Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève
Hồi trung tuần tháng 5 năm 2014, bà Meriam Yahya Ibrabim Ishaq, nữ bác sĩ 27 tuổi người Sudan có thai 8 tháng, đã bị tòa án Hồi giáo kết án tử hình treo cổ vì đã bỏ Hồi giáo để theo Kitô giáo. Bác sĩ Meriam đã bị bắt ngày 17-2-2014 năm nay và bị bỏ tù, sau khi bị một người bà con tố cáo là bỏ Hồi giáo theo Kitô giáo. Trong tù bà bị xích và cùng đứa con trai 20 tháng đợi một đứa con khác chào đời. Ngày 27-5-2014 bà Meriam đã sinh con gái trong phòng phát thuốc của nhà tù và đặt tên con là Maya.
Tin bác sĩ Meriam bị kết án tử hình treo cổ đã khiến cho dư luận thế giới phẫn nộ. Quan tòa Abbas Mohammed Al-Khalifa ở thủ đô Khartum phán quyết rằng bà Ibrahim đã bỏ Hồi giáo vì thân phụ của bà là một tín hữu Hồi. Bà bị phạt đánh đòn 100 roi về tội gọi là ngoại tình, vì đã thành hôn với một tín hữu Kitô trong một hôn phối không được luật Sharia của Hồi giáo coi là hữu hiệu.
Trước đó quan toà đã yêu cầu bà Ibrahim bỏ Kitô giáo để trở về với Hồi giáo. Ông nói: ”Tôi đã cho bà thời hạn ba ngày để bỏ đạo Kitô, nhưng bà vẫn cố tình không muốn trở về với Hồi giáo. Vì thế tôi đã kết án treo cổ bà”. Bà Meriam Ibrahim nói với quan tòa: ”Tôi là tín hữu Kitô và tôi đã không hề phạm tội bỏ đạo Hồi”.
Tổ chức Quốc Tế Tương Trợ Kitô cho biết thân phụ bà Ibrahim là một người hồi giáo, nhưng mẹ bà là một tín hữu chính thống Etiopi. Mẹ bà bị chồng bỏ rơi khi Ibrahim được 6 tuổi, và cô bé lớn lên trong Kitô giáo. Nhưng vì thân phụ là tín hữu hồi nên luật Sudan tự động coi bà là tín hữu hồi, khiến cho hôn phối của bà với một kitô hữu trở nên vô hiệu.
Hiện nay Giáo Hội đia phương, các tổ chức phi chính quyền và các giới chức ngoại giao đang tranh đấu cho bà Meriam được tự do. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng: ”Thật là một điều kinh tởm, khi lên án tử hình một người vì tín ngường hoặc đánh đòn họ vì họ kết hôn với một người khác đạo... Chúng ta đang đứng trước các vụ vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế về các quyền con người.” Có lẽ nhờ các tranh đấu mạnh mẽ trên đây tin giờ chót cho biết ngày 24 tháng 6 Toà Thượng Thẩm Khartum đã quyết định hủy bỏ án tử hình của bà Meriam và trả tự do cho bà.
Các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Canada, Hòa Lan ở thủ đô Khartum đã yêu cầu chính phủ Sudan tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kể cả quyền của mỗi người được tự do thay đổi tín ngưỡng, là một quyền được Công pháp quốc tế và cả Hiến pháp Sudan năm 2005 công nhận.
Việc thi hành án tử được hoãn lại trong vòng hai năm vì bà có con gái mới sinh. Ngoài ra, cũng còn có thể có các vụ xử khác có thể loại trừ án tử. Nhưng trong các ngày qua bà Meriam cũng đã bị các áp lực bắt phải bỏ Kitô giáo đề theo Hồi giáo.
Đây không phải là trường hợp bất công duy nhất xảy ra trong các nước hồi giáo. Vì trên thế giới, đặc biệt là tại Pakistan, đã xảy ra nhiều trường hợp các kitô hữu bị vu khống là nói phạm thượng chống ngôn sứ Mohammed và xúc phạm tới Kinh Coran của Hồi giáo, bị bỏ tù và bị kết án tử hình. Thí dụ như trường hợp của bà Asia Bibi bị tòa án quận Nankana trong tỉnh PunJab bên Pakistan, kết án tử hình vì tội gọi là đã xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed. Câu chuyện bắt đầu hồi năm 2009 khi bà Asia Bibi, một nông dân kitô, được yêu cầu đi kín nước. Khi đó một mhóm phụ nữ Hồi từ chối không cho bà đụng vào bình lấy nước, vì bà là tín hữu kitô và họ tố cáo với chính quyền và vu khống bà tội nói phạm thương chống lại ngôn sứ Mahomed. Bà bị nhốt trong một phòng hẹp, bị đánh đập và hãm hiếp. Vài ngày sau đó bà bị bắt tại làng Ittawalai. Bà đã phản bác các lời cáo buộc xúc phạm tới Hồi giáo, và trả lời là bà bị bách hại và kỳ thị chỉ vì là tín hữu kitô. Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã yêu cầu chính quyền Pakisatan trả tự do cho bà Asia Bibi.
