TA HÀI LÒNG VỀ CON
(Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Chúa Giêsu làm hài lòng Chúa Cha về điều gì đây? Dĩ nhiên đó là về chuyện Người tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi, những người đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người vốn hoàn toàn thanh sạch, vô tì tích, thế thì Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực sự làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết thánh ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cãi đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày, nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thiên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Cha trên trời.
Có thể khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang bị chìm dưới sông. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống dường như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.
Để cứu độ nhân loại khỏi vũng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, chung phận với nhau. Đồng thân, chung phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô (x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11).
Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa này của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:
1. Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân của Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.
Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.
2. Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn còn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và thậm chí có người còn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu, vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.
Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Đấng đã cúi mình để cho Gioan làm phép rửa khi khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng và kết thúc bằng cái chết trong thân phận một tội nhân trên thập giá mời gọi chúng ta hãy vững tâm và đừng sợ vì Người hằng luôn ở cùng chúng ta để yêu thương và độ trì chúng ta. Chính Người đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Và người môn đệ Chúa yêu đã xác tín chân lý này: “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như chính Người là Đấng thanh sạch”(1Ga 3,3). Chúa chịu phép rửa là Chúa mở cánh cửa hy vọng cho tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh. Có nhiều điều với con người thì không thể nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa)
Cả ba Tin Mừng Nhất lãm đều kết thúc thuật trình Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan bằng lời tuyên phán của Chúa Cha: “Đây là Con Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Con” hoặc “Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (x.Mt 3,17; Mc 1,11 ; Lc 3,22). Chúa Giêsu làm hài lòng Chúa Cha về điều gì đây? Dĩ nhiên đó là về chuyện Người tự nguyện xếp mình vào hàng đoàn người tội lỗi, những người đang đến để cho Gioan Tẩy Giả làm phép rửa, bày tỏ lòng sám hối ăn năn. Chúa Giêsu vốn là Thiên Chúa dù đã mặc lấy xác phàm nhân loại như chúng ta mọi đàng nhưng chẳng hề vương bẩn tội nhơ (x.Dt 4,15). Là Đấng Thánh của Thiên Chúa, Người vốn hoàn toàn thanh sạch, vô tì tích, thế thì Người xếp hàng giữa đám người tội lỗi để làm gì? Chắc chắn không phải là để nhờ Gioan làm phép thanh tẩy hầu được nên thanh sạch. Cũng chắc chắn rằng không phải Người cố tình làm gương cho chúng ta về việc hoán cải ăn năn như đã có nhiều nhà tu đức từng suy diễn. Không ai có thể làm gương một việc mà chính mình không thực sự làm. Như thế chìa khoá vấn đề phải nằm ở chỗ khác.
Mang lấy xác phàm, trở nên giống loài người ta mọi đàng, thì Chúa Giêsu vẫn phải cần có thời gian để hiểu biết thánh ý Chúa Cha cũng như tự nhận thức về căn tính của mình. Các nhà Kitô học đồng thuận với nhau rằng khi còn nằm trong nôi, còn ôm lấy bầu sữa mẹ, thì trẻ Giêsu chưa thể nhận thức được căn tính Thiên Chúa của mình. Và một điều ít ai chối cãi đó là năm lên mười hai tuổi, khi lưu lại Đền thờ Giêrusalem ba ngày, nhân chuyến cùng cha mẹ hành hương, thì thiếu niên Giêsu đã ý thức về căn tính Thiên Chúa của mình. Biết mình là Thiên Chúa, thế nhưng để biết sứ vụ của mình là cứu độ nhân loại và cứu độ nhân loại như thế nào thì Chúa Giêsu cũng cần phải có thời gian cần thiết để tìm hiểu thánh ý Cha trên trời.
Có thể khẳng định rằng khi Chúa Giêsu đến chịu phép rửa tại bờ sông Giođan chính là lúc Người tìm ra con đường cứu độ. Nói đến sự ơn cứu độ, các nhà thần học lẫn tu đức thường dùng hình ảnh cứu vớt người đang bị chìm dưới sông. Không biết bơi mà rơi xuống hố nước sâu thì sự sống dường như không còn thuộc vào chính bản thân mình. Cần phải có một ai đó độ trì, cứu vớt, may ra mới được sống.
