Gương mặt thật một người cha...
ROME (ZENIT.org).- Trong một cuộc hợp bào ngày 15/10, Ðức Hồng Y Danneels, Tổng Giám mục Malines-Bruxelles và là chủ tịch hội đồng giám mục Bỉ, đã nêu bật những nét chính triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II. Hồng Y đã giới thiệu một nhân vật đầy nghịch lý, vừa độc tài vừa dịu hiền, giống như một người cha. Một Gioan Phaolô II mà sứ vụ có ảnh hưởng thật trên thế giới. Ðức Cha Danneels đã nhấn mạnh đến một ảnh hưởng luân lý chắc chắn không thể tranh cãi, dầu trong chính trị hay tôn Giáo. Con người du hành và truyền thông, Ðức Giáo Hoàng cũng là, và có lẽ hơn hết là "con người sống nội tâm và cầu nguyện". Về sức khoẻ của Ðức Gioan Phaolô II, Ðức Cha tuyên bố Ngài không biết gì hơn và hoàn toàn tránh xa đến "những lời tiên tri và những sự tư biện khác về cái chết của Ðức Giáo Hoàng".
Ngày áp lễ ngân khánh của Ðức Gioan Phaolô II, các Giám mục Bỉ, cũng như các giám mục gần khắp nơi, đã phổ biến một tuyên bố hay một sứ điệp chúc mừng. Cũng trong dịp này, Ðức Hồng Y Godfried Danneels đã khuyến khích báo chí soạn thảo một bản thống kê về triều Giáo Hoàng và nói về người đã được bàu ngồi trên tòa Thánh Pherô cách đây 25 năm.
Người lãnh đạo và Người bạn
Ngài là ai, người mà từ Roma tới Cuba, từ Cracovie đến Jerusalem, đã dương cao ngọn cờ Giáo hội Công Giáo? Để định nghĩa con người trung gian cũng là con người cầu nguyện, Hồng Y Danneels đã xử dụng hình ảnh người cha. Không phải người cha trên Trời mà là người cha trong gia đình. "Trong một con người, Ðức Gioan Phaolô II đã thực sự tập hợp những Ðức tính của người lãnh đạo, lấy những quyết định và nhận lãnh trách nhiệm của mình, và những Ðức tính của một người bạn, chứng tỏ một niềm thiện cảm lớn, một sự nhiệt tình lớn. Ðức Giáo Hoàng thật là một người cha".
Ðức Hồng Y nói tiếp: "Và chính sự đó là bí quyết thành công của Ngài". Và còn gương hâm mộ của giới trẻ, coi mình như là "thế hệ của Ðức Gioan Phaolô II". Ðức Cha Danneels phát biểu rõ ràng rằng "Ngài không nói với họ: 'chúng con muốn gì? Cha theo chúng con'". Nhưng Ðức Giáo Hoàng nói: "Đây là điều cha muốn, các con muốn theo cha không?' " Một vị Giáo Hoàng, nói chung, giữ được một sự quân bình nào đó giữa khoảng cách và sự gần gũi.
Một tác động luân ý bị đánh giá thấp
Ðức Hồng Y đã diễn tả Ðức Giáo Hoàng bằng cách nhấn mạnh về tầm hiểu biết rộng rãi về trí thức và chính trị của Ðức Thánh Cha. "Nếu chính Ðức Gioan XXIII đã có can đảm cưu mang Công đồng Vatican II và Ðức Paul VI đã tổ chức Công đồng, thì chính Ðức Giaon Phaolô II đã thi hành và thực hiện ".
"Những thông điệp của Ngài cũng là sự phản ảnh công việc Ngài làm. Những thông điệp đó đề cập đến nhiều chủ đề, từ triết học đến mặt xã hội ngang qua khoa địa lý thực dụng" Ðức Cha Danneels nhắc tới "dầu không phải chính Ðức Giáo Hoàng viết tất cả là điều không thể, nhưng những nền tảng là do Ngài". Đối với tổng giám mục Malines-Bruxelles, Ðức Gioan Phaolô II cũng là một Giáo Hoàng biết " nhìn khỏi biên cương của Giáo hội". " Ðức Cha mạnh mẽ nói thêm nhưng con người không thấy tác động của những cử chỉ của Ngài và ảnh hưởng của Ngài trên thế giới, dầu xét về phương diện luân lý".
