Đức TGM Ngoại Trưởng Gallagher kêu gọi bảo vệ quyền tự do tôn giáo tại Trung Đông
PARIS: ĐTGM Paul Richard Gallagher, ngoại trưởng Toà Thánh, kêu gọi cồng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Đông, trợ giúp người tỵ nạn, giúp họ hồi hương, nghiêm chỉnh đương đầu với hiện tượng khủng bố và đối thoại liên tôn.
ĐTGM Gallagher đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại hội nghị ở Paris về “Các nạn nhân của bạo lực chủng tộc và tôn giáo trong vùng Trung Đông” hôm mùng 8 tháng 9 vừa qua. Hội nghị do ông Laurent Fabius, ngoại trưởng Pháp và ông Nasser Judeh, ngoại trưởng Giordania tổ chức. Nhắc lại thảm cảnh hàng chục ngàn kitô hữu và tín đồ các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy trốn và tìm nơi ẩn trú tại nơi khác trong các điều kiện tạm bợ với biết bao khổ đau thể lý và tinh thần, ĐC Gallagher nói đây là vấn đề liên quan tới các nguyên tắc nền tảng như: giá trị của sự sống, nhân phẩm, tự do tôn giáo và việc chung sống hòa bình giữa các con người và các dân tộc. Hiện tượng khủng bố bách hại này vẫn tiếp diễn với các vi phạm quyền con người và quyền nhân đạo quốc tế từ phía nhà nước Hồi cũng như các lực lượng tham chiến.
Vị đại diện Tòa Thánh đã đưa ra ba đề nghị giúp cải tiến tình hình thê thảm hiện nay. Thứ nhất, gây ý thức cho cộng đồng quốc tế để đương đầu với tình trạng cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và bảo đảm các điều kiện an ninh tối thiểu cho các nhóm thiểu số và các cộng đoàn kitô. Cần cung cấp thực phẩm, nước uống, nhà ở và giáo dục cho người trẻ, công ăn việc làm và săn sóc sức khỏe cho các người di cư tỵ nạn trong toàn vùng Trung Đông. Trong số các thách đố phải đương đầu trước hết có việc tôn trọng các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Cần nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo cũng bao gồm quyền tự do theo tôn giáo mình muốn. Nó cũng bao gồm việc bào đảm cho tín hữu của mọi tôn giáo quyền tự do sống và tuyên xưng niềm tin của mình. Chính vì thế các quốc gia trong vùng Trung Đông cùng với cộng đồng quốc tế phải bảo vệ các quyền căn bản của kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác.
Thứ hai, bảo đảm quyền của người tỵ nạn trở về quê hương và sống trong phẩm giá và an ninh. Phải biết rằng các kitô hữu và tín hữu các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số khác không chỉ muốn được nhân nhượng, mà được coi như là các công dân có mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Cần phải có các dụng cụ pháp luật thích hợp bảo đảm cho thực tại này.
Thứ ba, đương đầu với hiện tượng khủng bố phá hoại và tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại liên tôn. Cần phải tìm ra các cơ cấu để khích lệ tất cả, đặc biệt bao gồm các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, đối phó với nạn khủng bố một cách nghiêm chỉnh, và đặc biệt chú ý tới việc giáo dục trong các trường học. Để đạt điều này cần chú ý đên việc giảng dậy trong các trường học, sử dụng hệ thống thông tin liên mạng và qua nội dung các bài thuyết giáo của các vị lãnh đạo tôn giáo, làm sao để loại bỏ các thái độ qúa khích triệt để, nhưng trái lại thăng tiến đối thoại liên tôn và hòa giải. Ngoài ra, thế giới tây phương cũng nên cẩn thận trong việc dùng các kiểu nói và biểu lộ thế nào để tránh xúc phạm và khiêu khích các tâm tình của vài tôn giáo.
Đối thoại liên tôn là liều thuốc chống lại khuynh hướng tôn giáo qúa khích khiến cho các tôn giáo phải đau buồn. Các vị lãnh đạo các tôn giáo Do thái, Kitô, Hồi giáo có thể và phải năm giữ vai trò nền tảng là tạo thuận tiện cho việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giáo dục sự hiểu biết nhau. Ngoài ra cũng cần tố cáo rõ ràng việc sử dụng tôn giáo để biện minh cho bạo lực. Bên cạnh đó cần thăng tiến việc tách rời tích cực và tôn trọng giữa tôn giáo và Nhà nước, phân biệt hai lãnh vực làm sao để mỗi bên tự trị và độc lập, mà không ngăn cản sự cộng tác cần thiết giữa hai bên, cùng hiện hữu nhưng không chống lại nhau nhờ sự đối thoại giữa các giới chức tôn giáo và chính trị trong việc tôn trọng các thẩm quyền của nhau (SD 8-9-2015)
Linh Tiến Khải
PARIS: ĐTGM Paul Richard Gallagher, ngoại trưởng Toà Thánh, kêu gọi cồng đồng quốc tế bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các dân tộc vùng Trung Đông, trợ giúp người tỵ nạn, giúp họ hồi hương, nghiêm chỉnh đương đầu với hiện tượng khủng bố và đối thoại liên tôn.