Năm 2011 một đoàn đại biểu của tổ chức Masihi phi chính quyền chuyên trợ giúp về pháp luật và vật chất đã thăm bà Asia Bibi trong tù. Bà cho biết bà đã tha thứ cho kẻ vu khống bà là ông Qari Salam. Ông này sau đó đã tỏ ra hối hận vì đã vu khống bà đựa trên các thành kiến cá nhân và các cảm xúc tôn giáo qúa khích của nhóm phụ nữ hồi qúa khích.
Trường hợp của bà Asia Bibi đã khiến cho nhiều tổ chức Kitô và các nhóm bảo vệ nhân quyền trên thế giới phản đối và yêu cầu chính quyền Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng. Lý do vì nó thường bị các cá nhân lạm dụng để thanh toán các mối tư thù hay giải quyết các vấn đề ghen tương cá nhân, khiến cho hàng trăm kitô hữu bị bỏ tù và kết án tử hình oan. Trong số những người ủng hộ lập trường hủy bỏ luật chống phạm thượng này có ông Salmann Tasseer, thống đốc bang Punjab. Ông đã đến thăm bà Asia Bibi trong tù. Cũng vì thế ngày mùng 4 tháng Giêng năm 2011 ông đã bị một cận vệ của mình ám sát tại Islamabad. Tiếp đến con trai ông bị các nhóm hồi cuồng tín bắt cóc, trong âm mưu đánh đổi tự do cho người đã giết ông. Hai tháng sau đó ngày ông Shahbaz Bhatti, người Công Giáo, Bộ trưởng các nhóm thiểu số, cũng đã bị các nhóm hồi cuồng tín sát hại, vì đã tranh đấu trả tự do cho bà Asia Bibi và mạnh mẽ bảo vệ các quyền tự do của các nhóm thiểu số. Cả hai người đều biết các nguy hiểm rình rập họ, vì đã bị đe dọa giết nhiều lần, nhưng họ vẫn can đảm tranh đấu cho công bằng và sự thật.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève bên Thụy Sĩ, về vấn đề này.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, Đức Tổng nghĩ gì về vụ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ tại Sudan?
Đáp: Đây là một trường hợp có ý nghĩa và chúng ta phải đặt để nó vào trong bối cảnh rộng rãi hơn của các trường hợp khác, như trường hợp bà Asia Bibi bên Pakistan hay trường hợp của các người khác bị tố cáo và bị nhốt tù vì tội gọi là phạm thượng hay các loại vi phạm hoặc cho là vi phạm luật hồi giáo Sharia khác. Vấn đề nền tảng đó là làm sao tôn trọng các nhân quyền nền tảng của những người này trước vài truyền thống hay tình hình chính trị, nơi vì các lý do lịch sử và nền văn hóa công cộng, khó có sự tôn trọng các quyền căn bản của con người.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong trường hợp cụ thể của nữ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ bên Sudan, thì phải có câu trả lời như thế nào?
Đáp: Trước hết, xem ra cần phải tôn trọng nguyên tắc tự do tôn giáo, là một quyền nền tảng của con người: là quyền cho phép không phải chỉ thực hành một tôn giáo, mà cũng còn cho phép thay đổi tôn giáo nữa. Đây là điều cũng được Hiến pháp Sudan năm 2005 thừa nhận. Tuy nó là Hiến Pháp tạm thời, nhưng nó là Hiến pháp có hiệu lực. Điều này nói với chúng ta rằng, trong trường hợp của bà Meriam Ibrahim, hệ thống tư pháp hoạt động dưới áp lực của các tình huống địa phương, hơn là theo đường lối của một nền tư pháp phải tôn trọng Công pháp quốc tế, cũng đã được nước Sudan thừa nhận, liên quan tới quyền tự do phụng tự, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Thế rồi cần phải coi xem phụ nữ được đối xử như thế nào trong xã hội nữa.
Hỏi: Đức Cha nói lên diều này trong nghĩa nào?
