(Vatican News) Tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Bí Tích Rửa Tội trong buổi Tiếp Kiến Chung hàng tuần, Thứ Tư 18 tháng Tư năm 2018, ĐGH Phanxicô dạy rằng dấu thánh giá là một dấu nhắc nhở chúng ta là ai và thuộc về ai. Ngài cũng mời gọi phụ huynh nên dạy con em của mình biết làm dấu thánh giá cho đúng.
ĐGH nói rằng linh mục và cha mẹ ghi dấu thánh giá trên con trẻ trong khi cử hành Bí Tích Rửa Tội để diễn tả “dấu ấn của Đức Kitô trên mình người thuộc trọn về Chúa. Nó cũng mang ý nghĩa là ơn cứu chuộc của Đức Kitô đã chiến thắng cho chúng ta, nhờ thánh giá của Người.”
Ngài cũng thúc giục cha mẹ và người đỡ đầu nên dạy con em mình biết làm dấu thánh giá cho đúng bởi vì “nếu được học cách làm dấu thánh giá khi còn nhỏ, thì sẽ làm dấu thánh giá đúng cách khi trưởng thành.”
Lời nói và cử chỉ.
ĐGH nói rằng lời nói và cử chỉ được thực hành trong khi cử hành Bí Tích Rửa Tội khai mở ý nghĩa của Bí Tích này như là khởi đầu của một đời sống mới trong Đức Kitô.
Những gì xảy ra trong việc cử hành Bí Tích Rửa Tội khơi dậy quyền năng Chúa Thánh Thần trong suốt cuộc đời của người được rửa tội; nó bắt đầu một tiến trình cho phép người ấy sống kết hợp với Đức Kitô trong Giáo Hội.”
Một dấu chỉ quan trọng trong Bí Tích Rửa Tội là cha mẹ đặt tên cho con trẻ. Tên của môt người là sự nhận diện người ấy khác biệt với những người khác và danh tính của một người cũng nhắc nhở rằng họ là một người riêng biệt. Thiên Chúa “gọi mỗi người chúng ta bằng tên riêng của mình, yêu thương chúng ta một cách riêng biệt trong thực tế đời sống của chúng ta. Vì thế việc này đòi hỏi mỗi người trả lời những câu hỏi cá nhân của mình, chứ không phải qua loa lấy lệ, hay “cắt và dán” thôi đâu.
Hành trình đức tin.
ĐGH nói rằng để trở thành một Kitô hữu trong Bí Tích Rửa Tội là “một món quà từ trên cao.” Chúng ta trở thành con của Thiên Chúa và bắt đầu một hành trình đức tin.
Việc đào tạo các tân tòng và sự chuẩn bị cho các cha mẹ giúp cho người được rửa tội được lớn lên trong sự thánh thiện kết hợp với Chúa Giê-su.
ĐGH nói rằng sự huyền nhiệm của việc ghi dấu thánh giá trên trán của đứa trẻ là một dấu ấn đặc biệt của người Kitô hữu.
“Thánh giá là một huy hiệu cho biết chúng ta là ai: mọi lời nói, suy nghĩ, nhìn ngắm và việc làm của chúng ta đều được làm dưới dấu thánh giá, nghĩa là dưới dấu ấn tình yêu của Chúa Giê-su cho đến trọn đời.”
Dấu Thánh Giá: Thước đo đời sống người Kitô hữu.
ĐGH nói rằng chúng ta trở nên những Kitô hữu trong chiều kích mà thánh giá được in như “dấu ấn Phục Sinh” trong đời sống của chúng ta.
“Chúng ta làm dấu thánh giá khi chúng ta khi thức dậy, trước khi ăn, khi gặp nguy hiểm, khi phải chiến đấu với sự dữ và buổi tối trước khi đi ngủ, có nghĩa là chúng ta tự nhắc nhở mình và những người khác về một Đấng mà chúng ta thuộc về và muốn ở cùng.”
Đó là lý do “rất là quan trọng để trẻ em biết cách làm dấu thánh giá”.
Giuse Thẩm Nguyễn
ĐGH nói rằng linh mục và cha mẹ ghi dấu thánh giá trên con trẻ trong khi cử hành Bí Tích Rửa Tội để diễn tả “dấu ấn của Đức Kitô trên mình người thuộc trọn về Chúa. Nó cũng mang ý nghĩa là ơn cứu chuộc của Đức Kitô đã chiến thắng cho chúng ta, nhờ thánh giá của Người.”
Ngài cũng thúc giục cha mẹ và người đỡ đầu nên dạy con em mình biết làm dấu thánh giá cho đúng bởi vì “nếu được học cách làm dấu thánh giá khi còn nhỏ, thì sẽ làm dấu thánh giá đúng cách khi trưởng thành.”
Lời nói và cử chỉ.
ĐGH nói rằng lời nói và cử chỉ được thực hành trong khi cử hành Bí Tích Rửa Tội khai mở ý nghĩa của Bí Tích này như là khởi đầu của một đời sống mới trong Đức Kitô.
Những gì xảy ra trong việc cử hành Bí Tích Rửa Tội khơi dậy quyền năng Chúa Thánh Thần trong suốt cuộc đời của người được rửa tội; nó bắt đầu một tiến trình cho phép người ấy sống kết hợp với Đức Kitô trong Giáo Hội.”
Một dấu chỉ quan trọng trong Bí Tích Rửa Tội là cha mẹ đặt tên cho con trẻ. Tên của môt người là sự nhận diện người ấy khác biệt với những người khác và danh tính của một người cũng nhắc nhở rằng họ là một người riêng biệt. Thiên Chúa “gọi mỗi người chúng ta bằng tên riêng của mình, yêu thương chúng ta một cách riêng biệt trong thực tế đời sống của chúng ta. Vì thế việc này đòi hỏi mỗi người trả lời những câu hỏi cá nhân của mình, chứ không phải qua loa lấy lệ, hay “cắt và dán” thôi đâu.
Hành trình đức tin.
ĐGH nói rằng để trở thành một Kitô hữu trong Bí Tích Rửa Tội là “một món quà từ trên cao.” Chúng ta trở thành con của Thiên Chúa và bắt đầu một hành trình đức tin.
Việc đào tạo các tân tòng và sự chuẩn bị cho các cha mẹ giúp cho người được rửa tội được lớn lên trong sự thánh thiện kết hợp với Chúa Giê-su.
ĐGH nói rằng sự huyền nhiệm của việc ghi dấu thánh giá trên trán của đứa trẻ là một dấu ấn đặc biệt của người Kitô hữu.
“Thánh giá là một huy hiệu cho biết chúng ta là ai: mọi lời nói, suy nghĩ, nhìn ngắm và việc làm của chúng ta đều được làm dưới dấu thánh giá, nghĩa là dưới dấu ấn tình yêu của Chúa Giê-su cho đến trọn đời.”
Dấu Thánh Giá: Thước đo đời sống người Kitô hữu.
ĐGH nói rằng chúng ta trở nên những Kitô hữu trong chiều kích mà thánh giá được in như “dấu ấn Phục Sinh” trong đời sống của chúng ta.
“Chúng ta làm dấu thánh giá khi chúng ta khi thức dậy, trước khi ăn, khi gặp nguy hiểm, khi phải chiến đấu với sự dữ và buổi tối trước khi đi ngủ, có nghĩa là chúng ta tự nhắc nhở mình và những người khác về một Đấng mà chúng ta thuộc về và muốn ở cùng.”
Đó là lý do “rất là quan trọng để trẻ em biết cách làm dấu thánh giá”.
Giuse Thẩm Nguyễn