Để cứu độ nhân loại khỏi vũng lầy tội lỗi, Chúa Kitô không đứng bên trên mà kéo. Người đã tự nguyện đi xuống tận đáy sâu kiếp người khi vào trần gian. Đồng thân với con người trong kiếp phàm hèn chưa đủ, Chúa Kitô còn muốn đồng phận với loài người trong kiếp tội nhân, dù Người hoàn toàn vô tội. Tình yêu lên đến đỉnh cao khi người ta tự nguyện đồng thân, chung phận với nhau. Đồng thân, chung phận với nhau là một trong những hình thức liên đới đến cùng. Là con chiên tinh tuyền, là người tôi tớ trung thành và nhân hậu, Chúa Kitô đã nhận lấy mọi hậu quả tội lỗi của loài người vào chính bản thân Người. Điều đã được Ngôn sứ Isaia loan báo xưa về “Người Tôi Trung” nay ứng nghiệm nơi chính Chúa Kitô (x. Is 42,1-9; 49,1-7; 50,4-11).
Chọn con đường đi xuống để nâng loài người sa ngã lên, sự chọn lựa này của Chúa Giêsu đã làm hài lòng Chúa Cha. Đây là một sự chọn lựa phát xuất bởi tình yêu sung mãn. Chúa Thánh Thần với hình chim bồ câu ngự xuống trên Người là một dấu chỉ. Và các tầng trời mở ra, nghĩa là con đường cứu độ nay đã khai mở cho con người. Việc Chúa Giêsu chọn con đường đi xuống giúp chúng ta xác tín những chân lý sau:
1. Không một ai là không có thể được cứu rỗi: Các cứu hộ viên đứng trên bờ sông mà đưa tay ra thì những người ở xa bờ hay đang chìm dưới nước quả là khó có cơ may được cứu. Trái lại khi các cứu hộ viên đã lặn sâu xuống đáy sông thì mọi người đều có thể được cứu sống. Chúa Giêsu đã cúi xuống dưới chân các tông đồ, Người đã cúi xuống dưới chân của Giuđa, kẻ đã rắp tâm phản bội Người và Người sẵn sàng cúi xuống dưới chân hết mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chỉ cần chúng ta đồng thuận thì Người sẽ nâng chúng ta lên cùng Chúa Cha.
Mọi người đều có thể được cứu rỗi. Một chân lý của niềm tin và của niềm hy vọng. Bất cứ ai, dù trong hoàn cảnh tồi tệ nào đi nữa, thì vẫn luôn có Giêsu Kitô đứng dưới chân để sẵn sàng nâng lên. Chính vì thế mà thất vọng về chính mình là một sự tồi tệ thật đáng trách không kém gì khi ta thất vọng về tha nhân.
2. Trước tiên hãy trách mình, đừng trách tha nhân hay phàn nàn Chúa, nếu giả như chúng ta vẫn còn mãi mê trong tội. Một trong những thói xấu của người đắm chìm trong tội đó là tìm đủ lý do để bào chữa. Để làm giảm nhẹ trách nhiệm của mình, khi phạm tội, chúng ta thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho tha nhân, cho ma quỷ và thậm chí có người còn đổ lỗi cho cả Thiên Chúa. Phải tiên thiên loại trừ việc gán cho Thiên Chúa là tác nhân gây sự xấu, vì Thiên Chúa không hề, đúng hơn là không thể cám dỗ một ai. Chúng ta cũng cần chân nhận rằng thần dữ, người xấu hay ngoại cảnh cũng có góp phần nào đó trong tội của chúng ta. Tuy nhiên, các tác nhân ấy chỉ có thể làm tăng giảm mức độ trách nhiệm của chúng ta trên tội của mình. Nhưng không ai khác, chính chúng ta phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm mọi hành vi tội lỗi của mình.
Mừng mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa, mở đầu cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng, hãy cùng cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa vì đã yêu thương loài người đến cùng. Không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Đấng đã tự nguyện đồng hàng với chúng ta trong kiếp tội nhân. Đấng đã cúi mình để cho Gioan làm phép rửa khi khởi đầu công cuộc rao giảng tin mừng và kết thúc bằng cái chết trong thân phận một tội nhân trên thập giá mời gọi chúng ta hãy vững tâm và đừng sợ vì Người hằng luôn ở cùng chúng ta để yêu thương và độ trì chúng ta. Chính Người đã khẳng định: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời”(Ga 3,16). Và người môn đệ Chúa yêu đã xác tín chân lý này: “Phàm ai đặt hy vọng vào Đức Kitô thì làm cho mình nên thanh sạch như chính Người là Đấng thanh sạch”(1Ga 3,3). Chúa chịu phép rửa là Chúa mở cánh cửa hy vọng cho tất cả mọi người, mọi hoàn cảnh. Có nhiều điều với con người thì không thể nhưng với Thiên Chúa thì mọi sự đều là có thể (x.Mt 19,26).
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột