Hà Hùng Vương
Truyện Ngắn: Đường Tử Tức
Chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Số tôi cô quả, mạng tôi cô độc, cho nên không vợ không con. Thế thì còn nói chi về đường tử tức vượng suy. Cái bà thầy bói năm xưa, đến là vớ vẩn. Cầm tay tôi bà nội nói thánh nói tướng,
— Cậu này đường tử tức vượng. Đông con nhiều cháu.
Tôi mười bẩy tuổi đang kiếm đường vượt biên. Chị Hương tôi mang bà thầy bói về coi chuyến vượt biên tuần tới ở Chu Hải có may mắn thuận buồm xuôi gió hay không. Thế mà bà thầy lại lãng òm, nhảy sang chuyện đường tử tức đông con nhiều cháu. Vớ vẩn! Chẳng ra đâu vào với đâu. Thấy bà thầy bói lạc đường, chị tôi nói, nửa như giỡn nửa như muốn thử thách công phu bà thầy,
— Cậu này đi tu…
Bà thầy bói có mái tóc cạo trọc trắng xanh dừng lại trợn mắt nhìn tôi chòng chọc như muốn đâm lủng con ngươi. Tôi nhớ đường chân mày rậm, đen tuyền và đều như nét vẽ tranh lụa của bà thầy nhíu lại, bà thầy phản đối quyết liệt,
— Cậu này mà đi tu. Tôi lậy chị! Cậu này mà không ít nhất là hai đời vợ thì tui là tui chặt đầu tui xuống cái bốp, đặt ở mâm đồng, rồi hai tay tui te te dâng lên cho bà chị coi chơi...
Nhìn tôi một lần nữa, bà thầy bói phán những câu nghe lạnh người, rợn tóc gáy tựa như giây phút người ta cúng mở cửa mả,
— Nhà chị hên đó nghen, hồng đức ông bà để lại còn cao lắm. Chứ không, hồi đó bà mụ mà lỡ tay nặn cậu này ra con gái là mệt cầm canh rồi đa. Nhìn coi, con mắt ướt rượt, đuôi mắt cười cười có đuôi. Không rước cửa trước cũng đóng cửa sau là người này. Mà tui nói tình thiệt đó nghen, cậu này mà là con gái thì hên lắm cũng nhà thổ, mà xui hơn nữa thì chỉ nhà chòi mà thôi!
Nhìn khuôn mặt chị em tôi xanh lét, bà thầy đổi đề tài, quay lại chuyện bói toán,
— Nhưng mà thôi, chuyến tàu này lành ít dữ nhiều. Tôi khuyên cô không nên đi, bởi cung mạng cô xấu lắm.
Bà thầy bói trọc đầu nói đúng chỉ được câu này. Thiệt tình là như vậy, chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Một tuần sau, tôi gặp bà chị họ và con cháu gái đã bị mục đảo gần hai năm trong trại tỵ nạn Bidong tình xù. Thấy tôi mắt vàng sung sũng, da xanh mướt nằm trên giường bệnh trắng toát bệnh viện Sick Bay, bả ấy rú lên,
— Ơ! Con Hương đâu?
Tôi lắc đầu, thều thào nói không ra lời!
Khi hai mẹ con bà chị họ được phái đoàn Úc khùng nhận, còn tôi bị dộng mộc xù, con cháu đen như cột nhà cháy gặp tôi hí hửng khoe,
— Cậu ơi! Mẹ cháu được nhận rồi.
Ơ, cái con quỷ! Vớ vẩn! Mẹ mày được nhận chứ tao có được nhận đâu. Gặp tao, khoe làm cái con mẹ gì! Nhìn con nhỏ gầy gò đen đủi cây củi khô, tự nhiên tôi ghét bỏ con bé thậm tệ, tôi chửi đổng khơi khơi giữa trời,
— Cà chớn! Cho mẹ con mày sang bên đó, cưỡi kăng-ga-ru. Tao là tao đi Mỹ, cưỡi ngựa cao bồi Téch-xịt.
Sáng hôm sau, gặp tôi, mẹ con bé tâm sự ngang xương,
— Nghe nói bên Úc người ít lắm. Có mấy triệu à.
Tôi nhìn ngang, khịt khịt mũi! Tự nhiên tôi ghét bả như tôi ghét đứt đuôi nòng nọc con của bả. Tôi ăn nói mát mẻ như người té giếng sâu mười tám thước,
— Hèn chi Úc khùng hận hai mẹ con bà. Sang đó, bà lấy Úc, đẻ con cho nước Úc thêm dân số. Còn tôi, đàn ông con trai, không chửa đẻ, nó dộng mộc xù.
Bà chị biết tôi đang rầu thúi ruột, không nói năng chi, không đối đáp ăn miếng trả miếng như thói quen thường lệ. Còn tôi, nhìn mặt bà ấy hớn hở, tự nhiên tôi lại nhớ lời bà thầy bói trọc đầu và lời phán năm xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con nhiều cháu”. Tôi lẩm bẩm trong miệng,
— Vớ vẩn! Có mà rỗi hơi, tin vào những chuyện bói toán!
Từ khi tái định cư bên Úc, bà chị họ đẻ thêm một đứa con gái nữa. Nhà thêm cái hĩm. Nước Úc thêm một người. Riêng đứa cháu gái thò lò mũi xanh hồi xưa, giờ ôm trong lòng hai đứa con. Đứa thứ nhất, con gái, được thủ tướng John Howard tặng ba ngàn đô la xanh lè lè. Đứa thứ hai, vòi voi, mới sanh được mấy ngày, thủ tướng Kevin Rudd ký tặng năm ngàn chẵn. Sướng nhé! Vừa có chồng, có con, lại vừa có tiền. Nhưng con cháu không lập được thành tích, bởi cách đây mấy tuần, người Úc thứ hai mươi lăm triệu được sinh ra tại phố Melbourne tiểu bang Victoria, mà lại là em bé gốc Việt Nam. Nếu vợ tôi còn sống, dám cô ta lập thành tích nâng dân số nước Úc tăng lên chẵn tròn hai mươi lăm triệu. Lúc đó con tôi tha hồ mà được nước Úc cưng chiều. Dám thủ tướng Úc Châu cúi xuống cầm viết ký check tặng chơi chơi mấy triệu đô la. Nhưng thôi, đó cũng chỉ là chuyện nếu. Mà cuộc đời này thì không chỉ có những chữ “nếu”, mà thực tế bây giờ là tôi vẫn cô độc không con. Ơi, buồn!
Nghe tôi than thở về đường tử tức, con cháu gái thò lò mũi xanh năm xưa (giờ cao lớn như tây con, nhưng vẫn nói giọng Bắc kỳ y như mẹ nó) nửa như an ủi nửa như cười cười cười vào mũi tôi,
— Ơ hay! Thì cậu cũng có nhiều con vậy...
Tôi cộ mắt ốc nhồi, chửi đổng,
— Ơ, cái con quỷ! Mày mát hay khùng? Con ở đâu ra mà nhiều với ít? Ăn nói vớ vẩn!
Tôi đưa tay sờ vào trán nó,
— Coi mày có té giếng sâu mười tám thước hay không?
Con cháu lửng lơ cá vàng chết thối mười đêm,
— Cháu thấy cậu cứ tí toáy ngồi viết đêm ngày…
Tôi nổi cục,
— Thì đã sao!
Tự nhiên tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu năm xưa! Vừa nhớ vừa ghét!
Nghe hai cậu cháu cự lộn, chị tôi ở ngoài nhào vào ăn có. Bà nội mắng tôi mấy mắng,
— Ai biểu hồi xưa già kén kẹn hom? Người ta nói trai ba mươi tuổi còn soan. Nhưng cậu thì cũng hơn bốn chục rồi. Còn soan cái nỗi gì, có mà soan cái hột “soàn!”. Bây giờ may ra về Việt Nam thì hốt ổ được mấy bà góa.
Tôi cự nự,
— Bà nội! Cả đời ăn mắm, nói mà không sợ độc miệng.
— Vậy sao đang ở bên Mỹ, sung sướng ngon lành không ở, tự nhiên bán nhà bán cửa dọn nhà sang đây.
Tôi ăn nói dấm dẳng,
— Thì cũng biết đâu, bên đó ế độ quá… Vợ bỏ, con không, chó mèo cũng chẳng!
Bà chị đốc vào thêm mấy câu,
— Mai mốt lỡ có chuyện gì, dám cũng không có người cúng gà đốt nhang.
