Ở Ba Tây, người ta thường cho rằng các khu ổ chuột chỉ có du đãng và Ngũ Tuần hiện diện. Đây là lời kết án Giáo Hội Công Giáo, song song với chính phủ và nhiều định chế xã hội khác, đã gần như bỏ rơi những khu này trong khi người khác thấy đây là một cơ hội để nhào vô.
Xét về nhiều mặt, lời kết án ấy bất công, vì rất nhiều người Công Giáo hiện đang làm việc một cách anh hùng giữa các người nghèo của Ba Tây và khắp nơi trên thế giới. Nhưng đôi khi, cách nhìn đó cũng nói lên sự thực và trong ngày thứ tư của cuộc viếng thăm Ba Tây, Đức Phanxicô đang làm cho cách nhìn đó thay đổi.
Tại khu ổ chuột nổi tiếng của Rio gọi là Varginha, trong một cộng đoàn nhỏ có tên Manguinhos, Giáo Hội Công Giáo quả đã được nhìn thấy rõ. Đức Phanxicô tới để nói với khu ổ chuột này rằng: Giáo Hội ở cùng anh chị em.
Con số thống kê của chính phủ cho biết gần 11 triệu người Ba Tây đang sống trong các khu ổ chuột như khu được Đức Phanxciô tới viếng, chiếm 6% dân số toàn quốc và họ là những người nghèo nhất trong số người nghèo.
Thứ Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã nâng những người này lên làm tấm gương soi lương tâm quốc gia. Ngài nói: “thước đo sự cao cả của một xã hội tìm thấy nơi cung cách họ đối xử với những người túng thiếu, những người không có chi ngoài sự nghèo nàn của họ”.
Tại quê hướng Á Căn Đình của ngài, Đức Phanxicô từng được mệnh danh là “giáo hoàng của các khu ổ chuột”. Cả về thực chất lẫn biểu tượng, Đức Phanxicô thực đã biến ngài thành tông đồ của cư dân ổ chuột khắp nơi.
Trong một bài diễn văn được coi là có tính chính trị và xã hội nhậy bén nhất của chuyến đi này, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “không ai có thể ở dửng dưng đối với các bất quân bình dai dẳng trên thế giới... Người dân Ba Tây, nhất là những người khiêm tốn nhất, có thể dạy thế giới bài học về liên đới, một từ ngữ thường hay bị quên hoặc làm cho câm họng vì nó không làm người ta thoải mái... Tôi muốn đưa ra lời kêu gọi với những người đang sở hữu nhiều tài nguyên hơn, với các giới hữu trách công cộng và với mọi người thiện chí đang phục vụ công bằng xã hội rằng: đừng bao giờ mệt mỏi trong việc tạo ra một thế giới công chính hơn, được đánh dấu bằng tình liên đới lớn lao hơn”.
Xét theo ngữ cảnh, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng nghe như lời gián tiếp chúc lành cho phong trào biểu tình ồ ạt phát khởi tại Ba Tây trong tháng Sáu, khi hằng triệu người chiếm đường phố để bày tỏ sự bất mãn của họ đối với các chi tiêu công cộng lãng phí vào Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2014 và Thế Vận Hội năm 2016, trong khi các dịch vụ căn bản như giáo dục, chăm sóc ý tế, vận chuyển và các cố gắng chống nghèo bị làm ngơ.
Oái oăm thay, Đức Phanxicô đọc bài diễn văn mạnh mẽ tại khu ổ chuột này sau khi thăm viếng dinh thành phố Rio, nơi ngài làm phép lá cờ Thế Vận Hội và gặp gỡ đại biểu các thể tháo gia.
Ở Varginha, Đức Phanxicô cũng đã trực tiếp nói với giới trẻ Ba Tây, những kiến trúc sư và người tổ chức các cuộc biểu tình hồi tháng Sáu. Ngài nói: “Các bạn trẻ thân mến, các bạn có một mẫn cảm đặc biệt đối với bất công, nhưng các bạn thường thất vọng bởi các sự kiện nói lên nạn tham nhũng từ phía những người đặt quyền lợi riêng lên trên thiện ích chung”.
