Trên phần mộ người qúa cố.
Người Công Giáo hằng năm dành ngày 02.11. cùng cả tháng Mười Một tưởng nhớ đến cùng cầu nguyện cho những người đã qua đời. Tập tục đạo đức này rất phù hợp trong đời sống cùng thời sự. Vì sự tưởng nhớ đến người qúa cố đã ăn rễ sâu xưa nay trong đời sống con người .
Nhớ đến người đã ra đi về đời sau là lòng đạo đức.
Nhớ đến cùng cầu nguyện cho người đã qúa cố là nếp sống lòng hiếu thảo biết ơn.
Nhớ đến cùng ôn lại những công đức, những kỷ niệm với người đã qúa vãng, mà ngày xưa đã có thời cùng chung sống với họ, hay biết về họ là nếp sống văn hóa, cùng muốn học hỏi kinh nghiệm của người xưa cho hôm nay cùng ngày mai.
Có nhiều cung cách khác nhau về nghi lễ tưởng nhớ người qúa cố. Người Công Giáo thường hay đốt thắp cây nến cho người qúa cố lúc đọc kinh ở nhà, hay nơi nghĩa trang khi ra thăm viếng phần mộ.
1. Cây nến đức tin cho người qúa cố.
Xin đốt thắp cây nến đức tin vào Thiên Chúa tình yêu trên phần mộ, trước di ảnh:
- Tổ Tiên, Ông Bà. Họ là những người đã gầy dựng, vun trồng cho cây gia phả dòng họ con cháu được phát triển liên tục, xum xuê tươi tốt.
- Cha Mẹ. Các ngài là người sinh thành, hy sinh lo lắng nuôi dưỡng dậy dỗ con cháu nên người cả về thể xác lẫn tinh thần suốt cả đời sống. Thân xác, dòng máu, tính tình của con cái có nguồn gốc căn rễ từ nơi cha mẹ. Những thói quen tập quán trong đời sống về tinh thần cũng như cung cách sinh sống, con cái học hỏi được nơi cha mẹ, và được cha mẹ chỉ bảo uốn nắn từ khi còn thơ bé.
- Chồng hay vợ. Tình nghĩa vợ chồng ngày xưa đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn, hy vọng và thất vọng, cùng nhau vui hưởng và cùng nhau hy sinh chịu đựng. Đời sống chung gia đình vợ chồng là của nhau và cho nhau.
- Con cái đã qua đời. Chúng là ân đức phúc lộc của Trời Cao ban cho đời cha mẹ. Chúng là tài sản, niềm vui hạnh phúc cho gia đình.
- Anh, Chị, Em đã qua đời. Là con cái trong gia đình, anh chị em được cha mẹ sinh thành, giáo dục dậy dỗ uốn nắn, cùng lớn lên, cùng ăn chung, cùng chơi chung với nhau, cùng chia sẻ với nhau niềm vui sướng hạnh phúc, những lo lắng của gia đình, và có thời lúc cùng nâng đỡ nhau: chị ngã em nâng.
- Những người trong thân tộc dòng họ. Họ là những nhánh cành cùng chia sẻ dòng máu sức sống của cùng một cây gia phả mà từ tổ tiên đã gieo vun trồng phát triển nên.
- Những vị ân nhân. Họ là ngững người đã trực tiếp hay gián tiếp làm ơn cho ta trong đời sống. Họ là Cô giáo, Thầy giáo, là người cho ta cơm áo mặc khi gặp cảnh túng thiếu bệnh tật đau yếu, là người bao bọc che chở ta khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn bối rối, là người hướng dẫn ta về đời sống thiêng liêng đạo gíao, là những người giúp đỡ ta thoát khỏi cảnh khốn khó...
- Những anh hùng chiến sĩ đã dấn thân xây dựng cùng hy sinh gìn giữ bảo vệ quê hương đất nước, nơi là nguồn gốc văn hóa dân tộc, nơi chúng ta sinh ra lớn lên, nơi chúng ta sinh sống làm việc.
- Những Bạn bè. Ngày xưa chúng ta và họ đã có thời cùng đi học chung lớp chung trường, cùng làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau tinh thần cũng như vật chất.