Đáp: Thí dụ, một phụ nữ, nếu là tín hữu hồi, có quyền tự do lấy một người hồi khác, nhưng lại không được lấy một người khác đạo, trong khi một người đàn ông hồi lại có quyền lấy một phụ nữ theo đạo khác với đạo Hồi mà không bị phạt theo luật Sharia hay các dụng cụ tư pháp khác. Vì thế chúng ta phải suy nghĩ về tình trạng này một cách tổng quát hơn, xem làm sao có thể trợ giúp và thăng tiến các quyền tự do căn bản này của con người: tự do tôn giáo, tự do lương tâm và quyền tự do thay đổi tôn giáo, một sự khách quan trong hệ thống tư pháp xét xử, việc tôn trọng nữ giới y như nam giới trong các quyền hôn nhân, quyền hưởng gia tài hay tham dự vào cuộc sống công cộng. Khởi hành từ các dữ kiện này để tìm tạo ra một bầu khí đối thoại, cảm thông, giáo dục đào tạo, và nhất là giúp mọi người hiểu rằng con đường tiến về tương lai là con đường của việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người.
Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Giáo Hội địa phương cũng như các tổ chức phi chính quyền và giới chức ngoai giao trên thế giới đã mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Sudan trả tự do cho bà Meriam Ibrahim. Sự huy động quốc tế này có sức nặng nào không?
Đáp: Tạo ra một dư luận quốc tế trình bày với chính quyền Sudam và hệ thống tư pháp nước này các quyền con người chắc chắn là có ích lợi nhiều chứ, bởi vì sự chú ý tới các tình trạng này có thể dẫn đưa tới chỗ đối thoại và suy tư về sự thắng thế của công pháp quốc tế trên quyền địa phương, và nhất là liên quan tới các quyền căn bản của con người cần phải được tất cả mọi người trên toàn thế giới tôn trọng. Đó là con đường cho tương lai sống chung của con người. Chúng ta tất cả phải cùng nhau làm việc trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nơi các khác biệt gia tăng, nơi chúng ta sống sự đa nguyên tôn giáo, đa nguyên văn hóa và đa nguyên kiểu sống ở khắp mọi nơi. Thực tại này phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tìm ra một kiểu chung sống hòa bình khởi sự từ việc tôn trọng các quyền nền tảng của con người và phẩm giá của nó. (RG 28-5-2014; Vatican insider 16-5-2014)
Hồi trung tuần tháng 5 năm 2014, bà Meriam Yahya Ibrabim Ishaq, nữ bác sĩ 27 tuổi người Sudan có thai 8 tháng, đã bị tòa án Hồi giáo kết án tử hình treo cổ vì đã bỏ Hồi giáo để theo Kitô giáo. Bác sĩ Meriam đã bị bắt ngày 17-2-2014 năm nay và bị bỏ tù, sau khi bị một người bà con tố cáo là bỏ Hồi giáo theo Kitô giáo. Trong tù bà bị xích và cùng đứa con trai 20 tháng đợi một đứa con khác chào đời. Ngày 27-5-2014 bà Meriam đã sinh con gái trong phòng phát thuốc của nhà tù và đặt tên con là Maya.
Tin bác sĩ Meriam bị kết án tử hình treo cổ đã khiến cho dư luận thế giới phẫn nộ. Quan tòa Abbas Mohammed Al-Khalifa ở thủ đô Khartum phán quyết rằng bà Ibrahim đã bỏ Hồi giáo vì thân phụ của bà là một tín hữu Hồi. Bà bị phạt đánh đòn 100 roi về tội gọi là ngoại tình, vì đã thành hôn với một tín hữu Kitô trong một hôn phối không được luật Sharia của Hồi giáo coi là hữu hiệu.
Trước đó quan toà đã yêu cầu bà Ibrahim bỏ Kitô giáo để trở về với Hồi giáo. Ông nói: ”Tôi đã cho bà thời hạn ba ngày để bỏ đạo Kitô, nhưng bà vẫn cố tình không muốn trở về với Hồi giáo. Vì thế tôi đã kết án treo cổ bà”. Bà Meriam Ibrahim nói với quan tòa: ”Tôi là tín hữu Kitô và tôi đã không hề phạm tội bỏ đạo Hồi”.
Tổ chức Quốc Tế Tương Trợ Kitô cho biết thân phụ bà Ibrahim là một người hồi giáo, nhưng mẹ bà là một tín hữu chính thống Etiopi. Mẹ bà bị chồng bỏ rơi khi Ibrahim được 6 tuổi, và cô bé lớn lên trong Kitô giáo. Nhưng vì thân phụ là tín hữu hồi nên luật Sudan tự động coi bà là tín hữu hồi, khiến cho hôn phối của bà với một kitô hữu trở nên vô hiệu.
