THÁNG HOA HỒNG (ROSARIO) – CÂU CHUYỆN TRUYỀN GIÁO
Cảm nhận về truyền giáo
Tháng 10, đối với người Công Giáo, là một tháng rất đặc biệt vì đây còn gọi là tháng Hoa Hồng – tháng Mân Côi, tháng kính Đức Mẹ. Đây cũng là tháng truyền giáo với cao điểm là Khánh Nhật truyền giáo thường rơi vào Chúa Nhật tuần thứ 3. Trong sứ điệp Khánh Nhật Truyền Giáo năm nay, Đức Thánh Cha Phanxico, vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ Nam Mỹ đã tha thiết kêu gọi tất cả các tín hữu hãy mạnh dạn công bố Tin Mừng và chống lại những tuyên truyền cho rằng việc công khai làm chứng cho Đức Kitô là vi phạm đến quyền tự do của người khác.
Cũng trong chiều hướng đó, chúng tôi muốn chia sẻ vài cảm nhận của một người Việt Nam đang đang sống và làm việc ở vùng truyền giáo Nam Mỹ với số phần trăm Công Giáo khá cao này.
Lâu nay người ta thường nghĩ truyền giáo là phải rửa tội thật nhiều, phải buộc người ta theo đạo của mình mới là truyền giáo. Cũng chính vì lẽ đó mà đã xảy ra biết bao hiểu lầm và những người có ý thức hệ Cộng sản và những người Hồi giáo cực đoan luôn tìm cách ngăn cản và trục xuất những nhà truyền giáo.
Chúng tôi còn nhớ cách đây cũng khá lâu khi chúng tôi tham dự một buổi thuyết trình tại Sài Gòn với chuyên đề truyền giáo của một linh mục gốc Việt đã từng làm việc truyền giáo tại nhiều nơi trên thế giới và hiện nay đang làm việc tại Hàn quốc, vị truyền giáo này đã chia sẻ với chúng tôi nhiều mẫu chuyện truyền giáo nhưng trong đó ngài có nói đến việc là không nên nghĩ rằng mình đến một quốc gia khác với danh nghĩa là nhà truyền giáo là mình muốn tự tung, tự tác và có tư tưởng là phải rửa tội thật nhiều mới thành công. Vào lúc đó, ngay bản thân chúng tôi không mấy thích thú với vị truyền giáo này vì nghĩ rằng mình đi truyền giáo mà không rửa tội thì đi truyền giáo để làm gì! Tuy nhiên, sau nhiều năm sống nơi xứ người như một nhà truyền giáo, chúng tôi mới nghiệm ra rằng những gì mà vị truyền giáo đàn anh kia chia sẻ trước đây rất đúng với tâm trạng của chúng tôi hiện nay.
Có một lần khi chúng tôi đi thăm hai anh em đồng hương trẻ thuộc Dòng Don Bosco (bên Paraguay hiện giờ có 4 tu sĩ Saledieng Don Bosco người Việt), hai người anh em Saledieng Don Bosco này đã ở Paraguay gần 4 năm qua và đang làm việc với các trẻ bụi đời ở thủ đô Asunción, Paraguay tâm sự rằng lúc đầu khi mới về làm việc này, các thầy cảm thấy ê chề thất vọng vì lối sống vô văn hóa và thậm chí kì thị của các trẻ bụi đời khi biết các thầy không phải là người Paraguay. Chúng tôi nói đùa với hai thầy rằng bọn bụi đời thì làm gì có văn hóa. Các thầy chỉ cười và nói thêm rằng có những lúc cảm thấy nản và muốn bỏ cuộc khi thấy những gì mình dấn thân dường như vô nghĩa. Các thầy chia sẻ rằng có một lần một phái đoàn đến thăm cộng đoàn “bụi đời” nơi hai thầy làm việc và tặng quà cho cộng đoàn để cộng đoàn phân phát cho các em. Ngày hôm sau khi các thầy vừa mặt một áo thun mới, bọn bụi đời nhìn thầy và nói vẻ xấc láo: “Tú usas nuestras ropas” (tạm dịch là: Mày dùng đồ của tụi tao) vì bọn chúng tưởng là các thầy dùng đồ từ thiện của phái đoàn vừa mới tặng. Mất dạy, xấc láo, bừa bãi, trộm cắp… trong cộng đoàn nơi các thầy đang làm việc xảy ra hàng ngày nếu người nào không có một dây thần kinh thép, sự kiên nhẫn và vị tha chắc không thể nào sống đến ngày thứ hai trong cộng đoàn “bụi đời” này. Vậy mà hai người anh em Saledieng Don Bosco Việt nam của chúng ta đang sống và làm chứng được. Các thầy cũng tâm sự rằng nhiều lúc bực lắm muốn đấm cho mấy thằng mất dạy đó một trận cho nên thân nhưng