Tin của Nicole Winfield và Omar Akour thuộc AP tại Amman cho hay Đức GH Phanxicô đã tới Jordan hôm nay để khởi đầu 3 ngày thăm viếng Trung Đông, giúp ngài có cái nhìn đầu tay số phận người Tị Nạn Syria và chứng kiến sự thiệt hại do cuộc nội chiến tại nước lân bang đem tới cho Jordan.
Máy bay của Đức GH vừa ĐÁP XUỐNG Phi Trường Quốc Tế Hoàng Hậu Alia của Amman, nơi đội danh dự và các nhà lãnh đạo Công Giáo nghênh đón khi ngài vừa xuống máy bay. Trên chuyến bay tới đây, Đức GH nói với các nhà báo rằng chuyến đi hết sức “thách thức” nhưng đáng giá.
Ngài bảo: “trái tim tôi đang dập và trông mong được yêu thương”.
Bất chấp lạnh giá và mệt mỏi từng khiến ngài phải hủy bỏ một số cuộc hẹn, Đức Phanxicô xem ra rất khỏe mạnh trên chuyến bay và đích thân thăm hỏi từng phóng viên một cùng du hành với ngài, thậm chí còn chụp hình kiểu “selfie” với họ nữa.
Sau khi gặp Quốc Vương Abdullah II và Hoàng Hậu Rania tại cung điện hoàng gia, Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vận Động Trường Quốc Tế tại Amman. Vatican hy vọng có chừng 25,000 người tham dự, nhiều người trong số này là người tị nạn Palestine, Syria và Iraq. Sau đó, ngài sẽ gặp từng người tị nạn một và các trẻ em khuyết tật tại Bêtani bênkia Sông Giócđăng, nơi nhiều người tin là địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Người Kitô hữu chiếm khoảng 5 phần trăm dân số Syria, nhưng các cuộc tấn công của quân nỗi dậy chống các thị trấn Kitô Giáo đã khiến gia tăng nỗi sợ của các nhóm thiểu số tôn giáo trước vai trò càng ngày càng lớn mạnh của những người quá khích duy Hồi Giáo trong phe nổi dậy. Các Kitô hữu tin rằng họ đang bị nhắm làm mục tiêu một phần vì các thù nghịch chống Kitô Giáo nơi những người Hồi Giáo Sunni quá khích và phần khác như là hình phạt cho điều bị coi là hỗ trợ cho chế độ Assad.
Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, nói rằng Đức Phanxicô muốn tới an ủi mọi Kitô Hữu đang sống trong vùng và khuyến khích họ tiếp tục ở lại. Ngài nói với Đài Phát Hình Vatican một ngày trước chuyến đi rằng “Các Kitô hữu này là những viên đá sống động, và nếu không có sự hiện diện của họ, Đất Thánh và các thánh điểm của nó có nguy cơ trở thành một viện bảo tàng”.
Tháng vừa qua, Giócđăng đã mở trại tị nạn thứ ba cho người tị nạn Syria, một tiêu chí rõ ràng cho thấy cuộc nội chiến đang tạo ra xiết bao căng thẳng cho nước này. Các phương tiện đang được dự kiến để chứa tới 130,000 người và có tiềm năng trở thành trại tị nạn lớn thứ hai trên thế giới. Giócđăng đang chứa 600,000 người tị nạn Syria có đăng ký hay 10% dân số của mình. Các viên chức Giócđăng ước lươ5ng con số thực sự lên tới 1 triệu 3 trăm ngàn người.
Đối với các Kitô hữu Syria là những người đến chào đón Đức GH, sự hiện diện của ngài là một cơ may để thế giới thấy sự vô vọng của họ khi cuộc chiến cứ thế tiếp diễn.
Nazik Malko, một người tị nạn Chính Thống Giáo Syria từ Maaloula tới sẽ là một trong số600 người nghênh đón Đức GH tại Bêtani bên kia Sông Giócđăng cho hay: “Chúng tôi ước mong rằng hòa bình sẽ được vãn hồi trên toàn thế giới, và tại Syria”.
