Tôi đã tham dự nhiều lễ Rửa tội trẻ em có, người lớn có nhưng không có lễ Rửa tội nào gây ấn tượng cho tôi bằng lễ Rửa tội của cặp vợ chồng hai cụ Phạm Ngọc Thung và Nguyễn Thị Mậu ở xứ Gia Lạc, giáo phận Thái
Bình ngày 4-5-2014 vừa qua (ảnh bên). Đúng như lời ông trưởng nam của hai cụ là lương y Phạm Cao Sơn phát biểu trong thánh lễ: Đã có hàng triệu người gia nhập đạo Công Giáo và cũng có hàng triệu người đón nhận Bí tích Rửa tội, nhưng rất ít gia đình có được niềm vinh hạnh như bố mẹ của ông ngày hôm nay.
Tôi quen biết Lương y Phạm Cao Sơn, có nhà ở cạnh bệnh viện Bạch Mai. Ông nổi tiếng được nhiều người trong cả nước biết tới nhờ mấy bài thuốc gia truyền chữa bệnh gút, bệnh thoái hóa xương khớp. Ông cũng là người tích cực làm từ thiện nhân đạo hay đi các giáo phận Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm để khám và biếu thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo. Gặp bệnh nhân khó khăn quá, ông còn biếu họ cả chút tiền để mua gạo nữa. Ông cộng tác thường xuyên với phòng khám từ thiện Thiên Ân do Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang sáng lập ở Thái Bình để khám bệnh cho bệnh nhân nghèo bất kể giáo lương. Dù chưa phải là người Công Giáo nhưng ông tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt của cộng đoàn Doanh Trí Công Giáo của chúng tôi hàng tháng ở giáo xứ Thái Hà. Doanh Trí đi tĩnh tâm ở đâu, ông cũng có mặt, phát biểu hăng hái, ăn mặc lịch sự thường là complê carvat chỉnh tề. Ông có lòng mộ mến, muốn tìm hiểu đạo Công Giáo và thường nhờ cộng đoàn cầu nguyện cho ông và gia đình ông sớm được trở thành con cái Chúa. Song mấy năm rồi, ông vẫn nói thế và chưa có bước tiến nào nên có người cũng nghi ngại cho ông là người của chính quyền cài cắm vào để theo dõi cộng đoàn - một cộng đoàn do luật sư Lê Quốc Quân có công thành lập buổi đầu. Nhất là về sau, ông lại dẫn theo một người em họ là thượng tá quân y, lúc nào cũng quân hàm chỉnh tề đi theo. Có vài cuộc gặp mặt dịp Giáng sinh cuối năm giữa Doanh Trí và các trí thức ngoài Công Giáo ở Hà Nội tại Thái Hà, ông cũng đưa cả thân phụ mình đến giới thiệu với các cha dòng Chúa Cứu thế Thái Hà nữa. Cụ ông người quắc thước, để râu tóc dài như văn nghệ sĩ và mắt còn sáng lắm, đọc chữ chẳng phải đeo kính. Cụ cũng là bậc lão thành cách mạng đã trải qua nhiều chế độ ở Việt Nam.
Rồi năm 2012, ông làm đơn xin gia nhập đạo Công Giáo cho bố mẹ mình, có chữ ký của hai cụ đàng hoàng, gửi cho Đức Cha Nguyễn Văn Sang. Vì Đức Cha Sang nghỉ hưu rồi, nên ngài lại chuyển đơn cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ. Đức Cha Đệ lại giao việc cho Đức ông Hiêrônimô Tổng đại diện Nguyễn Phúc Hạnh. Khổ nỗi, chỗ hai cụ ở, cả xã chẳng có giáo dân nào, vài xã xung quanh cũng thế. Nhà thờ Gia Lạc cách đó 7-8 km, các cụ lại quá cao tuổi, đã vào hạng đại thượng thọ cả rồi (các cụ sinh năm 1920), khó đi lại tới nhà thờ. Hôm Doanh Trí đi tĩnh tâm tại đan viện Châu Sơn ( Ninh Bình), tình cờ thế nào mà Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt biết được câu chuyện trên. Ngài thân chinh đi cùng cha Giuse Đỗ Đình Tư- tuyên úy cho cộng đoàn Doanh Trí Thái Hà đến tận nhà hai cụ, không hề thông báo cho lương y Sơn biết. Hôm đó, lương y Sơn đang đi Sài Gòn. Cụ ông cũng đi vắng, chỉ có bà cụ ở nhà. Bà cụ cũng chẳng biết các ngài là ai nhưng cũng đón tiếp chân tình và cởi mở. Lúc đó cha Tư mới gọi điện cho lương y Sơn. Ông Sơn vô cùng ngạc nhiên vì không ngờ được các ngài đến thăm, vội gọi điện thoại giục giã gia đình làm cơm khoản đãi. Các ngài vội việc không ở lại được nhưng Đức Tổng đã gọi cho một linh mục ở Thái Bình gần đó, trước đây là học sinh của ngài giao nhiệm vụ phải hướng dẫn giáo lý Khai tâm cho hai cụ. Công việc được gấp rút triển khai.
