CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH C (Cv 13,14.43-52 ; Kh 7,9.14b-17 ; Ga 10,27-30)
HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 10,27-30
(27) “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. (28) Tôi ban cho chúng sự sống đời đời. Không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”. (29) “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. (30) Tôi với Chúa Cha là một !”.
2. Ý CHÍNH:
Tin mừng của Gio-an hôm nay ghi lại những lời tâm sự của Chúa Giê-su với các môn đệ. Người đã tự ví mình là Mục Tử nhân lành, được Chúa Cha sai đến để thay quyền Cha mà chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ đoàn chiên đã được trao cho Người. Người và Chúa Cha là Một.
3. CHÚ THÍCH:
- C 27-28: + Con chiên và Mục Tử: Trong Thánh kinh, hình ảnh con chiên mang một ý nghĩa tốt đẹp: Đức Chúa đã trao đàn chiên Ít-ra-en cho một số mục tử chăn dắt (Tv 100,3) như: Mô-sê, A-ha-ron (x. Tv 77,21), Giô-suê (x. Ds 27,18-21), Đa-vít (x.Tv 78,70-72)... Đến thời Tân ước, Chúa Giê-su đã tự xưng mình là Mục Tử nhân lành (x. Ga 10,11) và duy nhất của Thiên Chúa (x.Ga 10,16). Người lại trao quyền mục tử ấy cho các Tông đồ, giám mục, linh mục... để các vị này thay Người tiếp tục chăn dắt dân Ít-ra-en Mới là Hội thánh. + Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi: Vào mỗi buổi tối, các mục tử thường đưa chiên về một cái chuồng lớn để nhốt chung với các bầy chiên khác. Sáng đến, mục tử đứng ở cửa chuồng gọi chiên của mình ra. Chiên sẽ nhận ra tiếng của mục tử và đi theo ông ra đồng ăn cỏ. Các mục tử thực sự là chủ của đoàn chiên thì sẽ thể hiện sứ tốt lành bằng việc quan tâm chăm sóc cho chiên của mình, biết rõ tính nết của mỗi con để săn sóc và bảo vệ chúng cách hữu hiệu.
Ba thái độ mà các tín hữu cần phải thực hành để trở thành chiên ngoan của Mục Tử Giê-su là Nghe, Biết và Theo Người như sau:
* NGHE: Lắng nghe là khởi đầu của đức tin như Chúa Cha đã nhắn nhủ các môn đệ của Đức Giê-su: “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người” (Mt 17,5) và thánh Phao-lô đã khẳng định: “Đức tin là bởi nghe” (Rm 10,17).
* BIẾT: Biết ở đây không phải là biết về tri thức, nhưng là về đời sống. Biết điều gì tức là có kinh nghiệm cụ thể về điều ấy. Biết một người nào là có liên hệ thân tình với người đó, như liên hệ giữa hai vợ chồng (x. Lc 1,34). Cũng vậy, Đức Giêsu biết rõ từng con chiên của Người.
* THEO: Chiên của Đức Giê-su có nhiệm vụ phải đáp trả lời mời gọi của Người bằng việc dứt khóat đi theo, quyết tâm vâng nghe lời dạy và sống theo gương lành của Người.
+ Tôi ban cho chúng sự sống đời đời: Đức Giê-su dẫn các tín hữu đi từ việc được nuôi sống (x. Ga 10,9) đến chỗ được sống dồi dào (x. Ga 10,10) và sống muôn đời (x. Ga 10,28). + Không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi: Là mục tử có trách nhiệm và đầy quyền năng, không bao giờ Đức Giê-su để chiên của Người bị giết hại hay bị cướp đoạt. Chỉ có chiên tự bỏ đàn để đi hoang. Còn Chúa thì không bao giờ bỏ mặc đòan chiên của Ngừơi. Người chính là Mục Tử tốt lành, sẵn sàng đi tìm các chiên lạc để đưa về đoàn tụ trong một đoàn chiên duy nhất (x. Lc 15,4-7).