"Với các bạn và với mọi người, tôi xin nhắc lại: các bạn đừng bao giờ thất vọng cả, đừng đánh mất niềm tin tưởng, đừng để niềm hy vọng của các bạn tắt ngúm”.
Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra lời trách cứ mà trong ngữ cảnh này, ai cũng biết chắc là lời chỉ trích chính phủ Ba Tây.
Rio de Janeiro đã chấp nhận chiến thuật “bình định” các khu ổ chuột, bằng cách nhổ tận gốc tội ác có tổ chức và những người buôn bán ma túy. Trong ít ngày qua, khu ổ chuột mà Đức Phanxicô tới thăm vốn được gọi là “Dải Gaza” của Rio, là khung cảnh diễn ra các va chạm đổ máu giữa các nhóm du đãng với nhau nhằm kiểm soát hay giữa các nhóm này và cảnh sát.
Năm ngoái, cảnh sát và các sở an ninh đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, và thành phố này huyênh hoang cho rằng đến nay, yên ổn đã được vãn hồi. Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn nhấn mạnh rằng bình định chỉ có nghĩa triển khai các đội cảnh sát chứ không cung cấp bất cứ tài nguyên giáo dục, y tế, chống nghèo và phát tiển kinh tế nào. Vả lại cũng không có gì là thường xuyên cả.
Điều rõ ràng là Đức Phanxicô hình như về phe với những nhà phê bình này. Ngài nói: “không lượng ‘xây dựng hoà bình’ nào có khả năng kéo dài, mà hoà hợp và hạnh phúc cũng không thể nào đạt được trong một xã hội coi thường, đẩy ra bên lề hay loại bỏ một phần của chính mình. Xã hội loại này chỉ làm nghèo chính nó, nó đã đánh mất một điều chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng cũng cho thấy một phần phong cách riêng của mình. Có lúc, ngài khuyến khích người ta đại lượng, dù với những phương tiện hạn hữu, khi nhắc lại câu phương ngôn của Châu Mỹ La Tinh: “Bạn luôn luôn có thể thêm nước vào nồi đậu”.
Ngài cũng biện luận rằng trong cuộc đấu tranh chống sự nghèo đói, cung hiến trợ giúp vật chất mà thôi không đủ. Theo ngài, điều chủ yếu là xây dựng hạ tầng luân lý cho xã hội bằng cách bảo vệ các giá trị cốt lõi sau đây:
• "Sự sống, vốn là một ơn phúc của Thiên Chúa, một giá trị luôn phải được bảo vệ và cổ vũ”;
• "Gia đình, nền tảng của việc chung sống và là phương thuốc chống việc phân mảnh của xã hội”;
• "Giáo dục toàn diện, điều không thể bị giản lược vào duy việc thông truyền tín liệu cho mục tiêu sinh lợi”;
• "Y tế, điều phải tìm phúc lợi toàn vẹn của con người, kể cả chiều kích tâm linh”;
• "An ninh, trong xác tín rằng chỉ có thể vượt thắng được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người”.
Người ta còn phải chờ mới thấy cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô mang lại bao nhiêu khác biệt trong thế giới thực. Chân Phúc Gioan Phaolô II từng viếng một cộng đoàn khác của khu ổ chuột Varginha vào năm 1980 và cũng nói những điều tương tự. Và điều hiển nhiên là những vấn nạn nằm bên dưới khó có thể biến mất trong 33 năm vừa qua.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng, ngay sau khi được bầu vào hồi tháng Ba, đã cam kết dấn thân đối với viễn kiến “một Giáo Hội nghèo cho người nghèo”. Ít nhất trong khoảnh khắc đáng nhớ tại một khu ổ chuột của Ba Tây vào hôm thứ Năm, xem ra ngài đã chứng tỏ được cam kết này.
