1-DẪN NHẬP: Nhằm giúp hội nhập gắn bó vào đời sống tông đồ một cách hăng say, tích cực và nung nấu tình yêu Thiên Chúa và tha nhân của các Hội Đoàn: Các Bà Mẹ Công Giáo, Ca Đoàn La Vang Las Vegas, Hội Hồn Nhỏ, Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Đoàn thiếu Nhi TT. Toma Thiện…Cha Giám Đốc Giuse Đồng Minh Quang đã ưu ái dành một buổi Tĩnh Tâm đặc biệt để truyền đạt một đề tài tuyệt vời xuất phát từ bài Suy Niệm Thứ 5 của Đức Cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận trong những ngày giảng phòng tại Roma trong thời gian từ ngày 12 đến 18 tháng 3 năm 2000 cho Đức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma, bài Suy Niệm này đã được nhiều giới chức, báo chí đề cao, ca ngợi, học hỏi và đã được in thành sách trong cuốn: “Chứng Nhân Hy Vọng”: “Chọn Chúa chứ Không Phải Việc Của Chúa”.
2-Đúng 7:30pm. ngày Thứ Bảy mát trời của tháng 9 gần bước vào tiết Lập Thu năm 2014, với đông đảo giáo dân các Hội Đoàn tham dự tại Đền Thánh Mẹ La Vang Las Vegas. Mở đầu ngài đặt một câu hỏi với mọi người: “Trong cuộc sống, anh chị em thường chọn lựa cái gì?” Nhiều câu trả lời từ giáo dân: “Chọn người yêu, chỗ ở, chọn bạn, chọn tiện nghi cho cuộc sống, chọn quần áo, chọn công việc làm…”. Ngài lại hỏi: “Có ai chọn hạnh phúc? Hay đau khổ ? Hay cô đơn? Rồi ngài mời mọi người cùng đứng hướng về Thập Giá Chúa Kitô hát bài: “Bỏ Ngài Con Biết Theo Ai” của nhạc sĩ P. Kim. Những lời bài hát có sức đánh động tâm tư mọi người, cũng là lời nhắc lại xác quyết của thánh Phêrô Tông Đồ: “Bỏ Ngài con biết theo ai…Vì Ngài có Lời ban sự sống…Bên đời kia tương lai khuất mờ …Đường xa lắc tương lai mịt mù…Nào ai dẫn con trên đường dài…”. Sau đó cha quang dâng lời cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho buổi tĩnh Tâm trước khi ngài chia sẻ vào đề tài: “Lạy Chúa, xin Chúa thương thêm ơn sức mạnh cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp đời chúng con như Lời Thánh Vịnh 32: 12-15: “ Hạnh phúc thay quốc gia được Chúa làm Chúa Tể, hạnh phúc thay dân nào Người chọn làm gia nghiệp, từ trời cao nhìn xuống, Chúa thấy hết mọi người, từ Thiên Cung Chúa ngự, Chúa dõi theo người thế. Lòng mỗi người, chính Chúa dựng nên, việc họ làm, Chúa thông suốt cả. “Lạy Chúa xin cho chúng con biết chọn Chúa và tin tưởng Chúa hằng quan phòng chúng con”.
3-Bước vào đề tài tuyệt vời xuất phát từ bài Suy Niệm Thứ 5, giảng phòng của Đức Cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận, ngài nhắc lại những chia sẻ của Đức Hồng Y: “Qua biến cố thử thách phải chọn lựa khi ngài bị biệt giam 9 năm cơ cực trong ngục tối. Ngài chia sẻ: “Trong 9 năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không cửa sổ rồi đèn bật sáng trưng, ngày này sang ngày nọ, có lúc lại trong bóng tối từ tuần này sang tuần khác, tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên vì tôi là một Giám Mục trẻ 48 tuổi với 8 năm kinh nghiệm mục vụ, tôi không thể yên ngủ vì những dằn vặt phải bỏ Giáo Phận, bỏ những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy sự phẫn uất nổi lên trong lòng tôi. Một đêm kia từ sâu thẳm trong tâm hồn tôi có tiếng nói: “Tại sao con chê trách ray rứt như thế, con phải biết phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì con đã làm và muốn tiếp tục làm như các cuộc thăm viếng mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, xây các cư xá sinh viên, xây các cơ sở truyền giáo đều là những công việc rất đúng, rất tốt, là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa. Vậy con muốn rời bỏ các công việc đó, hãy bỏ ngay, hãy ký thác nơi Ngài. Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa chứ không phải chọn công việc của Chúa.” Ngài kết luận: “Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn các suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảng cách hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý, từ đó một sự bình an tràn ngập tâm hồn tôi và luôn ở trong tôi suốt 13 năm tù đầy”.
4-THỬ THÁCH TRONG CHỌN LỰA: Chọn lựa luôn đi kèm theo sự quyết định và trách nhiệm, trách nhiệm có sự liên đới đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội và Giáo Hội. Ngài đưa một ví dụ có một người bạn linh mục, lần đầu tiên trong đời bị nghi oan, bị kết án, đã nghĩ đến việc tự tử vì sợ làm phiền lòng cha mẹ, gây ảnh hưởng bất lợi đến họ hàng, gia tộc. Đưa ra ví dụ trên muốn nói đến sự chọn lựa của một cá nhân nhưng ảnh hưởng liên đới đến trách nhiệm của gia đình, gia tộc. Trong sự chọn lựa còn luôn đi kèm sự thử thách. Đến đây ngài kể một câu chuyện: “Có một chàng thanh niên muốn xin vào một dòng khổ tu, vị Viện Trưởng muốn thử sự kiên nhẫn lựa chọn của anh, nên đưa cho anh một thùng khoai tây và 3 cái rổ, Viện Trưởng yêu cầu anh lựa khoai tây lớn bỏ vào rổ số 1, khoai tây trung bình bỏ vào rổ thứ 2, khoai tây nhỏ bỏ vào rổ thứ 3. Sau hai tuần lễ, anh thanh niên này đến xin gặp Viện Trưởng và xin về không tu nữa. Viện Trưởng ngạc nhiên hỏi anh: “Đời sống đi tu khổ lắm hả con?” Người thanh niên trả lời: “Không, nó an bình, thanh thản và hạnh phúc lắm!”. Như vậy, có phải anh em trong tu viện làm con buồn phiền chăng? Hay kỳ thị con điều gì chăng? Người thanh niên đáp: “Không, ai cũng đối xử tốt với con cả”. Vị Tu Viện Trưởng hỏi tiếp: “Vậy tại sao trước kia con nhất quyết xin đi tu, nay lại nhất định xin ra về? Người thanh niên nói: “công việc của Viện Trưởng trao phó, không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm con nhức đầu là con phải lựa chọn khoai tây lớn, trung bình, khoai tây nhỏ làm con rối trí!”.
