Chúa Nhật II Phục Sinh
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
Vì muốn mạc khải cho nhân loại biết về lòng thương xót, năm 1931, Chúa Giêsu đã hiện ra với một nữ tu khiêm hạ Dòng Đức Mẹ Nhân Lành người Ba Lan, có tên là Faustina, người mà năm 2000 đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh. Chúa Giêsu hiện ra với chị thánh Faustina với trái tim toả ra hai nguồn ánh sáng trắng và đỏ, biểu tượng máu và nước đổ ra cho đến giọt cuối cùng vì yêu nhân loại, như trong các bức hình Lòng Chúa Thương Xót mà ta vẫn thường thấy. Cũng năm 2000, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót cho toàn thể Giáo Hội, và truyền dạy phải mừng kính trọng thể lễ này vào Chúa Nhật II Phục Sinh với ơn toàn xá. Chúa Nhật hôm nay, vì thế, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.
Trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan được trích đọc hôm nay sẽ làm nổi bật lên sứ điệp lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh qua 3 nét chấm phá lớn.
- Thứ nhất là qua việc hiện ra nhiều lần với các môn đệ nhằm củng cố niềm tin và ban bình an cho các ông.
Sau khi Chúa Giêsu chết, tâm trạng của các môn đệ vô cùng não nề và thất vọng. Cái chết đau thương của Thầy chiều Thứ Sáu Tuần Thánh là một cơn ác mộng đối với tất cả các môn đệ. Phần thì buồn sầu, phần thì lo sợ sẽ bị người Dothái khủng bố, truy tìm và kết án như Thầy mình. Đã vậy Sáng sớm ngày Chúa Nhật, có thêm cái tin từ bà Maria Macđala là xác thầy bị đánh cắp rồi. Lòng dạ các môn đệ rối tung rối bời.
Thấu hiểu nỗi lòng của các môn đệ, nên sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ nhiều lần. Hiện ra để làm gì?
Hiện ra để trấn an, để khích lệ và để củng cố niềm tin, niềm hy vọng cho họ. Củng cố bằng việc trao ban bình an cho họ, thứ mà họ đang cần hơn bao giờ hết. Rồi Chúa Giêsu cho họ xem tay chân và cạnh sườn của Ngài. Ngài còn ăn uống trước mặt họ (các xơ còn bảo nếu mà hiện ra với các xơ Ngài sẽ còn ăn dẻ ráng với các xơ nữa kìa). Ngài ăn uống để chứng tỏ Ngài đang sống, đang hiện diện bằng xương bằng thịt chứ không phải là bóng ma. Chưa hết, Ngài còn mở trí mở lòng cho các môn đệ hiểu Kinh Thánh, hiểu toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời trao ban Thánh Thần cho họ.
Rõ ràng ở đây ta bắt gặp một Đức Kitô Phục Sinh rất ân cần, rất trìu mến đối với các môn sinh của mình, tựa như gà mẹ qui tụ ấp ủ đàn con. Được gặp lại Đức Kitô Phục Sinh và được Ngài khích lệ động viên, con tim của các ngài đã “vui trở lại”, niềm tin của các ngài đã vững vàng hơn lên, và nhất là các ngài đã cảm thấy được bình an thực sự, bình an của ơn cứu độ vĩnh hằng. Đây là những yếu tố chuẩn bị cho một cuộc lên đường trong nay mai đây thôi. Lên đường để cao rao, để loan truyền Tin Mừng Phục Sinh cho mọi nước mọi dân.
- Thứ hai là qua việc nhẹ nhàng và tế nhị với Tôma, người môn đệ cứng lòng.