Hiện nay Giáo Hội đia phương, các tổ chức phi chính quyền và các giới chức ngoại giao đang tranh đấu cho bà Meriam được tự do. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng: ”Thật là một điều kinh tởm, khi lên án tử hình một người vì tín ngường hoặc đánh đòn họ vì họ kết hôn với một người khác đạo... Chúng ta đang đứng trước các vụ vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế về các quyền con người.” Có lẽ nhờ các tranh đấu mạnh mẽ trên đây tin giờ chót cho biết ngày 24 tháng 6 Toà Thượng Thẩm Khartum đã quyết định hủy bỏ án tử hình của bà Meriam và trả tự do cho bà.
Các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Canada, Hòa Lan ở thủ đô Khartum đã yêu cầu chính phủ Sudan tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kể cả quyền của mỗi người được tự do thay đổi tín ngưỡng, là một quyền được Công pháp quốc tế và cả Hiến pháp Sudan năm 2005 công nhận.
Việc thi hành án tử được hoãn lại trong vòng hai năm vì bà có con gái mới sinh. Ngoài ra, cũng còn có thể có các vụ xử khác có thể loại trừ án tử. Nhưng trong các ngày qua bà Meriam cũng đã bị các áp lực bắt phải bỏ Kitô giáo đề theo Hồi giáo.
Đây không phải là trường hợp bất công duy nhất xảy ra trong các nước hồi giáo. Vì trên thế giới, đặc biệt là tại Pakistan, đã xảy ra nhiều trường hợp các kitô hữu bị vu khống là nói phạm thượng chống ngôn sứ Mohammed và xúc phạm tới Kinh Coran của Hồi giáo, bị bỏ tù và bị kết án tử hình. Thí dụ như trường hợp của bà Asia Bibi bị tòa án quận Nankana trong tỉnh PunJab bên Pakistan, kết án tử hình vì tội gọi là đã xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed. Câu chuyện bắt đầu hồi năm 2009 khi bà Asia Bibi, một nông dân kitô, được yêu cầu đi kín nước. Khi đó một mhóm phụ nữ Hồi từ chối không cho bà đụng vào bình lấy nước, vì bà là tín hữu kitô và họ tố cáo với chính quyền và vu khống bà tội nói phạm thương chống lại ngôn sứ Mahomed. Bà bị nhốt trong một phòng hẹp, bị đánh đập và hãm hiếp. Vài ngày sau đó bà bị bắt tại làng Ittawalai. Bà đã phản bác các lời cáo buộc xúc phạm tới Hồi giáo, và trả lời là bà bị bách hại và kỳ thị chỉ vì là tín hữu kitô. Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã yêu cầu chính quyền Pakisatan trả tự do cho bà Asia Bibi.
Năm 2011 một đoàn đại biểu của tổ chức Masihi phi chính quyền chuyên trợ giúp về pháp luật và vật chất đã thăm bà Asia Bibi trong tù. Bà cho biết bà đã tha thứ cho kẻ vu khống bà là ông Qari Salam. Ông này sau đó đã tỏ ra hối hận vì đã vu khống bà đựa trên các thành kiến cá nhân và các cảm xúc tôn giáo qúa khích của nhóm phụ nữ hồi qúa khích.
Trường hợp của bà Asia Bibi đã khiến cho nhiều tổ chức Kitô và các nhóm bảo vệ nhân quyền trên thế giới phản đối và yêu cầu chính quyền Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng. Lý do vì nó thường bị các cá nhân lạm dụng để thanh toán các mối tư thù hay giải quyết các vấn đề ghen tương cá nhân, khiến cho hàng trăm kitô hữu bị bỏ tù và kết án tử hình oan. Trong số những người ủng hộ lập trường hủy bỏ luật chống phạm thượng này có ông Salmann Tasseer, thống đốc bang Punjab. Ông đã đến thăm bà Asia Bibi trong tù. Cũng vì thế ngày mùng 4 tháng Giêng năm 2011 ông đã bị một cận vệ của mình ám sát tại Islamabad. Tiếp đến con trai ông bị các nhóm hồi cuồng tín bắt cóc, trong âm mưu đánh đổi tự do cho người đã giết ông. Hai tháng sau đó ngày ông Shahbaz Bhatti, người Công Giáo, Bộ trưởng các nhóm thiểu số, cũng đã bị các nhóm hồi cuồng tín sát hại, vì đã tranh đấu trả tự do cho bà Asia Bibi và mạnh mẽ bảo vệ các quyền tự do của các nhóm thiểu số. Cả hai người đều biết các nguy hiểm rình rập họ, vì đã bị đe dọa giết nhiều lần, nhưng họ vẫn can đảm tranh đấu cho công bằng và sự thật.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève bên Thụy Sĩ, về vấn đề này.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, Đức Tổng nghĩ gì về vụ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ tại Sudan?