Câu chuyện ví von trên cho ta thấy sự lựa chọn đôi khi khiến chúng ta phải mất mát, phải hy sinh, cũng như sự lựa chọn cuộc sống độc thân để vinh danh Chúa, trong đời sống độc thân phải hy sinh đời sống gia đình riêng của mình cho nhà Chúa, cho xứ đạo. đối với những người chọn đời sống ơn gọi gia đình thì người nữ hay nam trước khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân, phải dứt khoát tình cảm hay sự liên hệ đã có với bạn trai hay bạn gái, nếu không gia đình sẽ bị tan vỡ và biến hôn nhân thành tai họa, vì thế sự chọn lựa phải rõ ràng, minh bạch đi kèm ít nhiều hy sinh phải có. Văn chương Ấn Giáo có một câu chuyện để lại khá bổ ích cho mọi người suy nghiệm qua đề tài này: “Một người Ấn Giáo cầu xin ngày nọ qua ngày kia với thần Bi-Xu để xin những điều mong ước, động lòng trắc ẩn, thần Bi-xu cho ông ba điều ước, ông vội vàng xin điều thứ nhất: xin cho vợ con chết thì con sẽ lấy được vợ khác. Hôm sau ông thần cho cho vợ người ấy ngã đùng ra chết. Khi vợ anh ta chết, chòm xóm nghe tin đến chia buồn và phung điếu, cầu nguyện và hết lời ca ngợi nhân đức tốt lành của vợ anh, những lời ca ngợi của chòm xóm làm anh cảm thấy mất mát quá lớn trong đời sống của mình, vì vợ anh làm anh hãnh diện với mọi người. Hối hận về việc quyết định thiếu chính chắn của mình, anh vội vàng lại khấn xin thần Bi-Xu cho vợ anh được sống lại. Thần Bi-Xu thương tình thấy ông khẩn khoản nài xin, nên lại cho vợ anh được sống. Cuối cùng anh chỉ còn 1 điều ước chót, anh đắn đo, đi dò hỏi bạn bè, những người có kinh nghiệm trong cuộc sống xem điều gì anh cần phải xin. Nhiều ý kiến quá khiến anh bối rối và cuối cùng anh lại chạy đến hỏi thần Bi-Xu để xin lời khuyên cho anh nên ước điều gì? Anh nói: “Con xin van ngài, ngài làm ơn chỉ cho con biết con phải xin điều gì đây? Con bối rối quá! Thần Bi-Xu cưới thông cảm và nói: “Con hãy xin cho con được luôn luôn mãn nguyện, dù cuộc đời có xẩy ra thế nào thì đời sống vẫn an bình thanh thản, mãn nguyện”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận ra cuộc sống hiện tại của mỗi người ngày nay bị lôi kéo vào cái vòng xoáy của cuộc đời. Trong một lần tôi và Đức Cha Hợp đi thăm vài casinos ở Las Vegas để học hỏi cách thiết kế của họ, chúng tôi ghé căn The Mirage Casino, chúng tôi thấy một xoáy nước tại một tháp nước đang đổ xuống ào ào, xoáy nước ấy nó cứ xoáy và cuốn theo mọi vật xung quanh nó, kéo theo rác rưởi bám quanh. Nhìn xoáy nước này, chúng tôi nghĩ đến thực tế ngoài đời nếu chúng ta cứ lăn vào vòng xoáy của cuộc đời, chúng ta sẽ bị lôi kéo, cuốn hút theo tùy vào mỗi môi trường sống như linh mục, tu sĩ, giáo dân, thương gia…trong tất cả ngành nghề cuộc đời ta đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy cuộc sống. Nó thay đổi từng ngày, từng tháng theo từng dòng nước…cuốn hút theo. Chính vì vậy ta phải biết chọn lựa thế nào để luôn luôn mãn nguyện, thanh thản dù nó có xẩy ra và đem đến những kết quả như thế nào.
Có nhiều người thời nay quan niệm Mạnh vì gạo, bạo vì tiền hay chế ra những câu hát ví von trần tục trong dân gian để đề cao tiền bạc như: “Tiền là tiên là Phật, Là sức bật lò xo, Là thước đo lòng người, Là tiếng cười tuổi trẻ, Là sức khỏe tuổi già, Là cái đà danh vọng, Là cái lọng che thân, Là cái cân công lý…”. Chúng ta phải xác định rõ rệt là Thiên Chúa ban cho con người cái quyền tự do, có tự do ta phải biết dùng sự tự do ấy trong cái quyền chọn lựa, chọn lựa hạnh phúc hay sầu khổ, chọn lựa người bạn tốt hay xấu. Chọn lựa sau buổi tĩnh tâm về nhà nghỉ bình yên, tĩnh dưỡng để ngày mai đi làm, bắt đầu một ngày mới hay chọn lựa vào ngay Casino để kéo máy với hy vọng trúng số! Ai cũng có sự chọn lựa riêng cho mình, chọn lựa đúng hay sai, chọn lựa tốt hay xấu, phải hay trái. Đã chọn lựa rồi đừng đổ thừa tại Casino mở cửa 24 giờ một ngày để cám dỗ tôi, nên tôi phải vào thăm nó.
