Vatican: Khi Ðức Gioan Phaolô II chỉ thị cho phép mở án Phong Thánh sớm hơn thường lệ và phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta vào ngày Chúa Nhật 19/10, đánh dấu lòng ngưỡng mộ thánh thiện của một người bạn thân tình của Ngài. Mẹ Têrêsa Calcutta là vị được mở án phong Thánh và phong Chân Phước sớm nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo.
Chân Phước Têrêsa, Ðấng sáng lập Dòng Bác Ái được phong Chân Phước vào Chúa Nhật 19/10, và cả hai vị đã biết nhau trước khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 1978. Thật vậy vào năm 1973, cả hai đã cùng tham dự trong Hội Nghị Thánh Thể được tổ chức tại tiểu bang Melbourne, Australia.
Trong nhật ký riêng của Ðức Giáo Hoàng vào thời điểm đó, lúc đó còn là Hồng Y Karol Wojtyla tại Krakow- Ba Lan, đã ghi nhận đến sự hiện diện của Mẹ Têrêsa trong Hội Nghị tại địa điểm mà cũng gần những nước thế giới thứ ba có nhiều khó khăn, Ngài viết “thật rất quan trọng, Dòng của nữ tu đã tích cực hoạt đống cho những vấn đề nghèo khó trong xã hội”.
Ngay từ đầu triều Giáo Hoàng, sự liên hệ giữa Ðức Thánh Cha và Mẹ Têrêsa thật là gần gũi. Vào năm 1982 tại Dinh Thự mùa Hè Castel Galdofo, Ðức Thánh Cha đã ngưng lúc đang nói chuyện với nhóm bạn trẻ Ý để chào mừng Mẹ Têrêsa khi Mẹ đến đây.
Những hình ảnh lưu lại qua giòng thời gian đã cho thấy Mẹ Têrêsa thường viếng thăm Ðức Giáo Hoàng và xin ý kiến của Ðức Thánh Cha vào bất kỳ lúc nào cho những gì Mẹ cần đến.
Vào năm 1983 được tham dự Thánh Lễ với Ðức Thánh Cha tại nguyện đường riêng Giáo Hoàng, Ðức Gioan Phaolô đã trao cho Mẹ Têrêsa chìa khóa chiếc xe hơi mới tặng riêng cho Mẹ. Thật là một tấm gương khiêm nhường tôi tớ của mọi tôi tớ nhưng không sợ mất lòng đến món quà kỷ niệm mà Ðức Thánh Cha dành cho Mẹ, Mẹ Têrêsa đã bán đi để giúp cho người bất hạnh cùng khổ tại Ấn Ðộ. Vào năm 1987, Mẹ đã mở viện tế bần của Dòng Bác Ái tại Vatican chăm sóc người ốm đau và người nghèo túng cơ cực trong vùng Roma.
Trong chuyến tông du tới Ấn Ðộ vào năm 1986, Ðức Giáo Hoàng đã đến nhà Dòng Mẹ Têrêsa tại Calcutta, Ðức Thánh Cha đã thăm hỏi và chạm đến 86 bệnh nhân mà có người quá bất lực không thể rời khỏi chiếc giường của mình.
Trong buổi nói chuyện không nằm trong chương trình chuyến tông du Ấn Ðộ ở ngoài viện chăm sóc cho người bệnh hoạn Nirmal Hriday, Ðức Thánh Cha đã chứng kiến tận mắt và nói rằng thật là một nơi “thống khổ và đau thương” nhưng cũng là “một căn nhà dũng khí và đức tin”.
Lúc ấy Mẹ Têrêsa đứng cạnh Ðức Thánh Cha, Mẹ đã nói với các viên chức Vatican “Ðây là một ngày hạnh phúc nhất trong đời con”.
Ðức Hồng Y tại Baltimore Hoa Kỳ, William H. Keeler đã nói đến những kỷ niệm sinh động liên hệ mật thiết giữa Ðức Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta trong lần Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Ðời Sống Thánh Hiến được tổ chức vào năm 1994.
Ðức Hồng Y Keeler nói “Rất nhiều dịp Nữ Tu đã chực ngay cửa đợi Ðức Thánh Cha về và nói chuyện với Ngài ngay tại cửa”. Ðức Hồng Y cũng kể lại chuyến đi cuối cùng của Mẹ Têrêsa tới Roma trước khi Mẹ qua đời vào năm 1997: “Mặc dầu thể xác đau yếu dày vò, nhưng Mẹ đã cố gượng đứng dậy bước ra khỏi xe lăn để chào Ðức Giáo Hoàng, và cả hai vị đã gặp gỡ tràn đầy lòng cảm mến”.
Vào ngày thứ Hai 20/10 trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương đã đến thành Roma tham dự lễ tấn phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói “Tôi bị ràng buộc với Mẹ vì lòng kính trọng lớn lao và tình cảm mến chân thành”.
“Cả một thực tại của Mẹ Têrêsa là một bài ca cho cuộc đời. Sự chạm trán hằng ngày trong cuộc sống của Mẹ với người chết, người phong hủi, người bị bệnh liệt kháng Siđa và mọi hình thức đau khổ của con người, đã làm cho Mẹ trở thành một chứng nhân mãnh liệt cho Tin Mừng Sự Sống. Những nụ cười hồn nhiên của Mẹ là một tiếng “xin vâng” cho nhân sinh, là một niềm vui “xin vâng” được sinh ra từ đức tin và tình yêu sâu thẳm và là một tiếng “xin vâng” được tôi luyện trong thập giá đau khổ”.