đời tu dạy mình là không nên dùng cơ bắp hay những lời nói nặng như mấy bà bán cá ngoài chợ để nguôi cơn giận nhưng là chính bằng hành động cụ thể, bằng sự yêu thương mới thu phục được lòng người. Các trẻ bụi đời đều có những hoàn cảnh rất giống nhau là thiếu vằng tình thương của người thân, nay họ sống với những người xa lạ, dù đó là những bậc chân tu đi nữa thì đối với các em, những bậc chân tu ấy vẫn không có trọng lượng gì nếu đối xử tệ bạc hay có những hình phạt nặng nề khi các em sai lỗi. Chính gương của thánh Bosco đã là một phương châm sống và nay đang thể hiện nơi các con cái của ngài, trong đó có những anh em tu sĩ Việt nam trẻ này. Hai thầy nói thêm rằng họ cảm thấy rất vui, dù niềm vui ngẳn ngủi khi mỗi ngày các trẻ bụi đời thay đổi. Truyền giáo ngày nay không nhất thiết phải làm những chuyện gì to tát là lấp núi, dời non hay phải rửa tội thật nhiều như thánh Phanxico Xavie ngày xưa, nhưng giúp biến đổi và lay động tâm hồn dù chỉ một người và làm cho người đó hạnh phúc thì đó là cách truyền giáo xứng hợp nhất đúng như lời Chúa Giêsu đã nói: “Tôi bảo các ông: Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải". (Xc. Lc 15, 3-7).
Những ngày vừa qua chúng tôi có dịp đi giảng tĩnh tâm cho một số nơi để chuẩn bị cho các em lãnh nhận bí tích thêm sức. Chúng tôi nhận ra một điều rằng rất nhiều người ngày nay, trong đó phần đông là giới trẻ đang khát một đời sống tâm linh và rất cần những những vị mục tử đồng hành và xoa dịu cơn khát của họ trước trào lưu tục hóa và nhiều giáo phái đang mạnh lên trong khi người Công Giáo đang dậm chân tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà Đức Giáo Hoàng đương kiêm người Nam Mỹ đã tha thiết kêu gọi một sự cải tố Giáo Hội toàn diện mà chính Ngài là người đầu tiên trong việc thực thi việc thay đổi này. Có lẽ nhiều người sẽ khó chịu với cung cách của vị Giáo Hoàng đầy cá tính này vì lâu nay mình sống như vậy có ai nói gì đâu. Trong cuộc phỏng vấn dành cho các tạp chí văn hóa của Dòng Tên được công bố ngày 19-9 vừa qua, Đức Phanxico nói rõ: “Các cải tổ cơ cấu hay tổ chức là thứ yếu, nghĩa là diễn ra về sau. Cải tổ trước tiên phải là cải tổ cách thức hiện hữu. Các thừa tác viên của Tin Mừng phải là những con người có khả năng sưởi ấm trái tim người khác, có khả năng đối thoại và đồng hành cùng con người, có khả năng bước vào bóng đêm, bóng tối của cuộc đời họ mà không bị lạc lối.”.
Hôm nay là ngày cuối tháng 10, kết thúc tháng Hoa Hồng, tháng Mân Côi và cũng là ngày kỷ niệm thụ phong linh mục của 7 anh em chúng tôi. 3 trong số 7 người anh em chúng tôi vừa mới trở về Viện Nam làm việc sau khi đạt được những văn bằng cao ở Roma và Philippines, 4 người còn lại vẫn đang làm việc truyền giáo ở Papua New Guinea, Hàn Quốc và Paraguay. Tạ ơn Chúa đã cho chúng con được trở nên những dụng cụ trong tay Ngài. Những năm qua dù có nhiều thăng trầm và có những lúc tưởng chừng như chao đảo, vấp ngã, nhưng nhờ ơn Ngài phù trì, nâng đỡ chúng con đã vượt qua những cơn sóng gió. Xin Chúa tiếp tục nâng đỡ chúng con trong cuộc hành trình này, để chúng con không hổ thẹn khi trở thành môn đệ Chúa. Xin cảm ơn mọi người đã bằng nhiều cách qua thư từ, điện thoại, facebook... đã và đang nâng đỡ và ủi an anh em chúng con trong sứ vụ linh mục, nhất là sứ vụ truyền giáo xa quê hương. Chúa sẽ trả công bội hậu cho quí vị trong những thánh lễ và lời cầu nguyện của chúng con hàng ngày. Ngày mai là ngày lễ Các Thánh (1/11), xin Các Thánh luôn cầu bầu và phù hộ cho những người thân yêu và bạn bè của chúng con. Felicidades!!!