Một câu chuyện nữa xin chia sẻ cùng mọi người để chúng ta cùng suy nghĩ: “Câu chuyện của một thanh niên 30 tuổi mang Quốc Tịch Pháp gốc Việt, xin theo đời sống tu trì và xin được đi đến các nước xa xôi miền Á Châu để truyền giáo, mang số ký danh 4956. Sau khi chịu chức linh mục được 6 tháng, năm 2007 được nhà dòng đưa sang Hoa Kỳ tu nghiệp, học cách giảng dạy, học sinh ngữ và sau đó được đưa qua Đài Loan để học tiếng Trung Hoa trong vòng 6 tháng rồi sẽ được gửi sang Trung Quốc để phụng vụ Giáo Hội tại đây. Trong một bài giảng tại thánh đường ở Đài Loan, ngài xin Cộng Đoàn giáo hữu ở đây cầu nguyện cho ngài: “Xin Cộng Đoàn cầu nguyện cho tôi được phúc tử đạo tại Trung Quốc!”. Qua câu chuyện trên chúng ta thấy đây quả là sự chọn lưa thật can đảm, chính xác vì biết rằng khi làm sứ vụ truyền giáo ở Trung Quốc sẽ dễ bị giết chết nhưng vẫn chấp nhận, vẫn đi theo tiếng gọi của ơn gọi. Riêng tôi khi chọn lựa từ Oakland về Las Vegas, tuy không phải là một chọn lựa lớn của tôi vì về Las Vegas không ai giết tôi như đi các nước Cộng Sản, tuy nhiên nó cũng có những giao động của cuộc sống và môi trường sống không như vị linh mục trẻ dấn thân đi truyền giáo ở Trung Quốc.
5-NÊN TẢNG CỦA CHÂN LÝ “Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa”: Dựa theo những biến cố trong cuộc sống khó khăn Đức Cố Hồng Y Thuận đã khắc phục qua 7 điều để lại trong: “Đường Hy Vọng”, cha Quang chia sẻ từng điều rất tỷ mỷ và giải thích cặn kẽ:
(1)-Sống Giây Phút Hiện Tại: Làm cho giây phút sống hiện tại của mỗi người chan hòa tình thương của Thiên Chúa trong trái tim, trong tâm hồn mình qua ánh mắt chan hòa tình thương, qua cử chỉ yêu thương trìu mến.
(2)-Phân Biệt Giữa Chúa Và Công Việc Của Chúa: Đến đây cha Quang chia sẻ tâm sự của Đức Cố Hồng Y khiến mọi người cảm động: “Lạy Chúa, con mới 48 tuổi, đã có kinh nghiệm sau 8 năm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, một Giáo Phận mà con cảm thấy sự hạnh phúc, tại sao giờ đây Chúa lại cách chức mọi hoạt động mục vụ của con, Chúa lại đưa con đến một nơi xa cách Giáo Phận của con trên 1500 Kilômét? Trong đêm tối với cơn khủng hoảng tâm linh bị dày vò đó, một ánh sáng lóe lên: “Tại sao con quẫn trí như vậy? Con phải phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa, hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài chứ đừng chọn việc của Ngài”.
(3)-Cầu Nguyện: Để nuôi sống đời sống tâm linh, ngài cho biết đôi khi ngài quá mệt mỏi, quá đau khổ, ngài không thể nào đọc thêm một kinh gì nữa vì quá chán chường, lúc đó ngài thều thào: “Lạy Chúa Giêsu ơi! Có con đây” thì lúc đó ngài nghe có tiếng đáp trả: “Thuận ơi, có Chúa Giêsu đây”. Điều này cho chúng ta thấy đời sống cầu nguyện phải luôn có trong phục vụ. Suy rộng ra cuộc sống đời thường trong gia đình, xã hội, cộng đoàn, có những lúc chúng ta bị hiểu lầm hay cuộc sống với những biến động nhiều ray rứt, lo toan … chúng ta phải có những giây phút lắng đọng trong cầu nguyện, để những việc làm của mình chứng tỏ chúng ta chọn Chúa.
(4)-Phép Thánh Thể: Phép Thánh Thể được Chúa trao quyền cho các linh mục hiến tế hằng ngày trên bàn thờ trong các thánh đường, chúng ta phải ý thức rằng chúng ta cùng tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể với vị linh mục chủ tế chứ không phải chúng ta đi xem lễ. Xem lễ là bàng quan đứng nhìn, còn cử hành là tham dự, hòa mình vào. Tiếng Anh có danh từ diễn tả đúng với ý nghĩa đó: “Celebrate”. Chính vì vậy trong 13 năm tù và những năm bị biệt giam, không được cử hành thánh lễ như các linh mục, ngài có một sáng kiến được ghi chép trong sách: “Đường Hy Vọng”, được thế giới ngưỡng mộ, học hỏi, ngài cử hành Bí Tích Thánh Thể với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó chính là chén lễ, đó là nhà thờ chánh tòa Nha Trang của ngài. Chúng ta cảm nhận thật hạnh phúc khi nghe ngài tâm sự như sau: “Mỗi lần như vậy, tôi thấy như được cùng chịu giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời nguyện truyền phép, tôi như được bình tĩnh hết lòng củng cố với Chúa một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi với Chúa Giêsu, và nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi”. Qua suy tư chia sẻ tâm sự của ngài, chúng ta cảm nhận ra thánh lễ thật vô giá vì chúng ta được hòa nhập vào Mình Máu Thánh Chúa.
Khi có dịp về Miền Bắc cùng Đức Cha Joseph A. Pepe để có điều kiện giúp một số giáo xứ xây dựng lại thánh đường bị hư hỏng hay quá nhỏ hẹp, gặp gỡ họ làm tôi thật cảm phục tấm lòng đạo hạnh của họ, có nơi họ phải đi bộ đến cả 30 cây số để đến được nơi có linh mục dâng thánh lễ. Một câu chuyện thật cảm động khiến tôi không thể quên nghĩ đến hoàn cảnh của họ. Chuyện xẩy ra tại Qui Nhơn vì ở đây cộng Sản họ rất khó khăn về việc cho xây dựng thánh đường mà tôi thắc mắc làm sao ở đây công an cho phép làm nhà thờ, tuy không lớn nhưng cũng ấm cúng, thì được thuật lại: “Có một bà cụ trên 60 tuổi đi bộ từ sáng cho đến chiều để đến được nơi có linh mục hầu tham dự thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Lễ xong bà lại cất công đi bộ trở về nhà. Trên lộ trình đi, bà hay ghé vào một nhà để xin nước uống. Ông chủ nhà thắc mắc thấy bà ghé vào xin nước uống hoài mà không có con cái đi theo, mới hỏi bà đi đâu vậy mà đi hoài. Bà trả lời tôi đi thờ!, ông chủ nhà không hiểu hỏi đi thờ là đi gì? Bà phải kể chi tiết đi thờ là đi dự lễ, có ông cha làm lễ. Ông chủ nhà nghe cảm động quá vì thấy bà có niềm tin thật vững chắc như vậy, không phải đi một lần nhiều ngày mà nhiều lần, ông ta nói làm thế nào tôi có thể giúp được bà? Bà ta nói: “Nếu ông có quyền, ông làm cho xứ tôi cái nhà thờ đi”. Ông chủ nhà bị bà già cảm hóa và nhận lời cho phép xứ của bà được xây một nhà thờ. Tôi đến thăm giáo xứ này, nhà thờ tuy nhỏ, nhưng rất ấm cúng và cảnh trí bày biện thật cảm động.
(5)-Yêu Thương Theo Lời Di Chúc Chúa Truyền Lại: Lời Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15-12). Trải qua biến cố đau khổ, Đức Cố Hồng Y Thuận đã cảm nhận được mình đã tích chứa một kho tàng phong phú và quí giá đó là tình yêu thương. Trong tù ở bất cứ trại giam nào, họ luôn có sự phân biệt đối xử rõ rệt: Bạn là bạn, thù là thù chứ không thể hòa hợp hay đội trời chung. Ngài nói: “Lạy Chúa, con đây chỉ với hai bàn tay trắng, con không có gì để trao đổi quà cáp cho người ta hầu mong xóa bỏ hố ngăn cách, làm sao, con phải có phương pháp gì?” Lúc ấy trong thâm tâm ngài lóe lên một ý tưởng: “Con có một kho tàng quí báu đó là tình thương của Chúa Giêsu trong trái tim con, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu yêu thương con”.Từ đó ngài áp dụng Lời Chúa dạy bảo qua Thánh Linh, ngài dùng tình thương để hoán cải những người canh tù khắc nghiệt, lạnh lùng với ngài. Ngài kể qua tình thương của ngài với họ, sau một thời gian những người này trở thành bạn thân của ngài. Sau sáu năm tù, ngài kể lại câu chuyện được viết thành sách của một anh canh tù: “Anh Thuận thân mến, tôi hứa với anh là sẽ cầu nguyện cho anh mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, tôi lấy xe đạp đến trước Đền Thờ Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã làm sập tháp nhà thờ, tôi cầu nguyện như sau: “Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào, nhưng tôi hứa cầu nguyện cho anh Thuận, nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì Đức Mẹ cho anh ấy”. Quả thật tình thương đã biến đổi người thù của mình trở thành người bạn đi cầu nguyện cho với đạo mà họ bắt bớ.
(6)-Yêu Mến Mẹ Maria La Vang: Khi bị bắt đem đi, trong túi áo của ngài chỉ có cỗ Tràng Hạt Mân Côi, vì thế đời sống của ngài luôn gắn bó với chuỗi Mân Côi và tình yêu thương che chở của Mẹ Maria. Hơn nữa tuổi ấu thơ, mẹ ngài thường dạy ngài luôn đem theo trong người chuỗi Mân Côi trong mình để luôn nhớ đến lời Mẹ nhắn nhủ.
(7)-Điều Thứ 7, Ngài Nhắc Lại: “Chọn Chúa Chứ Không Phải Việc Của Chúa”: Như các Tông Đồ năm xưa chọn Chúa, đi theo Chúa, sống với Chúa, tiếp tục hành trình đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa, Chúa Giêsu Kitô muôn đời là nền tảng đời sống Kitô hữu chúng ta trong mọi thời đại, chứ không phải thời xa xưa của ông bà cha mẹ tổ tiên chúng ta hay thời tân tiến ngày nay hoặc cho thời con cái cháu chắt chúng ta mai sau. Nó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho đời sống đạo của mọi giáo hữu đối diện hằng ngày với bao nhiêu sự chọn lựa mà chúng ta phải trực diện. Nếu chúng ta chọn Chúa, tất cả mọi sự sẽ qui về Chúa để Ngài luôn quan phòng.
6-PHẦN ĐẶT CÂU HỎI: Chị Mei hỏi: Chúa đã chọn chúng ta từ buổi ban đầu, nhưng nhiều người không tin điều đó, lý do? Cha Quang trả lời: Đúng thế, nhiều người không chịu tin hay không có niềm tin vì lười biếng không chịu tìm hiểu giáo lý của Chúa hay tìm hiểu sự thật hình thành trời đất vũ trụ do Đấng Tạo Hóa. Chúa ban cho mỗi người sự tự do lựa chọn để họ được hưởng cuộc sống xứng đáng với những gì họ gặt hái dưới thế trần.
Chị Linda: Người không có đạo hay Phật Giáo không tin có Chúa, có được vào nước Thiên Đàng hay không? Cha Quang đáp: Vậy cha ông chúng ta, tổ tiên chúng ta không biết Chúa, liệu có được vào Thiên Đàng không? Đạo là gì? Đạo là đường, là lối sống, lối đi, thờ Đấng Toàn Năng, không thờ chính mình như quan niệm Đạo Phật họ cho rằng đắc đạo là thành Phật. Vậy nếu chưa biết Chúa, ăn ngay ở lành, sống tốt, ngay thẳng, Chúa vẫn thưởng công như câu Thiên Thần hát trong ngày Đại lễ Giáng Sinh: “Sáng danh Thiên Chúa trên trời, bình an cho người lành ngay dưới thế”.
7-LỜI CẦU NGUYỆN KẾT THÚC: Chấm dứt buổi Tĩnh Tâm, cha Quang mời mọi người đứng, ngài dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp của đời chúng con. Chọn Chúa chứ không phải công việc hằng ngày, vì nếu chọn công việc của Chúa, thì lúc thất bại, chúng con sẽ dễ dàng bỏ Chúa. Còn khi chúng con chọn Chúa thì không gì có thể làm chúng con giao động. Xin Mẹ La Vang luôn dạy chúng con biết xin vâng, nhất là đời sống đạo biết chọn Chúa chứ không phải công việc của Chúa trong trung kiên để chúng con biết luôn xin vâng như Mẹ đã xin vâng.
Sau đó mọi người cùng cha Quang cùng đọc kinh Lạy Cha để cảm tạ Chúa cho một buổi Tĩnh Tâm gặt hái nhiều kết quả tốt và mọi người nhận phép lành từ cha Quang./.
Kính mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria 8-9-2014
Phan Văn Sỹ
3-Bước vào đề tài tuyệt vời xuất phát từ bài Suy Niệm Thứ 5, giảng phòng của Đức Cố Hồng Y Phanxicôxavie Nguyễn Văn Thuận, ngài nhắc lại những chia sẻ của Đức Hồng Y: “Qua biến cố thử thách phải chọn lựa khi ngài bị biệt giam 9 năm cơ cực trong ngục tối. Ngài chia sẻ: “Trong 9 năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không cửa sổ rồi đèn bật sáng trưng, ngày này sang ngày nọ, có lúc lại trong bóng tối từ tuần này sang tuần khác, tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên vì tôi là một Giám Mục trẻ 48 tuổi với 8 năm kinh nghiệm mục vụ, tôi không thể yên ngủ vì những dằn vặt phải bỏ Giáo Phận, bỏ những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy sự phẫn uất nổi lên trong lòng tôi. Một đêm kia từ sâu thẳm trong tâm hồn tôi có tiếng nói: “Tại sao con chê trách ray rứt như thế, con phải biết phân biệt giữa Thiên Chúa và các công việc của Chúa. Tất cả những gì con đã làm và muốn tiếp tục làm như các cuộc thăm viếng mục vụ, đào tạo chủng sinh, tu sĩ, giáo dân, giới trẻ, xây trường học, xây các cư xá sinh viên, xây các cơ sở truyền giáo đều là những công việc rất đúng, rất tốt, là công việc của Chúa nhưng không phải là chính Thiên Chúa. Vậy con muốn rời bỏ các công việc đó, hãy bỏ ngay, hãy ký thác nơi Ngài. Thiên Chúa sẽ giao việc của con cho người khác có khả năng hơn con. Con phải chọn Chúa chứ không phải chọn công việc của Chúa.” Ngài kết luận: “Ánh sáng ấy đã mang lại cho tôi một niềm an bình mới mẻ làm thay đổi hoàn toàn các suy tư của tôi và đã giúp tôi vượt thắng những khoảng cách hầu như không thể chịu nổi về phương diện thể lý, từ đó một sự bình an tràn ngập tâm hồn tôi và luôn ở trong tôi suốt 13 năm tù đầy”.
4-THỬ THÁCH TRONG CHỌN LỰA: Chọn lựa luôn đi kèm theo sự quyết định và trách nhiệm, trách nhiệm có sự liên đới đối với bản thân, đối với gia đình, xã hội và Giáo Hội. Ngài đưa một ví dụ có một người bạn linh mục, lần đầu tiên trong đời bị nghi oan, bị kết án, đã nghĩ đến việc tự tử vì sợ làm phiền lòng cha mẹ, gây ảnh hưởng bất lợi đến họ hàng, gia tộc. Đưa ra ví dụ trên muốn nói đến sự chọn lựa của một cá nhân nhưng ảnh hưởng liên đới đến trách nhiệm của gia đình, gia tộc. Trong sự chọn lựa còn luôn đi kèm sự thử thách. Đến đây ngài kể một câu chuyện: “Có một chàng thanh niên muốn xin vào một dòng khổ tu, vị Viện Trưởng muốn thử sự kiên nhẫn lựa chọn của anh, nên đưa cho anh một thùng khoai tây và 3 cái rổ, Viện Trưởng yêu cầu anh lựa khoai tây lớn bỏ vào rổ số 1, khoai tây trung bình bỏ vào rổ thứ 2, khoai tây nhỏ bỏ vào rổ thứ 3. Sau hai tuần lễ, anh thanh niên này đến xin gặp Viện Trưởng và xin về không tu nữa. Viện Trưởng ngạc nhiên hỏi anh: “Đời sống đi tu khổ lắm hả con?” Người thanh niên trả lời: “Không, nó an bình, thanh thản và hạnh phúc lắm!”. Như vậy, có phải anh em trong tu viện làm con buồn phiền chăng? Hay kỳ thị con điều gì chăng? Người thanh niên đáp: “Không, ai cũng đối xử tốt với con cả”. Vị Tu Viện Trưởng hỏi tiếp: “Vậy tại sao trước kia con nhất quyết xin đi tu, nay lại nhất định xin ra về? Người thanh niên nói: “công việc của Viện Trưởng trao phó, không phải là công việc nặng nhọc, nhưng điều làm con nhức đầu là con phải lựa chọn khoai tây lớn, trung bình, khoai tây nhỏ làm con rối trí!”.
