Đêm tưởng nhớ nhân giỗ 25 năm cố Nhạc sư Phanxicô Átxidi Hải Linh
Nhân dịp giỗ 25 năm của cố Nhạc sư Phanxicô Átxidi Hải Linh, Nhóm Quê Hương và các Môn sinh, cùng Lm. Giuse Nguyễn Văn Chủ, cha xứ giáo xứ Xóm Thuốc kiêm Hạt trưởng Hạt Gò Vấp, đã tổ chức buổi Hợp ca Tưởng niệm – trình tấu một số tác phẩm do chính cố Nhạc sư sáng tác, vào lúc 19g30, ngày 31-5-2013, tại nhà thờ Xóm Thuốc, 213 Quang Trung, P 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Xem Hình
Cơn mưa chiều xối xả kéo dài nửa giờ đã làm ngập nhiều tuyến đường thành phố, nhưng giúp làm cho trời mát dịu hơn trong những ngày hè nóng nực. Khách mời và các thành phần tham dự đêm tưởng niệm đã lần lượt kéo nhau về hướng nhà thờ Xóm Thuốc. Khoảng 19g, cổng khu vực nhà thờ mở ra và mọi người đi vào chỗ ngồi, theo sự hướng dẫn của ban trật tự giáo xứ.
Đúng 19g40, linh mục Nguyễn Văn Chủ ngỏ lời chào mừng và giới thiệu quan khách. Tham dự buổi tưởng niệm là các vị khách quý: Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn; Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục Nha Trang, nguyên Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM, cố vấn Ủy ban thánh nhạc; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM; Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê, nguyên GS dân tộc âm nhạc dân tộc học tại Đại học Sorbonne, Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO; cha Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, Tổng Giáo phận Sàigòn; các cha Hạt trưởng, Bề trên Dòng nam nữ, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo sư âm nhạc, nhạc sĩ, khách mời, ca viên các ca đoàn và khoảng gần 1.700 người tham dự.
Sau lời giới thiệu chương trình của cha Xuân Thảo, hai vị giới thiệu chương trình là linh mục Đinh Trọng Đệ, OFM, và Sr Ngọc Lan, Dòng Nữ Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ (FMM), với chất giọng truyền cảm, bắt đầu giới thiệu phần tưởng niệm nhạc sư Hải Linh. Mọi người đứng lên cùng tưởng niệm nhạc sư, lắng nghe bài “Dạo khúc cung thương” do Nhạc sĩ Nam Hải chỉ huy dàn nhạc. Nhạc phẩm này, nhạc sư viết vào năm 1983 cho Đàn phím. Sau khi Cố Nhạc Sư qua đời, năm 1988, nhạc sĩ Nam Hải đã soạn cho Dàn nhạc hòa tấu. Giai điệu, khi trầm lắng, khi réo rắt vươn cao, hòa quyện với tâm tình cảm mến và tri ân của thân quyến cũng như của các môn sinh.
Tiếp sau là phần Hợp ca Tưởng niệm, do Ca Đoàn Quê Hương và Dàn nhạc thể hiện qua một số tác phẩm của Cố Nhạc Sư. Mở đầu là bài ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ, thơ của Hàn Mặc Tử, được Nhạc Sư phổ nhạc vào năm 1958. Bản hợp xướng này đã được trình tấu lần đầu tiên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn cùng với dàn nhạc New York của nhạc trưởng Sherman cũng vào năm 1958, do chính Cố Nhạc Sư điều khiển. Hôm nay, trong tâm tình tưởng nhớ Cố Nhạc Sư, trên 140 ca viên Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc cùng trình tấu nhạc phẩm nầy, dưới sự điều khiển của Nữ tu Ca trưởng Thiên Lan.
Hợp xướng “Thằng Bờm” được Cố Nhạc Sư phổ nhạc năm 1970, dựa theo bài ca dao mang tựa đề “Thằng Bờm”, mà ai ai trong chúng ta cũng đã từng biết, từng nghe và thuộc nằm lòng...Nhạc sư Hải Linh diễn tả cảm xúc bài ca dao này qua thể loại Hợp xướng, với phần đệm vui nhộn bằng một công thức hòa âm cố định và liên tục cho cả 5 câu thơ, được các bè Nữ kể lại bằng các giai điệu mang đậm tính Dân gian. Nhạc phẩm nầy được trình bày dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ca Trưởng Hương Vĩnh. Mọi người vỗ tay nhiều cho bài hát vui nhộn và khá lạ này.