Tôi càu nhàu,
— Chắc chắn là vậy rồi.
Tôi man mát, bốc đồng kể cho bả nghe tuần trước, tôi ghé vào thương xá tìm mua những đôi vớ mới. Chị tôi hỏi,
— Để làm gì?
Tôi không dám nói cho bả ấy biết là trời tiểu bang Victoria năm nay lạnh quá, tuyết rơi dầy phố phường. Tối ngủ, chân lạnh, tôi trằn trọc ngủ không được. Nhưng có đôi vớ bao kín đôi chân, đêm tối lạnh teo tự nhiên hóa ra ngủ yên đẫy giấc. Đi tới đi lui trong khu thương xá, tôi thấy thương xá treo bảng, “Happy Father’s Day” khắp nơi. Dừng lại khu bán TV, tôi cũng thấy hàng chữ, “TV màn ảnh Plasma là món quà tốt nhất cho bố!”. Tôi chép miệng, "Con thì không có, chó mèo cũng không, bây giờ mua cái TV Samsung để làm chi? Cúng hà bá à?". Tức mình! Tôi ôm cái TV Samsung bán đại hạ giá nhân ngày Lễ Bố, một mình khệ lệ bê về nhà, mà trả tiền cash đàng hoàng, chứ không thèm chà thẻ nhựa với ký check. Trả tiền tươi cho Tây nó sợ! Ôm cái TV màn ảnh Plasma về tới nhà, bật máy sưởi lên, sỏ đôi vớ mới mua vào chân, tôi nằm trên giường một mình coi La Vie En Rose nói về cuộc đời nữ danh ca Edith Piaf người Pháp. Mà coi vậy chớ Edith Piaf là còn có chồng con hẳn hoi, dù là mấy đời chồng, nhưng cũng có con, mặc dù đứa con gái Marcellei mắc bệnh hiểm nghèo, chết trong tuổi ấu thơ. Mơ màng với người nữ danh ca có giọng ca bất hủ, tôi nhắm mắt ngủ quên lúc nào không hay. Sáng mở mắt ra, mặt trời bắt đầu chiếu xiên xiên qua khung cửa. Tôi mắt nhắm mắt mở hốt hoảng nhào xuống giường. Chân vừa chạm đất, đã vội vàng rút lại. Chúa ơi! Nước ở đâu mà lênh láng trong phòng ngủ như thế này. Ít ra là phải một đốt ngón tay nước ngập trong phòng! Chẳng lẽ global warming đã kéo tới, băng tuyết Nam Cực tan, cho nên mặt biển dâng cao, kéo nước biển sầm sập vào tận trong phòng ngủ. Tôi lắc lắc đầu, nhìn con số đồng hồ điện tử màu đỏ đe dọa. Chỉ còn ba mươi phút phù du nữa thôi, tôi phải có mặt tại hãng rồi. Bây giờ dù là có động đất giật sập tòa nhà con sò Oprah danh tiếng, tôi cũng vẫn phải đi làm. Phù du là ba mươi phút nữa thôi, tôi phải có mặt trong văn phòng rồi. Nếu không, tháng tới, thằng bố mồ côi như tôi sẽ bị gậy ăn mày, gõ cửa trung tâm phát chẩn Vincent de Paul lạy ông lạy bà xin ăn xin ngủ qua đêm.
Lội trong làn nước lạnh mùa đông lênh láng vô tới phòng tắm, tôi nhận ra vòi nước tối qua tôi quên, chưa vặn hết, cho nên nước rỉ từ vòi rớt xuống bồn rửa mặt; bồn đầy nước, vòi tiếp tục tí tách nước, nước lênh láng tràn ra khỏi bồn làm lụt lội căn phòng ngủ đúng một đốt ngón tay. Chúa ơi! Tôi lắc đầu! Chết rồi! Chắc là tôi mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ rồi, cho nên bắt đầu quên. Ăn rồi mà cứ chối đây đẩy con cắn cỏ cắn rơm lạy quan lớn, con chưa ăn.
Nếu mà có vợ có con, tôi sẽ nhờ vợ con hốt rác. Nhưng bây giờ cô độc không con, tôi đành liều, vội vàng tắm rửa, hốt hoảng lái xe tới sở, để mặc cho căn phòng lênh láng nước lạnh cao tới một đốt ngón tay. Buổi trưa hôm đó, trong giờ ăn trưa, ngồi gặm miếng Meatpie thổ sản Úc Châu, tôi tự nhiên lại nhớ tới cái đầu trọc bà thầy bói thời xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu”.
Tôi lại cay cú với bà thầy. Ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu!
Có người quen hứng hứng mua vé bay về Việt Nam chơi, tôi đưa ra tờ giấy trăm đô xanh lè. Họ trợn mắt,
— Chi vậy?
— Thì về đó, vô cô nhi viện xem coi có đứa nào nghèo nghèo, nói tôi gửi.
— Chi vậy?
Tôi dấm dẳng,
— Sao cứ "Chi vậy" hoài bà nội! Hỏi hoài, không biết đường đâu mà trả lời... Thì cứ nói ở bên đây có thằng bố mồ côi, cô độc cô quả, thèm khát con cái quá rồi…
Tôi dặn với,
— Nè, đừng có quên dặn nó lâu lâu phải viết thư cho bố nó bên Úc, để bố đẩy xe đi bán Meatpie kiếm tiền nuôi nó. Mà nếu kẹt quá là bị gậy, đầu đường thổi ống tiêu, chơi luôn;
Tôi sa đà lời ăn tiếng nói,
— Làm sao thì làm, miễn có tiền nuôi con thì thôi…
Người quen ngó tôi chòng chọc,
— Cha nội! Bộ đói khát con dữ vậy sao cha nội?
Tôi cục cằn
— Thôi đi, đừng có nói. Mấy ngày nữa là tới ngày Father’s Day rồi đó.
Có lần tôi ghé vào nhà người bạn, thấy bố giỡn với đứa con gái bé tí ti, mặt tôi chảy dài...
Người bạn than,
— Đời sống bên đây cực nhọc, nuôi con mệt nhoài, thở bở hơi tai, thôi, cho ông một đứa.
Tôi nhìn thằng bé trán nhô cao. Cái ngữ này bướng phải biết. Trán nó cao, trán tôi cũng cao. Mang nó về nuôi, trán bướng đụng đầu bò, mất tình nghĩa bố con. Mà khờ sao, ai rỗi hơi mà tự nhiên lại vác của nợ vào người. Thiên hạ mệt nhọc với đời cơm áo và với con. Giờ tự nhiên quẳng cục nợ sang cho tôi nuôi. Nhìn mặt mình trong gương, tôi thầm nghĩ, “Trán bướng thì có, chứ trên trán đâu có khắc chữ khờ! Cho vợ thì may ra còn nghĩ lại. Chứ quẳng cho mình cái của nợ, nói mình nuôi. Vớ vẩn!!!”.
Tưởng rằng trên thế gian này chỉ mình tôi cô quả, không vợ không con, nhưng không, cũng có người vào ngày lễ Father’s Day không có con cái mua quà. Gặp mặt, tôi cắc cớ hỏi,
— Lấy vợ lâu chưa?
— Cũng chục năm rồi?
— Chục dư hay chục thiếu?
— Chục dư.
— Mười hai năm rồi mà vẫn chưa con?
— Chưa…
Đang cầm tờ giấy trên tay, nhưng không có viết. Thấy người đó cây viết cài túi áo, tôi hỏi,
— Cho mượn cây viết được không ông bạn?
Cầm viết nắn nót được mới mấy nét chữ, viết hết mực. Tôi bực mình, nghĩ thầm trong đầu,
— Cây viết nhìn mới tinh thế này mà lại hết mực. Hèn chi không con là phải!
Nghĩ vậy thôi, nhưng tôi không dám nói ra. Nhưng hình như người đối diện có họ hàng với bà thầy bói năm xưa, nên đoán được ý tưởng hắc ám của tôi. Họ vặn hỏi ngược,
— Còn ông, viết mực còn đầy đủ, nhìn có vẻ bơ sữa đế quốc lắm, vậy sao cũng lại kém đường tử tức đến thế.