Ðức Hồng Y đã trưng dẫn thuyết đại kết làm ví dụ, mà Ðức Gioan Phaolô II đã đặt ra những nền tảng mặc dầu hiện nay cô đọng lại, hay với những đề nghị chohoà bình, cho sự đối thoại liên tôn Giáo, mà những cuộc gặp gỡ tại Assisi chỉ là một khía cạnh có thể thấy được.Nhưng cũng đừng quên cách Ðức Giáo Hoàng "nói về sự sống, nhất là bảo vệ sự sống".
Ðức Cha Danneels còn nhấn mạnh."Nếu những tương quan giữa chủ nghĩa tư bản và cộng sản được cải thiện rõ ràng, nếu bức tường Bá linh sụp đỗ, nếu trong chiến tranh Iraq, các nhà lãnh đạo toàn thế giới đã tới Roma như đi "hành hương", thì sự can thiệp hành động của Ðức Giáo Hoàng cho những việc đó không phải là điều xa lạ".
Theo sau Chúa Giêsu chịu đau khổ.
Ðức Gioan Phaolô II cũng là con người đã viếng thăm hội đường Do Thái tại Rome. Người mà, khi thăm viếng Đất Thánh tháng mars 2000, đã giúi những bản thú tội riêng của mình trong bức tường than khóc. Đó chính là vị Giáo Hoàng đầu tiên công khai xin lỗi cho những tội lỗi, những sai lầm của Giáo hội. "Những cử chỉ mà tất cả mọi nguời trong lòng Giáo hội không mấy lấy làm hứng thú".
Ðức Giáo Hoàng vị kế nhiệm thứ 263 của Thánh Phêrô không những là con người của những cuộc du hành và có những thái độ mạnh mẽ giống như một lực sĩ và có khả năng truyền thông, như được trình bày qua các phương tiện truyền thông." Ðức Gioan Phaolô II là một con người chịu đau khổ, Ðức cha Danneels đã khẳng định khi nhắc lại vụ cố sát ngày 13/5/1981. Và có lẽ hơn bao giờ hết Ðức Thánh Cha cũng là một con người đau khổ, một con người huyền bí, một con người cầu nguyện". "Người ta sẽ kinh ngạc khi thấy Ngài có gì trong lòng. Lòng nội tâm cao cả của Ngài, sự gần gũi của Ngài với Chúa Kitô đau khổ, đó cũng là đặc điểm của Ngài".
Từ chức? Chỉ một mình Ðức Giáo Hoàng quyết định.
Ðứng trước những câu hỏi các ký gỉa, Ðức Hồng Y đã đề cập tới sức khỏe của Ðức Giáo Hoàng. Tôi không có một tin tức nào khác. Tôi không biết hơn quý vị".
Ðức Giám Mục đã nhắc lại cuộc luận chiến mới đây (x. CathoBel ngày 13/10/2003). "Tôi không bao giờ nói rằng Ðức Giáo Hoàng phải từ chức" Ðức cha khẳng định, bằng cách nhắc rằng theo quan điểm của mình tới sự kéo dài sự sống tới 90 hay 100 tuổi, các Giáo Hoàng phải có thể từ nhiệm trước khi chết. "Nhưng không nên áp đặt những mức tuổi, điều đó không thể chấp nhận. Lúc đó người ta không thể tránh gây sức ép khi tới gần niên hiệu thiên định. Ðức Giáo Hoàng phải quyết định trong sự tự do hoàn toàn".
Còn về hoàn cảnh hết sức riêng biệt của Ðức Gioan Phaolô II, "Ngài phải tự quyết định lấy". Khi xác nhận rằng bệnh Parkinson, Ðức cha Danneels nói nếu nó sinh những hậu quả về hơi thở, lời nói hay bước đi, không ảnh hưởng gì tới những khả năng trí tuệ.. Và, Ðức cha đã nhắc rằng mọi người có thể có những lúc suy yếu trong chế độ làm việc. "Tôi cũng vậy, tôi có thể có những lúc vắng mặt. Và tôi không tới tuổi Ðức Giáo Hoàng!" Ðức Hồng Y đã kết luận bằng cách nói rõ Ngài tránh xa những " 'lời tiên tri' về sự 'ám sát Ðức Thánh Cha' ". "Điều đó trở thành hơi quá đáng. khi xảy ra lúc đó: người ta nhìn xem xét từng ly từng tý đến các sự kiện và cử chỉ của Ðức Giáo Hoàng trong mỗi giây khắc. Con người hành động hơi quá đáng".