Tiếp nối chương trình là Trường Ca AVE MARIA, được Cố Nhạc Sư Hải Linh phổ nhạc vào bài thơ “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” của thi sĩ Hàn Mặc Tử, từ năm 1956 đến năm 1986 mới hoàn tất, nhưng nhiều Đoạn sau khi phổ nhạc đã được trình tấu ngay trong các thập niên 70, 80 của thế kỷ 20. Qua bản trường ca nầy, ta có thể thấy “Thơ định hướng cho Nhạc,” và “Nhạc lại chắp cánh cho Thơ.” Hai ngành nghệ thuật thi ca và âm nhạc quyện vào nhau trong một cuộc giao duyên kỳ thú. Trong bản Trường ca này, cũng như trong các tác phẩm hợp xướng khác của nhạc sư Hải Linh, nét nhạc thoáng mỏng, đơn âm truyền thống được nâng lên bậc đa âm, đa điệu, qua phần đệm của dàn nhạc giao hưởng do Nhạc sĩ Nam Hải biên soạn, tạo thêm sự trang trọng, đầy đặn, phong phú về âm sắc và hình tượng âm nhạc, nâng cao tiếng hát của ca đoàn. Trường ca Ave Maria được Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc trình tấu, dưới sự điều khiển của Lm nhạc sĩ Ca trưởng Xuân Thảo.
Năm 1987, để chuẩn bị Đại lễ tôn phong 117 vị Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh (vào 19-6-1988), Nhạc sư đã sáng tác “Bài Ca Khải Hoàn” và bài “Nhân Chứng Đức Tin”. Đây cũng là hai tác phẩm cuối đời của Nhạc sư. Bài Nhân Chứng Đức Tin mời gọi chúng ta noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tuyên xưng niềm tin, “Vang lên câu hoan ca chúc tụng Chúa quang vinh/ Vang lên câu hoan ca mừng chiến công huy hoàng”. Nhạc sĩ Nam Hải viết cho Dàn nhạc đệm. Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc thể hiện xuất sắc bài Hợp xướng “Nhân Chứng Đức Tin”, dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ca trưởng Hương Vĩnh.
Sau đó, mọi người nghe Dàn nhạc hòa tấu bài Hang Bê-lem, được Nhạc sư viết vào tháng 11 năm 1945. Đến nay, bài hát gần tròn 68 tuổi nầy đã trở nên quen thuộc, đã đi vào lòng người, và là bài thánh ca không thể thiếu mỗi khi Mùa Giáng Sinh về. Nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá là “một trong những bài hát hay nhất thời đó, và được phổ biến nhanh nhất ở cả hai bên lương, giáo.” Nhạc sĩ Nam Hải soạn cho Dàn nhạc hòa tấu, và đích thân Nhạc sĩ điều khiển.
Nối tiếp là bài “Ngài là Thiên Chúa” (Te Deum) do Ca trưởng Nữ tu Thiên Lan điều khiển. Trong thập niên 70, tại Việt Nam, nhạc sư Hải Linh là nhạc sĩ duy nhất dùng bản dịch tiếng Việt của Linh mục Anh Minh để phổ nhạc thành một bài Hợp Xướng dị giọng, trang trọng và tha thiết. Dàn nhạc đệm theo bản phối khí của Nhạc sĩ P. Kim. Mọi người lắng nghe bài này, cùng hiệp thông trong cùng một lời Tạ Ơn, mà Cố Nhạc Sư đã suốt đời dâng lên Thiên Chúa.