- Những Linh mục, Tu Sỹ nam nữ. Họ là những người đã nghe theo tiếng kêu gọi từ Trời cao từ bỏ những gì là cá nhân riêng tư, chọn nếp sống hy sinh dấn thân làm chứng rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa giữa con người, sống làm nhân chứng cho những gía trị tinh thần như bác ái, hy sinh, trung thành, khiêm nhường, cho Giáo Hội Chúa ở trần gian.
- Những người quen biết. Họ là những người ngày trước đã cùng chung sống trong cùng làng xã, tỉnh thành, xứ đạo, hội đoàn. Họ cũng đã để lại những kỷ niệm, những ân tình, và cả những mắc nợ tinh thần với nhau nữa.
Trước phần mộ người đã qua đời nằm sâu trong lòng đất, trước di ảnh người qúa cố, tâm tình lòng nhớ nhung biết ơn bừng nổi dậy trong tâm trí ta.
Và ta cũng như nghe lời thầm nhắn nhủ của người qúa cố vang vọng từ nấm mồ:
„Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra tôi.
Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi, và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi bây giờ nằm chôn kín trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi. Vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
Nhưng những gì ngày xưa tôi cho đi, bây giờ tôi nhận trở lại.“
Những kỷ niệm vui buồn ngày xưa đã cùng nhau chung sống trải qua là những tâm tình luôn ẩn hiện sâu đậm trong tâm trí người còn đang sống.
Nhưng giáo lý đạo giáo nói về sự sống cùng sự chết của con người cũng vang vọng trong tâm hồn con người chúng ta. Tiếng vang vọng hướng tâm trí về thập gía Chúa Giêsu Kitô.
2. Thập gía Chúa Giêsu
Trên cây thập gía Chúa Giêsu Kito đã chịu bị đóng đinh và chết trên đó. Xưa nay nói đến thập gía con người chúng ta có cảm giác rùng rợn sợ hãi. Chúa Giêsu Kitô bị kết án đóng đinh treo trên đó. Ngày nay hễ nơi nào có tai nạn lưu thông xảy ra gây chết chóc hay bị thương, người ta dựng cây thập giá nơi đó, để tưởng nhớ đến người đã chết đã bị thương nơi đây, và còn muốn nhắc nhớ nói lên rằng:phải cẩn thận, đoạn đường này đã hay thường xảy ra tai nạn.
Nhưng Thập gía Chúa Giêsu Kitô không là cây hình phạt nói về sự chết hãi hùng. Cây thập gía Chúa Giêsu đã nối liền hai bờ vực thẳm trời và đất, Thiên Chúa và con người lại với nhau. Và như thế trở thành nhịp cầu mang ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người có lòng ngay chính đi về với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã nhắn nhủ: „Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ai tuân giữ lời Thầy truyền, người đó ở trong tình yêu của Thầy.“ ( Ga 15, ̣-10.)
Con người chúng ta xưa nay hằng khao khát ngưỡng vọng sự công chính ngay giữa lòng đời sống xã hội có qúa nhiều bất công. Nhưng bằng cách thế nao ? Câu trả lời vang vọng từ bờ bên kia nhịp cầu: Chỉ còn lại tình yêu.
Chỉ còn lại tình yêu! Chúng ta là con cháu, người chịu ơn, người còn đang sống trên trần gian với lòng biết ơn tưởng nhớ những người đã qúa cố, mà ngày xưa họ đã bằng tấm lòng yêu mến trao tặng làm ơn cho ta. Và dâng lời khấn nguyện cùng Thiên Chúa tình yêu cho họ, xin Ngài ban ơn tha thứ những thiếu xót , lỗi lầm người qúa cố đã vấp phạm vướng mắc.
Hình ảnh cùng những kỷ niệm, tình yêu và những công đức của người qúa cố vẫn hằng in hằn nét sâu đậm trong tâm trí người còn sống. Nhưng thân xác họ đã biến tiêu tan hay thiêu đốt thành tro bụi.
Nhớ về họ, vì thế không khỏi có tâm tình thắc mắc như thế nghĩa là gì? Hay như lời ca của Trịnh công Sơn cũng đã nêu lên câu hỏi: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?
3. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi ?
Kinh Thánh thuật lại: „Thiên Chúa lấy bụi đất nặn thành thân xác con người, và Ngài thổi sinh khí vào mũi nó. Nó liền có sự sống trở nên một sinh vật.“ (St 2, 7). Và Thiên Chúa phán bảo con người: „Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.“ (St 3,19.)
