Đức Hồng Y Bechara Boutros al-Rahi, Thượng Phụ của Giáo Hội Công Giáo Maronite, có trụ sở tại Li Băng, đã kêu gọi thế giới chú ý đến một thực tế mà cộng đồng quốc tế có thể đã lãng quên, đó là có 1.5 triệu người tị nạn Sy-ria đang cư trú tại Li Băng. Dân số của quốc gia này rất ít, và lãnh thổ của nó cũng rất nhỏ bé. Cho nên, Li Băng là quốc gia có tỉ lệ người tị nạn cao nhất trên thế giới; hơn một phần tư dân số ở Li Băng ngày nay là những người tị nạn. Sự căng thẳng đối với cơ sở hạ tầng của đất nước, và nền kinh tế của quốc gia này có thể tưởng tượng ra được. Cố nhiên, những điều ấy cũng kéo theo những căng thẳng chính trị sâu xa.
Li Băng, như chúng ta có lẽ đã biết, là quốc gia đã nhiều lần đón tiếp những người tị nạn. Tiêu biểu là làn sóng di dân khổng lồ của người Palestine, sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, và sau các cuộc chiến tranh giữa Israel và các quốc gia Ả Rập trong vùng Trung Đông vào năm 1967.
Làn sóng di dân đã làm mất ổn định chính trị nội bộ mỏng manh của Li Băng và đẩy đất nước này vào cuộc nội chiến kéo dài 17 năm. Vì vậy, những lo lắng của Đức Hồng Y thật là chính đáng. Hơn nữa, như một người gắn bó sâu sắc trong đời sống xã hội, chính trị cũng như tôn giáo của đất nước, ngài cần phải lên tiếng khi tình hình đã trở nên không thể chịu đựng nổi nữa.
Đức Thượng Phụ đề nghị rằng những người tị nạn phải được gửi về Syria, nơi ngày nay đang có rất nhiều khu vực an toàn, và chính phủ Li Băng nên làm điều này mà không cần chờ một sự giúp đỡ quốc tế mà có thể là không bao giờ đến.
Vấn đề là, tất nhiên, Syria không muốn chấp nhận những người tị nạn, vì nhiều người trong số họ có thể là “những thành phần nguy hiểm”, theo quan điểm của chính phủ Bashar al-Assad. Đó chính là những người mà cuộc nội chiến đã được thiết kế để đẩy họ ra khỏi biên giới trong một nỗ lực nhằm tái cân bằng các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong nước.
Tất nhiên, những người tị nạn ở Syria có thể được định cư tại các nước thứ ba, nơi họ có thể được hội nhập tốt hơn và có thể tìm kiếm được những cơ hội sinh kế ổn định hơn. Tuy nhiên, một số nước đã từng chấp nhận rộng rãi người Syria, nay quay sang từ chối hoặc nhận rất ít.
Trong khi đó, những nước khác ở Trung Đông đang quan sát và học bài học của Li Băng. Trong khi hoan nghênh những khách ngoại kiều là một yêu cầu khách quan của Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần, người ta nên xem xét những ảnh hưởng mà điều này sẽ có trên cộng đồng nước chủ nhà. Không một quốc gia châu Âu nào chào đón những người tị nạn đến mức như Li Băng, và những gì Li Băng đã làm là một ví dụ về lòng bác ái, nhưng đồng thời cũng là một lời cảnh báo.
Li Băng, như chúng ta có lẽ đã biết, là quốc gia đã nhiều lần đón tiếp những người tị nạn. Tiêu biểu là làn sóng di dân khổng lồ của người Palestine, sau khi nhà nước Israel được thành lập vào năm 1948, và sau các cuộc chiến tranh giữa Israel và các quốc gia Ả Rập trong vùng Trung Đông vào năm 1967.
Làn sóng di dân đã làm mất ổn định chính trị nội bộ mỏng manh của Li Băng và đẩy đất nước này vào cuộc nội chiến kéo dài 17 năm. Vì vậy, những lo lắng của Đức Hồng Y thật là chính đáng. Hơn nữa, như một người gắn bó sâu sắc trong đời sống xã hội, chính trị cũng như tôn giáo của đất nước, ngài cần phải lên tiếng khi tình hình đã trở nên không thể chịu đựng nổi nữa.
Đức Thượng Phụ đề nghị rằng những người tị nạn phải được gửi về Syria, nơi ngày nay đang có rất nhiều khu vực an toàn, và chính phủ Li Băng nên làm điều này mà không cần chờ một sự giúp đỡ quốc tế mà có thể là không bao giờ đến.
Vấn đề là, tất nhiên, Syria không muốn chấp nhận những người tị nạn, vì nhiều người trong số họ có thể là “những thành phần nguy hiểm”, theo quan điểm của chính phủ Bashar al-Assad. Đó chính là những người mà cuộc nội chiến đã được thiết kế để đẩy họ ra khỏi biên giới trong một nỗ lực nhằm tái cân bằng các nhóm sắc tộc và tôn giáo trong nước.
Tất nhiên, những người tị nạn ở Syria có thể được định cư tại các nước thứ ba, nơi họ có thể được hội nhập tốt hơn và có thể tìm kiếm được những cơ hội sinh kế ổn định hơn. Tuy nhiên, một số nước đã từng chấp nhận rộng rãi người Syria, nay quay sang từ chối hoặc nhận rất ít.
Trong khi đó, những nước khác ở Trung Đông đang quan sát và học bài học của Li Băng. Trong khi hoan nghênh những khách ngoại kiều là một yêu cầu khách quan của Tin Mừng, như Đức Giáo Hoàng đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần, người ta nên xem xét những ảnh hưởng mà điều này sẽ có trên cộng đồng nước chủ nhà. Không một quốc gia châu Âu nào chào đón những người tị nạn đến mức như Li Băng, và những gì Li Băng đã làm là một ví dụ về lòng bác ái, nhưng đồng thời cũng là một lời cảnh báo.