Tôi trao đổi với ông Sơn việc khó nhất là tìm người đỡ đầu cho hai cụ. Các cụ đều đã 94 tuổi cả rồi. Bố mẹ đỡ đầu phải hơn tuổi con cái được đỡ đầu, chứ không lẽ con cái nhiều tuổi hơn bố mẹ. Nhưng tìm người ở độ tuổi bách niên đâu có dễ, vì ở tuổi đó, ít người còn minh mẫn, đi lại được. Hay là nhờ các đấng bậc? Vì các ngài dù ít tuổi, thì giáo dân vẫn cung kính gọi là cha, là cụ. Sau một thời gian, ông Sơn báo tin cho tôi: đã có cha chính xứ Gia Lạc đỡ đầu cho ông cụ, còn bà cụ, người đỡ đầu là nữ tu Bề trên dồng nữ ở Thái Bình. Vậy là ổn rồi. Thiệp mời in khá đẹp, có cả dấu và chữ ký của cha xứ Gia Lạc được gửi đi.
Ông Sơn thuê hẳn một chiếc xe chạy từ Thái Hà về xứ Gia Lạc. Lúc đầu, ông thuê xe 16 chỗ, sau thấy có đông người đi, ông lại thuê xe 30 chỗ. Các cha, các sơ ở Thái Hà, bạn bè và nhóm Doanh Trí đi khá đông. Trong xe cũng chở lỉnh kỉnh nào hoa, nào tượng ảnh làm quà tặng cho hai cụ.
Đến nhà thờ Gia Lạc, chúng tôi thấy có nhiều người dự lễ vì là Chúa Nhật và nhà thờ trang hoàng cờ hoa lộng lẫy. Hội kèn đồng nữ, hội trống đã chỉnh tề chuẩn bị rước đoàn đồng tế. Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang chủ sự nghi lễ và thánh lễ tạ ơn hôm nay. Khi bước vào cửa nhà thờ, hai cụ đã đứng chờ sẵn và vị chủ tế hỏi cả hai cụ cũng như người đỡ đầu một lần nữa về sự tự nguyện gia nhập đạo Công Giáo. Các cụ đều nói lên lòng mong muốn được trở thành con cái Chúa. Thánh lễ với 15 linh mục đồng tế trong đó có cả Đức ông Tổng đại diện Thái Bình, cha Bề trên dòng Don Bosco ở Sài Gòn, cha chính xứ nhà thờ Thái Hà… Đức Cha Nguyễn Văn Sang có bài giảng rất hay về sự gia nhập đạo và nhận được nhiều tràng pháo tay từ cộng đoàn. Ngài gọi cụ ông là anh, cụ bà là chị và mời gọi mọi người theo tinh thần của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải trở nên người phục vụ anh em, hay nói theo ngôn ngữ ngày nay là thành Ôsin để phục vụ đồng loại nhất là anh em chưa biết Chúa. Sau bài chia sẻ, Đức Cha đã tiến hành ban Bí tích Rửa tội và Thêm sức cho hai cụ (ảnh dưới). Cụ ông nhận thánh Giuse làm quan thày, còn cụ bà nhận thánh Têrêsa là thánh bảo trợ. Cảm động nhất là phần cuối lễ. Đức Cha đã tặng hai cụ bức tranh có bài thơ do ngài sáng tác để tặng hai cụ ngày lịch sử này. Đức Cha cũng chụp hình lưu niệm với hai cụ nhưng ngài ngồi bệt dưới chân hai cụ. Cử chỉ khiêm cung này gây ngạc nhiên cho nhiều người nhất là một số người ngoài Công Giáo. Rất nhiều bạn bè, các giáo xứ, các cha, các nữ tu đã có tặng phẩm cho hai cụ là tranh tượng đạo. Hai cụ cũng dứt khoát từ chối không nhận phong bì của bất cứ ai. Chúng tôi cũng được biết Đức TGM Giuse cũng vừa về nhà hai cụ ngày hôm qua, chúc mừng hai cụ với món quà quý là hai pho tượng thánh quan thày của hai cụ.