Câu chuyện ví von trên cho ta thấy sự lựa chọn đôi khi khiến chúng ta phải mất mát, phải hy sinh, cũng như sự lựa chọn cuộc sống độc thân để vinh danh Chúa, trong đời sống độc thân phải hy sinh đời sống gia đình riêng của mình cho nhà Chúa, cho xứ đạo. đối với những người chọn đời sống ơn gọi gia đình thì người nữ hay nam trước khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân, phải dứt khoát tình cảm hay sự liên hệ đã có với bạn trai hay bạn gái, nếu không gia đình sẽ bị tan vỡ và biến hôn nhân thành tai họa, vì thế sự chọn lựa phải rõ ràng, minh bạch đi kèm ít nhiều hy sinh phải có. Văn chương Ấn Giáo có một câu chuyện để lại khá bổ ích cho mọi người suy nghiệm qua đề tài này: “Một người Ấn Giáo cầu xin ngày nọ qua ngày kia với thần Bi-Xu để xin những điều mong ước, động lòng trắc ẩn, thần Bi-xu cho ông ba điều ước, ông vội vàng xin điều thứ nhất: xin cho vợ con chết thì con sẽ lấy được vợ khác. Hôm sau ông thần cho cho vợ người ấy ngã đùng ra chết. Khi vợ anh ta chết, chòm xóm nghe tin đến chia buồn và phung điếu, cầu nguyện và hết lời ca ngợi nhân đức tốt lành của vợ anh, những lời ca ngợi của chòm xóm làm anh cảm thấy mất mát quá lớn trong đời sống của mình, vì vợ anh làm anh hãnh diện với mọi người. Hối hận về việc quyết định thiếu chính chắn của mình, anh vội vàng lại khấn xin thần Bi-Xu cho vợ anh được sống lại. Thần Bi-Xu thương tình thấy ông khẩn khoản nài xin, nên lại cho vợ anh được sống. Cuối cùng anh chỉ còn 1 điều ước chót, anh đắn đo, đi dò hỏi bạn bè, những người có kinh nghiệm trong cuộc sống xem điều gì anh cần phải xin. Nhiều ý kiến quá khiến anh bối rối và cuối cùng anh lại chạy đến hỏi thần Bi-Xu để xin lời khuyên cho anh nên ước điều gì? Anh nói: “Con xin van ngài, ngài làm ơn chỉ cho con biết con phải xin điều gì đây? Con bối rối quá! Thần Bi-Xu cưới thông cảm và nói: “Con hãy xin cho con được luôn luôn mãn nguyện, dù cuộc đời có xẩy ra thế nào thì đời sống vẫn an bình thanh thản, mãn nguyện”.
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận ra cuộc sống hiện tại của mỗi người ngày nay bị lôi kéo vào cái vòng xoáy của cuộc đời. Trong một lần tôi và Đức Cha Hợp đi thăm vài casinos ở Las Vegas để học hỏi cách thiết kế của họ, chúng tôi ghé căn The Mirage Casino, chúng tôi thấy một xoáy nước tại một tháp nước đang đổ xuống ào ào, xoáy nước ấy nó cứ xoáy và cuốn theo mọi vật xung quanh nó, kéo theo rác rưởi bám quanh. Nhìn xoáy nước này, chúng tôi nghĩ đến thực tế ngoài đời nếu chúng ta cứ lăn vào vòng xoáy của cuộc đời, chúng ta sẽ bị lôi kéo, cuốn hút theo tùy vào mỗi môi trường sống như linh mục, tu sĩ, giáo dân, thương gia…trong tất cả ngành nghề cuộc đời ta đều bị lôi cuốn vào vòng xoáy cuộc sống. Nó thay đổi từng ngày, từng tháng theo từng dòng nước…cuốn hút theo. Chính vì vậy ta phải biết chọn lựa thế nào để luôn luôn mãn nguyện, thanh thản dù nó có xẩy ra và đem đến những kết quả như thế nào.
Có nhiều người thời nay quan niệm Mạnh vì gạo, bạo vì tiền hay chế ra những câu hát ví von trần tục trong dân gian để đề cao tiền bạc như: “Tiền là tiên là Phật, Là sức bật lò xo, Là thước đo lòng người, Là tiếng cười tuổi trẻ, Là sức khỏe tuổi già, Là cái đà danh vọng, Là cái lọng che thân, Là cái cân công lý…”. Chúng ta phải xác định rõ rệt là Thiên Chúa ban cho con người cái quyền tự do, có tự do ta phải biết dùng sự tự do ấy trong cái quyền chọn lựa, chọn lựa hạnh phúc hay sầu khổ, chọn lựa người bạn tốt hay xấu. Chọn lựa sau buổi tĩnh tâm về nhà nghỉ bình yên, tĩnh dưỡng để ngày mai đi làm, bắt đầu một ngày mới hay chọn lựa vào ngay Casino để kéo máy với hy vọng trúng số! Ai cũng có sự chọn lựa riêng cho mình, chọn lựa đúng hay sai, chọn lựa tốt hay xấu, phải hay trái. Đã chọn lựa rồi đừng đổ thừa tại Casino mở cửa 24 giờ một ngày để cám dỗ tôi, nên tôi phải vào thăm nó.
Một câu chuyện nữa xin chia sẻ cùng mọi người để chúng ta cùng suy nghĩ: “Câu chuyện của một thanh niên 30 tuổi mang Quốc Tịch Pháp gốc Việt, xin theo đời sống tu trì và xin được đi đến các nước xa xôi miền Á Châu để truyền giáo, mang số ký danh 4956. Sau khi chịu chức linh mục được 6 tháng, năm 2007 được nhà dòng đưa sang Hoa Kỳ tu nghiệp, học cách giảng dạy, học sinh ngữ và sau đó được đưa qua Đài Loan để học tiếng Trung Hoa trong vòng 6 tháng rồi sẽ được gửi sang Trung Quốc để phụng vụ Giáo Hội tại đây. Trong một bài giảng tại thánh đường ở Đài Loan, ngài xin Cộng Đoàn giáo hữu ở đây cầu nguyện cho ngài: “Xin Cộng Đoàn cầu nguyện cho tôi được phúc tử đạo tại Trung Quốc!”. Qua câu chuyện trên chúng ta thấy đây quả là sự chọn lưa thật can đảm, chính xác vì biết rằng khi làm sứ vụ truyền giáo ở Trung Quốc sẽ dễ bị giết chết nhưng vẫn chấp nhận, vẫn đi theo tiếng gọi của ơn gọi. Riêng tôi khi chọn lựa từ Oakland về Las Vegas, tuy không phải là một chọn lựa lớn của tôi vì về Las Vegas không ai giết tôi như đi các nước Cộng Sản, tuy nhiên nó cũng có những giao động của cuộc sống và môi trường sống không như vị linh mục trẻ dấn thân đi truyền giáo ở Trung Quốc.