Tôi kể cho bà chị cưỡi kăng-ga-ru nghe nguyên văn,
— Bà nội biết không? Nghe hắn chơi tui sát ván như vậy, tui tưởng như bị đâm một cái bặp vào vết thương lòng. Thiếu chút xíu nữa là tui chơi luôn Máu Nhuộm Bãi Melbourne tập Ba màn ảnh Ba chiều…
Bà chị không an ủi thì thôi, lại còn mắng tôi mấy mắng,
— Cậu! Cái tánh hung hăng con bọ hung, cả đời vẫn chưa chừa. Hèn chi ế…
Tôi tính gây lộn với bả, nhưng nhớ lại thời gian ở đảo, hồi đó bả ấy cũng tử tế với tôi, nên tôi nhịn. Hồi đó, trong khi hải tặc bò lổm ngổm như cua càng trên khoang thuyền, con gái bị bắt, từng người đang bị xô đẩy lôi kéo sang tàu Thái, con trai đã bị chém đứt cần cổ mấy tên rồi. Tới phiên tôi, tên hải tặc giơ cao mã tấu xuống, tôi nhìn lên bầu trời, chỉ kịp lẩm nhẩm mấy lời thật nhanh xin lỗi bố mẹ cho những lầm lỗi. Nhưng nàng đã nhào tới, cản ngang lại đường mã tấu. Lưng người tình trung học của tôi hứng trọn đường dao. Máu đỏ vọt ra có vòi từ bờ vai thanh xuân con gái mười bẩy. Người đẹp tranh lụa nhìn tôi, nàng không nhăn một vết nhăn trên trán bởi đường chém, nhưng mỉm cười, mắt từ từ nhắm lại, thân hình đổ xuống che cản lại thân xác tôi.
Tôi hét lên, ngã xuống, bất tỉnh!
Hơn một ngày sau, tôi mở mắt ra, trong thần mắt điên loạn, tôi nhận ra trên một khoang thuyền, giờ này chỉ còn lại những thân xác còm cõi năm mươi, sáu mươi. Thanh niên bị chém đứt đầu, con gái bị bắt mang sang tàu Thái, tất cả đều đã biến mất hết, giờ này chỉ còn lại trên một mảng thuyền rách nát những thân xác già nua và một thằng thanh niên điên. Thuyền gỗ bấp bênh bềnh bồng phận nghèo và phận điên trên mặt sóng biển. Ngày này nối tiếp ngày kia, hết đêm dài lại tới đêm thâu, bao nhiêu con tàu quốc tế đi ngang qua nhắm mắt làm ngơ, bao nhiêu lần những người sống sót quỳ xuống lạy van tàu cộng sản lướt ngang tròng dây cứu vớt kéo về lại sông Sài Gòn. Nhưng trời cao tiếp tục bịt tai, không nghe, nhắm mắt, không nhìn, cho nên thiên hạ còm cõi trên một khoang thuyền tỉnh bơ lấy dao xẻ thịt nhau ăn. Thịt tươi được nướng bởi lửa trời, ngon hơn thịt sườn nướng. Ngày cuối cùng, mấy tiếng đồng hồ trước khi con thuyền gỗ tắp vào bờ biển Trenganu của Mã Lai, thiên hạ đã cầm dao, kiên nhẫn chờ đợi giây phút tôi ngưng thở, thọc con dao vào tim tôi, lôi ra trái tim người điên ăn sống…
Thấy mặt tôi dài ra, bà chị biết liền,
— Thôi, chuyện cũ đã qua rồi. Còn nhớ làm gì?
Tôi nhìn bà chị, không dám nói với bả, nếu nàng còn sống, chúng tôi đã làm đám cưới ở trên đảo. Bà chị họ đứng ra đại diện đằng trai. Cô dâu không có bố mẹ, họ hàng. Thì cũng chẳng sao! Nhưng hôm đám cưới ở trên đồi Tôn Giáo, tôi dù có phải mặc quần áo viện trợ, nhưng nàng, nghèo thì nghèo, tỵ nạn thì tỵ nạn, nhưng vẫn phải có khăn voan cô dâu trắng toát đội lên đầu đàng hoàng. Nhưng tội nghiệp cho nàng và cho tôi...
Giấc mộng thủy chung không thành,
À ơi, anh về (là) anh hóa điên.
Gần một năm ở trên đảo Pulau Bidong, tôi, thằng khùng. Ăn nói lảm nhảm như thằng điên. Hồi nằm trong Bệnh Viện Sick Bay trên đảo, tôi mê man bệnh nặng, cho nên bả chịu khó nấu cháo, hai tay bê lên bệnh viện Sick Bay nuôi tôi hằng ngày. Mà cái bà này cũng có trí nhớ dai, lúc còn ở bên Việt Nam, lâu lâu bả làm bộ ghé vào nhà tôi chơi, miệng vờ vịt nói thăm dì chú là bố mẹ tôi, nhưng thiệt tình ra là bả đàn đúm với bà chị Hương của tôi, hai người trốn nhà nói dối đi học thêm, nhưng tình thiệt là rủ nhau đi bum nhảy đầm. Có lần, bả thấy tôi đau nằm trên giường như một con chó ghẻ, bả hỏi, “Mày đau hả? Thích ăn phở hay ăn cháo?”. Tôi cuộn mền che kín mặt, miệng lúng búng, “Bà nội ơi, tui khoái ăn cháo thịt heo bầm, rắc trên mặt một chút tiêu”. Tôi chỉ nói có một lần, mà bà nầy có trí nhớ dai. Ngày nào cũng vậy, chiều chiều, bả dẫn đứa con gái lên bệnh viện Sick Bay thăm thằng em. Thấy bả bê tô cháo vào trong bệnh viện, trăm lần là cả trăm, tôi khóc gần chết, phần tủi thân cho phận mình, không bố mẹ, không chị Hương, phần tủi thân mồ côi, bởi nàng đã chết rồi, vợ tôi đã đưa thân ra đỡ mạng cho tôi, nếu không, đầu tôi đã lìa khỏi cổ. Cứ thế, thấy bà chị họ và tô cháo thịt bò (thịt bò là cái chắc, ăn thịt heo, cảnh sát Mã theo đạo Hồi đập cho thúi hẻo!!!) bầm rắc tiêu, tôi khóc mùi mẫn. Nhưng có lẽ bởi những hạt nước mắt đổ xuống sàn gạch bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong, đôi mắt vàng bệch ăn thịt người của tôi dần dần đen lại. Mắt thôi vàng, đôi mắt tôi lại ướt rượt, khi cười chân mắt lại thấp thoáng cái đuôi. Mà cũng có lẽ bởi tấm lòng tử tế của bà chị, tôi quyết tâm thôi không nằm khóc trên giường bệnh nữa, nhưng đứng dậy, tập đi lại những bước đi trong đời. Chiều chiều, tôi ra ngồi trên ghềnh đá, mắt dõi nhìn chân trời, hy vọng vợ tôi quay về lại với tôi. Tôi cứ ngồi như thế cho mãi tới khi bà chị dẵn con nhỏ cháu thò lò mũi xanh ra gềnh đá đánh thức tôi ra khỏi cơn mê,
— Thôi, đi về nhà, ăn cơm.
Nghe nói tới chữ nhà, tôi mủi lòng, nước mắt nước mũi dòng dòng, khóc như cha chết mẹ chết. Tôi thương tôi, thương vợ tôi đã bỏ xác trên mặt biển để tôi vẫn còn cái đầu trên mảnh hình hài tang thương. Tôi thương bà chị họ và đứa cháu gái cực nhọc vất vả vì thằng em điên có biệt danh “Ông khùng!”…
Bà chị tôi ái ngại,
— Nói cậu đừng giận. Chuyện cũ cũng đã hơn hai mươi năm rồi, thôi để cho mợ ấy yên nghỉ trên mặt biển đi. Cậu cứ mang vong linh mợ vào đời sống, chẳng trách chi số cậu cô quả.