Bụi đất với suy nghĩ tin tưởng của con mgười là vật thể nhỏ bé li ti cùng chẳng có gía trị kílô gì cả. Bụi đất theo làn gío cuốn bay luân chuyển trong không khí, bụi đất dơ bẩn người ta đạp dưới chân, không ai muốn bị bụi đất dính vào thân thể mình. Người ta quyét cạo bụi đất hất vất bỏ vào thùng rác, cho ra một góc chung với rác.
Nhưng Thiên Chúa lại lấy bụi đất tạo thành thân xác con người.
Cũng theo giáo lý Công Giáo, Thiên Chúa tạo thành trời đất vũ trụ do quyền năng của Ngài. Đất là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong thiên nhiên. Đất mang chứa sức sống cho mọi loài cây cỏ được mọc lên phát triển xanh tươi.
Như thế, đất là báu vật trong thiên nhiên. Và hạt bụi đất Thiên Chúa dùng để tạo thành con người đã có mầm sự sống.
Hạt bụi đất mang chất chứa mầm sự sống, mà Thiên Chúa dùng để tạo thành con người không còn là tầm thường vô gía trị nữa. Nhưng là hạt bụi cao qúy, có gía trị khôn lường. Hạt bụi đó lại được Thiên Chúa chúc phúc thánh hóa ban cho sinh khí sự sống của chính Ngài thổi vào, cho nên giống hình ảnh của Ngài.
Tình yêu Thiên Chúa đã biến đổi hạt bụi đất thành thân xác con người với những bộ phận cơ quan thân thể tinh vi lạ lùng, cho có sinh khí sự sống, cho có đời sống với những giai đoạn qúa khứ hiện tại và tương lai, cho có trí khôn hoạch định phát triển vươn lên và nhất là niềm hy vọng. Cho dù đời sống con người với những giới hạn về thể xác lẫn trí khôn tinh thẩn, như yếu đuối bệnh tật, suy hiểu không thấu suốt được, trí nhớ lúc tốt lúc kém hay quên, và sau cùng phải chết.
Chúa Giêsu Kito, Con Thiên Chúa, từ trời cao xuống trần gian làm người, chấp nhận mang kiếp sống thân phận bụi đất của con người trần gian. Ngài cũng đã chết, nhưng Ngài không nằm lại trong nấm mồ sự chết. Ngài đã sống lại từ cõi chết. Sự sống lại của Chúa Giêsu mang lại sinh khí hơi thở sự sống của Thiên Chúa trở lại cho con người chúng ta sau khi chết.
Từ bụi đất có sinh khí hơi thở của Thiên Chúa cho người được tạo thành đi vào đời sống trên trần gian.
Khi chết thân xác con người tiêu tan trở về với bụi đất. Nhưng nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kito, con người nhận được sinh khí hơi thở của Thiên Chúa trở lại, và được đi vào sự sống bên Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cho con người.
*********************************
Ánh sáng ngọn lửa cây nến đức tin đốt thắp trên phần mộ, trước di ảnh người qúa cố là lời cầu nguyện, cùng lòng yêu mến và biết ơn tưởng nhớ của chúng ta cho họ.
Ánh sáng tỏa chiếu từ cây nến đốt thắp trên phần mộ hay trước di ảnh người qúa cố là ánh sáng cây nến rửa tội, mà ngày xưa người qua đời đã tiếp nhận ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích rửa tội đã được đốt thắp từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh.
Ánh sáng ngọn nến đức tin vào Thiên Chúa trên phần mộ hay trước di ảnh người qúa cố nói lên lòng tin tưởng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tháng cầu cho các Linh Hồn, 02.11.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Người Công Giáo hằng năm dành ngày 02.11. cùng cả tháng Mười Một tưởng nhớ đến cùng cầu nguyện cho những người đã qua đời. Tập tục đạo đức này rất phù hợp trong đời sống cùng thời sự. Vì sự tưởng nhớ đến người qúa cố đã ăn rễ sâu xưa nay trong đời sống con người .
Nhớ đến người đã ra đi về đời sau là lòng đạo đức.
Nhớ đến cùng cầu nguyện cho người đã qúa cố là nếp sống lòng hiếu thảo biết ơn.