- C 29-30: + Tôi với Chúa Cha là một!: Lời tuyên bố này nói đến sự hiệp thông thân mật giữa Chúa Cha và Chúa Con. Công đồng Ni-xê-a năm 325 đã dựa trên lời này để tuyên tín: “Chúa Cha và Chúa con đồng một bản tính Thiên Chúa, nhưng là hai Ngôi vị khác nhau”, để chống lại lạc thuyết A-ri-ô (thế kỷ thứ IV) không công nhận Thần Tính của Chúa Giê-su. Chính nhờ mang bản tính Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã hứa ban cho các tín hữu được sự sống đời đời. Người cũng nhiều lần tự xưng: “Ta là..”.giống như Đức Chúa khi xưa. Sau cùng Người đã bị tử hình thập giá và ngày thứ ba đã từ cõi chết sống lại để phục hồi sự sống cho lòai người chúng ta.
4. CÂU HỎI: 1) Hãy kể tên một số vị Mục tử thời Cựu ước đã được Thiên Chúa trao quyền mục tử để thay Người chăn dắt đòan chiên là dân Ít-ra-en. 2) Ba thái độ mà các con chiên ngoan của Mục tử Giê-su phải có là gì ? 3) Chúa Giê-su hứa ban những quyền lợi gì cho các con chiên của Người ? 4) Công đồng Ni-xê-a đã dựa vào đâu để tuyên bố tín điều về Thần Tính của Chúa Giê-su chống lại lạc thuyết A-ri-ô ?
I. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tôi chính là Mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
2. CÂU CHUYỆN: “GIAI ĐIỆU HẠNH PHÚC”
Trong một cuốn phim tựa đề là “Giai điệu hạnh phúc” (La mélodie du bonheur), cô Ma-ry là một người đang đi tìm hiểu ơn gọi tại một tu viện nữ. Một hôm bà bề trên sai cô đi làm gia sư trong một gia đình quí tộc. Ông đại uý chủ nhà là người giàu có, góa vợ và luôn tỏ ra nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Ông muốn chúng có tinh thần kỷ luật giống như một người lính trong quân đội. Khi mới đến nhận việc, cô Ma-ry đã bị bọn trẻ cố tình trêu chọc. Nhưng nhờ tình thương của một thầy giáo, kèm theo sự hiểu biết tâm lý và cách ứng xử mềm dẻo nhưng cương quyết, cùng những bài hát vui tươi và vũ điệu lôi cuốn của cô... Cuối cùng cô đã hòan tòan chinh phục được tình cảm của lũ trẻ, biến chúng trở nên những trẻ em ngoan ngoãn dễ dạy. Chúng luôn vâng lời cô giáo, không cần cô phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc theo kiểu cha của chúng. Cuối cùng cô còn chinh phục được tình cảm của chính ông đại uý chủ nhà. Câu chuyện kết thúc bằng việc cả gia đình ông đại úy đã khôn ngoan thoát khỏi sự ruồng bắt của chính quyền phát xít Đức lúc đó. Họ cùng nhau vượt qua biên giới an toàn để bước vào một cuộc sống mới đầy yêu thương và hạnh phúc.
3. SUY NIỆM:
1) ĐÂU LÀ MỤC TỬ THỰC SỰ ?
Mục tử thực sự là người chủ chiên, có tình yêu thương đòan chiên noi gương Chúa Giê-su Vị Mục Tử Tối Cao, thể hiện qua các hành động cụ thể như sau:
-Hiểu biết và cảm thông: Đức Giê-su đã nói về tình thương của Người dành cho đàn chiên như sau: “Tôi biết chúng” (Ga 10,27), “gọi tên từng con” (10,3). Ngày nay các mục tử cũng chỉ có thể chứng tỏ tình yêu đối với đòan chiên qua việc đi thăm các gia đình trong giáo xứ, biết rõ hoàn cảnh và nhu cầu của từng người, từng gia đình. Người tín hữu sẽ cảm nhận được tình thương của vị mục tử khi thấy ngài hiểu rõ gia cảnh của mình, và ra tay giúp đỡ.
-Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu: Đức Gie-su phán: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” (10,10), “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (10,28). Các mục tử hôm nay cũng phải quan tâm đến hòan cảnh sống và sự an nguy của đàn chiên cả về đức tin lẫn công việc làm ăn, noi gương Đức Giê-su đã nói với các môn đệ rằng: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5), hay Người đã dặn người nhà : “Bảo họ cho con bé ăn” (Mc 5,43).