Trong bài phát biểu cảm tưởng cuối lễ, lương y Phạm Cao Sơn đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi được các đấng bậc và cộng đoàn quan tâm giúp đỡ đến chia vui và dự lễ tạ ơn hôm nay nhất là Đức Tổng Giuse đã hai lần đến thăm gia đình và mong muốn mọi người tiếp tục cầu nguyện để ông và con cháu cũng có được ngày vinh dự trở thành con cái Chúa như bố mẹ hôm nay.
Mọi người cùng dự bữa cơm thân mật để chia vui cùng với gia đình hai cụ. Chúng tôi đều chia vui với lương y Sơn và cho rằng, rất ít người có được vinh hạnh như gia đình ông hôm nay.
Tôi quen biết Lương y Phạm Cao Sơn, có nhà ở cạnh bệnh viện Bạch Mai. Ông nổi tiếng được nhiều người trong cả nước biết tới nhờ mấy bài thuốc gia truyền chữa bệnh gút, bệnh thoái hóa xương khớp. Ông cũng là người tích cực làm từ thiện nhân đạo hay đi các giáo phận Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm để khám và biếu thuốc miễn phí cho các bệnh nhân nghèo. Gặp bệnh nhân khó khăn quá, ông còn biếu họ cả chút tiền để mua gạo nữa. Ông cộng tác thường xuyên với phòng khám từ thiện Thiên Ân do Đức Cha FX Nguyễn Văn Sang sáng lập ở Thái Bình để khám bệnh cho bệnh nhân nghèo bất kể giáo lương. Dù chưa phải là người Công Giáo nhưng ông tham dự đều đặn các buổi sinh hoạt của cộng đoàn Doanh Trí Công Giáo của chúng tôi hàng tháng ở giáo xứ Thái Hà. Doanh Trí đi tĩnh tâm ở đâu, ông cũng có mặt, phát biểu hăng hái, ăn mặc lịch sự thường là complê carvat chỉnh tề. Ông có lòng mộ mến, muốn tìm hiểu đạo Công Giáo và thường nhờ cộng đoàn cầu nguyện cho ông và gia đình ông sớm được trở thành con cái Chúa. Song mấy năm rồi, ông vẫn nói thế và chưa có bước tiến nào nên có người cũng nghi ngại cho ông là người của chính quyền cài cắm vào để theo dõi cộng đoàn - một cộng đoàn do luật sư Lê Quốc Quân có công thành lập buổi đầu. Nhất là về sau, ông lại dẫn theo một người em họ là thượng tá quân y, lúc nào cũng quân hàm chỉnh tề đi theo. Có vài cuộc gặp mặt dịp Giáng sinh cuối năm giữa Doanh Trí và các trí thức ngoài Công Giáo ở Hà Nội tại Thái Hà, ông cũng đưa cả thân phụ mình đến giới thiệu với các cha dòng Chúa Cứu thế Thái Hà nữa. Cụ ông người quắc thước, để râu tóc dài như văn nghệ sĩ và mắt còn sáng lắm, đọc chữ chẳng phải đeo kính. Cụ cũng là bậc lão thành cách mạng đã trải qua nhiều chế độ ở Việt Nam.