Tôi nhìn bà chị, miệng lúng búng,
— Thôi đi bà nội…
— Chứ không phải sao? Hồi đó từ bên Mỹ, mợ ấy ngày nào cũng gọi phôn qua, khóc lóc nói với chị, “Chồng em yêu giấy hơn yêu vợ!”. Chị hỏi, “Sao vậy?”. Mợ ấy nói, “Thì chị cứ bay qua đây, tiền vé em lo hết cho. Chị qua đây đi, chị sẽ thấy liền. Anh ấy đi dạy học về là ngồi viết miết, hết chữ này đến chữ khác, hết trang giấy này đến trang giấy khác. Em hỏi tại sao anh cứ ngồi viết. Nhà em bảo bởi counselor nói phải viết để giải tỏa câu chuyện thuả xưa trên biển Đông. Em gặng hỏi anh ấy, ‘Câu chuyện thuả xưa trên biển Đông là câu chuyện nào? Nói cho em nghe đi mình, please’. Nhưng nhà em vẫn khăng khăng không chịu nói. Mà chị có biết câu chuyện trên biển Đông là câu chuyện chi hay không? Nếu chị biết, nói cho em nghe đi. Em năn nỉ chị đó! Mà chị ơi! Em chịu hết nổi rồi. Ngày mai, tụi em mang nhau ra tòa. Thà là em ở góa, chứ lấy chồng kiểu này, thà là không có chồng”.
Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.
Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, buông thõng một câu,
— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!
Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.
Bà chị lại nói,
— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết. Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.
Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình mình nghe,
— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con...
Bà chị trợn mắt nhìn tôi, hốt hoảng,
— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Chị tôi lập lại câu hỏi,
— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi đổ gục như cây khô, khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,
— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…
Chị tôi ôm tôi, hai chị em cùng khóc. Nhìn những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.
oOo
Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,
— Hello!
Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,
— Bố!
Tôi lập lại,
— Bố?
Bên kia tiếp tục reo vang,
— Đúng là bố rồi!
Tôi nổi cục,
— Sorry, who is it?
— Bố ơi, con đây?
Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,
— Bố, con đây. Thoại đây.
Tôi mất kiên nhẫn,
— Ơ hay! Thoại? Thoại nào?
— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?
Tôi lập lại cùng một câu hỏi,
— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy?
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Bố ơi, con Vương Minh Thoại, học lớp Việt Ngữ của bố trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?
Thôi! Tôi nhớ rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,
— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ, Lịch Sử.
Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi cho có chuyện để mà hỏi,
— Bây giờ em đang làm gì?
— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung học Andrew của bố con mình hồi xưa đó.
Tôi đưa tay lau lau những hàng nước mắt đang lăn dài hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lối gót bố già. Tôi bật miệng nói,
— Cám ơn em.
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, con tự ái, con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện cổ tích Thủy Tinh Sơn Tinh, bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?
Tôi nhớ.
Tôi nhớ hết rồi.
Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa hóa thành hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi. Tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.
Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng. Anh xin lỗi em, hồi đó không bảo vệ được em và con của mình. Anh cám ơn em, em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy.
Em về say ngủ cõi thiên,
Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.
Tôi hỏi lại tên con trai,
— Thoại ơi, gọi viễn liên qua Úc, có chuyện chi không em?
Bên kia đầu giây, tên con trai nói,
— Bố ơi, ngày mai Lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố “Happy Father’s Day”.
Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lại lấy ngón tay lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,
— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…CON!
Trước khi gác phôn, thằng con tôi hét to,
— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.
oOo
Tôi cự nự với ông thầy tử vi,
— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.
Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,
— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?
Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,
— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?
Tôi lắc đầu quầy quậy,
— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).
Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,
— Lạ lùng thật! Lá số tử vi của thầy, đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.
Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,
— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?
— Ơ! Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Potter, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.
Tôi nói nho nhỏ,
— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…
Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,
— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho được. Thầy có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ngay cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…
Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt; hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.
Hay nhỉ! Đến là hay! Đời sống có nhiều điều, đến là khó hiểu!
Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm xưa nữa. Tôi hòa giải với bà thầy.
Hà Hùng Vương
Truyện Ngắn: Đường Tử Tức
Chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Số tôi cô quả, mạng tôi cô độc, cho nên không vợ không con. Thế thì còn nói chi về đường tử tức vượng suy. Cái bà thầy bói năm xưa, đến là vớ vẩn. Cầm tay tôi bà nội nói thánh nói tướng,
— Cậu này đường tử tức vượng. Đông con nhiều cháu.
Tôi mười bẩy tuổi đang kiếm đường vượt biên. Chị Hương tôi mang bà thầy bói về coi chuyến vượt biên tuần tới ở Chu Hải có may mắn thuận buồm xuôi gió hay không. Thế mà bà thầy lại lãng òm, nhảy sang chuyện đường tử tức đông con nhiều cháu. Vớ vẩn! Chẳng ra đâu vào với đâu. Thấy bà thầy bói lạc đường, chị tôi nói, nửa như giỡn nửa như muốn thử thách công phu bà thầy,
— Cậu này đi tu…
Bà thầy bói có mái tóc cạo trọc trắng xanh dừng lại trợn mắt nhìn tôi chòng chọc như muốn đâm lủng con ngươi. Tôi nhớ đường chân mày rậm, đen tuyền và đều như nét vẽ tranh lụa của bà thầy nhíu lại, bà thầy phản đối quyết liệt,
— Cậu này mà đi tu. Tôi lậy chị! Cậu này mà không ít nhất là hai đời vợ thì tui là tui chặt đầu tui xuống cái bốp, đặt ở mâm đồng, rồi hai tay tui te te dâng lên cho bà chị coi chơi...
Nhìn tôi một lần nữa, bà thầy bói phán những câu nghe lạnh người, rợn tóc gáy tựa như giây phút người ta cúng mở cửa mả,
— Nhà chị hên đó nghen, hồng đức ông bà để lại còn cao lắm. Chứ không, hồi đó bà mụ mà lỡ tay nặn cậu này ra con gái là mệt cầm canh rồi đa. Nhìn coi, con mắt ướt rượt, đuôi mắt cười cười có đuôi. Không rước cửa trước cũng đóng cửa sau là người này. Mà tui nói tình thiệt đó nghen, cậu này mà là con gái thì hên lắm cũng nhà thổ, mà xui hơn nữa thì chỉ nhà chòi mà thôi!
Nhìn khuôn mặt chị em tôi xanh lét, bà thầy đổi đề tài, quay lại chuyện bói toán,
— Nhưng mà thôi, chuyến tàu này lành ít dữ nhiều. Tôi khuyên cô không nên đi, bởi cung mạng cô xấu lắm.
Bà thầy bói trọc đầu nói đúng chỉ được câu này. Thiệt tình là như vậy, chuyến tàu hôm đó, con gái đụng hải tặc, bị bắt hết, con trai bị chém bay đầu, chỉ còn sót lại người già da mồi tóc bạc. Máy tàu bị gỡ, thuyền lênh đênh trên biển, không lương thực, không nước uống, người ta ăn thịt người tỉnh bơ như ăn sáng một ổ bánh mì kẹp chả lụa. Tôi nhớ bà cụ khoảng sáu mươi tuổi, đầu vấn khăn nhung gọn gàng, ngồi yên, đưa vào miệng miếng thịt nhai sần sật. Nhai hết miếng thịt, bà cụ cúi xuống, lấy gấu quần lau miệng như một thói quen thường lệ. Thấy tôi nằm mê mệt trên khoang thuyền, nhiều cặp mắt trầm tĩnh đợi chờ giây phút sẽ tới. Nhưng không, như một phép lạ, tôi đặt chân lên bờ biển Trengganu của Mã Lai với đôi mắt vàng sền sệt mầu nghệ; người ta nói bởi những miếng thịt người! Cao Ủy Tỵ Nạn đưa thẳng tôi vào phòng Cấp Cứu bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong!!!
Một tuần sau, tôi gặp bà chị họ và con cháu gái đã bị mục đảo gần hai năm trong trại tỵ nạn Bidong tình xù. Thấy tôi mắt vàng sung sũng, da xanh mướt nằm trên giường bệnh trắng toát bệnh viện Sick Bay, bả ấy rú lên,
— Ơ! Con Hương đâu?
Tôi lắc đầu, thều thào nói không ra lời!
Khi hai mẹ con bà chị họ được phái đoàn Úc khùng nhận, còn tôi bị dộng mộc xù, con cháu đen như cột nhà cháy gặp tôi hí hửng khoe,
— Cậu ơi! Mẹ cháu được nhận rồi.
Ơ, cái con quỷ! Vớ vẩn! Mẹ mày được nhận chứ tao có được nhận đâu. Gặp tao, khoe làm cái con mẹ gì! Nhìn con nhỏ gầy gò đen đủi cây củi khô, tự nhiên tôi ghét bỏ con bé thậm tệ, tôi chửi đổng khơi khơi giữa trời,
— Cà chớn! Cho mẹ con mày sang bên đó, cưỡi kăng-ga-ru. Tao là tao đi Mỹ, cưỡi ngựa cao bồi Téch-xịt.