Nhớ đến cùng ôn lại những công đức, những kỷ niệm với người đã qúa vãng, mà ngày xưa đã có thời cùng chung sống với họ, hay biết về họ là nếp sống văn hóa, cùng muốn học hỏi kinh nghiệm của người xưa cho hôm nay cùng ngày mai.
Có nhiều cung cách khác nhau về nghi lễ tưởng nhớ người qúa cố. Người Công Giáo thường hay đốt thắp cây nến cho người qúa cố lúc đọc kinh ở nhà, hay nơi nghĩa trang khi ra thăm viếng phần mộ.
1. Cây nến đức tin cho người qúa cố.
Xin đốt thắp cây nến đức tin vào Thiên Chúa tình yêu trên phần mộ, trước di ảnh:
- Tổ Tiên, Ông Bà. Họ là những người đã gầy dựng, vun trồng cho cây gia phả dòng họ con cháu được phát triển liên tục, xum xuê tươi tốt.
- Cha Mẹ. Các ngài là người sinh thành, hy sinh lo lắng nuôi dưỡng dậy dỗ con cháu nên người cả về thể xác lẫn tinh thần suốt cả đời sống. Thân xác, dòng máu, tính tình của con cái có nguồn gốc căn rễ từ nơi cha mẹ. Những thói quen tập quán trong đời sống về tinh thần cũng như cung cách sinh sống, con cái học hỏi được nơi cha mẹ, và được cha mẹ chỉ bảo uốn nắn từ khi còn thơ bé.
- Chồng hay vợ. Tình nghĩa vợ chồng ngày xưa đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn, hy vọng và thất vọng, cùng nhau vui hưởng và cùng nhau hy sinh chịu đựng. Đời sống chung gia đình vợ chồng là của nhau và cho nhau.
- Con cái đã qua đời. Chúng là ân đức phúc lộc của Trời Cao ban cho đời cha mẹ. Chúng là tài sản, niềm vui hạnh phúc cho gia đình.
- Anh, Chị, Em đã qua đời. Là con cái trong gia đình, anh chị em được cha mẹ sinh thành, giáo dục dậy dỗ uốn nắn, cùng lớn lên, cùng ăn chung, cùng chơi chung với nhau, cùng chia sẻ với nhau niềm vui sướng hạnh phúc, những lo lắng của gia đình, và có thời lúc cùng nâng đỡ nhau: chị ngã em nâng.
- Những người trong thân tộc dòng họ. Họ là những nhánh cành cùng chia sẻ dòng máu sức sống của cùng một cây gia phả mà từ tổ tiên đã gieo vun trồng phát triển nên.
- Những vị ân nhân. Họ là ngững người đã trực tiếp hay gián tiếp làm ơn cho ta trong đời sống. Họ là Cô giáo, Thầy giáo, là người cho ta cơm áo mặc khi gặp cảnh túng thiếu bệnh tật đau yếu, là người bao bọc che chở ta khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn bối rối, là người hướng dẫn ta về đời sống thiêng liêng đạo gíao, là những người giúp đỡ ta thoát khỏi cảnh khốn khó...
- Những anh hùng chiến sĩ đã dấn thân xây dựng cùng hy sinh gìn giữ bảo vệ quê hương đất nước, nơi là nguồn gốc văn hóa dân tộc, nơi chúng ta sinh ra lớn lên, nơi chúng ta sinh sống làm việc.
- Những Bạn bè. Ngày xưa chúng ta và họ đã có thời cùng đi học chung lớp chung trường, cùng làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau tinh thần cũng như vật chất.
- Những Linh mục, Tu Sỹ nam nữ. Họ là những người đã nghe theo tiếng kêu gọi từ Trời cao từ bỏ những gì là cá nhân riêng tư, chọn nếp sống hy sinh dấn thân làm chứng rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa giữa con người, sống làm nhân chứng cho những gía trị tinh thần như bác ái, hy sinh, trung thành, khiêm nhường, cho Giáo Hội Chúa ở trần gian.
- Những người quen biết. Họ là những người ngày trước đã cùng chung sống trong cùng làng xã, tỉnh thành, xứ đạo, hội đoàn. Họ cũng đã để lại những kỷ niệm, những ân tình, và cả những mắc nợ tinh thần với nhau nữa.