Một vị Giáo Hoàng hướng ngoại
Khi trả lời câu hỏi Ðức Gioan Phaolô II có thờ ơ đến Giáo triều Roma không, khi giao cho Giáo Triều quá nhiều quyền hành, Ðức Hồng Y đã trả Giáo triều đã được cải tổ dưới triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. "Nhưng còn hơn thế nữa, có những tính khí của Giáo Hoàng". Ðức Giáo Hoàng nầy là một con người du hành, tiếp xúc với người ta, gặp gỡ với thế giới. Đó là cách hoàn thành sứ vụ của Ngài. Ngài phải tin cẩn nhiều hơn đến thành phần "nội các" của Ngài cũng giống như các công việc của các bộ trưởng.
"Ngược lại tôi tin rằng nếu Ðức Giáo Hoàng này chỉ là một nhà cải tổ "nội bộ", thì người ta sẽ khiển trách Ngài không tiến xa hơn. Đừng có đòi hỏi Ngài phải cày sâu cuốc bẩm!" Ðức cha kết thúc khi nói thêm rằng chắc chắc Giáo Triều Roma phải "có sự kiểm soát".
Người Kế Vị
Sau cùng, Ðức Hồng Y Danneels đã đề cập tới việc kế vị của Ðức Gioan Phaolô II, Ngài nói Ngài muốn đứng ngoại tất cả các lời đồn đãi.
Ai sẽ làm Giáo Hoàng kế tiếp? "trong Cơ Mật Viện mọi sự có thể xảy ra”. Ðức Giám Mục đã trả lời khi trưng dẫn câu nói của vị tiền nhiệm của Ngài là Ðức Hồng Y Suenens. "Dẫu là người da đen, da vàng, da trắng hay da đỏ, màu sắc không quan trọng. Điều phải làm là tự hỏi ai sẽ là người có khã năng nhất trong Giáo hội hiện nay".
Phải có những Ðức tính nào? Ðức Cha Danneels khẳng định đó là "Một phần lớn những Ðức tính của Ðức Gioan Phaolô II. Và một khả năng lớn lao có thể đáp ứng cho những vấn đề hiện nay, như những vấn đề được đặt ra do sự toàn cầu hóa, đạo Ðức sinh học, sự bạo tàn, sự Phúc Âm hóa, v.v... Một khả năng đã thấy tỏ hiện nơi con người Ðức Gioan Phaolô II mà, trong tương lai sẽ phải còn cần hơn nữa".
ROME (ZENIT.org).- Trong một cuộc hợp bào ngày 15/10, Ðức Hồng Y Danneels, Tổng Giám mục Malines-Bruxelles và là chủ tịch hội đồng giám mục Bỉ, đã nêu bật những nét chính triều Giáo Hoàng của Ðức Gioan Phaolô II. Hồng Y đã giới thiệu một nhân vật đầy nghịch lý, vừa độc tài vừa dịu hiền, giống như một người cha. Một Gioan Phaolô II mà sứ vụ có ảnh hưởng thật trên thế giới. Ðức Cha Danneels đã nhấn mạnh đến một ảnh hưởng luân lý chắc chắn không thể tranh cãi, dầu trong chính trị hay tôn Giáo. Con người du hành và truyền thông, Ðức Giáo Hoàng cũng là, và có lẽ hơn hết là "con người sống nội tâm và cầu nguyện". Về sức khoẻ của Ðức Gioan Phaolô II, Ðức Cha tuyên bố Ngài không biết gì hơn và hoàn toàn tránh xa đến "những lời tiên tri và những sự tư biện khác về cái chết của Ðức Giáo Hoàng".
Ngày áp lễ ngân khánh của Ðức Gioan Phaolô II, các Giám mục Bỉ, cũng như các giám mục gần khắp nơi, đã phổ biến một tuyên bố hay một sứ điệp chúc mừng. Cũng trong dịp này, Ðức Hồng Y Godfried Danneels đã khuyến khích báo chí soạn thảo một bản thống kê về triều Giáo Hoàng và nói về người đã được bàu ngồi trên tòa Thánh Pherô cách đây 25 năm.
Người lãnh đạo và Người bạn
Ngài là ai, người mà từ Roma tới Cuba, từ Cracovie đến Jerusalem, đã dương cao ngọn cờ Giáo hội Công Giáo? Để định nghĩa con người trung gian cũng là con người cầu nguyện, Hồng Y Danneels đã xử dụng hình ảnh người cha. Không phải người cha trên Trời mà là người cha trong gia đình. "Trong một con người, Ðức Gioan Phaolô II đã thực sự tập hợp những Ðức tính của người lãnh đạo, lấy những quyết định và nhận lãnh trách nhiệm của mình, và những Ðức tính của một người bạn, chứng tỏ một niềm thiện cảm lớn, một sự nhiệt tình lớn. Ðức Giáo Hoàng thật là một người cha".
Ðức Hồng Y nói tiếp: "Và chính sự đó là bí quyết thành công của Ngài". Và còn gương hâm mộ của giới trẻ, coi mình như là "thế hệ của Ðức Gioan Phaolô II". Ðức Cha Danneels phát biểu rõ ràng rằng "Ngài không nói với họ: 'chúng con muốn gì? Cha theo chúng con'". Nhưng Ðức Giáo Hoàng nói: "Đây là điều cha muốn, các con muốn theo cha không?' " Một vị Giáo Hoàng, nói chung, giữ được một sự quân bình nào đó giữa khoảng cách và sự gần gũi.
Một tác động luân ý bị đánh giá thấp
Ðức Hồng Y đã diễn tả Ðức Giáo Hoàng bằng cách nhấn mạnh về tầm hiểu biết rộng rãi về trí thức và chính trị của Ðức Thánh Cha. "Nếu chính Ðức Gioan XXIII đã có can đảm cưu mang Công đồng Vatican II và Ðức Paul VI đã tổ chức Công đồng, thì chính Ðức Giaon Phaolô II đã thi hành và thực hiện ".
"Những thông điệp của Ngài cũng là sự phản ảnh công việc Ngài làm. Những thông điệp đó đề cập đến nhiều chủ đề, từ triết học đến mặt xã hội ngang qua khoa địa lý thực dụng" Ðức Cha Danneels nhắc tới "dầu không phải chính Ðức Giáo Hoàng viết tất cả là điều không thể, nhưng những nền tảng là do Ngài". Đối với tổng giám mục Malines-Bruxelles, Ðức Gioan Phaolô II cũng là một Giáo Hoàng biết " nhìn khỏi biên cương của Giáo hội". " Ðức Cha mạnh mẽ nói thêm nhưng con người không thấy tác động của những cử chỉ của Ngài và ảnh hưởng của Ngài trên thế giới, dầu xét về phương diện luân lý".
Ðức Hồng Y đã trưng dẫn thuyết đại kết làm ví dụ, mà Ðức Gioan Phaolô II đã đặt ra những nền tảng mặc dầu hiện nay cô đọng lại, hay với những đề nghị chohoà bình, cho sự đối thoại liên tôn Giáo, mà những cuộc gặp gỡ tại Assisi chỉ là một khía cạnh có thể thấy được.Nhưng cũng đừng quên cách Ðức Giáo Hoàng "nói về sự sống, nhất là bảo vệ sự sống".
Ðức Cha Danneels còn nhấn mạnh."Nếu những tương quan giữa chủ nghĩa tư bản và cộng sản được cải thiện rõ ràng, nếu bức tường Bá linh sụp đỗ, nếu trong chiến tranh Iraq, các nhà lãnh đạo toàn thế giới đã tới Roma như đi "hành hương", thì sự can thiệp hành động của Ðức Giáo Hoàng cho những việc đó không phải là điều xa lạ".
Theo sau Chúa Giêsu chịu đau khổ.
Ðức Gioan Phaolô II cũng là con người đã viếng thăm hội đường Do Thái tại Rome. Người mà, khi thăm viếng Đất Thánh tháng mars 2000, đã giúi những bản thú tội riêng của mình trong bức tường than khóc. Đó chính là vị Giáo Hoàng đầu tiên công khai xin lỗi cho những tội lỗi, những sai lầm của Giáo hội. "Những cử chỉ mà tất cả mọi nguời trong lòng Giáo hội không mấy lấy làm hứng thú".
Ðức Giáo Hoàng vị kế nhiệm thứ 263 của Thánh Phêrô không những là con người của những cuộc du hành và có những thái độ mạnh mẽ giống như một lực sĩ và có khả năng truyền thông, như được trình bày qua các phương tiện truyền thông." Ðức Gioan Phaolô II là một con người chịu đau khổ, Ðức cha Danneels đã khẳng định khi nhắc lại vụ cố sát ngày 13/5/1981. Và có lẽ hơn bao giờ hết Ðức Thánh Cha cũng là một con người đau khổ, một con người huyền bí, một con người cầu nguyện". "Người ta sẽ kinh ngạc khi thấy Ngài có gì trong lòng. Lòng nội tâm cao cả của Ngài, sự gần gũi của Ngài với Chúa Kitô đau khổ, đó cũng là đặc điểm của Ngài".
Từ chức? Chỉ một mình Ðức Giáo Hoàng quyết định.
Ðứng trước những câu hỏi các ký gỉa, Ðức Hồng Y đã đề cập tới sức khỏe của Ðức Giáo Hoàng. Tôi không có một tin tức nào khác. Tôi không biết hơn quý vị".
Ðức Giám Mục đã nhắc lại cuộc luận chiến mới đây (x. CathoBel ngày 13/10/2003). "Tôi không bao giờ nói rằng Ðức Giáo Hoàng phải từ chức" Ðức cha khẳng định, bằng cách nhắc rằng theo quan điểm của mình tới sự kéo dài sự sống tới 90 hay 100 tuổi, các Giáo Hoàng phải có thể từ nhiệm trước khi chết. "Nhưng không nên áp đặt những mức tuổi, điều đó không thể chấp nhận. Lúc đó người ta không thể tránh gây sức ép khi tới gần niên hiệu thiên định. Ðức Giáo Hoàng phải quyết định trong sự tự do hoàn toàn".
Còn về hoàn cảnh hết sức riêng biệt của Ðức Gioan Phaolô II, "Ngài phải tự quyết định lấy". Khi xác nhận rằng bệnh Parkinson, Ðức cha Danneels nói nếu nó sinh những hậu quả về hơi thở, lời nói hay bước đi, không ảnh hưởng gì tới những khả năng trí tuệ.. Và, Ðức cha đã nhắc rằng mọi người có thể có những lúc suy yếu trong chế độ làm việc. "Tôi cũng vậy, tôi có thể có những lúc vắng mặt. Và tôi không tới tuổi Ðức Giáo Hoàng!" Ðức Hồng Y đã kết luận bằng cách nói rõ Ngài tránh xa những " 'lời tiên tri' về sự 'ám sát Ðức Thánh Cha' ". "Điều đó trở thành hơi quá đáng. khi xảy ra lúc đó: người ta nhìn xem xét từng ly từng tý đến các sự kiện và cử chỉ của Ðức Giáo Hoàng trong mỗi giây khắc. Con người hành động hơi quá đáng".
Một vị Giáo Hoàng hướng ngoại
Khi trả lời câu hỏi Ðức Gioan Phaolô II có thờ ơ đến Giáo triều Roma không, khi giao cho Giáo Triều quá nhiều quyền hành, Ðức Hồng Y đã trả Giáo triều đã được cải tổ dưới triều Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. "Nhưng còn hơn thế nữa, có những tính khí của Giáo Hoàng". Ðức Giáo Hoàng nầy là một con người du hành, tiếp xúc với người ta, gặp gỡ với thế giới. Đó là cách hoàn thành sứ vụ của Ngài. Ngài phải tin cẩn nhiều hơn đến thành phần "nội các" của Ngài cũng giống như các công việc của các bộ trưởng.
"Ngược lại tôi tin rằng nếu Ðức Giáo Hoàng này chỉ là một nhà cải tổ "nội bộ", thì người ta sẽ khiển trách Ngài không tiến xa hơn. Đừng có đòi hỏi Ngài phải cày sâu cuốc bẩm!" Ðức cha kết thúc khi nói thêm rằng chắc chắc Giáo Triều Roma phải "có sự kiểm soát".
Người Kế Vị
Sau cùng, Ðức Hồng Y Danneels đã đề cập tới việc kế vị của Ðức Gioan Phaolô II, Ngài nói Ngài muốn đứng ngoại tất cả các lời đồn đãi.
Ai sẽ làm Giáo Hoàng kế tiếp? "trong Cơ Mật Viện mọi sự có thể xảy ra”. Ðức Giám Mục đã trả lời khi trưng dẫn câu nói của vị tiền nhiệm của Ngài là Ðức Hồng Y Suenens. "Dẫu là người da đen, da vàng, da trắng hay da đỏ, màu sắc không quan trọng. Điều phải làm là tự hỏi ai sẽ là người có khã năng nhất trong Giáo hội hiện nay".
Phải có những Ðức tính nào? Ðức Cha Danneels khẳng định đó là "Một phần lớn những Ðức tính của Ðức Gioan Phaolô II. Và một khả năng lớn lao có thể đáp ứng cho những vấn đề hiện nay, như những vấn đề được đặt ra do sự toàn cầu hóa, đạo Ðức sinh học, sự bạo tàn, sự Phúc Âm hóa, v.v... Một khả năng đã thấy tỏ hiện nơi con người Ðức Gioan Phaolô II mà, trong tương lai sẽ phải còn cần hơn nữa".