-Hiến thân phục vụ: Đức Giê-su phán: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11); “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đối với mục tử, các tín hữu là những linh hồn quí giá, xứng đáng cho vị mục tử hy sinh mạng sống vì họ. Thái độ này khác xa thái độ của người làm thuê, hay mục tử giả hiệu : “Khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy (…) không thiết gì đến chiên” (Ga 10,12-13).
2) ĐÂU LÀ MỤC TỬ GIẢ HIỆU ?
- Thánh Kinh không những nói đến những mục tử tốt lành, mà còn đề cập đến những mục tử giả hiệu, mà sau này Đức Giê-su đã gọi họ là bọn chăn thuê. Họ là những người chỉ biết nghĩ đến bản thân, nghĩ đến sự an nguy, quyền lợi hay hạnh phúc của riêng mình, chỉ biết bòn rút lợi lộc từ đàn chiên, mà không quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc của đàn chiên được trao cho mình chăm sóc:
- Ngôn sứ GIÊ-RÊ-MI-A viết: “Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta thất lạc và tan tác (…) các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm đến chúng” (Gr 23,1-2).
- Ngôn sứ Ê-DÊ-KI-EN thỉ viết: “Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! (…) Sữa chiên thì các ngươi uống, len của chúng thì các ngươi mặc, con nào béo tốt thì các ngươi giết, và chẳng thèm lo chăn dắt đàn chiên. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên bị lạc các ngươi không đưa về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, khiến chúng bị tán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi, trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm” (Ed 34,2-6).
- Thiên Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-DÊ-KI-EN để nguyền rủa loại mục tử bất xứng này như sau: “Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, nên hỡi các mục tử! Đây Ta chống lại các ngươi. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta, Ta sẽ không để các ngươi chăn dắt chiên Ta nữa (…) để chiên của Ta sẽ không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,8b-10).
3) SỨ VỤ CỦA CÁC MỤC TỬ HÔM NAY:
- Mục tử là người được Chúa Giê-su chọn để cho thông phần vào sứ vụ mục tử của Người: Chúa Giê-su phán: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại…” (Ga. 15,16). Mục tử chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng chăn dắt đòan chiên nếu biết cộng tác với Mục Tử Giêsu bằng sự chuyên cần cầu nguyện: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Cần phải có lòng yêu mến Thầy hơn ai hết, để được thanh luyện tội lỗi và được trao quyền chăn dắt đòan chiên Hội Thánh (x Ga 21,15-17).
- Hai là phải được chính Chúa Giê-su trao sứ vụ chăm sóc nuôi dưỡng đòan chiên: Như Đức Giê-su đã được Thiên Chúa xức dầu thiêng liêng tại sống Gio-đan để tấn phong làm Đấng Mê-si-a thi hành ba sứ vụ là ngôn sứ, tư tế và vương đế, thì các mục tử hôm nay cũng nhận được tác vụ qua việc xức dầu và đặt tay của Giám Mục trong bí tích truyền chức thánh, cũng có bổn phận chu tòan sứ vụ chăn dắt nuôi dưỡng thánh hóa đoàn chiên Chúa trao bằng ba của ăn là Lời Chúa, Thánh Thể và Thánh Ý Thiên Chúa như lời Chúa Giê-su dạy: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4); "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời" (Ga 6,51); "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy" (Ga 4,34).
- Ba là nhận được Thần Khí để chu tòan sứ vụ được sai đi: Tin mừng Gio-an thuật lại việc Chúa Phục Sinh trao ban Thần Khí và sứ vụ như sau: “Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,21-23). Chúa Giê-su cũng trao sứ vụ cho các Tông đồ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chua Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
4) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?:
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành nhắc nhở các tín hữu chúng ta ý thức con đường đức tin và Mục Tử dẫn đường là Đức Giê-su. Hôm nay Đức Giê-su vẫn “ở với Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20b) qua các mục tử được Chúa kêu gọi, huấn luyện và và trao sứ vụ chăm sóc đòan chiên.