Sáng hôm sau, gặp tôi, mẹ con bé tâm sự ngang xương,
— Nghe nói bên Úc người ít lắm. Có mấy triệu à.
Tôi nhìn ngang, khịt khịt mũi! Tự nhiên tôi ghét bả như tôi ghét đứt đuôi nòng nọc con của bả. Tôi ăn nói mát mẻ như người té giếng sâu mười tám thước,
— Hèn chi Úc khùng hận hai mẹ con bà. Sang đó, bà lấy Úc, đẻ con cho nước Úc thêm dân số. Còn tôi, đàn ông con trai, không chửa đẻ, nó dộng mộc xù.
Bà chị biết tôi đang rầu thúi ruột, không nói năng chi, không đối đáp ăn miếng trả miếng như thói quen thường lệ. Còn tôi, nhìn mặt bà ấy hớn hở, tự nhiên tôi lại nhớ lời bà thầy bói trọc đầu và lời phán năm xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con nhiều cháu”. Tôi lẩm bẩm trong miệng,
— Vớ vẩn! Có mà rỗi hơi, tin vào những chuyện bói toán!
Từ khi tái định cư bên Úc, bà chị họ đẻ thêm một đứa con gái nữa. Nhà thêm cái hĩm. Nước Úc thêm một người. Riêng đứa cháu gái thò lò mũi xanh hồi xưa, giờ ôm trong lòng hai đứa con. Đứa thứ nhất, con gái, được thủ tướng John Howard tặng ba ngàn đô la xanh lè lè. Đứa thứ hai, vòi voi, mới sanh được mấy ngày, thủ tướng Kevin Rudd ký tặng năm ngàn chẵn. Sướng nhé! Vừa có chồng, có con, lại vừa có tiền. Nhưng con cháu không lập được thành tích, bởi cách đây mấy tuần, người Úc thứ hai mươi lăm triệu được sinh ra tại phố Melbourne tiểu bang Victoria, mà lại là em bé gốc Việt Nam. Nếu vợ tôi còn sống, dám cô ta lập thành tích nâng dân số nước Úc tăng lên chẵn tròn hai mươi lăm triệu. Lúc đó con tôi tha hồ mà được nước Úc cưng chiều. Dám thủ tướng Úc Châu cúi xuống cầm viết ký check tặng chơi chơi mấy triệu đô la. Nhưng thôi, đó cũng chỉ là chuyện nếu. Mà cuộc đời này thì không chỉ có những chữ “nếu”, mà thực tế bây giờ là tôi vẫn cô độc không con. Ơi, buồn!
Nghe tôi than thở về đường tử tức, con cháu gái thò lò mũi xanh năm xưa (giờ cao lớn như tây con, nhưng vẫn nói giọng Bắc kỳ y như mẹ nó) nửa như an ủi nửa như cười cười cười vào mũi tôi,
— Ơ hay! Thì cậu cũng có nhiều con vậy...
Tôi cộ mắt ốc nhồi, chửi đổng,
— Ơ, cái con quỷ! Mày mát hay khùng? Con ở đâu ra mà nhiều với ít? Ăn nói vớ vẩn!
Tôi đưa tay sờ vào trán nó,
— Coi mày có té giếng sâu mười tám thước hay không?
Con cháu lửng lơ cá vàng chết thối mười đêm,
— Cháu thấy cậu cứ tí toáy ngồi viết đêm ngày…
Tôi nổi cục,
— Thì đã sao!
Tự nhiên tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu năm xưa! Vừa nhớ vừa ghét!
Nghe hai cậu cháu cự lộn, chị tôi ở ngoài nhào vào ăn có. Bà nội mắng tôi mấy mắng,
— Ai biểu hồi xưa già kén kẹn hom? Người ta nói trai ba mươi tuổi còn soan. Nhưng cậu thì cũng hơn bốn chục rồi. Còn soan cái nỗi gì, có mà soan cái hột “soàn!”. Bây giờ may ra về Việt Nam thì hốt ổ được mấy bà góa.
Tôi cự nự,
— Bà nội! Cả đời ăn mắm, nói mà không sợ độc miệng.
— Vậy sao đang ở bên Mỹ, sung sướng ngon lành không ở, tự nhiên bán nhà bán cửa dọn nhà sang đây.
Tôi ăn nói dấm dẳng,
— Thì cũng biết đâu, bên đó ế độ quá… Vợ bỏ, con không, chó mèo cũng chẳng!
Bà chị đốc vào thêm mấy câu,
— Mai mốt lỡ có chuyện gì, dám cũng không có người cúng gà đốt nhang.
Tôi càu nhàu,
— Chắc chắn là vậy rồi.
Tôi man mát, bốc đồng kể cho bả nghe tuần trước, tôi ghé vào thương xá tìm mua những đôi vớ mới. Chị tôi hỏi,
— Để làm gì?
Tôi không dám nói cho bả ấy biết là trời tiểu bang Victoria năm nay lạnh quá, tuyết rơi dầy phố phường. Tối ngủ, chân lạnh, tôi trằn trọc ngủ không được. Nhưng có đôi vớ bao kín đôi chân, đêm tối lạnh teo tự nhiên hóa ra ngủ yên đẫy giấc. Đi tới đi lui trong khu thương xá, tôi thấy thương xá treo bảng, “Happy Father’s Day” khắp nơi. Dừng lại khu bán TV, tôi cũng thấy hàng chữ, “TV màn ảnh Plasma là món quà tốt nhất cho bố!”. Tôi chép miệng, "Con thì không có, chó mèo cũng không, bây giờ mua cái TV Samsung để làm chi? Cúng hà bá à?". Tức mình! Tôi ôm cái TV Samsung bán đại hạ giá nhân ngày Lễ Bố, một mình khệ lệ bê về nhà, mà trả tiền cash đàng hoàng, chứ không thèm chà thẻ nhựa với ký check. Trả tiền tươi cho Tây nó sợ! Ôm cái TV màn ảnh Plasma về tới nhà, bật máy sưởi lên, sỏ đôi vớ mới mua vào chân, tôi nằm trên giường một mình coi La Vie En Rose nói về cuộc đời nữ danh ca Edith Piaf người Pháp. Mà coi vậy chớ Edith Piaf là còn có chồng con hẳn hoi, dù là mấy đời chồng, nhưng cũng có con, mặc dù đứa con gái Marcellei mắc bệnh hiểm nghèo, chết trong tuổi ấu thơ. Mơ màng với người nữ danh ca có giọng ca bất hủ, tôi nhắm mắt ngủ quên lúc nào không hay. Sáng mở mắt ra, mặt trời bắt đầu chiếu xiên xiên qua khung cửa. Tôi mắt nhắm mắt mở hốt hoảng nhào xuống giường. Chân vừa chạm đất, đã vội vàng rút lại. Chúa ơi! Nước ở đâu mà lênh láng trong phòng ngủ như thế này. Ít ra là phải một đốt ngón tay nước ngập trong phòng! Chẳng lẽ global warming đã kéo tới, băng tuyết Nam Cực tan, cho nên mặt biển dâng cao, kéo nước biển sầm sập vào tận trong phòng ngủ. Tôi lắc lắc đầu, nhìn con số đồng hồ điện tử màu đỏ đe dọa. Chỉ còn ba mươi phút phù du nữa thôi, tôi phải có mặt tại hãng rồi. Bây giờ dù là có động đất giật sập tòa nhà con sò Oprah danh tiếng, tôi cũng vẫn phải đi làm. Phù du là ba mươi phút nữa thôi, tôi phải có mặt trong văn phòng rồi. Nếu không, tháng tới, thằng bố mồ côi như tôi sẽ bị gậy ăn mày, gõ cửa trung tâm phát chẩn Vincent de Paul lạy ông lạy bà xin ăn xin ngủ qua đêm.
Lội trong làn nước lạnh mùa đông lênh láng vô tới phòng tắm, tôi nhận ra vòi nước tối qua tôi quên, chưa vặn hết, cho nên nước rỉ từ vòi rớt xuống bồn rửa mặt; bồn đầy nước, vòi tiếp tục tí tách nước, nước lênh láng tràn ra khỏi bồn làm lụt lội căn phòng ngủ đúng một đốt ngón tay. Chúa ơi! Tôi lắc đầu! Chết rồi! Chắc là tôi mắc bệnh Alzheimer, mất trí nhớ rồi, cho nên bắt đầu quên. Ăn rồi mà cứ chối đây đẩy con cắn cỏ cắn rơm lạy quan lớn, con chưa ăn.