Rồi năm 2012, ông làm đơn xin gia nhập đạo Công Giáo cho bố mẹ mình, có chữ ký của hai cụ đàng hoàng, gửi cho Đức Cha Nguyễn Văn Sang. Vì Đức Cha Sang nghỉ hưu rồi, nên ngài lại chuyển đơn cho Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ. Đức Cha Đệ lại giao việc cho Đức ông Hiêrônimô Tổng đại diện Nguyễn Phúc Hạnh. Khổ nỗi, chỗ hai cụ ở, cả xã chẳng có giáo dân nào, vài xã xung quanh cũng thế. Nhà thờ Gia Lạc cách đó 7-8 km, các cụ lại quá cao tuổi, đã vào hạng đại thượng thọ cả rồi (các cụ sinh năm 1920), khó đi lại tới nhà thờ. Hôm Doanh Trí đi tĩnh tâm tại đan viện Châu Sơn ( Ninh Bình), tình cờ thế nào mà Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt biết được câu chuyện trên. Ngài thân chinh đi cùng cha Giuse Đỗ Đình Tư- tuyên úy cho cộng đoàn Doanh Trí Thái Hà đến tận nhà hai cụ, không hề thông báo cho lương y Sơn biết. Hôm đó, lương y Sơn đang đi Sài Gòn. Cụ ông cũng đi vắng, chỉ có bà cụ ở nhà. Bà cụ cũng chẳng biết các ngài là ai nhưng cũng đón tiếp chân tình và cởi mở. Lúc đó cha Tư mới gọi điện cho lương y Sơn. Ông Sơn vô cùng ngạc nhiên vì không ngờ được các ngài đến thăm, vội gọi điện thoại giục giã gia đình làm cơm khoản đãi. Các ngài vội việc không ở lại được nhưng Đức Tổng đã gọi cho một linh mục ở Thái Bình gần đó, trước đây là học sinh của ngài giao nhiệm vụ phải hướng dẫn giáo lý Khai tâm cho hai cụ. Công việc được gấp rút triển khai.
Tôi trao đổi với ông Sơn việc khó nhất là tìm người đỡ đầu cho hai cụ. Các cụ đều đã 94 tuổi cả rồi. Bố mẹ đỡ đầu phải hơn tuổi con cái được đỡ đầu, chứ không lẽ con cái nhiều tuổi hơn bố mẹ. Nhưng tìm người ở độ tuổi bách niên đâu có dễ, vì ở tuổi đó, ít người còn minh mẫn, đi lại được. Hay là nhờ các đấng bậc? Vì các ngài dù ít tuổi, thì giáo dân vẫn cung kính gọi là cha, là cụ. Sau một thời gian, ông Sơn báo tin cho tôi: đã có cha chính xứ Gia Lạc đỡ đầu cho ông cụ, còn bà cụ, người đỡ đầu là nữ tu Bề trên dồng nữ ở Thái Bình. Vậy là ổn rồi. Thiệp mời in khá đẹp, có cả dấu và chữ ký của cha xứ Gia Lạc được gửi đi.
Ông Sơn thuê hẳn một chiếc xe chạy từ Thái Hà về xứ Gia Lạc. Lúc đầu, ông thuê xe 16 chỗ, sau thấy có đông người đi, ông lại thuê xe 30 chỗ. Các cha, các sơ ở Thái Hà, bạn bè và nhóm Doanh Trí đi khá đông. Trong xe cũng chở lỉnh kỉnh nào hoa, nào tượng ảnh làm quà tặng cho hai cụ.
Trong bài phát biểu cảm tưởng cuối lễ, lương y Phạm Cao Sơn đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi được các đấng bậc và cộng đoàn quan tâm giúp đỡ đến chia vui và dự lễ tạ ơn hôm nay nhất là Đức Tổng Giuse đã hai lần đến thăm gia đình và mong muốn mọi người tiếp tục cầu nguyện để ông và con cháu cũng có được ngày vinh dự trở thành con cái Chúa như bố mẹ hôm nay.
Mọi người cùng dự bữa cơm thân mật để chia vui cùng với gia đình hai cụ. Chúng tôi đều chia vui với lương y Sơn và cho rằng, rất ít người có được vinh hạnh như gia đình ông hôm nay.