Trước phần mộ người đã qua đời nằm sâu trong lòng đất, trước di ảnh người qúa cố, tâm tình lòng nhớ nhung biết ơn bừng nổi dậy trong tâm trí ta.
Và ta cũng như nghe lời thầm nhắn nhủ của người qúa cố vang vọng từ nấm mồ:
„Tôi ra đi bây giờ nằm sâu dưới lòng đất. Nhưng tôi tin rằng tôi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng sinh thành ra tôi.
Tôi nằm sâu trong lòng nấm mồ này. Nhưng tôi vẫn hằng hy vọng trông mong Thiên Chúa sẽ cứu độ tôi, và sẽ cho tôi sống lại được hưởng đời sống bất diệt, như Ngài đã cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết.
Tôi bây giờ nằm chôn kín trong nấm mồ xây kín bằng xi-măng cát đá. Nhưng tôi hằng có tâm tình yêu mến Thiên Chúa của tôi. Vì ngài là Cha đời tôi, Ngài hằng yêu mến tôi.
Và tôi tâm niệm rằng:
Những gì ngày xưa tôi xây dựng làm ra, giờ này tôi phải bỏ lại.
Những gì ngày xưa tôi thu góp tích lũy để dành, giờ này tôi không mang đi được.
Nhưng những gì ngày xưa tôi cho đi, bây giờ tôi nhận trở lại.“
Những kỷ niệm vui buồn ngày xưa đã cùng nhau chung sống trải qua là những tâm tình luôn ẩn hiện sâu đậm trong tâm trí người còn đang sống.
Nhưng giáo lý đạo giáo nói về sự sống cùng sự chết của con người cũng vang vọng trong tâm hồn con người chúng ta. Tiếng vang vọng hướng tâm trí về thập gía Chúa Giêsu Kitô.
2. Thập gía Chúa Giêsu
Trên cây thập gía Chúa Giêsu Kito đã chịu bị đóng đinh và chết trên đó. Xưa nay nói đến thập gía con người chúng ta có cảm giác rùng rợn sợ hãi. Chúa Giêsu Kitô bị kết án đóng đinh treo trên đó. Ngày nay hễ nơi nào có tai nạn lưu thông xảy ra gây chết chóc hay bị thương, người ta dựng cây thập giá nơi đó, để tưởng nhớ đến người đã chết đã bị thương nơi đây, và còn muốn nhắc nhớ nói lên rằng:phải cẩn thận, đoạn đường này đã hay thường xảy ra tai nạn.
Nhưng Thập gía Chúa Giêsu Kitô không là cây hình phạt nói về sự chết hãi hùng. Cây thập gía Chúa Giêsu đã nối liền hai bờ vực thẳm trời và đất, Thiên Chúa và con người lại với nhau. Và như thế trở thành nhịp cầu mang ơn cứu rỗi cho tất cả mọi người có lòng ngay chính đi về với Thiên Chúa.
Chúa Giêsu đã nhắn nhủ: „Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Ai tuân giữ lời Thầy truyền, người đó ở trong tình yêu của Thầy.“ ( Ga 15, ̣-10.)
Con người chúng ta xưa nay hằng khao khát ngưỡng vọng sự công chính ngay giữa lòng đời sống xã hội có qúa nhiều bất công. Nhưng bằng cách thế nao ? Câu trả lời vang vọng từ bờ bên kia nhịp cầu: Chỉ còn lại tình yêu.
Chỉ còn lại tình yêu! Chúng ta là con cháu, người chịu ơn, người còn đang sống trên trần gian với lòng biết ơn tưởng nhớ những người đã qúa cố, mà ngày xưa họ đã bằng tấm lòng yêu mến trao tặng làm ơn cho ta. Và dâng lời khấn nguyện cùng Thiên Chúa tình yêu cho họ, xin Ngài ban ơn tha thứ những thiếu xót , lỗi lầm người qúa cố đã vấp phạm vướng mắc.
Hình ảnh cùng những kỷ niệm, tình yêu và những công đức của người qúa cố vẫn hằng in hằn nét sâu đậm trong tâm trí người còn sống. Nhưng thân xác họ đã biến tiêu tan hay thiêu đốt thành tro bụi.