5-NÊN TẢNG CỦA CHÂN LÝ “Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa”: Dựa theo những biến cố trong cuộc sống khó khăn Đức Cố Hồng Y Thuận đã khắc phục qua 7 điều để lại trong: “Đường Hy Vọng”, cha Quang chia sẻ từng điều rất tỷ mỷ và giải thích cặn kẽ:
(1)-Sống Giây Phút Hiện Tại: Làm cho giây phút sống hiện tại của mỗi người chan hòa tình thương của Thiên Chúa trong trái tim, trong tâm hồn mình qua ánh mắt chan hòa tình thương, qua cử chỉ yêu thương trìu mến.
(2)-Phân Biệt Giữa Chúa Và Công Việc Của Chúa: Đến đây cha Quang chia sẻ tâm sự của Đức Cố Hồng Y khiến mọi người cảm động: “Lạy Chúa, con mới 48 tuổi, đã có kinh nghiệm sau 8 năm làm Giám Mục Giáo Phận Nha Trang, một Giáo Phận mà con cảm thấy sự hạnh phúc, tại sao giờ đây Chúa lại cách chức mọi hoạt động mục vụ của con, Chúa lại đưa con đến một nơi xa cách Giáo Phận của con trên 1500 Kilômét? Trong đêm tối với cơn khủng hoảng tâm linh bị dày vò đó, một ánh sáng lóe lên: “Tại sao con quẫn trí như vậy? Con phải phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa, hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài chứ đừng chọn việc của Ngài”.
(3)-Cầu Nguyện: Để nuôi sống đời sống tâm linh, ngài cho biết đôi khi ngài quá mệt mỏi, quá đau khổ, ngài không thể nào đọc thêm một kinh gì nữa vì quá chán chường, lúc đó ngài thều thào: “Lạy Chúa Giêsu ơi! Có con đây” thì lúc đó ngài nghe có tiếng đáp trả: “Thuận ơi, có Chúa Giêsu đây”. Điều này cho chúng ta thấy đời sống cầu nguyện phải luôn có trong phục vụ. Suy rộng ra cuộc sống đời thường trong gia đình, xã hội, cộng đoàn, có những lúc chúng ta bị hiểu lầm hay cuộc sống với những biến động nhiều ray rứt, lo toan … chúng ta phải có những giây phút lắng đọng trong cầu nguyện, để những việc làm của mình chứng tỏ chúng ta chọn Chúa.
(4)-Phép Thánh Thể: Phép Thánh Thể được Chúa trao quyền cho các linh mục hiến tế hằng ngày trên bàn thờ trong các thánh đường, chúng ta phải ý thức rằng chúng ta cùng tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể với vị linh mục chủ tế chứ không phải chúng ta đi xem lễ. Xem lễ là bàng quan đứng nhìn, còn cử hành là tham dự, hòa mình vào. Tiếng Anh có danh từ diễn tả đúng với ý nghĩa đó: “Celebrate”. Chính vì vậy trong 13 năm tù và những năm bị biệt giam, không được cử hành thánh lễ như các linh mục, ngài có một sáng kiến được ghi chép trong sách: “Đường Hy Vọng”, được thế giới ngưỡng mộ, học hỏi, ngài cử hành Bí Tích Thánh Thể với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay. Đó chính là chén lễ, đó là nhà thờ chánh tòa Nha Trang của ngài. Chúng ta cảm nhận thật hạnh phúc khi nghe ngài tâm sự như sau: “Mỗi lần như vậy, tôi thấy như được cùng chịu giang tay ra và chịu đóng đinh bản thân trên Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Chúa. Mỗi ngày khi đọc lời nguyện truyền phép, tôi như được bình tĩnh hết lòng củng cố với Chúa một giao ước mới, giao ước đời đời giữa tôi với Chúa Giêsu, và nhờ máu của Chúa hòa lẫn với máu của tôi”. Qua suy tư chia sẻ tâm sự của ngài, chúng ta cảm nhận ra thánh lễ thật vô giá vì chúng ta được hòa nhập vào Mình Máu Thánh Chúa.
Khi có dịp về Miền Bắc cùng Đức Cha Joseph A. Pepe để có điều kiện giúp một số giáo xứ xây dựng lại thánh đường bị hư hỏng hay quá nhỏ hẹp, gặp gỡ họ làm tôi thật cảm phục tấm lòng đạo hạnh của họ, có nơi họ phải đi bộ đến cả 30 cây số để đến được nơi có linh mục dâng thánh lễ. Một câu chuyện thật cảm động khiến tôi không thể quên nghĩ đến hoàn cảnh của họ. Chuyện xẩy ra tại Qui Nhơn vì ở đây cộng Sản họ rất khó khăn về việc cho xây dựng thánh đường mà tôi thắc mắc làm sao ở đây công an cho phép làm nhà thờ, tuy không lớn nhưng cũng ấm cúng, thì được thuật lại: “Có một bà cụ trên 60 tuổi đi bộ từ sáng cho đến chiều để đến được nơi có linh mục hầu tham dự thánh lễ chiều lúc 5 giờ. Lễ xong bà lại cất công đi bộ trở về nhà. Trên lộ trình đi, bà hay ghé vào một nhà để xin nước uống. Ông chủ nhà thắc mắc thấy bà ghé vào xin nước uống hoài mà không có con cái đi theo, mới hỏi bà đi đâu vậy mà đi hoài. Bà trả lời tôi đi thờ!, ông chủ nhà không hiểu hỏi đi thờ là đi gì? Bà phải kể chi tiết đi thờ là đi dự lễ, có ông cha làm lễ. Ông chủ nhà nghe cảm động quá vì thấy bà có niềm tin thật vững chắc như vậy, không phải đi một lần nhiều ngày mà nhiều lần, ông ta nói làm thế nào tôi có thể giúp được bà? Bà ta nói: “Nếu ông có quyền, ông làm cho xứ tôi cái nhà thờ đi”. Ông chủ nhà bị bà già cảm hóa và nhận lời cho phép xứ của bà được xây một nhà thờ. Tôi đến thăm giáo xứ này, nhà thờ tuy nhỏ, nhưng rất ấm cúng và cảnh trí bày biện thật cảm động.