Paraguay, 31 tháng 10 năm 2013 –Kỷ niệm ngày lãnh sứ vụ linh mục
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Cảm nhận về truyền giáo
Cũng trong chiều hướng đó, chúng tôi muốn chia sẻ vài cảm nhận của một người Việt Nam đang đang sống và làm việc ở vùng truyền giáo Nam Mỹ với số phần trăm Công Giáo khá cao này.
Lâu nay người ta thường nghĩ truyền giáo là phải rửa tội thật nhiều, phải buộc người ta theo đạo của mình mới là truyền giáo. Cũng chính vì lẽ đó mà đã xảy ra biết bao hiểu lầm và những người có ý thức hệ Cộng sản và những người Hồi giáo cực đoan luôn tìm cách ngăn cản và trục xuất những nhà truyền giáo.
Chúng tôi còn nhớ cách đây cũng khá lâu khi chúng tôi tham dự một buổi thuyết trình tại Sài Gòn với chuyên đề truyền giáo của một linh mục gốc Việt đã từng làm việc truyền giáo tại nhiều nơi trên thế giới và hiện nay đang làm việc tại Hàn quốc, vị truyền giáo này đã chia sẻ với chúng tôi nhiều mẫu chuyện truyền giáo nhưng trong đó ngài có nói đến việc là không nên nghĩ rằng mình đến một quốc gia khác với danh nghĩa là nhà truyền giáo là mình muốn tự tung, tự tác và có tư tưởng là phải rửa tội thật nhiều mới thành công. Vào lúc đó, ngay bản thân chúng tôi không mấy thích thú với vị truyền giáo này vì nghĩ rằng mình đi truyền giáo mà không rửa tội thì đi truyền giáo để làm gì! Tuy nhiên, sau nhiều năm sống nơi xứ người như một nhà truyền giáo, chúng tôi mới nghiệm ra rằng những gì mà vị truyền giáo đàn anh kia chia sẻ trước đây rất đúng với tâm trạng của chúng tôi hiện nay.
Những ngày vừa qua chúng tôi có dịp đi giảng tĩnh tâm cho một số nơi để chuẩn bị cho các em lãnh nhận bí tích thêm sức. Chúng tôi nhận ra một điều rằng rất nhiều người ngày nay, trong đó phần đông là giới trẻ đang khát một đời sống tâm linh và rất cần những những vị mục tử đồng hành và xoa dịu cơn khát của họ trước trào lưu tục hóa và nhiều giáo phái đang mạnh lên trong khi người Công Giáo đang dậm chân tại chỗ. Chính vì lẽ đó mà Đức Giáo Hoàng đương kiêm người Nam Mỹ đã tha thiết kêu gọi một sự cải tố Giáo Hội toàn diện mà chính Ngài là người đầu tiên trong việc thực thi việc thay đổi này. Có lẽ nhiều người sẽ khó chịu với cung cách của vị Giáo Hoàng đầy cá tính này vì lâu nay mình sống như vậy có ai nói gì đâu. Trong cuộc phỏng vấn dành cho các tạp chí văn hóa của Dòng Tên được công bố ngày 19-9 vừa qua, Đức Phanxico nói rõ: “Các cải tổ cơ cấu hay tổ chức là thứ yếu, nghĩa là diễn ra về sau. Cải tổ trước tiên phải là cải tổ cách thức hiện hữu. Các thừa tác viên của Tin Mừng phải là những con người có khả năng sưởi ấm trái tim người khác, có khả năng đối thoại và đồng hành cùng con người, có khả năng bước vào bóng đêm, bóng tối của cuộc đời họ mà không bị lạc lối.”.
Paraguay, 31 tháng 10 năm 2013 –Kỷ niệm ngày lãnh sứ vụ linh mục
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.