Chân Phước Têrêsa, Ðấng sáng lập Dòng Bác Ái được phong Chân Phước vào Chúa Nhật 19/10, và cả hai vị đã biết nhau trước khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II lên ngôi Giáo Hoàng vào năm 1978. Thật vậy vào năm 1973, cả hai đã cùng tham dự trong Hội Nghị Thánh Thể được tổ chức tại tiểu bang Melbourne, Australia.
Trong nhật ký riêng của Ðức Giáo Hoàng vào thời điểm đó, lúc đó còn là Hồng Y Karol Wojtyla tại Krakow- Ba Lan, đã ghi nhận đến sự hiện diện của Mẹ Têrêsa trong Hội Nghị tại địa điểm mà cũng gần những nước thế giới thứ ba có nhiều khó khăn, Ngài viết “thật rất quan trọng, Dòng của nữ tu đã tích cực hoạt đống cho những vấn đề nghèo khó trong xã hội”.
Ngay từ đầu triều Giáo Hoàng, sự liên hệ giữa Ðức Thánh Cha và Mẹ Têrêsa thật là gần gũi. Vào năm 1982 tại Dinh Thự mùa Hè Castel Galdofo, Ðức Thánh Cha đã ngưng lúc đang nói chuyện với nhóm bạn trẻ Ý để chào mừng Mẹ Têrêsa khi Mẹ đến đây.
Những hình ảnh lưu lại qua giòng thời gian đã cho thấy Mẹ Têrêsa thường viếng thăm Ðức Giáo Hoàng và xin ý kiến của Ðức Thánh Cha vào bất kỳ lúc nào cho những gì Mẹ cần đến.
Vào năm 1983 được tham dự Thánh Lễ với Ðức Thánh Cha tại nguyện đường riêng Giáo Hoàng, Ðức Gioan Phaolô đã trao cho Mẹ Têrêsa chìa khóa chiếc xe hơi mới tặng riêng cho Mẹ. Thật là một tấm gương khiêm nhường tôi tớ của mọi tôi tớ nhưng không sợ mất lòng đến món quà kỷ niệm mà Ðức Thánh Cha dành cho Mẹ, Mẹ Têrêsa đã bán đi để giúp cho người bất hạnh cùng khổ tại Ấn Ðộ. Vào năm 1987, Mẹ đã mở viện tế bần của Dòng Bác Ái tại Vatican chăm sóc người ốm đau và người nghèo túng cơ cực trong vùng Roma.
Trong chuyến tông du tới Ấn Ðộ vào năm 1986, Ðức Giáo Hoàng đã đến nhà Dòng Mẹ Têrêsa tại Calcutta, Ðức Thánh Cha đã thăm hỏi và chạm đến 86 bệnh nhân mà có người quá bất lực không thể rời khỏi chiếc giường của mình.
Trong buổi nói chuyện không nằm trong chương trình chuyến tông du Ấn Ðộ ở ngoài viện chăm sóc cho người bệnh hoạn Nirmal Hriday, Ðức Thánh Cha đã chứng kiến tận mắt và nói rằng thật là một nơi “thống khổ và đau thương” nhưng cũng là “một căn nhà dũng khí và đức tin”.
Lúc ấy Mẹ Têrêsa đứng cạnh Ðức Thánh Cha, Mẹ đã nói với các viên chức Vatican “Ðây là một ngày hạnh phúc nhất trong đời con”.
Ðức Hồng Y tại Baltimore Hoa Kỳ, William H. Keeler đã nói đến những kỷ niệm sinh động liên hệ mật thiết giữa Ðức Gioan Phaolô II và Mẹ Têrêsa Calcutta trong lần Thượng Hội Ðồng Giám Mục Thế Giới về Ðời Sống Thánh Hiến được tổ chức vào năm 1994.
Ðức Hồng Y Keeler nói “Rất nhiều dịp Nữ Tu đã chực ngay cửa đợi Ðức Thánh Cha về và nói chuyện với Ngài ngay tại cửa”. Ðức Hồng Y cũng kể lại chuyến đi cuối cùng của Mẹ Têrêsa tới Roma trước khi Mẹ qua đời vào năm 1997: “Mặc dầu thể xác đau yếu dày vò, nhưng Mẹ đã cố gượng đứng dậy bước ra khỏi xe lăn để chào Ðức Giáo Hoàng, và cả hai vị đã gặp gỡ tràn đầy lòng cảm mến”.
Vào ngày thứ Hai 20/10 trong buổi tiếp kiến đoàn hành hương đã đến thành Roma tham dự lễ tấn phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói “Tôi bị ràng buộc với Mẹ vì lòng kính trọng lớn lao và tình cảm mến chân thành”.
“Cả một thực tại của Mẹ Têrêsa là một bài ca cho cuộc đời. Sự chạm trán hằng ngày trong cuộc sống của Mẹ với người chết, người phong hủi, người bị bệnh liệt kháng Siđa và mọi hình thức đau khổ của con người, đã làm cho Mẹ trở thành một chứng nhân mãnh liệt cho Tin Mừng Sự Sống. Những nụ cười hồn nhiên của Mẹ là một tiếng “xin vâng” cho nhân sinh, là một niềm vui “xin vâng” được sinh ra từ đức tin và tình yêu sâu thẳm và là một tiếng “xin vâng” được tôi luyện trong thập giá đau khổ”.