Nếu mà có vợ có con, tôi sẽ nhờ vợ con hốt rác. Nhưng bây giờ cô độc không con, tôi đành liều, vội vàng tắm rửa, hốt hoảng lái xe tới sở, để mặc cho căn phòng lênh láng nước lạnh cao tới một đốt ngón tay. Buổi trưa hôm đó, trong giờ ăn trưa, ngồi gặm miếng Meatpie thổ sản Úc Châu, tôi tự nhiên lại nhớ tới cái đầu trọc bà thầy bói thời xưa, “Đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu”.
Tôi lại cay cú với bà thầy. Ăn nói vớ vẩn chẳng đâu vào với đâu!
Có người quen hứng hứng mua vé bay về Việt Nam chơi, tôi đưa ra tờ giấy trăm đô xanh lè. Họ trợn mắt,
— Chi vậy?
— Thì về đó, vô cô nhi viện xem coi có đứa nào nghèo nghèo, nói tôi gửi.
— Chi vậy?
Tôi dấm dẳng,
— Sao cứ "Chi vậy" hoài bà nội! Hỏi hoài, không biết đường đâu mà trả lời... Thì cứ nói ở bên đây có thằng bố mồ côi, cô độc cô quả, thèm khát con cái quá rồi…
Tôi dặn với,
— Nè, đừng có quên dặn nó lâu lâu phải viết thư cho bố nó bên Úc, để bố đẩy xe đi bán Meatpie kiếm tiền nuôi nó. Mà nếu kẹt quá là bị gậy, đầu đường thổi ống tiêu, chơi luôn;
Tôi sa đà lời ăn tiếng nói,
— Làm sao thì làm, miễn có tiền nuôi con thì thôi…
Người quen ngó tôi chòng chọc,
— Cha nội! Bộ đói khát con dữ vậy sao cha nội?
Tôi cục cằn
— Thôi đi, đừng có nói. Mấy ngày nữa là tới ngày Father’s Day rồi đó.
Có lần tôi ghé vào nhà người bạn, thấy bố giỡn với đứa con gái bé tí ti, mặt tôi chảy dài...
Người bạn than,
— Đời sống bên đây cực nhọc, nuôi con mệt nhoài, thở bở hơi tai, thôi, cho ông một đứa.
Tôi nhìn thằng bé trán nhô cao. Cái ngữ này bướng phải biết. Trán nó cao, trán tôi cũng cao. Mang nó về nuôi, trán bướng đụng đầu bò, mất tình nghĩa bố con. Mà khờ sao, ai rỗi hơi mà tự nhiên lại vác của nợ vào người. Thiên hạ mệt nhọc với đời cơm áo và với con. Giờ tự nhiên quẳng cục nợ sang cho tôi nuôi. Nhìn mặt mình trong gương, tôi thầm nghĩ, “Trán bướng thì có, chứ trên trán đâu có khắc chữ khờ! Cho vợ thì may ra còn nghĩ lại. Chứ quẳng cho mình cái của nợ, nói mình nuôi. Vớ vẩn!!!”.
Tưởng rằng trên thế gian này chỉ mình tôi cô quả, không vợ không con, nhưng không, cũng có người vào ngày lễ Father’s Day không có con cái mua quà. Gặp mặt, tôi cắc cớ hỏi,
— Lấy vợ lâu chưa?
— Cũng chục năm rồi?
— Chục dư hay chục thiếu?
— Chục dư.
— Mười hai năm rồi mà vẫn chưa con?
— Chưa…
Đang cầm tờ giấy trên tay, nhưng không có viết. Thấy người đó cây viết cài túi áo, tôi hỏi,
— Cho mượn cây viết được không ông bạn?
Cầm viết nắn nót được mới mấy nét chữ, viết hết mực. Tôi bực mình, nghĩ thầm trong đầu,
— Cây viết nhìn mới tinh thế này mà lại hết mực. Hèn chi không con là phải!
Nghĩ vậy thôi, nhưng tôi không dám nói ra. Nhưng hình như người đối diện có họ hàng với bà thầy bói năm xưa, nên đoán được ý tưởng hắc ám của tôi. Họ vặn hỏi ngược,
— Còn ông, viết mực còn đầy đủ, nhìn có vẻ bơ sữa đế quốc lắm, vậy sao cũng lại kém đường tử tức đến thế.
Tôi kể cho bà chị cưỡi kăng-ga-ru nghe nguyên văn,
— Bà nội biết không? Nghe hắn chơi tui sát ván như vậy, tui tưởng như bị đâm một cái bặp vào vết thương lòng. Thiếu chút xíu nữa là tui chơi luôn Máu Nhuộm Bãi Melbourne tập Ba màn ảnh Ba chiều…
Bà chị không an ủi thì thôi, lại còn mắng tôi mấy mắng,
— Cậu! Cái tánh hung hăng con bọ hung, cả đời vẫn chưa chừa. Hèn chi ế…
Tôi tính gây lộn với bả, nhưng nhớ lại thời gian ở đảo, hồi đó bả ấy cũng tử tế với tôi, nên tôi nhịn. Hồi đó, trong khi hải tặc bò lổm ngổm như cua càng trên khoang thuyền, con gái bị bắt, từng người đang bị xô đẩy lôi kéo sang tàu Thái, con trai đã bị chém đứt cần cổ mấy tên rồi. Tới phiên tôi, tên hải tặc giơ cao mã tấu xuống, tôi nhìn lên bầu trời, chỉ kịp lẩm nhẩm mấy lời thật nhanh xin lỗi bố mẹ cho những lầm lỗi. Nhưng nàng đã nhào tới, cản ngang lại đường mã tấu. Lưng người tình trung học của tôi hứng trọn đường dao. Máu đỏ vọt ra có vòi từ bờ vai thanh xuân con gái mười bẩy. Người đẹp tranh lụa nhìn tôi, nàng không nhăn một vết nhăn trên trán bởi đường chém, nhưng mỉm cười, mắt từ từ nhắm lại, thân hình đổ xuống che cản lại thân xác tôi.
Tôi hét lên, ngã xuống, bất tỉnh!
Hơn một ngày sau, tôi mở mắt ra, trong thần mắt điên loạn, tôi nhận ra trên một khoang thuyền, giờ này chỉ còn lại những thân xác còm cõi năm mươi, sáu mươi. Thanh niên bị chém đứt đầu, con gái bị bắt mang sang tàu Thái, tất cả đều đã biến mất hết, giờ này chỉ còn lại trên một mảng thuyền rách nát những thân xác già nua và một thằng thanh niên điên. Thuyền gỗ bấp bênh bềnh bồng phận nghèo và phận điên trên mặt sóng biển. Ngày này nối tiếp ngày kia, hết đêm dài lại tới đêm thâu, bao nhiêu con tàu quốc tế đi ngang qua nhắm mắt làm ngơ, bao nhiêu lần những người sống sót quỳ xuống lạy van tàu cộng sản lướt ngang tròng dây cứu vớt kéo về lại sông Sài Gòn. Nhưng trời cao tiếp tục bịt tai, không nghe, nhắm mắt, không nhìn, cho nên thiên hạ còm cõi trên một khoang thuyền tỉnh bơ lấy dao xẻ thịt nhau ăn. Thịt tươi được nướng bởi lửa trời, ngon hơn thịt sườn nướng. Ngày cuối cùng, mấy tiếng đồng hồ trước khi con thuyền gỗ tắp vào bờ biển Trenganu của Mã Lai, thiên hạ đã cầm dao, kiên nhẫn chờ đợi giây phút tôi ngưng thở, thọc con dao vào tim tôi, lôi ra trái tim người điên ăn sống…
Thấy mặt tôi dài ra, bà chị biết liền,
— Thôi, chuyện cũ đã qua rồi. Còn nhớ làm gì?
Tôi nhìn bà chị, không dám nói với bả, nếu nàng còn sống, chúng tôi đã làm đám cưới ở trên đảo. Bà chị họ đứng ra đại diện đằng trai. Cô dâu không có bố mẹ, họ hàng. Thì cũng chẳng sao! Nhưng hôm đám cưới ở trên đồi Tôn Giáo, tôi dù có phải mặc quần áo viện trợ, nhưng nàng, nghèo thì nghèo, tỵ nạn thì tỵ nạn, nhưng vẫn phải có khăn voan cô dâu trắng toát đội lên đầu đàng hoàng. Nhưng tội nghiệp cho nàng và cho tôi...
Giấc mộng thủy chung không thành,
À ơi, anh về (là) anh hóa điên.
Gần một năm ở trên đảo Pulau Bidong, tôi, thằng khùng. Ăn nói lảm nhảm như thằng điên. Hồi nằm trong Bệnh Viện Sick Bay trên đảo, tôi mê man bệnh nặng, cho nên bả chịu khó nấu cháo, hai tay bê lên bệnh viện Sick Bay nuôi tôi hằng ngày. Mà cái bà này cũng có trí nhớ dai, lúc còn ở bên Việt Nam, lâu lâu bả làm bộ ghé vào nhà tôi chơi, miệng vờ vịt nói thăm dì chú là bố mẹ tôi, nhưng thiệt tình ra là bả đàn đúm với bà chị Hương của tôi, hai người trốn nhà nói dối đi học thêm, nhưng tình thiệt là rủ nhau đi bum nhảy đầm. Có lần, bả thấy tôi đau nằm trên giường như một con chó ghẻ, bả hỏi, “Mày đau hả? Thích ăn phở hay ăn cháo?”. Tôi cuộn mền che kín mặt, miệng lúng búng, “Bà nội ơi, tui khoái ăn cháo thịt heo bầm, rắc trên mặt một chút tiêu”. Tôi chỉ nói có một lần, mà bà nầy có trí nhớ dai. Ngày nào cũng vậy, chiều chiều, bả dẫn đứa con gái lên bệnh viện Sick Bay thăm thằng em. Thấy bả bê tô cháo vào trong bệnh viện, trăm lần là cả trăm, tôi khóc gần chết, phần tủi thân cho phận mình, không bố mẹ, không chị Hương, phần tủi thân mồ côi, bởi nàng đã chết rồi, vợ tôi đã đưa thân ra đỡ mạng cho tôi, nếu không, đầu tôi đã lìa khỏi cổ. Cứ thế, thấy bà chị họ và tô cháo thịt bò (thịt bò là cái chắc, ăn thịt heo, cảnh sát Mã theo đạo Hồi đập cho thúi hẻo!!!) bầm rắc tiêu, tôi khóc mùi mẫn. Nhưng có lẽ bởi những hạt nước mắt đổ xuống sàn gạch bệnh viện Sick Bay trên đảo Pulau Bidong, đôi mắt vàng bệch ăn thịt người của tôi dần dần đen lại. Mắt thôi vàng, đôi mắt tôi lại ướt rượt, khi cười chân mắt lại thấp thoáng cái đuôi. Mà cũng có lẽ bởi tấm lòng tử tế của bà chị, tôi quyết tâm thôi không nằm khóc trên giường bệnh nữa, nhưng đứng dậy, tập đi lại những bước đi trong đời. Chiều chiều, tôi ra ngồi trên ghềnh đá, mắt dõi nhìn chân trời, hy vọng vợ tôi quay về lại với tôi. Tôi cứ ngồi như thế cho mãi tới khi bà chị dẵn con nhỏ cháu thò lò mũi xanh ra gềnh đá đánh thức tôi ra khỏi cơn mê,
— Thôi, đi về nhà, ăn cơm.
Nghe nói tới chữ nhà, tôi mủi lòng, nước mắt nước mũi dòng dòng, khóc như cha chết mẹ chết. Tôi thương tôi, thương vợ tôi đã bỏ xác trên mặt biển để tôi vẫn còn cái đầu trên mảnh hình hài tang thương. Tôi thương bà chị họ và đứa cháu gái cực nhọc vất vả vì thằng em điên có biệt danh “Ông khùng!”…
Bà chị tôi ái ngại,
— Nói cậu đừng giận. Chuyện cũ cũng đã hơn hai mươi năm rồi, thôi để cho mợ ấy yên nghỉ trên mặt biển đi. Cậu cứ mang vong linh mợ vào đời sống, chẳng trách chi số cậu cô quả.
Tôi nhìn bà chị, miệng lúng búng,
— Thôi đi bà nội…
— Chứ không phải sao? Hồi đó từ bên Mỹ, mợ ấy ngày nào cũng gọi phôn qua, khóc lóc nói với chị, “Chồng em yêu giấy hơn yêu vợ!”. Chị hỏi, “Sao vậy?”. Mợ ấy nói, “Thì chị cứ bay qua đây, tiền vé em lo hết cho. Chị qua đây đi, chị sẽ thấy liền. Anh ấy đi dạy học về là ngồi viết miết, hết chữ này đến chữ khác, hết trang giấy này đến trang giấy khác. Em hỏi tại sao anh cứ ngồi viết. Nhà em bảo bởi counselor nói phải viết để giải tỏa câu chuyện thuả xưa trên biển Đông. Em gặng hỏi anh ấy, ‘Câu chuyện thuả xưa trên biển Đông là câu chuyện nào? Nói cho em nghe đi mình, please’. Nhưng nhà em vẫn khăng khăng không chịu nói. Mà chị có biết câu chuyện trên biển Đông là câu chuyện chi hay không? Nếu chị biết, nói cho em nghe đi. Em năn nỉ chị đó! Mà chị ơi! Em chịu hết nổi rồi. Ngày mai, tụi em mang nhau ra tòa. Thà là em ở góa, chứ lấy chồng kiểu này, thà là không có chồng”.
Tôi cộ mắt nhìn bà chị họ, thầm phục cho đường dây ăng-ten của bả. Bà nội này đúng ra phải đi làm mật thám cho Pháp. Chuyện riêng tư vợ chồng nhà người ta mà bả biết hết trơn hết trọi.
Thấy tôi cộ mắt nhìn, nhưng không nói năng chi, bà chị không tha, buông thõng một câu,
— Cậu cứ vớ vẩn như vậy, hèn chi vợ con không có!
Tôi nổi sùng, muốn cự lộn với bả, bởi bà nội lại đụng tới vết thương lòng năm xưa. Nhưng nhớ tới những tô cháo thịt bò bầm với tiêu sọ rắc trên mặt thuả xưa, tôi nhịn bả, không nói năng chi. Nhưng tôi lại nhớ tới bà thầy bói trọc đầu thuả xưa. Bà nội ơi! Nói nhăng cuội không à. Ở đâu ra mà có đường tử tức vượng, nhiều con lắm cháu. Tôi đang ế độ, không vợ không con đây nè bà nội. Bây giờ mà gặp mặt, tôi hứa tôi sẽ đòi lại những đồng tiền đặt quẻ thuả xưa.
Bà chị lại nói,
— Thì thôi, cậu xem coi, thấy ai được, nói chị biết. Chị mang trầu cau sang nói chuyện với người ta.
Tôi cười nửa miệng, nói thầm thì cho một mình mình nghe,
— Thì dọn nhà từ Mỹ qua Úc cũng chỉ vì lý do này mà thôi. Bà nom nom cho tôi, xem coi có ai được, báo cho tôi biết để làm visa ở lại đất Kangaroo cho hết một đời cô quả, mồ côi vợ, mồ côi con...
Bà chị trợn mắt nhìn tôi, hốt hoảng,
— Cậu nói cái chi? Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi nhìn bà chị, mắt đo đỏ lưng tròng. Chị tôi lập lại câu hỏi,
— Cậu nói cái chi mà mồ côi con?
Tôi đổ gục như cây khô, khóc nức nở, gục đầu vào vai chị tôi,
— Chị ơi, vợ em hồi đó đã có thai, hai tháng rồi…
Chị tôi ôm tôi, hai chị em cùng khóc. Nhìn những hạt nước mắt của hai chị em loang lổ nền nhà gạch nước Úc, tâm hồn tôi tự nhiên nhẹ tênh.
oOo
Chuông điện thoại trong phòng khách reo vang, tôi nhấc lên,
— Hello!
Đầu giây bên kia, tiếng nói vang vang,
— Bố!
Tôi lập lại,
— Bố?
Bên kia tiếp tục reo vang,
— Đúng là bố rồi!
Tôi nổi cục,
— Sorry, who is it?
— Bố ơi, con đây?
Tôi trợn mắt, sướng chưa, ở đâu mà tự nhiên lại lòi ra cái vụ, “Bố ơi, con đây”. Đầu giây bên kia, tiếng nói tên con trai tiếp tục oang oang,
— Bố, con đây. Thoại đây.