(5)-Yêu Thương Theo Lời Di Chúc Chúa Truyền Lại: Lời Chúa: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15-12). Trải qua biến cố đau khổ, Đức Cố Hồng Y Thuận đã cảm nhận được mình đã tích chứa một kho tàng phong phú và quí giá đó là tình yêu thương. Trong tù ở bất cứ trại giam nào, họ luôn có sự phân biệt đối xử rõ rệt: Bạn là bạn, thù là thù chứ không thể hòa hợp hay đội trời chung. Ngài nói: “Lạy Chúa, con đây chỉ với hai bàn tay trắng, con không có gì để trao đổi quà cáp cho người ta hầu mong xóa bỏ hố ngăn cách, làm sao, con phải có phương pháp gì?” Lúc ấy trong thâm tâm ngài lóe lên một ý tưởng: “Con có một kho tàng quí báu đó là tình thương của Chúa Giêsu trong trái tim con, hãy yêu thương họ như Chúa Giêsu yêu thương con”.Từ đó ngài áp dụng Lời Chúa dạy bảo qua Thánh Linh, ngài dùng tình thương để hoán cải những người canh tù khắc nghiệt, lạnh lùng với ngài. Ngài kể qua tình thương của ngài với họ, sau một thời gian những người này trở thành bạn thân của ngài. Sau sáu năm tù, ngài kể lại câu chuyện được viết thành sách của một anh canh tù: “Anh Thuận thân mến, tôi hứa với anh là sẽ cầu nguyện cho anh mỗi Chúa Nhật, nếu trời không mưa, tôi lấy xe đạp đến trước Đền Thờ Đức Mẹ, vì chiến tranh bom đạn đã làm sập tháp nhà thờ, tôi cầu nguyện như sau: “Thưa Đức Mẹ, tôi không có đạo, tôi không thuộc kinh nào, nhưng tôi hứa cầu nguyện cho anh Thuận, nên tôi đến đây xin Đức Mẹ biết anh Thuận cần gì thì Đức Mẹ cho anh ấy”. Quả thật tình thương đã biến đổi người thù của mình trở thành người bạn đi cầu nguyện cho với đạo mà họ bắt bớ.
(6)-Yêu Mến Mẹ Maria La Vang: Khi bị bắt đem đi, trong túi áo của ngài chỉ có cỗ Tràng Hạt Mân Côi, vì thế đời sống của ngài luôn gắn bó với chuỗi Mân Côi và tình yêu thương che chở của Mẹ Maria. Hơn nữa tuổi ấu thơ, mẹ ngài thường dạy ngài luôn đem theo trong người chuỗi Mân Côi trong mình để luôn nhớ đến lời Mẹ nhắn nhủ.
(7)-Điều Thứ 7, Ngài Nhắc Lại: “Chọn Chúa Chứ Không Phải Việc Của Chúa”: Như các Tông Đồ năm xưa chọn Chúa, đi theo Chúa, sống với Chúa, tiếp tục hành trình đem Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa, Chúa Giêsu Kitô muôn đời là nền tảng đời sống Kitô hữu chúng ta trong mọi thời đại, chứ không phải thời xa xưa của ông bà cha mẹ tổ tiên chúng ta hay thời tân tiến ngày nay hoặc cho thời con cái cháu chắt chúng ta mai sau. Nó cũng là câu trả lời đích thực nhất cho đời sống đạo của mọi giáo hữu đối diện hằng ngày với bao nhiêu sự chọn lựa mà chúng ta phải trực diện. Nếu chúng ta chọn Chúa, tất cả mọi sự sẽ qui về Chúa để Ngài luôn quan phòng.
6-PHẦN ĐẶT CÂU HỎI: Chị Mei hỏi: Chúa đã chọn chúng ta từ buổi ban đầu, nhưng nhiều người không tin điều đó, lý do? Cha Quang trả lời: Đúng thế, nhiều người không chịu tin hay không có niềm tin vì lười biếng không chịu tìm hiểu giáo lý của Chúa hay tìm hiểu sự thật hình thành trời đất vũ trụ do Đấng Tạo Hóa. Chúa ban cho mỗi người sự tự do lựa chọn để họ được hưởng cuộc sống xứng đáng với những gì họ gặt hái dưới thế trần.
Chị Linda: Người không có đạo hay Phật Giáo không tin có Chúa, có được vào nước Thiên Đàng hay không? Cha Quang đáp: Vậy cha ông chúng ta, tổ tiên chúng ta không biết Chúa, liệu có được vào Thiên Đàng không? Đạo là gì? Đạo là đường, là lối sống, lối đi, thờ Đấng Toàn Năng, không thờ chính mình như quan niệm Đạo Phật họ cho rằng đắc đạo là thành Phật. Vậy nếu chưa biết Chúa, ăn ngay ở lành, sống tốt, ngay thẳng, Chúa vẫn thưởng công như câu Thiên Thần hát trong ngày Đại lễ Giáng Sinh: “Sáng danh Thiên Chúa trên trời, bình an cho người lành ngay dưới thế”.
7-LỜI CẦU NGUYỆN KẾT THÚC: Chấm dứt buổi Tĩnh Tâm, cha Quang mời mọi người đứng, ngài dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin cho chúng con biết chọn Chúa làm gia nghiệp của đời chúng con. Chọn Chúa chứ không phải công việc hằng ngày, vì nếu chọn công việc của Chúa, thì lúc thất bại, chúng con sẽ dễ dàng bỏ Chúa. Còn khi chúng con chọn Chúa thì không gì có thể làm chúng con giao động. Xin Mẹ La Vang luôn dạy chúng con biết xin vâng, nhất là đời sống đạo biết chọn Chúa chứ không phải công việc của Chúa trong trung kiên để chúng con biết luôn xin vâng như Mẹ đã xin vâng.
Sau đó mọi người cùng cha Quang cùng đọc kinh Lạy Cha để cảm tạ Chúa cho một buổi Tĩnh Tâm gặt hái nhiều kết quả tốt và mọi người nhận phép lành từ cha Quang./.
Kính mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Maria 8-9-2014
Phan Văn Sỹ