Tình nguyện viên Công Giáo Thái Lan cứu trợ người tị nạn từ Miến Điện
Ứng phó cuộc khủng hoảng nhân đạo đang đẩy hàng chục ngàn người của một nhóm dân tộc thiểu số ở Miến Điện phải rời khỏi quê hương, Caritas Thái Lan đang chăm sóc cho những người tị nạn chạy trốn bạo lực ở đất nước mình.
“Caritas Thái Lan đặc biệt dành riêng trong năm nay để giải quyết vấn đề người tị nạn như một trong những vấn đề ưu tiên của chúng tôi”, Cha Pairat Sriparasert - tổng thư ký Caritas Thái Lan, đã nói với CNA tháng trước.
Những người Rohingya là nhóm thiểu số sống trong bang Rakhine của Miến Điện và thực hành đạo Hồi. Từ lâu họ đã bị đàn áp bởi phần lớn tín đồ Phật giáo quốc gia, và vào năm 2012, các cuộc bạo loạn ở Rakhine đã chuyển khoảng 125.000 người Rohingya đi nơi khác.
Cha Sriparasert giải thích: “Cuộc khủng hoảng ở Rohingya là một vấn đề trọng yếu lớn và cấp bách với Thái Lan và các nước láng giềng Đông Nam Á”.
Nhiều người Rohingya chạy trốn đến Bangladesh hay Thái Lan, nơi họ tìm cách đến Malaysia.
Cha Sriparasert nói: “ước tính có khoảng 2.000 người Rohingya đang bị giữ trong các trung tâm giam giữ khác nhau của Thái Lan”.
Cha lo sợ rằng “con số có thể tăng hơn nữa khi mùa mưa ngưng và biển lặng trong vài tháng tới”.
Nhiều người Rohingya chạy trốn khỏi Miến Điện bằng thuyền, trả tiền cho con buôn để thoát khỏi bị phân biệt đối xử trong đất nước của họ.
Cha Sriparasert than thở: “Họ dễ có rủi ro bị ngược đãi, sách nhiễu, bóc lột và buôn người, những thứ buộc họ vào tình trạng sợ hãi triền miên và khốn khổ”.
Khi đến Thái Lan, những người tị nạn Rohingya được đưa vào các trung tâm lưu giữ riêng biệt. Những người đàn ông đang bị giữ ở miền nam Thái Lan, trong khi đó phụ nữ và trẻ em bị giới hạn trong những nơi trú ẩn tạm thời chật ních, những nơi không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện sống của người bị giam giữ, ở các tỉnh phía Bắc.
Cha Sriparasert lưu ý rằng Caritas đang hợp tác với Cơ quan Công Giáo về Cứu trợ khẩn cấp và Phục vụ (COER), cũng như các trung tâm hoạt động xã hội của giáo phận để cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho những người tị nạn tại các trung tâm giam giữ của chính phủ.
Phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp được thành lập để điều tra các vụ lạm dụng, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ.
Một người đàn ông nói rằng, người tị nạn Rohingya ở Thái Lan không được cấp giấy phép lao động và do đó bị trả lương thấp . “Tại thời điểm không được bảo vệ này, đàn bà, trẻ em cũng như người đàn ông bị dụ dỗ để buôn người, hiệu quả xuống thấp, vô nhân đạo và điều kiện làm việc nguy hiểm.”
Cha Anucha Chaowpraeknoi - Tuyên úy của Cơ quan Công Giáo về Cứu trợ khẩn cấp và Phục vụ (COER), nói với CNA ngày 03/09 rằng, các tình nguyện viên của nhóm “đã và đang làm công việc rất tốt , hỗ trợ tư vấn, trợ giúp y tế và cung cấp chăm sóc y tế cơ bản và các sản phẩm vệ sinh”.
Cha giả thích: “Chúng tôi đang cố gắng để nâng cao phẩm giá cuộc sống của họ ở các trung tâm lưu giữ.”
“Những nỗ lực củng cố... kêu gọi yêu thương theo đức tin Công Giáo của chúng tôi, để phục vụ những người nghèo, để xây dựng hòa bình, và để tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.”
Người Rohingya đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ phân biệt đối xử theo luật Miến Điện kể từ khi đất nước giành được độc lập vào năm 1948. Cả dân tộc thiểu số Hồi giáo và Kitô giáo bị đàn áp trong quốc gia có dân số gần 90% tín đồ Phật giáo.
Pháp luật Miến Điện có hiệu lực phủ nhận quyền công dân của người Rohingya, và cả chính phủ lẫn xã hội xem họ là những người nhập cư bất hợp pháp.
Theo BBC, người Rohingya ở Miến Điện phải được cấp phép để kết hôn, thường liên quan đến việc vòi tiền của các nhân viên nhà nước. Sau khi kết hôn, họ được yêu cầu ký một thỏa thuận họ sẽ không có nhiều hơn hai con.