Phần cuối chương trình là phát biểu của các vị khách quý. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nói: “Tôi xin nói vài cảm nhận về Chân và Thiện chứ không dám nói về Mỹ (âm nhạc). Về âm nhạc, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM, nói nhỏ với tôi rằng ngài chưa bao giờ nghe ca đoàn nào hát hay đến vậy. Trong những ngày qua, tôi rất mệt với công việc dồn dập, nhưng buổi tối nay đã làm cho tâm hồn tôi thật phấn chấn và thoải mái. Sài gòn có 200 giáo xứ và gần 1.500 ca đoàn, với đủ hạng tuổi tham gia. Ca đoàn Quê hương cũng có đủ hạng tuổi, nhưng vẫn hát thật hay. Do đó, tôi khích lệ mọi người có khà năng âm nhạc hãy tham gia các ca đoàn ở địa phương của mình. Xin cám ơn ban tổ chức, ca đoàn Quê Hương và mọi người đến đây hôm nay”.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa giải thích về lối sáng tác “thoáng mỏng” của nhạc sư Hải Linh. Ngài nói: “Hai nét chính trong lối viết này được tóm gọn trong câu: trước hết cứ nắn cho giai điệu thật hay, có nhiều âm hưởng dân ca càng tốt. Sau đó mới "lựa" vào hoà âm… Bằng nhiều tác phẩm để lại cho hậu thế, với những dòng ca rất được ưa chuộng và một lối viết nhạc rất riêng, Hải Linh đã đóng góp nhiều trong lãnh vực âm nhạc nhất là lãnh vực thánh ca, nhờ đó, khẳng định được vai trò của mình, vai trò của lớp người đi khai phá trong sáng tác và hòa âm nhạc đạo cũng như nhạc đời. Qua các tác phẩm đa dạng và phong phú, Hải Linh như muốn nói với mọi người rằng: "Tuy chúng tôi dùng kỹ thuật hoà âm và sáng tác tiên tiến của thế giới, nhưng chúng tôi luôn vẫn là chúng tôi, chúng tôi luôn vẫn là người VIỆT NAM".
GS.TS Trần Văn Khê, mặc áo đỏ và ngồi xe lăn, phát biểu: “Tôi hân hạnh và vinh dự được tham dự hôm nay để nghe các bài hát được trình tấu thật hay. Tôi quen với Hải Linh khi Hải Linh học nhạc ở Paris, Pháp. Tôi rất mến Hải Linh vì nhạc sư quan tâm nhiều đến âm nhạc dân tộc: ca từ là những bài thơ, bài ca dao, chẳng hạn bài thằng Bờm. Nhạc sư quan tâm cả đến các bè phụ, để cho hài hòa bài hát, từ đơn âm đơn điệu đến đa âm và đa điệu. Do đó, giới âm nhạc ở Pháp và Mỹ hoan nghênh âm nhạc của Hải Linh. Tôi chúc mừng ca đoàn Quê Hương, vì hát và đàn có hồn, thật tuyệt vời. Tôi bị cuốn hút từng giây phút, qua các bài hát được nghe hôm nay”.
Linh mục Xuân Thảo, đại diện ban tổ chức, đã cám ơn Đức Hồng Y, hai Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha, nam nữ tu sĩ, Giáo sư Trần Văn Khê, quý ân nhân, quý khách, các ban ngành của Giáo xứ Xóm Thuốc, và mọi người tham dự buổi tưởng niệm nhạc sư Hải Linh.
Để khép lại buổi Tưởng Niệm lúc 21g45, cũng là để kết thúc tháng Hoa kính Đức Mẹ, sau lời kinh của linh mục Nguyễn Văn Chủ dâng lên Đức Mẹ, Nhạc sĩ Nam Hải chỉ huy Ca đoàn và Dàn nhạc, Linh mục Hạt trưởng Nguyễn Văn Chủ điều khiển cộng đoàn, cùng tấu lên bài Nữ Vương Hòa Bình. Bài nầy đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác cho Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc năm 1959. Từ đó đến nay, hầu như không ai trong đạo mà lại không biết đến bài nầy. Năm 1986, Nhạc sĩ Nam Hải đã soạn cho Dàn nhạc đệm.
Mọi người vỗ tay hồi lâu chúc mừng ca đoàn và chúc mừng nhau, trong ý cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Átxidi Hải Linh. Cơn mưa nhẹ trong buổi trình diễn đã ngưng sau khi buổi tưởng niệm kết thúc. Ai nấy ra về trong hân hoan, không quên thầm cám ơn ban tổ chức đã giúp cho họ có một buổi tối thật thú vị tuyệt vời, giàu âm nhạc, giàu ý nghĩa cho đời sống tâm linh của mình.