Nhớ về họ, vì thế không khỏi có tâm tình thắc mắc như thế nghĩa là gì? Hay như lời ca của Trịnh công Sơn cũng đã nêu lên câu hỏi: Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi?
3. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi ?
Kinh Thánh thuật lại: „Thiên Chúa lấy bụi đất nặn thành thân xác con người, và Ngài thổi sinh khí vào mũi nó. Nó liền có sự sống trở nên một sinh vật.“ (St 2, 7). Và Thiên Chúa phán bảo con người: „Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.“ (St 3,19.)
Bụi đất với suy nghĩ tin tưởng của con mgười là vật thể nhỏ bé li ti cùng chẳng có gía trị kílô gì cả. Bụi đất theo làn gío cuốn bay luân chuyển trong không khí, bụi đất dơ bẩn người ta đạp dưới chân, không ai muốn bị bụi đất dính vào thân thể mình. Người ta quyét cạo bụi đất hất vất bỏ vào thùng rác, cho ra một góc chung với rác.
Nhưng Thiên Chúa lại lấy bụi đất tạo thành thân xác con người.
Cũng theo giáo lý Công Giáo, Thiên Chúa tạo thành trời đất vũ trụ do quyền năng của Ngài. Đất là công trình tạo dựng của Thiên Chúa trong thiên nhiên. Đất mang chứa sức sống cho mọi loài cây cỏ được mọc lên phát triển xanh tươi.
Như thế, đất là báu vật trong thiên nhiên. Và hạt bụi đất Thiên Chúa dùng để tạo thành con người đã có mầm sự sống.
Hạt bụi đất mang chất chứa mầm sự sống, mà Thiên Chúa dùng để tạo thành con người không còn là tầm thường vô gía trị nữa. Nhưng là hạt bụi cao qúy, có gía trị khôn lường. Hạt bụi đó lại được Thiên Chúa chúc phúc thánh hóa ban cho sinh khí sự sống của chính Ngài thổi vào, cho nên giống hình ảnh của Ngài.
Tình yêu Thiên Chúa đã biến đổi hạt bụi đất thành thân xác con người với những bộ phận cơ quan thân thể tinh vi lạ lùng, cho có sinh khí sự sống, cho có đời sống với những giai đoạn qúa khứ hiện tại và tương lai, cho có trí khôn hoạch định phát triển vươn lên và nhất là niềm hy vọng. Cho dù đời sống con người với những giới hạn về thể xác lẫn trí khôn tinh thẩn, như yếu đuối bệnh tật, suy hiểu không thấu suốt được, trí nhớ lúc tốt lúc kém hay quên, và sau cùng phải chết.
Chúa Giêsu Kito, Con Thiên Chúa, từ trời cao xuống trần gian làm người, chấp nhận mang kiếp sống thân phận bụi đất của con người trần gian. Ngài cũng đã chết, nhưng Ngài không nằm lại trong nấm mồ sự chết. Ngài đã sống lại từ cõi chết. Sự sống lại của Chúa Giêsu mang lại sinh khí hơi thở sự sống của Thiên Chúa trở lại cho con người chúng ta sau khi chết.
Từ bụi đất có sinh khí hơi thở của Thiên Chúa cho người được tạo thành đi vào đời sống trên trần gian.
Khi chết thân xác con người tiêu tan trở về với bụi đất. Nhưng nhờ sự chết và sống lại của Chúa Giêsu Kito, con người nhận được sinh khí hơi thở của Thiên Chúa trở lại, và được đi vào sự sống bên Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống cho con người.
*********************************
Ánh sáng ngọn lửa cây nến đức tin đốt thắp trên phần mộ, trước di ảnh người qúa cố là lời cầu nguyện, cùng lòng yêu mến và biết ơn tưởng nhớ của chúng ta cho họ.
Ánh sáng tỏa chiếu từ cây nến đốt thắp trên phần mộ hay trước di ảnh người qúa cố là ánh sáng cây nến rửa tội, mà ngày xưa người qua đời đã tiếp nhận ngày lãnh nhận làn nước Bí Tích rửa tội đã được đốt thắp từ cây nến Chúa Giêsu phục sinh.
Ánh sáng ngọn nến đức tin vào Thiên Chúa trên phần mộ hay trước di ảnh người qúa cố nói lên lòng tin tưởng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tháng cầu cho các Linh Hồn, 02.11.2013
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long