Anthony Đông Thái
“Caritas Thái Lan đặc biệt dành riêng trong năm nay để giải quyết vấn đề người tị nạn như một trong những vấn đề ưu tiên của chúng tôi”, Cha Pairat Sriparasert - tổng thư ký Caritas Thái Lan, đã nói với CNA tháng trước.
Những người Rohingya là nhóm thiểu số sống trong bang Rakhine của Miến Điện và thực hành đạo Hồi. Từ lâu họ đã bị đàn áp bởi phần lớn tín đồ Phật giáo quốc gia, và vào năm 2012, các cuộc bạo loạn ở Rakhine đã chuyển khoảng 125.000 người Rohingya đi nơi khác.
Cha Sriparasert giải thích: “Cuộc khủng hoảng ở Rohingya là một vấn đề trọng yếu lớn và cấp bách với Thái Lan và các nước láng giềng Đông Nam Á”.
Nhiều người Rohingya chạy trốn đến Bangladesh hay Thái Lan, nơi họ tìm cách đến Malaysia.
Cha Sriparasert nói: “ước tính có khoảng 2.000 người Rohingya đang bị giữ trong các trung tâm giam giữ khác nhau của Thái Lan”.
Cha lo sợ rằng “con số có thể tăng hơn nữa khi mùa mưa ngưng và biển lặng trong vài tháng tới”.
Nhiều người Rohingya chạy trốn khỏi Miến Điện bằng thuyền, trả tiền cho con buôn để thoát khỏi bị phân biệt đối xử trong đất nước của họ.
Cha Sriparasert than thở: “Họ dễ có rủi ro bị ngược đãi, sách nhiễu, bóc lột và buôn người, những thứ buộc họ vào tình trạng sợ hãi triền miên và khốn khổ”.
Khi đến Thái Lan, những người tị nạn Rohingya được đưa vào các trung tâm lưu giữ riêng biệt. Những người đàn ông đang bị giữ ở miền nam Thái Lan, trong khi đó phụ nữ và trẻ em bị giới hạn trong những nơi trú ẩn tạm thời chật ních, những nơi không đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện sống của người bị giam giữ, ở các tỉnh phía Bắc.
Cha Sriparasert lưu ý rằng Caritas đang hợp tác với Cơ quan Công Giáo về Cứu trợ khẩn cấp và Phục vụ (COER), cũng như các trung tâm hoạt động xã hội của giáo phận để cung cấp các dịch vụ xã hội và y tế cho những người tị nạn tại các trung tâm giam giữ của chính phủ.
Phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp được thành lập để điều tra các vụ lạm dụng, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ.
Một người đàn ông nói rằng, người tị nạn Rohingya ở Thái Lan không được cấp giấy phép lao động và do đó bị trả lương thấp . “Tại thời điểm không được bảo vệ này, đàn bà, trẻ em cũng như người đàn ông bị dụ dỗ để buôn người, hiệu quả xuống thấp, vô nhân đạo và điều kiện làm việc nguy hiểm.”
Cha Anucha Chaowpraeknoi - Tuyên úy của Cơ quan Công Giáo về Cứu trợ khẩn cấp và Phục vụ (COER), nói với CNA ngày 03/09 rằng, các tình nguyện viên của nhóm “đã và đang làm công việc rất tốt , hỗ trợ tư vấn, trợ giúp y tế và cung cấp chăm sóc y tế cơ bản và các sản phẩm vệ sinh”.
Cha giả thích: “Chúng tôi đang cố gắng để nâng cao phẩm giá cuộc sống của họ ở các trung tâm lưu giữ.”
“Những nỗ lực củng cố... kêu gọi yêu thương theo đức tin Công Giáo của chúng tôi, để phục vụ những người nghèo, để xây dựng hòa bình, và để tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại giữa các tôn giáo.”
Người Rohingya đã phải chịu đựng nhiều thập kỷ phân biệt đối xử theo luật Miến Điện kể từ khi đất nước giành được độc lập vào năm 1948. Cả dân tộc thiểu số Hồi giáo và Kitô giáo bị đàn áp trong quốc gia có dân số gần 90% tín đồ Phật giáo.
Pháp luật Miến Điện có hiệu lực phủ nhận quyền công dân của người Rohingya, và cả chính phủ lẫn xã hội xem họ là những người nhập cư bất hợp pháp.
Theo BBC, người Rohingya ở Miến Điện phải được cấp phép để kết hôn, thường liên quan đến việc vòi tiền của các nhân viên nhà nước. Sau khi kết hôn, họ được yêu cầu ký một thỏa thuận họ sẽ không có nhiều hơn hai con.
Anthony Đông Thái