Yacoub Josef, một tín hữu Chính Thống Giáo khác cũng từ Maaloula, cho hay anh chỉ muốn ra đi. Anh nói: “Chúng tôi mong tình hình ở Syria khá hơn, nhưng hy vọng c óthể di cư vì chúng tôi đã chán cảnh vô gia cư rồi”.
Đức Phanxicô sẽ viếng một trại tị nạn Palestine vào hôm Chúa Nhật khi ngài từ Amman trực tiếp vào thị trấn Bêlem ở West Bank. Đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng đã đặt chân lên West Bank trước thay vì Tel Aviv, và các viên chức Palestine rất muốn trình bày cho Đức Phanxicô thấy tình trạng như lâmbô của nhiều thế hệ người Palestine phải chịu vì bị cưỡng bức bỏ nhà ra đi vì cuộc chiến tranh do việc tạo nên Nhà Nước Israel gây ra. Ngày nay, cùng với con cháu họ, các người tị nạn này chiếm tới 5 triệu người rải rác khắp West Bank, Giải Gaza, Giócđăng, Syria và Libăng.
Đức HY Parolin, nhân vật số 2 của Vatican, nói rằng Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới lập truờng lâu đời của Tòa Thánh đối với cuộc tranh chấp Israel – Palestine: đó là “quyền của Israel được hiện hữu và hưởng hòa bình và an ninh bên trong lãnh thổ được quốc tế thừa nhận, và quyền của dân tộc Palestine được có một quê hương có chủ quyền, độc lập, tự do đi lại và quyền sống hợp nhân phẩm”.
Về phương diện kỹ thuật, lý do chính của chuyến đi đối với Đức Phanxicô và nhà lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu chính thống giáo thế giới là để đánh dấu 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Giêrusalem của các người tiền nhiệm các vị, một cuộc gặp gỡ đã chấm dứt 900 năm sự cách mặt nhau của Công Giáo và Chính Thống Giáo. Việc nhấn mạnh này sẽ diễn ra hôm Chúa Nhật, khi Đuức Phanxicô và TP Đại Kết Barthôlômêô I cùng chủ tọa một buổi cầu nguyện chung tại Nhà Thờ Mộ Thánh, nơi các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã cịu đóng đinh và sống lại.
Đại diện các Giáo Hội khác cũng sẽ có mặt, trong đó có Đức HY Behcara Rai; ngài là nhà lãnh đạo thứ nhất của hệ phái Kitô Giáo lớn nhất Libăng, tức Giáo Hội Công Giáo Maronite, tới thăm Giêrusalem kể từ khi Israel chiếm đóng phần phía Đông của Thành Phố. Libăng vốn ngăn cấm công dân của mình viếng thăm Israel hay buôn bán với người Israel.
Vì bản chất nhậy cảm chính trị, kế hoạch viếng Israel của Đức HY Rai đã bị nhiều người chỉ trích. Ngài đã bước ra khỏi một cuộc phỏng vấn của France 24 vào hôm thứ Sáu tại Amman khi một phóng viên hỏi vặn ngài về nguyên động lực của chuyến đi.
Ngài nói: “tôi không tới Đất Thánh vì các mục đích chính trị, kinh tế hay quân sự… Giêrusalem là thành phố của chúng tôi và chúng tôi vốn ở Đất Thánh từ hàng trăm năm qua, chúng tôi không thể rời bỏ lãnh thổ và nhân dân chúng tôi”.
Đức Phanxicô sẽ dành ngày thứ Hai ở Giêrusalem, thăm đại giáo trưởng Hồi Giáo của Giêrusalem và đại giáo trưởng của Israel, dù tách biệt nhau. Ngài cũng s4 cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc và viếng đài tưởng niệm Yad Vashem và sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đặt vòng hoa tại Núi Herzl, đặt tên theo người sáng lập ra chủ nghĩa duy Xion hiện đại là Theodore Herzl. Ngài sẽ trở lại Vatican hôm thứ Hai.