Đáp: Đây là một trường hợp có ý nghĩa và chúng ta phải đặt để nó vào trong bối cảnh rộng rãi hơn của các trường hợp khác, như trường hợp bà Asia Bibi bên Pakistan hay trường hợp của các người khác bị tố cáo và bị nhốt tù vì tội gọi là phạm thượng hay các loại vi phạm hoặc cho là vi phạm luật hồi giáo Sharia khác. Vấn đề nền tảng đó là làm sao tôn trọng các nhân quyền nền tảng của những người này trước vài truyền thống hay tình hình chính trị, nơi vì các lý do lịch sử và nền văn hóa công cộng, khó có sự tôn trọng các quyền căn bản của con người.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong trường hợp cụ thể của nữ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ bên Sudan, thì phải có câu trả lời như thế nào?
Đáp: Trước hết, xem ra cần phải tôn trọng nguyên tắc tự do tôn giáo, là một quyền nền tảng của con người: là quyền cho phép không phải chỉ thực hành một tôn giáo, mà cũng còn cho phép thay đổi tôn giáo nữa. Đây là điều cũng được Hiến pháp Sudan năm 2005 thừa nhận. Tuy nó là Hiến Pháp tạm thời, nhưng nó là Hiến pháp có hiệu lực. Điều này nói với chúng ta rằng, trong trường hợp của bà Meriam Ibrahim, hệ thống tư pháp hoạt động dưới áp lực của các tình huống địa phương, hơn là theo đường lối của một nền tư pháp phải tôn trọng Công pháp quốc tế, cũng đã được nước Sudan thừa nhận, liên quan tới quyền tự do phụng tự, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Thế rồi cần phải coi xem phụ nữ được đối xử như thế nào trong xã hội nữa.
Hỏi: Đức Cha nói lên diều này trong nghĩa nào?
Đáp: Thí dụ, một phụ nữ, nếu là tín hữu hồi, có quyền tự do lấy một người hồi khác, nhưng lại không được lấy một người khác đạo, trong khi một người đàn ông hồi lại có quyền lấy một phụ nữ theo đạo khác với đạo Hồi mà không bị phạt theo luật Sharia hay các dụng cụ tư pháp khác. Vì thế chúng ta phải suy nghĩ về tình trạng này một cách tổng quát hơn, xem làm sao có thể trợ giúp và thăng tiến các quyền tự do căn bản này của con người: tự do tôn giáo, tự do lương tâm và quyền tự do thay đổi tôn giáo, một sự khách quan trong hệ thống tư pháp xét xử, việc tôn trọng nữ giới y như nam giới trong các quyền hôn nhân, quyền hưởng gia tài hay tham dự vào cuộc sống công cộng. Khởi hành từ các dữ kiện này để tìm tạo ra một bầu khí đối thoại, cảm thông, giáo dục đào tạo, và nhất là giúp mọi người hiểu rằng con đường tiến về tương lai là con đường của việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người.
Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Giáo Hội địa phương cũng như các tổ chức phi chính quyền và giới chức ngoai giao trên thế giới đã mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Sudan trả tự do cho bà Meriam Ibrahim. Sự huy động quốc tế này có sức nặng nào không?
Đáp: Tạo ra một dư luận quốc tế trình bày với chính quyền Sudam và hệ thống tư pháp nước này các quyền con người chắc chắn là có ích lợi nhiều chứ, bởi vì sự chú ý tới các tình trạng này có thể dẫn đưa tới chỗ đối thoại và suy tư về sự thắng thế của công pháp quốc tế trên quyền địa phương, và nhất là liên quan tới các quyền căn bản của con người cần phải được tất cả mọi người trên toàn thế giới tôn trọng. Đó là con đường cho tương lai sống chung của con người. Chúng ta tất cả phải cùng nhau làm việc trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nơi các khác biệt gia tăng, nơi chúng ta sống sự đa nguyên tôn giáo, đa nguyên văn hóa và đa nguyên kiểu sống ở khắp mọi nơi. Thực tại này phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tìm ra một kiểu chung sống hòa bình khởi sự từ việc tôn trọng các quyền nền tảng của con người và phẩm giá của nó. (RG 28-5-2014; Vatican insider 16-5-2014)