Ðức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, tân đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva nhận định về hiện tượng di dân trên thế giới ngày nay.
Tin Roma (Zenit 11/07/2003) - Vị Tân Ðại Diện Tòa Thánh tại Các Cơ Quan của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Ðức Tổng Giám Mục Silvano TOMASI, đã nói rằng hiện tượng di dân tập thể và lén lút vào các quốc gia Âu Mỹ là hiện tượng đáng được suy nghĩ để tìm ra những nguyên nhân của nó. Trong lần ghé qua Roma, trên đường đến nhận nhiệm sở mới tại Geneva, Ðức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã phát biểu như sau:
"Các nhật báo xuất bản tại Âu Châu trong những ngày qua, nhất là tại Italia, đã dành ra nhiều trang để nói về hiện tượng di dân, và đăng hình ảnh những con thuyền đầy ấp những người tuyệt vọng đổ bộ lên vùng bờ biển Italia. Và người ta đã không trả lời được cho câu hỏi chính yếu, đó là tại sao có hiện tượng di dân tập thể và lén lút như vậy?"
Ðức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, năm nay 63 tuổi, đã là sứ thần Tòa Thánh tại hai quốc gia nghèo ở Phi Châu, là Ethiopia và Eⲩtrêa, trong vòng 7 năm qua; trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục sứ thần Tòa Thánh, ngài đã thi hành thừa tác linh mục bên Hoa Kỳ và sau đó làm việc cho Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách di dân và du lịch. Tại Roma, trên đường đến nhận nhiệm sở mới tại Geneva, ngài đã giải thích cho hãng tin Zenit về hiện tượng di dân ngàynay, như sau: "Chúng ta đang đương đầu với vấn đề về cơ cấu tổ chức trên thế giới. Tại Phi Châu, đang có nạn đói, nạn đàn áp chính trị, nạn tham nhũng, nền nông nghiệp lạc hậu và sự phát triển kinh tế xem ra như chỉ có trong mơ ước mà thôi. Những người trẻ, nhưng không phải chỉ có người trẻ mà thôi, không còn nhìn thấy những lý do để hy vọng nữa. Tôi có thể lấy Eritrêa ra làm thí dụ. Hiện nay, đang có nạn hạn hán tại Eⲩtrêa. Nhiều làng dân chúng đang bị đói ăn, thiếu nước uống.Thêm vào đó, người ta cần lưu ý đến hoàn cảnh chính trị xã hội tại Eritrea rất khó khăn nặng nề cho người dân. Trong hoàn cảnh như vậy, thì thử nghĩ xem dân chúng đang hy vọng vào điều gì, nếu không phải là hy vọng vào cuộc chạy thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại họ đang gặp phải? Họ chạy sang Sudan, vượt qua sa mạc để đến Lybya; từ đó họ hy vọng tìm đường đến đảo Malta hoặc đến Italia, dù biết rằng họ có thể gặp nguy hiểm chết người trên đường đi... Ðó là hoàn cảnh thật nghiêm trọng. Nếu người ta để cho Phi Châu rơi vào hoàn cảnh nầy, thì không phải chỉ những người dân Phi Châu phải trả giá, mà còn cả những người Âu Châu nữa."
Tin Roma (Zenit 11/07/2003) - Vị Tân Ðại Diện Tòa Thánh tại Các Cơ Quan của Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Ðức Tổng Giám Mục Silvano TOMASI, đã nói rằng hiện tượng di dân tập thể và lén lút vào các quốc gia Âu Mỹ là hiện tượng đáng được suy nghĩ để tìm ra những nguyên nhân của nó. Trong lần ghé qua Roma, trên đường đến nhận nhiệm sở mới tại Geneva, Ðức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi đã phát biểu như sau:
"Các nhật báo xuất bản tại Âu Châu trong những ngày qua, nhất là tại Italia, đã dành ra nhiều trang để nói về hiện tượng di dân, và đăng hình ảnh những con thuyền đầy ấp những người tuyệt vọng đổ bộ lên vùng bờ biển Italia. Và người ta đã không trả lời được cho câu hỏi chính yếu, đó là tại sao có hiện tượng di dân tập thể và lén lút như vậy?"
Ðức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi, năm nay 63 tuổi, đã là sứ thần Tòa Thánh tại hai quốc gia nghèo ở Phi Châu, là Ethiopia và Eⲩtrêa, trong vòng 7 năm qua; trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục sứ thần Tòa Thánh, ngài đã thi hành thừa tác linh mục bên Hoa Kỳ và sau đó làm việc cho Hội Ðồng Tòa Thánh đặc trách di dân và du lịch. Tại Roma, trên đường đến nhận nhiệm sở mới tại Geneva, ngài đã giải thích cho hãng tin Zenit về hiện tượng di dân ngàynay, như sau: "Chúng ta đang đương đầu với vấn đề về cơ cấu tổ chức trên thế giới. Tại Phi Châu, đang có nạn đói, nạn đàn áp chính trị, nạn tham nhũng, nền nông nghiệp lạc hậu và sự phát triển kinh tế xem ra như chỉ có trong mơ ước mà thôi. Những người trẻ, nhưng không phải chỉ có người trẻ mà thôi, không còn nhìn thấy những lý do để hy vọng nữa. Tôi có thể lấy Eritrêa ra làm thí dụ. Hiện nay, đang có nạn hạn hán tại Eⲩtrêa. Nhiều làng dân chúng đang bị đói ăn, thiếu nước uống.Thêm vào đó, người ta cần lưu ý đến hoàn cảnh chính trị xã hội tại Eritrea rất khó khăn nặng nề cho người dân. Trong hoàn cảnh như vậy, thì thử nghĩ xem dân chúng đang hy vọng vào điều gì, nếu không phải là hy vọng vào cuộc chạy thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại họ đang gặp phải? Họ chạy sang Sudan, vượt qua sa mạc để đến Lybya; từ đó họ hy vọng tìm đường đến đảo Malta hoặc đến Italia, dù biết rằng họ có thể gặp nguy hiểm chết người trên đường đi... Ðó là hoàn cảnh thật nghiêm trọng. Nếu người ta để cho Phi Châu rơi vào hoàn cảnh nầy, thì không phải chỉ những người dân Phi Châu phải trả giá, mà còn cả những người Âu Châu nữa."