thủy, họ buộc phải thông qua luật cho phép “hôn nhân” đồng tính, hay cho phép việc thụ thai trong ống nghiệm, hoặc một luật lệ nào đó liên quan tới điều người ta văn vẻ gọi là Quyền Sinh Sản Khỏe Mạnh, tức phá thai.
Đó không hẳn chỉ là vấn đề của riêng Phi Châu. Năm 2012, Phúc Trình về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội trên Thế Giới, do Vọng Quan Sát Văn Thuận phát hành, cho thấy chế độ tân thực dân không nhằm xâm chiếm và bóc lột các quốc gia mà đúng hơn xâm chiếm và bóc lột hữu thể nhân bản. Phúc trình này cũng nhấn mạnh rằng luật lệ có tiềm năng phá hoại gia đình và chống lại luật tự nhiên đã được sử dụng làm đòn bẩy dọn đường cho việc thực dân hóa văn hóa. Điều đáng lưu ý: nước được chọn làm điển hình nghiên cứu lại chính là quê hương Đức Phanxicô: tức Á Căn Đình!
Đã có chứng cớ cho thấy Đức Phanxicô nắm vững việc trên. Ngày 15 tháng Mười Một vừa qua, gặp Hiệp Hội BS Công Giáo Ý, Ngài lên án phá thai và an tử, và nhấn mạnh rằng “chơi đùa với sự sống là phạm tội chống lại Thiên Chúa hóa công”.
Ngoài ra, Đức Phanxicô hiểu rõ các nguy cơ do thứ Âu Châu quên cội rễ tạo ra, nơi tự do tôn giáo đang bị đe dọa nặng nề như Phúc Trình Thế Giới về Tự Do Tôn Giáo của Qũy Trợ Giúp Các Giáo Hội Túng Thiếu vừa cho thấy.
Theo phúc trình trên, tại nhiều nước Âu Châu, một Kitô hữu có thể bị kỳ thị vì các chủ trương ủng hộ gia đình như chọn trường Công Giáo cho con hay phản đối việc định chế hóa “hôn nhân” đồng tính… Các nước này cho rằng các nhóm tôn giáo không được lên tiếng về các vấn đề công cộng. Trái lại những nhóm bất thường như duy nữ, đồng tính thì hoàn toàn được tự do phát biểu bất cứ những gì họ muốn ngay cả việc chế riễu tôn giáo.
Âu Châu cũng hết lòng cổ vũ triết lý phá thai. Carl Djerassi, cha đẻ của thuốc viên phá thai, gần đây không ngại tiết lộ mục đích sau cùng của thuốc viên này: làm tình sẽ trở thành một sinh hoạt giải trí. Đến nỗi tới năm 2050, tinh trùng và phôi thai sẽ thường xuyên được đông lạnh để dùng cho việc thụ thai trong ống nghiệm bất cứ khi nào thấy thuận tiện.
Việc đó sẽ không chỉ bác bỏ kế hoạch của Thiên Chúa trên thực tế. Nó còn bác bỏ chính con người nhân bản vì chức phận làm cha và làm mẹ là lý do nền tảng cho sự hiện hữu của họ. Đối với nền văn minh tình thương của Đức Phaolô VI, chỉ có chức phận làm cha và làm mẹ mới đem lại sự sống.
Chắc chắn khi thăm hai định chế đầu não của Âu Châu, Đức Phanxicô không thể không nghĩ tới các nguy cơ do Âu Châu tạo ra trên đây, nhất là sau khi ngài chủ tọa hai cuộc tranh luận vĩ đại gần đây về gia đình: THĐ giám mục hồi tháng Mười và hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ vừa qua.