ĐTGM Gallagher đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu tại hội nghị ở Paris về “Các nạn nhân của bạo lực chủng tộc và tôn giáo trong vùng Trung Đông” hôm mùng 8 tháng 9 vừa qua. Hội nghị do ông Laurent Fabius, ngoại trưởng Pháp và ông Nasser Judeh, ngoại trưởng Giordania tổ chức. Nhắc lại thảm cảnh hàng chục ngàn kitô hữu và tín đồ các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số phải bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy trốn và tìm nơi ẩn trú tại nơi khác trong các điều kiện tạm bợ với biết bao khổ đau thể lý và tinh thần, ĐC Gallagher nói đây là vấn đề liên quan tới các nguyên tắc nền tảng như: giá trị của sự sống, nhân phẩm, tự do tôn giáo và việc chung sống hòa bình giữa các con người và các dân tộc. Hiện tượng khủng bố bách hại này vẫn tiếp diễn với các vi phạm quyền con người và quyền nhân đạo quốc tế từ phía nhà nước Hồi cũng như các lực lượng tham chiến.
Vị đại diện Tòa Thánh đã đưa ra ba đề nghị giúp cải tiến tình hình thê thảm hiện nay. Thứ nhất, gây ý thức cho cộng đồng quốc tế để đương đầu với tình trạng cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và bảo đảm các điều kiện an ninh tối thiểu cho các nhóm thiểu số và các cộng đoàn kitô. Cần cung cấp thực phẩm, nước uống, nhà ở và giáo dục cho người trẻ, công ăn việc làm và săn sóc sức khỏe cho các người di cư tỵ nạn trong toàn vùng Trung Đông. Trong số các thách đố phải đương đầu trước hết có việc tôn trọng các quyền con người, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo và tự do lương tâm. Cần nhấn mạnh rằng quyền tự do tôn giáo cũng bao gồm quyền tự do theo tôn giáo mình muốn. Nó cũng bao gồm việc bào đảm cho tín hữu của mọi tôn giáo quyền tự do sống và tuyên xưng niềm tin của mình. Chính vì thế các quốc gia trong vùng Trung Đông cùng với cộng đồng quốc tế phải bảo vệ các quyền căn bản của kitô hữu và tín hữu các tôn giáo thiểu số khác.
Thứ hai, bảo đảm quyền của người tỵ nạn trở về quê hương và sống trong phẩm giá và an ninh. Phải biết rằng các kitô hữu và tín hữu các tôn giáo hay chủng tộc thiểu số khác không chỉ muốn được nhân nhượng, mà được coi như là các công dân có mọi quyền lợi và nghĩa vụ. Cần phải có các dụng cụ pháp luật thích hợp bảo đảm cho thực tại này.
Thứ ba, đương đầu với hiện tượng khủng bố phá hoại và tạo thuận tiện cho cuộc đối thoại liên tôn. Cần phải tìm ra các cơ cấu để khích lệ tất cả, đặc biệt bao gồm các quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, đối phó với nạn khủng bố một cách nghiêm chỉnh, và đặc biệt chú ý tới việc giáo dục trong các trường học. Để đạt điều này cần chú ý đên việc giảng dậy trong các trường học, sử dụng hệ thống thông tin liên mạng và qua nội dung các bài thuyết giáo của các vị lãnh đạo tôn giáo, làm sao để loại bỏ các thái độ qúa khích triệt để, nhưng trái lại thăng tiến đối thoại liên tôn và hòa giải. Ngoài ra, thế giới tây phương cũng nên cẩn thận trong việc dùng các kiểu nói và biểu lộ thế nào để tránh xúc phạm và khiêu khích các tâm tình của vài tôn giáo.
Đối thoại liên tôn là liều thuốc chống lại khuynh hướng tôn giáo qúa khích khiến cho các tôn giáo phải đau buồn. Các vị lãnh đạo các tôn giáo Do thái, Kitô, Hồi giáo có thể và phải năm giữ vai trò nền tảng là tạo thuận tiện cho việc đối thoại liên tôn và liên văn hóa giáo dục sự hiểu biết nhau. Ngoài ra cũng cần tố cáo rõ ràng việc sử dụng tôn giáo để biện minh cho bạo lực. Bên cạnh đó cần thăng tiến việc tách rời tích cực và tôn trọng giữa tôn giáo và Nhà nước, phân biệt hai lãnh vực làm sao để mỗi bên tự trị và độc lập, mà không ngăn cản sự cộng tác cần thiết giữa hai bên, cùng hiện hữu nhưng không chống lại nhau nhờ sự đối thoại giữa các giới chức tôn giáo và chính trị trong việc tôn trọng các thẩm quyền của nhau (SD 8-9-2015)
Linh Tiến Khải