Máy bay của Đức GH vừa ĐÁP XUỐNG Phi Trường Quốc Tế Hoàng Hậu Alia của Amman, nơi đội danh dự và các nhà lãnh đạo Công Giáo nghênh đón khi ngài vừa xuống máy bay. Trên chuyến bay tới đây, Đức GH nói với các nhà báo rằng chuyến đi hết sức “thách thức” nhưng đáng giá.
Ngài bảo: “trái tim tôi đang dập và trông mong được yêu thương”.
Bất chấp lạnh giá và mệt mỏi từng khiến ngài phải hủy bỏ một số cuộc hẹn, Đức Phanxicô xem ra rất khỏe mạnh trên chuyến bay và đích thân thăm hỏi từng phóng viên một cùng du hành với ngài, thậm chí còn chụp hình kiểu “selfie” với họ nữa.
Sau khi gặp Quốc Vương Abdullah II và Hoàng Hậu Rania tại cung điện hoàng gia, Đức Phanxicô sẽ cử hành Thánh Lễ tại Vận Động Trường Quốc Tế tại Amman. Vatican hy vọng có chừng 25,000 người tham dự, nhiều người trong số này là người tị nạn Palestine, Syria và Iraq. Sau đó, ngài sẽ gặp từng người tị nạn một và các trẻ em khuyết tật tại Bêtani bênkia Sông Giócđăng, nơi nhiều người tin là địa điểm Chúa Giêsu chịu phép rửa.
Người Kitô hữu chiếm khoảng 5 phần trăm dân số Syria, nhưng các cuộc tấn công của quân nỗi dậy chống các thị trấn Kitô Giáo đã khiến gia tăng nỗi sợ của các nhóm thiểu số tôn giáo trước vai trò càng ngày càng lớn mạnh của những người quá khích duy Hồi Giáo trong phe nổi dậy. Các Kitô hữu tin rằng họ đang bị nhắm làm mục tiêu một phần vì các thù nghịch chống Kitô Giáo nơi những người Hồi Giáo Sunni quá khích và phần khác như là hình phạt cho điều bị coi là hỗ trợ cho chế độ Assad.
Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Hồng Y Pietro Parolin, nói rằng Đức Phanxicô muốn tới an ủi mọi Kitô Hữu đang sống trong vùng và khuyến khích họ tiếp tục ở lại. Ngài nói với Đài Phát Hình Vatican một ngày trước chuyến đi rằng “Các Kitô hữu này là những viên đá sống động, và nếu không có sự hiện diện của họ, Đất Thánh và các thánh điểm của nó có nguy cơ trở thành một viện bảo tàng”.
Tháng vừa qua, Giócđăng đã mở trại tị nạn thứ ba cho người tị nạn Syria, một tiêu chí rõ ràng cho thấy cuộc nội chiến đang tạo ra xiết bao căng thẳng cho nước này. Các phương tiện đang được dự kiến để chứa tới 130,000 người và có tiềm năng trở thành trại tị nạn lớn thứ hai trên thế giới. Giócđăng đang chứa 600,000 người tị nạn Syria có đăng ký hay 10% dân số của mình. Các viên chức Giócđăng ước lươ5ng con số thực sự lên tới 1 triệu 3 trăm ngàn người.
Đối với các Kitô hữu Syria là những người đến chào đón Đức GH, sự hiện diện của ngài là một cơ may để thế giới thấy sự vô vọng của họ khi cuộc chiến cứ thế tiếp diễn.
Nazik Malko, một người tị nạn Chính Thống Giáo Syria từ Maaloula tới sẽ là một trong số600 người nghênh đón Đức GH tại Bêtani bên kia Sông Giócđăng cho hay: “Chúng tôi ước mong rằng hòa bình sẽ được vãn hồi trên toàn thế giới, và tại Syria”.
Yacoub Josef, một tín hữu Chính Thống Giáo khác cũng từ Maaloula, cho hay anh chỉ muốn ra đi. Anh nói: “Chúng tôi mong tình hình ở Syria khá hơn, nhưng hy vọng c óthể di cư vì chúng tôi đã chán cảnh vô gia cư rồi”.
Đức Phanxicô sẽ viếng một trại tị nạn Palestine vào hôm Chúa Nhật khi ngài từ Amman trực tiếp vào thị trấn Bêlem ở West Bank. Đây là lần đầu tiên một vị giáo hoàng đã đặt chân lên West Bank trước thay vì Tel Aviv, và các viên chức Palestine rất muốn trình bày cho Đức Phanxicô thấy tình trạng như lâmbô của nhiều thế hệ người Palestine phải chịu vì bị cưỡng bức bỏ nhà ra đi vì cuộc chiến tranh do việc tạo nên Nhà Nước Israel gây ra. Ngày nay, cùng với con cháu họ, các người tị nạn này chiếm tới 5 triệu người rải rác khắp West Bank, Giải Gaza, Giócđăng, Syria và Libăng.
Đức HY Parolin, nhân vật số 2 của Vatican, nói rằng Đức Phanxicô muốn nhấn mạnh tới lập truờng lâu đời của Tòa Thánh đối với cuộc tranh chấp Israel – Palestine: đó là “quyền của Israel được hiện hữu và hưởng hòa bình và an ninh bên trong lãnh thổ được quốc tế thừa nhận, và quyền của dân tộc Palestine được có một quê hương có chủ quyền, độc lập, tự do đi lại và quyền sống hợp nhân phẩm”.
Về phương diện kỹ thuật, lý do chính của chuyến đi đối với Đức Phanxicô và nhà lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu chính thống giáo thế giới là để đánh dấu 50 năm cuộc gặp gỡ lịch sử tại Giêrusalem của các người tiền nhiệm các vị, một cuộc gặp gỡ đã chấm dứt 900 năm sự cách mặt nhau của Công Giáo và Chính Thống Giáo. Việc nhấn mạnh này sẽ diễn ra hôm Chúa Nhật, khi Đuức Phanxicô và TP Đại Kết Barthôlômêô I cùng chủ tọa một buổi cầu nguyện chung tại Nhà Thờ Mộ Thánh, nơi các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu đã cịu đóng đinh và sống lại.
Đại diện các Giáo Hội khác cũng sẽ có mặt, trong đó có Đức HY Behcara Rai; ngài là nhà lãnh đạo thứ nhất của hệ phái Kitô Giáo lớn nhất Libăng, tức Giáo Hội Công Giáo Maronite, tới thăm Giêrusalem kể từ khi Israel chiếm đóng phần phía Đông của Thành Phố. Libăng vốn ngăn cấm công dân của mình viếng thăm Israel hay buôn bán với người Israel.
Vì bản chất nhậy cảm chính trị, kế hoạch viếng Israel của Đức HY Rai đã bị nhiều người chỉ trích. Ngài đã bước ra khỏi một cuộc phỏng vấn của France 24 vào hôm thứ Sáu tại Amman khi một phóng viên hỏi vặn ngài về nguyên động lực của chuyến đi.
Ngài nói: “tôi không tới Đất Thánh vì các mục đích chính trị, kinh tế hay quân sự… Giêrusalem là thành phố của chúng tôi và chúng tôi vốn ở Đất Thánh từ hàng trăm năm qua, chúng tôi không thể rời bỏ lãnh thổ và nhân dân chúng tôi”.
Đức Phanxicô sẽ dành ngày thứ Hai ở Giêrusalem, thăm đại giáo trưởng Hồi Giáo của Giêrusalem và đại giáo trưởng của Israel, dù tách biệt nhau. Ngài cũng s4 cầu nguyện tại Bức Tường Than Khóc và viếng đài tưởng niệm Yad Vashem và sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đặt vòng hoa tại Núi Herzl, đặt tên theo người sáng lập ra chủ nghĩa duy Xion hiện đại là Theodore Herzl. Ngài sẽ trở lại Vatican hôm thứ Hai.