Xét về nhiều mặt, lời kết án ấy bất công, vì rất nhiều người Công Giáo hiện đang làm việc một cách anh hùng giữa các người nghèo của Ba Tây và khắp nơi trên thế giới. Nhưng đôi khi, cách nhìn đó cũng nói lên sự thực và trong ngày thứ tư của cuộc viếng thăm Ba Tây, Đức Phanxicô đang làm cho cách nhìn đó thay đổi.
Tại khu ổ chuột nổi tiếng của Rio gọi là Varginha, trong một cộng đoàn nhỏ có tên Manguinhos, Giáo Hội Công Giáo quả đã được nhìn thấy rõ. Đức Phanxicô tới để nói với khu ổ chuột này rằng: Giáo Hội ở cùng anh chị em.
Con số thống kê của chính phủ cho biết gần 11 triệu người Ba Tây đang sống trong các khu ổ chuột như khu được Đức Phanxciô tới viếng, chiếm 6% dân số toàn quốc và họ là những người nghèo nhất trong số người nghèo.
Thứ Năm vừa qua, Đức Phanxicô đã nâng những người này lên làm tấm gương soi lương tâm quốc gia. Ngài nói: “thước đo sự cao cả của một xã hội tìm thấy nơi cung cách họ đối xử với những người túng thiếu, những người không có chi ngoài sự nghèo nàn của họ”.
Tại quê hướng Á Căn Đình của ngài, Đức Phanxicô từng được mệnh danh là “giáo hoàng của các khu ổ chuột”. Cả về thực chất lẫn biểu tượng, Đức Phanxicô thực đã biến ngài thành tông đồ của cư dân ổ chuột khắp nơi.
Trong một bài diễn văn được coi là có tính chính trị và xã hội nhậy bén nhất của chuyến đi này, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “không ai có thể ở dửng dưng đối với các bất quân bình dai dẳng trên thế giới... Người dân Ba Tây, nhất là những người khiêm tốn nhất, có thể dạy thế giới bài học về liên đới, một từ ngữ thường hay bị quên hoặc làm cho câm họng vì nó không làm người ta thoải mái... Tôi muốn đưa ra lời kêu gọi với những người đang sở hữu nhiều tài nguyên hơn, với các giới hữu trách công cộng và với mọi người thiện chí đang phục vụ công bằng xã hội rằng: đừng bao giờ mệt mỏi trong việc tạo ra một thế giới công chính hơn, được đánh dấu bằng tình liên đới lớn lao hơn”.
Xét theo ngữ cảnh, bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng nghe như lời gián tiếp chúc lành cho phong trào biểu tình ồ ạt phát khởi tại Ba Tây trong tháng Sáu, khi hằng triệu người chiếm đường phố để bày tỏ sự bất mãn của họ đối với các chi tiêu công cộng lãng phí vào Giải Túc Cầu Thế Giới năm 2014 và Thế Vận Hội năm 2016, trong khi các dịch vụ căn bản như giáo dục, chăm sóc ý tế, vận chuyển và các cố gắng chống nghèo bị làm ngơ.
Oái oăm thay, Đức Phanxicô đọc bài diễn văn mạnh mẽ tại khu ổ chuột này sau khi thăm viếng dinh thành phố Rio, nơi ngài làm phép lá cờ Thế Vận Hội và gặp gỡ đại biểu các thể tháo gia.
Ở Varginha, Đức Phanxicô cũng đã trực tiếp nói với giới trẻ Ba Tây, những kiến trúc sư và người tổ chức các cuộc biểu tình hồi tháng Sáu. Ngài nói: “Các bạn trẻ thân mến, các bạn có một mẫn cảm đặc biệt đối với bất công, nhưng các bạn thường thất vọng bởi các sự kiện nói lên nạn tham nhũng từ phía những người đặt quyền lợi riêng lên trên thiện ích chung”.