Nhiều người khi đọc trình thuật Phục Sinh thường có thái độ trách móc Tôma: nào là cứng lòng, nào là chậm tin, nào là đa nghi đa ngờ… Thực sự, đối với Đức Kitô Phục Sinh, Tôma là người đáng thương hơn là đáng trách, đáng xót hơn là đáng mắng. Quả vậy, Đức Giêsu biết rất rõ tâm trạng của Tôma, một Tông Đồ vốn có rất nhiều tham vọng. Chính vì có nhiều tham vọng nên khi thấy Thầy mình chết một cách “vô duyên”, “lãng xẹt”, Tôma đã trở nên tuyệt vọng. Không còn mặt mũi nào để lên mặt với bà con lối xóm nữa vì đã lỡ “to tiếng”, lỡ “ngẩng đầu quá cao” đối với họ, nên ông chỉ còn việc đi lang thang trong vô định, lòng dạ rối như mớ canh hẹ. Tin đồn mất xác Thầy dường như cũng chẳng làm ông quan tâm. Vì đối với ông, Thầy chết là đặt dấu chấm hết - một dấu chấm hết to tướng. Chấm hết cho mọi ước mơ hoài bão. Bởi đó, chiều ngày thứ nhất trong tuần khi các môn đệ khác họp nhau để “tìm một lối thoát thân”, Tôma đã vắng mặt. Hay nói đúng hơn là Tôma không muốn có mặt, vì gặp mặt nhau chỉ làm cho con tim thêm tan nát. Cả khi các Tông đồ khác háo hức báo tin cho ông là họ đã nhìn thấy Chúa Phục Sinh, ông còn thách thức ra mặt: “Đừng mong tôi tin khi tôi chưa xỏ được ngón tay vào lỗ đinh của Thầy; đừng đợi tôi mừng khi tôi chưa thọc được bàn tay vào cạnh sườn Thầy”. Chúa Giêsu thấu hiểu tất cả nỗi lòng của ông. Ngài không trách móc ông, cũng không “mắng vốn” ông. Ngài âm thầm chờ đợi “tám ngày sau” và nhẹ nhàng đáp ứng đòi hỏi của ông muốn được kiểm chứng tận mắt tận tay. Đây cũng là một nét chấm phá nữa làm sáng lên lòng xót thương vô ngần của Đức Kitô Phục Sinh.
Đứng trước thái độ nhân hậu từ tâm của Đức Kitô Phục Sinh, thánh Tôma đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm của lòng mình. Cùng với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28). Để rồi từ đây thánh nhân dành trọn quảng đời còn lại của mình để làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh và lòng thương xót vô biên của Người.
- Thứ ba là qua việc ban bố mối phúc dành cho những ai “không thấy mà tin”.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” là lời thể hiện lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh. Bởi chưng con số những người được tận mắt thấy Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra thực sự là rất ít. Chỉ có nhóm Mười Một, nhóm Bảy Mươi Hai, nhóm các bà gồm Maria Macđala, Salômê,…và một số người khác. Còn con số các tín hữu không được thấy Chúa Phục Sinh là bao la không đếm xuể, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, chẳng phải họ là người không có phúc đâu. Trái lại, họ còn có phúc hơn cả các Tông Đồ nữa là khác, ít ra là ở khía cạnh này. Chẳng phải Chúa Giêsu đã khẳng định với Tôma và qua Tôma với tất cả mọi người mọi thời: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” là gì! Tôma vì được thấy Chúa Phục Sinh hiện ra tỏ tường với mình nên ông mới tin. Còn chúng ta là những người chưa thấy Chúa Giêsu Phục Sinh hiện hình, dù chỉ là một lần; nhưng ta vẫn vững tin vào Ngài. Tin Ngài đã Phục Sinh và đang sống giữa chúng ta. Và vì tin như thế, nên chúng ta là những người có phúc có phận hơn cả Tôma. Tạ ơn lòng thương xót Chúa vì mối phúc lớn lao này mà Ngài đã ân ban cho chúng ta là con cháu, là hậu duệ của của các Tông Đồ.
Hôm nay, trên đường lữ thứ dương trần, người Kitô hữu chúng ta có lẽ đang cần lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh hơn bao giờ hết, vì cuộc sống hôm nay đầy dẫy những bệnh tật, khổ đau, tai ương hoạn nạn, chiến tranh khủng bố, kinh tế đình đốn, nợ nần túng thiếu, con cái khó răn khó dạy, v.v… Đức Kitô Phục Sinh vẫn đang sống và đang hoạt động trong thế giới này. Ngài vẫn tiếp tục lặp lại sứ điệp: “Bình an cho anh em”. Bình an mà Ngài muốn ban tặng đó là bình an của Nước Trời, bình an ơn cứu độ. Chúa Kitô Phục Sinh vẫn tiếp tục cất cao lời dễ thương: phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh, phúc cho chị, phúc cho em… đã không thấy mà tin.