Tôi mất kiên nhẫn,
— Ơ hay! Thoại? Thoại nào?
— Vương Minh Thoại đây bố ơi. Con kiếm mãi mới có số điện thoại bố. Bố làm chi mà bỏ Mỹ đi tuốt sang bên Úc vậy?
Tôi lập lại cùng một câu hỏi,
— Xin lỗi anh! Thoại, Thoại nào vậy?
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Bố ơi, con Vương Minh Thoại, học lớp Việt Ngữ của bố trường trung học Andrew ở San Jose. Bố quên con rồi sao? Con học lớp bố năm 1995. Bố còn nhớ con không? Hồi đó con hay ngồi ở hàng ghế cuối, tới giờ Việt ngữ của bố là con ngủ gật thẳng cẳng. Bố tức, bố gửi con một mạch xuống văn phòng Bà Hiệu Trưởng… Bố quên con rồi hay sao?
Thôi! Tôi nhớ rồi. Thằng giặc này hồi đó phá phách ma chê quỷ hờn. Trong lớp học giờ Việt Ngữ, hắn ngồi gấp máy bay phóng lên trời. Chán, hắn ngồi gục đầu xuống bàn, ngủ tỉnh bơ trong lớp Việt Ngữ. Có lần, hắn còn dám nói với tôi,
— Bố già ơi, bên đây là Mỹ, không phải Việt Nam. Học tiếng Việt làm cái con mẹ gì? Bố về Việt Nam mà dạy Việt Ngữ, Lịch Sử.
Thế đấy, vậy mà giờ này hắn còn gọi điện thoại hỏi thăm bố già. Chịu, thiệt tình là không hiểu. Tên này, hồi đó là tui phạt hắn lia chia. Mà nói đúng ra, tôi ghét hắn thậm tệ. Thế mà hắn vẫn còn nhớ tới tôi. Tôi hỏi cho có chuyện để mà hỏi,
— Bây giờ em đang làm gì?
— Bố ơi, con đang dạy lớp Việt Ngữ tại trường trung học Andrew của bố con mình hồi xưa đó.
Tôi đưa tay lau lau những hàng nước mắt đang lăn dài hai bên má. Tên giặc hồi xưa giờ này lối gót bố già. Tôi bật miệng nói,
— Cám ơn em.
Tên con trai tiếp tục liến thoắng,
— Không, con phải cám ơn bố. Hồi đó bố hay phạt con, có lần bố cự con, “Cái mặt nhà cậu thì cả đời chỉ dốt tiếng Việt”. Bố biết không, tối đó, con về nhà, ghét bố vô cùng, ngày hôm sau con cầm đinh đâm lủng bánh xe hơi của bố. Con tức bố, bởi bố mắng con dốt! Ghét bố, con tự ái, con học tiếng Việt. Bố nhớ chuyện cổ tích Thủy Tinh Sơn Tinh, bố dạy tụi con trong lớp Lịch Sử hay không?
Tôi nhớ.
Tôi nhớ hết rồi.
Gần đây mưa trời đổ xuống đất Úc liên tục khiến cây cỏ thôi úa vàng, nhưng xanh tươi. Tên học trò thuả xưa hóa thành hạt nước mát lạnh từ trời cao tuôn đổ tưới mát tâm hồn điên loạn của tôi. Tự nhiên tôi tỉnh lại sau một khoảng thời gian dài ngủ mê với bóng ma của vợ và với đứa con còn trong bào thai.
Thôi, ngủ đi, ngủ yên đi, vợ anh. Em hãy mang đứa con hai tháng về cõi thiên đàng ngủ say giấc mộng. Anh xin lỗi em, hồi đó không bảo vệ được em và con của mình. Anh cám ơn em, em đã đưa thân mình ra để đầu anh không bị mã tấu chém rụng. Cám ơn em đã cho anh đứa con hai tháng. Cám ơn em đã chết đi để anh tiếp tục sống. Cám ơn em đã cho anh nếm đậm hương vị tình yêu và vị ngọt chung thủy.
Em về say ngủ cõi thiên,
Anh thôi ngớ ngẩn, thôi điên vì nàng.
Tôi hỏi lại tên con trai,
— Thoại ơi, gọi viễn liên qua Úc, có chuyện chi không em?
Bên kia đầu giây, tên con trai nói,
— Bố ơi, ngày mai Lễ Bố. Con gọi phôn chúc bố “Happy Father’s Day”.
Bên này đầu giây, tôi lại khóc sụt sùi, tôi lại lấy ngón tay lau lau nước mắt đang nhỏ giọt bên khóe mắt, nhưng lần này là những giọt nước mắt hân hoan,
— Cám ơn Thoại. Cám ơn, cám ơn…CON!
Trước khi gác phôn, thằng con tôi hét to,
— Bố ơi, “Happy Father’s Day”.
oOo
Tôi cự nự với ông thầy tử vi,
— Thầy coi đó, tôi không vợ không con, nhưng tại sao thầy cũng như bà thầy bói trọc đầu thuả xưa lại cứ nói đường tử tức của tôi vượng lắm.
Ông thầy tử vi nhìn tôi, vầng trán nhăn lại,
— Thầy nói cái chi? Ông giáo vẫn son sẻ, không vợ không con? Thế mà tại sao Lưu Niên lại nằm ở ngay Tử Tức nhỉ?
Ông thầy nhìn tôi, ánh mắt nghi ngờ,
— Nói thiệt tình là không phải, nhưng ông giáo có con rơi con rớt hay không?
Tôi lắc đầu quầy quậy,
— Son sẻ thì tôi không còn son sẻ nữa đâu. Con rơi con rớt thì tôi cũng không. Nhưng đúng là tôi không vợ không con, ngoại trừ đứa con mới nhận vờ (Câu chót, tôi nói thầm trong bụng).
Ông thầy tử vi cúi xuống, ngón tay bấm bấm, miệng lẩm nhẩm những câu kinh càn khôn khoa tử vi. Khoảng hai phút sau, ông thầy nói,
— Lạ lùng thật! Lá số tử vi của thầy, đường tử tức vượng lắm. Thầy phải ít nhất là đã sinh ra hơn mười hai người con.
Tôi muốn đưa tay sờ vào trán ông thầy, xem coi ông ấy có mát hay không. Nhưng tôi không dám, bởi kính lão viễn chi. Thấy cái mặt tôi tự nhiên trở nên ngớ ngẩn như người dở hơi, ông thầy tử vi e dè hỏi,
— Thầy có vẽ tranh như Tom Roberts, hay viết lách như J. Rowling không?
— Ơ! Ông thầy nói giỡn chơi! Ở nước Úc này, có mấy ông họa sĩ nổi tiếng cỡ như Tom Roberts? Người ta vẽ tranh Shearing the Rams, tiền triệu bỏ túi. Còn viết cỡ như J. K. Rowling thì lại càng không dám. Bà thần viết Harry Potter, kiếm tiền bạc tỉ. Làm sao mà mình dám so sánh.
Tôi nói nho nhỏ,
— Nhưng viết nhăng cuội thì cũng có tí ti…
Ông thầy tử vi vỗ cái đét vào đùi,
— Có thế chứ! Làm sao mà tôi đọc sai lá số tử vi cho được. Thầy có sao Hồng Loan chiếu mạng, cho nên chém chết cũng phải hai đời vợ. Trong lá số tử vi của thầy, sao Tử Tức nằm ngay cung mạng, thầy vượng về đường con cháu lắm. Tôi đoán bởi vì thầy viết nhiều. Thầy đừng có quên, sách vở, tất cả đều là con cái của thầy đó…
Nghe ông thầy tử vi nói, tôi o tròn miệng kinh ngạc. Mèng đéc ơi, cái bà thầy trọc đầu năm xưa và đứa cháu gái nói đúng quá. Đường tử tức của tôi vượng, bởi tôi ngồi viết vớ vẩn, hèn chi bà vợ thứ hai mang tôi ra tòa giơ tay chào tạm biệt; hèn chi số tôi cô quả mạng tôi cô độc, nhưng đường tử tức vẫn cứ vượng như thường.
Hay nhỉ! Đến là hay! Đời sống có nhiều điều, đến là khó hiểu!
Tôi thôi không còn cự nự bà thầy bói trọc đầu năm xưa nữa. Tôi hòa giải với bà thầy.
Hà Hùng Vương