"Với các bạn và với mọi người, tôi xin nhắc lại: các bạn đừng bao giờ thất vọng cả, đừng đánh mất niềm tin tưởng, đừng để niềm hy vọng của các bạn tắt ngúm”.
Đức Giáo Hoàng cũng đưa ra lời trách cứ mà trong ngữ cảnh này, ai cũng biết chắc là lời chỉ trích chính phủ Ba Tây.
Rio de Janeiro đã chấp nhận chiến thuật “bình định” các khu ổ chuột, bằng cách nhổ tận gốc tội ác có tổ chức và những người buôn bán ma túy. Trong ít ngày qua, khu ổ chuột mà Đức Phanxicô tới thăm vốn được gọi là “Dải Gaza” của Rio, là khung cảnh diễn ra các va chạm đổ máu giữa các nhóm du đãng với nhau nhằm kiểm soát hay giữa các nhóm này và cảnh sát.
Năm ngoái, cảnh sát và các sở an ninh đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, và thành phố này huyênh hoang cho rằng đến nay, yên ổn đã được vãn hồi. Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn nhấn mạnh rằng bình định chỉ có nghĩa triển khai các đội cảnh sát chứ không cung cấp bất cứ tài nguyên giáo dục, y tế, chống nghèo và phát tiển kinh tế nào. Vả lại cũng không có gì là thường xuyên cả.
Điều rõ ràng là Đức Phanxicô hình như về phe với những nhà phê bình này. Ngài nói: “không lượng ‘xây dựng hoà bình’ nào có khả năng kéo dài, mà hoà hợp và hạnh phúc cũng không thể nào đạt được trong một xã hội coi thường, đẩy ra bên lề hay loại bỏ một phần của chính mình. Xã hội loại này chỉ làm nghèo chính nó, nó đã đánh mất một điều chủ yếu”.
Đức Giáo Hoàng cũng cho thấy một phần phong cách riêng của mình. Có lúc, ngài khuyến khích người ta đại lượng, dù với những phương tiện hạn hữu, khi nhắc lại câu phương ngôn của Châu Mỹ La Tinh: “Bạn luôn luôn có thể thêm nước vào nồi đậu”.
Ngài cũng biện luận rằng trong cuộc đấu tranh chống sự nghèo đói, cung hiến trợ giúp vật chất mà thôi không đủ. Theo ngài, điều chủ yếu là xây dựng hạ tầng luân lý cho xã hội bằng cách bảo vệ các giá trị cốt lõi sau đây:
• "Sự sống, vốn là một ơn phúc của Thiên Chúa, một giá trị luôn phải được bảo vệ và cổ vũ”;
• "Gia đình, nền tảng của việc chung sống và là phương thuốc chống việc phân mảnh của xã hội”;
• "Giáo dục toàn diện, điều không thể bị giản lược vào duy việc thông truyền tín liệu cho mục tiêu sinh lợi”;
• "Y tế, điều phải tìm phúc lợi toàn vẹn của con người, kể cả chiều kích tâm linh”;
• "An ninh, trong xác tín rằng chỉ có thể vượt thắng được bạo lực bằng cách thay đổi tâm hồn con người”.
Người ta còn phải chờ mới thấy cuộc viếng thăm của Đức Phanxicô mang lại bao nhiêu khác biệt trong thế giới thực. Chân Phúc Gioan Phaolô II từng viếng một cộng đoàn khác của khu ổ chuột Varginha vào năm 1980 và cũng nói những điều tương tự. Và điều hiển nhiên là những vấn nạn nằm bên dưới khó có thể biến mất trong 33 năm vừa qua.
Tuy nhiên, Đức Phanxicô là vị giáo hoàng, ngay sau khi được bầu vào hồi tháng Ba, đã cam kết dấn thân đối với viễn kiến “một Giáo Hội nghèo cho người nghèo”. Ít nhất trong khoảnh khắc đáng nhớ tại một khu ổ chuột của Ba Tây vào hôm thứ Năm, xem ra ngài đã chứng tỏ được cam kết này.