Hãy đến với Chúa Kitô Phục Sinh để được Ngài thi thố lòng nhân hậu xót thương; hãy đến với Chúa Kitô Phục Sinh để được Ngài ủi an nâng đỡ; hãy đến với Chúa Kitô Phục Sinh để được Ngài tặng ban ơn bình an cứu rỗi tràn trào. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
Vì muốn mạc khải cho nhân loại biết về lòng thương xót, năm 1931, Chúa Giêsu đã hiện ra với một nữ tu khiêm hạ Dòng Đức Mẹ Nhân Lành người Ba Lan, có tên là Faustina, người mà năm 2000 đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong hiển thánh. Chúa Giêsu hiện ra với chị thánh Faustina với trái tim toả ra hai nguồn ánh sáng trắng và đỏ, biểu tượng máu và nước đổ ra cho đến giọt cuối cùng vì yêu nhân loại, như trong các bức hình Lòng Chúa Thương Xót mà ta vẫn thường thấy. Cũng năm 2000, chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót cho toàn thể Giáo Hội, và truyền dạy phải mừng kính trọng thể lễ này vào Chúa Nhật II Phục Sinh với ơn toàn xá. Chúa Nhật hôm nay, vì thế, được gọi là Chúa Nhật Lòng Chúa Thương Xót.
Trình thuật Tin Mừng của thánh Gioan được trích đọc hôm nay sẽ làm nổi bật lên sứ điệp lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh qua 3 nét chấm phá lớn.
- Thứ nhất là qua việc hiện ra nhiều lần với các môn đệ nhằm củng cố niềm tin và ban bình an cho các ông.
Sau khi Chúa Giêsu chết, tâm trạng của các môn đệ vô cùng não nề và thất vọng. Cái chết đau thương của Thầy chiều Thứ Sáu Tuần Thánh là một cơn ác mộng đối với tất cả các môn đệ. Phần thì buồn sầu, phần thì lo sợ sẽ bị người Dothái khủng bố, truy tìm và kết án như Thầy mình. Đã vậy Sáng sớm ngày Chúa Nhật, có thêm cái tin từ bà Maria Macđala là xác thầy bị đánh cắp rồi. Lòng dạ các môn đệ rối tung rối bời.
Thấu hiểu nỗi lòng của các môn đệ, nên sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với họ nhiều lần. Hiện ra để làm gì?
Hiện ra để trấn an, để khích lệ và để củng cố niềm tin, niềm hy vọng cho họ. Củng cố bằng việc trao ban bình an cho họ, thứ mà họ đang cần hơn bao giờ hết. Rồi Chúa Giêsu cho họ xem tay chân và cạnh sườn của Ngài. Ngài còn ăn uống trước mặt họ (các xơ còn bảo nếu mà hiện ra với các xơ Ngài sẽ còn ăn dẻ ráng với các xơ nữa kìa). Ngài ăn uống để chứng tỏ Ngài đang sống, đang hiện diện bằng xương bằng thịt chứ không phải là bóng ma. Chưa hết, Ngài còn mở trí mở lòng cho các môn đệ hiểu Kinh Thánh, hiểu toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đồng thời trao ban Thánh Thần cho họ.
Rõ ràng ở đây ta bắt gặp một Đức Kitô Phục Sinh rất ân cần, rất trìu mến đối với các môn sinh của mình, tựa như gà mẹ qui tụ ấp ủ đàn con. Được gặp lại Đức Kitô Phục Sinh và được Ngài khích lệ động viên, con tim của các ngài đã “vui trở lại”, niềm tin của các ngài đã vững vàng hơn lên, và nhất là các ngài đã cảm thấy được bình an thực sự, bình an của ơn cứu độ vĩnh hằng. Đây là những yếu tố chuẩn bị cho một cuộc lên đường trong nay mai đây thôi. Lên đường để cao rao, để loan truyền Tin Mừng Phục Sinh cho mọi nước mọi dân.
- Thứ hai là qua việc nhẹ nhàng và tế nhị với Tôma, người môn đệ cứng lòng.