Nhân dịp giỗ 25 năm của cố Nhạc sư Phanxicô Átxidi Hải Linh, Nhóm Quê Hương và các Môn sinh, cùng Lm. Giuse Nguyễn Văn Chủ, cha xứ giáo xứ Xóm Thuốc kiêm Hạt trưởng Hạt Gò Vấp, đã tổ chức buổi Hợp ca Tưởng niệm – trình tấu một số tác phẩm do chính cố Nhạc sư sáng tác, vào lúc 19g30, ngày 31-5-2013, tại nhà thờ Xóm Thuốc, 213 Quang Trung, P 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM.
Xem Hình
Cơn mưa chiều xối xả kéo dài nửa giờ đã làm ngập nhiều tuyến đường thành phố, nhưng giúp làm cho trời mát dịu hơn trong những ngày hè nóng nực. Khách mời và các thành phần tham dự đêm tưởng niệm đã lần lượt kéo nhau về hướng nhà thờ Xóm Thuốc. Khoảng 19g, cổng khu vực nhà thờ mở ra và mọi người đi vào chỗ ngồi, theo sự hướng dẫn của ban trật tự giáo xứ.
Đúng 19g40, linh mục Nguyễn Văn Chủ ngỏ lời chào mừng và giới thiệu quan khách. Tham dự buổi tưởng niệm là các vị khách quý: Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Tổng giáo phận Sài Gòn; Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám mục Nha Trang, nguyên Chủ tịch HĐGM Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM, cố vấn Ủy ban thánh nhạc; Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM; Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê, nguyên GS dân tộc âm nhạc dân tộc học tại Đại học Sorbonne, Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Quốc tế âm nhạc thuộc UNESCO; cha Tổng Đại diện Huỳnh Công Minh, Tổng Giáo phận Sàigòn; các cha Hạt trưởng, Bề trên Dòng nam nữ, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo sư âm nhạc, nhạc sĩ, khách mời, ca viên các ca đoàn và khoảng gần 1.700 người tham dự.
Sau lời giới thiệu chương trình của cha Xuân Thảo, hai vị giới thiệu chương trình là linh mục Đinh Trọng Đệ, OFM, và Sr Ngọc Lan, Dòng Nữ Phan sinh Thừa sai Đức Mẹ (FMM), với chất giọng truyền cảm, bắt đầu giới thiệu phần tưởng niệm nhạc sư Hải Linh. Mọi người đứng lên cùng tưởng niệm nhạc sư, lắng nghe bài “Dạo khúc cung thương” do Nhạc sĩ Nam Hải chỉ huy dàn nhạc. Nhạc phẩm này, nhạc sư viết vào năm 1983 cho Đàn phím. Sau khi Cố Nhạc Sư qua đời, năm 1988, nhạc sĩ Nam Hải đã soạn cho Dàn nhạc hòa tấu. Giai điệu, khi trầm lắng, khi réo rắt vươn cao, hòa quyện với tâm tình cảm mến và tri ân của thân quyến cũng như của các môn sinh.
Tiếp sau là phần Hợp ca Tưởng niệm, do Ca Đoàn Quê Hương và Dàn nhạc thể hiện qua một số tác phẩm của Cố Nhạc Sư. Mở đầu là bài ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ, thơ của Hàn Mặc Tử, được Nhạc Sư phổ nhạc vào năm 1958. Bản hợp xướng này đã được trình tấu lần đầu tiên tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn cùng với dàn nhạc New York của nhạc trưởng Sherman cũng vào năm 1958, do chính Cố Nhạc Sư điều khiển. Hôm nay, trong tâm tình tưởng nhớ Cố Nhạc Sư, trên 140 ca viên Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc cùng trình tấu nhạc phẩm nầy, dưới sự điều khiển của Nữ tu Ca trưởng Thiên Lan.
Hợp xướng “Thằng Bờm” được Cố Nhạc Sư phổ nhạc năm 1970, dựa theo bài ca dao mang tựa đề “Thằng Bờm”, mà ai ai trong chúng ta cũng đã từng biết, từng nghe và thuộc nằm lòng...Nhạc sư Hải Linh diễn tả cảm xúc bài ca dao này qua thể loại Hợp xướng, với phần đệm vui nhộn bằng một công thức hòa âm cố định và liên tục cho cả 5 câu thơ, được các bè Nữ kể lại bằng các giai điệu mang đậm tính Dân gian. Nhạc phẩm nầy được trình bày dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ca Trưởng Hương Vĩnh. Mọi người vỗ tay nhiều cho bài hát vui nhộn và khá lạ này.
Tiếp nối chương trình là Trường Ca AVE MARIA, được Cố Nhạc Sư Hải Linh phổ nhạc vào bài thơ “Thánh Nữ Đồng Trinh Maria” của thi sĩ Hàn Mặc Tử, từ năm 1956 đến năm 1986 mới hoàn tất, nhưng nhiều Đoạn sau khi phổ nhạc đã được trình tấu ngay trong các thập niên 70, 80 của thế kỷ 20. Qua bản trường ca nầy, ta có thể thấy “Thơ định hướng cho Nhạc,” và “Nhạc lại chắp cánh cho Thơ.” Hai ngành nghệ thuật thi ca và âm nhạc quyện vào nhau trong một cuộc giao duyên kỳ thú. Trong bản Trường ca này, cũng như trong các tác phẩm hợp xướng khác của nhạc sư Hải Linh, nét nhạc thoáng mỏng, đơn âm truyền thống được nâng lên bậc đa âm, đa điệu, qua phần đệm của dàn nhạc giao hưởng do Nhạc sĩ Nam Hải biên soạn, tạo thêm sự trang trọng, đầy đặn, phong phú về âm sắc và hình tượng âm nhạc, nâng cao tiếng hát của ca đoàn. Trường ca Ave Maria được Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc trình tấu, dưới sự điều khiển của Lm nhạc sĩ Ca trưởng Xuân Thảo.
Năm 1987, để chuẩn bị Đại lễ tôn phong 117 vị Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh (vào 19-6-1988), Nhạc sư đã sáng tác “Bài Ca Khải Hoàn” và bài “Nhân Chứng Đức Tin”. Đây cũng là hai tác phẩm cuối đời của Nhạc sư. Bài Nhân Chứng Đức Tin mời gọi chúng ta noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tuyên xưng niềm tin, “Vang lên câu hoan ca chúc tụng Chúa quang vinh/ Vang lên câu hoan ca mừng chiến công huy hoàng”. Nhạc sĩ Nam Hải viết cho Dàn nhạc đệm. Ca đoàn Quê Hương và Dàn nhạc thể hiện xuất sắc bài Hợp xướng “Nhân Chứng Đức Tin”, dưới sự điều khiển của Nhạc sĩ Ca trưởng Hương Vĩnh.
Sau đó, mọi người nghe Dàn nhạc hòa tấu bài Hang Bê-lem, được Nhạc sư viết vào tháng 11 năm 1945. Đến nay, bài hát gần tròn 68 tuổi nầy đã trở nên quen thuộc, đã đi vào lòng người, và là bài thánh ca không thể thiếu mỗi khi Mùa Giáng Sinh về. Nhạc sĩ Phạm Duy đánh giá là “một trong những bài hát hay nhất thời đó, và được phổ biến nhanh nhất ở cả hai bên lương, giáo.” Nhạc sĩ Nam Hải soạn cho Dàn nhạc hòa tấu, và đích thân Nhạc sĩ điều khiển.
Nối tiếp là bài “Ngài là Thiên Chúa” (Te Deum) do Ca trưởng Nữ tu Thiên Lan điều khiển. Trong thập niên 70, tại Việt Nam, nhạc sư Hải Linh là nhạc sĩ duy nhất dùng bản dịch tiếng Việt của Linh mục Anh Minh để phổ nhạc thành một bài Hợp Xướng dị giọng, trang trọng và tha thiết. Dàn nhạc đệm theo bản phối khí của Nhạc sĩ P. Kim. Mọi người lắng nghe bài này, cùng hiệp thông trong cùng một lời Tạ Ơn, mà Cố Nhạc Sư đã suốt đời dâng lên Thiên Chúa.
Phần cuối chương trình là phát biểu của các vị khách quý. Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nói: “Tôi xin nói vài cảm nhận về Chân và Thiện chứ không dám nói về Mỹ (âm nhạc). Về âm nhạc, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, Giám mục giáo phận Ban Mê Thuột, Chủ tịch Ủy ban thánh nhạc thuộc HĐGM, nói nhỏ với tôi rằng ngài chưa bao giờ nghe ca đoàn nào hát hay đến vậy. Trong những ngày qua, tôi rất mệt với công việc dồn dập, nhưng buổi tối nay đã làm cho tâm hồn tôi thật phấn chấn và thoải mái. Sài gòn có 200 giáo xứ và gần 1.500 ca đoàn, với đủ hạng tuổi tham gia. Ca đoàn Quê hương cũng có đủ hạng tuổi, nhưng vẫn hát thật hay. Do đó, tôi khích lệ mọi người có khà năng âm nhạc hãy tham gia các ca đoàn ở địa phương của mình. Xin cám ơn ban tổ chức, ca đoàn Quê Hương và mọi người đến đây hôm nay”.
Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa giải thích về lối sáng tác “thoáng mỏng” của nhạc sư Hải Linh. Ngài nói: “Hai nét chính trong lối viết này được tóm gọn trong câu: trước hết cứ nắn cho giai điệu thật hay, có nhiều âm hưởng dân ca càng tốt. Sau đó mới "lựa" vào hoà âm… Bằng nhiều tác phẩm để lại cho hậu thế, với những dòng ca rất được ưa chuộng và một lối viết nhạc rất riêng, Hải Linh đã đóng góp nhiều trong lãnh vực âm nhạc nhất là lãnh vực thánh ca, nhờ đó, khẳng định được vai trò của mình, vai trò của lớp người đi khai phá trong sáng tác và hòa âm nhạc đạo cũng như nhạc đời. Qua các tác phẩm đa dạng và phong phú, Hải Linh như muốn nói với mọi người rằng: "Tuy chúng tôi dùng kỹ thuật hoà âm và sáng tác tiên tiến của thế giới, nhưng chúng tôi luôn vẫn là chúng tôi, chúng tôi luôn vẫn là người VIỆT NAM".
GS.TS Trần Văn Khê, mặc áo đỏ và ngồi xe lăn, phát biểu: “Tôi hân hạnh và vinh dự được tham dự hôm nay để nghe các bài hát được trình tấu thật hay. Tôi quen với Hải Linh khi Hải Linh học nhạc ở Paris, Pháp. Tôi rất mến Hải Linh vì nhạc sư quan tâm nhiều đến âm nhạc dân tộc: ca từ là những bài thơ, bài ca dao, chẳng hạn bài thằng Bờm. Nhạc sư quan tâm cả đến các bè phụ, để cho hài hòa bài hát, từ đơn âm đơn điệu đến đa âm và đa điệu. Do đó, giới âm nhạc ở Pháp và Mỹ hoan nghênh âm nhạc của Hải Linh. Tôi chúc mừng ca đoàn Quê Hương, vì hát và đàn có hồn, thật tuyệt vời. Tôi bị cuốn hút từng giây phút, qua các bài hát được nghe hôm nay”.
Linh mục Xuân Thảo, đại diện ban tổ chức, đã cám ơn Đức Hồng Y, hai Đức Cha, cha Tổng Đại diện, quý cha, nam nữ tu sĩ, Giáo sư Trần Văn Khê, quý ân nhân, quý khách, các ban ngành của Giáo xứ Xóm Thuốc, và mọi người tham dự buổi tưởng niệm nhạc sư Hải Linh.
Để khép lại buổi Tưởng Niệm lúc 21g45, cũng là để kết thúc tháng Hoa kính Đức Mẹ, sau lời kinh của linh mục Nguyễn Văn Chủ dâng lên Đức Mẹ, Nhạc sĩ Nam Hải chỉ huy Ca đoàn và Dàn nhạc, Linh mục Hạt trưởng Nguyễn Văn Chủ điều khiển cộng đoàn, cùng tấu lên bài Nữ Vương Hòa Bình. Bài nầy đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác cho Đại Hội Thánh Mẫu toàn quốc năm 1959. Từ đó đến nay, hầu như không ai trong đạo mà lại không biết đến bài nầy. Năm 1986, Nhạc sĩ Nam Hải đã soạn cho Dàn nhạc đệm.
Mọi người vỗ tay hồi lâu chúc mừng ca đoàn và chúc mừng nhau, trong ý cầu nguyện cho linh hồn Phanxicô Átxidi Hải Linh. Cơn mưa nhẹ trong buổi trình diễn đã ngưng sau khi buổi tưởng niệm kết thúc. Ai nấy ra về trong hân hoan, không quên thầm cám ơn ban tổ chức đã giúp cho họ có một buổi tối thật thú vị tuyệt vời, giàu âm nhạc, giàu ý nghĩa cho đời sống tâm linh của mình.