Nhiều người khi đọc trình thuật Phục Sinh thường có thái độ trách móc Tôma: nào là cứng lòng, nào là chậm tin, nào là đa nghi đa ngờ… Thực sự, đối với Đức Kitô Phục Sinh, Tôma là người đáng thương hơn là đáng trách, đáng xót hơn là đáng mắng. Quả vậy, Đức Giêsu biết rất rõ tâm trạng của Tôma, một Tông Đồ vốn có rất nhiều tham vọng. Chính vì có nhiều tham vọng nên khi thấy Thầy mình chết một cách “vô duyên”, “lãng xẹt”, Tôma đã trở nên tuyệt vọng. Không còn mặt mũi nào để lên mặt với bà con lối xóm nữa vì đã lỡ “to tiếng”, lỡ “ngẩng đầu quá cao” đối với họ, nên ông chỉ còn việc đi lang thang trong vô định, lòng dạ rối như mớ canh hẹ. Tin đồn mất xác Thầy dường như cũng chẳng làm ông quan tâm. Vì đối với ông, Thầy chết là đặt dấu chấm hết - một dấu chấm hết to tướng. Chấm hết cho mọi ước mơ hoài bão. Bởi đó, chiều ngày thứ nhất trong tuần khi các môn đệ khác họp nhau để “tìm một lối thoát thân”, Tôma đã vắng mặt. Hay nói đúng hơn là Tôma không muốn có mặt, vì gặp mặt nhau chỉ làm cho con tim thêm tan nát. Cả khi các Tông đồ khác háo hức báo tin cho ông là họ đã nhìn thấy Chúa Phục Sinh, ông còn thách thức ra mặt: “Đừng mong tôi tin khi tôi chưa xỏ được ngón tay vào lỗ đinh của Thầy; đừng đợi tôi mừng khi tôi chưa thọc được bàn tay vào cạnh sườn Thầy”. Chúa Giêsu thấu hiểu tất cả nỗi lòng của ông. Ngài không trách móc ông, cũng không “mắng vốn” ông. Ngài âm thầm chờ đợi “tám ngày sau” và nhẹ nhàng đáp ứng đòi hỏi của ông muốn được kiểm chứng tận mắt tận tay. Đây cũng là một nét chấm phá nữa làm sáng lên lòng xót thương vô ngần của Đức Kitô Phục Sinh.
Đứng trước thái độ nhân hậu từ tâm của Đức Kitô Phục Sinh, thánh Tôma đã cảm xúc đến tận cõi sâu thẳm của lòng mình. Cùng với phản ứng ấy là một hành vi đức tin của sự suy phục, suy phục Đức Giêsu là Thiên Chúa của mình: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi” (Ga 20,28). Để rồi từ đây thánh nhân dành trọn quảng đời còn lại của mình để làm chứng cho Tin Mừng Chúa Kitô Phục Sinh và lòng thương xót vô biên của Người.
- Thứ ba là qua việc ban bố mối phúc dành cho những ai “không thấy mà tin”.
“Phúc cho những ai không thấy mà tin” là lời thể hiện lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh. Bởi chưng con số những người được tận mắt thấy Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra thực sự là rất ít. Chỉ có nhóm Mười Một, nhóm Bảy Mươi Hai, nhóm các bà gồm Maria Macđala, Salômê,…và một số người khác. Còn con số các tín hữu không được thấy Chúa Phục Sinh là bao la không đếm xuể, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, chẳng phải họ là người không có phúc đâu. Trái lại, họ còn có phúc hơn cả các Tông Đồ nữa là khác, ít ra là ở khía cạnh này. Chẳng phải Chúa Giêsu đã khẳng định với Tôma và qua Tôma với tất cả mọi người mọi thời: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” là gì! Tôma vì được thấy Chúa Phục Sinh hiện ra tỏ tường với mình nên ông mới tin. Còn chúng ta là những người chưa thấy Chúa Giêsu Phục Sinh hiện hình, dù chỉ là một lần; nhưng ta vẫn vững tin vào Ngài. Tin Ngài đã Phục Sinh và đang sống giữa chúng ta. Và vì tin như thế, nên chúng ta là những người có phúc có phận hơn cả Tôma. Tạ ơn lòng thương xót Chúa vì mối phúc lớn lao này mà Ngài đã ân ban cho chúng ta là con cháu, là hậu duệ của của các Tông Đồ.
Hôm nay, trên đường lữ thứ dương trần, người Kitô hữu chúng ta có lẽ đang cần lòng thương xót của Đức Kitô Phục Sinh hơn bao giờ hết, vì cuộc sống hôm nay đầy dẫy những bệnh tật, khổ đau, tai ương hoạn nạn, chiến tranh khủng bố, kinh tế đình đốn, nợ nần túng thiếu, con cái khó răn khó dạy, v.v… Đức Kitô Phục Sinh vẫn đang sống và đang hoạt động trong thế giới này. Ngài vẫn tiếp tục lặp lại sứ điệp: “Bình an cho anh em”. Bình an mà Ngài muốn ban tặng đó là bình an của Nước Trời, bình an ơn cứu độ. Chúa Kitô Phục Sinh vẫn tiếp tục cất cao lời dễ thương: phúc cho ông, phúc cho bà, phúc cho anh, phúc cho chị, phúc cho em… đã không thấy mà tin.
Hãy đến với Chúa Kitô Phục Sinh để được Ngài thi thố lòng nhân hậu xót thương; hãy đến với Chúa Kitô Phục Sinh để được Ngài ủi an nâng đỡ; hãy đến với Chúa Kitô Phục Sinh để được Ngài tặng ban ơn bình an cứu rỗi tràn trào. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long