Hôm nay là dịp để các tín hữu ý thức cầu nguyện cho các mục tử của mình, cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ và quảng đại cộng tác với các mục tử cả về tinh thần lẫn vật chất. Đồng thời hôm nay cũng là dịp để các mục tử ý thức về ơn gọi và sứ vụ của mình để duyệt xét lại về ý ngay lành và về cung cách phục vụ khiêm tốn, về cách ứng xử bác ái đối với đòan chiên được Chúa trao cho mình chăm sóc.
Chúng ta cùng nhau cầu xin cho ơn gọi ngày càng phát triển, cho các thanh thiếu niên biết quảng đại đáp lại tiếng Chúa kêu gọi, và xin cho các mục tử đang phục vụ đòan chiên được ơn trung thành với sứ vụ mục tử đã lãnh nhận.
Ngày nay, Hội thánh rất cần có thêm nhiều mục tử nhân lành noi gương Mục Tử Giê-su. Đó là những vị mục tử có lòng yêu mến Chúa thực sự, luôn nêu gương sáng khiêm nhường bác ái và phục vụ tha nhân cách vô vụ lợi, nhất là phục vụ những người nghèo hèn, bệnh tật và bị bỏ rơi.
Hội thánh cũng cần những tu sĩ biết kết hợp giữa hai bổn phận chiêm niệm và họat động, cần những bàn tay nhân ái của các nữ tu để xoa dịu các vết thương thể xác cũng như tinh thần, và nhất là cần những trái tim yêu Chúa hết mình, dám hy sinh mọi sự để phục vụ, đặc biệt người đau khổ tội lỗi hoặc mang tâm trạng chán chường thất vọng. Hiện nay cả nước chúng ta mới có được khỏang2000 linh mục và 7000 tu sĩ nam nữ, một con số nhỏ bé so với nhu cầu của 82 triệu dân.
4. THẢO LUẬN: 1) Thế nào là ơn kêu gọi ? Bạn sẽ đáp trả thế nào khi dược Chúa kêu gọi dâng mình phục vụ Chúa trong bậc sống tu trì ? 2) Những ai đang sống bậc hôn nhân có thể đáp lại ơn gọi của Chúa thế nào ?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHA LÀ CHỦ RUỘNG. Đồng lúa đã tới lúc chín vàng cần được gặt hái. Xin Cha sai thêm những thợ gặt lành nghề đến thu họach đồng lúa của Cha. Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay những ước mơ và hoài bão lớn lao cùng những lý tưởng cao cả. Xin cho họ biết yêu thương tha nhân bằng một con tim rộng mở của Chúa Giê-su. Ước gì họ nghe được tiếng kêu của những người đang bị áp bức, cảm nghiệm được cơn đói Lời Chúa và khát tình thương của những kẻ bất hạnh, thấy được những nỗi khó khăn của biết bao người đang bị đau khổ tinh thần và đói cơm bánh vật chất.. để sẵn sàng phục vụ họ với hết khả năng của mình.
- LẠY CHA. Ngay từ hôm nay, xin cho mỗi chúng con biết đáp lại lời mời gọi của Cha, bằng cách chuẩn bị sẵn hành trang là những kiến thức vững chắc về giáo lý và Lời Chúa, là sự nhiệt tình chia sẻ Tin mừng cho tha nhân. Nhờ đó chúng con có thể chu tòan sứ vụ Cha trao phó, và tích cực góp phần làm cho Nước Cha mau trị đến.
HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 10,27-30
(27) “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. (28) Tôi ban cho chúng sự sống đời đời. Không bao giờ chúng phải diệt vong, và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi”. (29) “Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. (30) Tôi với Chúa Cha là một !”.
2. Ý CHÍNH:
Tin mừng của Gio-an hôm nay ghi lại những lời tâm sự của Chúa Giê-su với các môn đệ. Người đã tự ví mình là Mục Tử nhân lành, được Chúa Cha sai đến để thay quyền Cha mà chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ đoàn chiên đã được trao cho Người. Người và Chúa Cha là Một.
3. CHÚ THÍCH:
- C 27-28: + Con chiên và Mục Tử: Trong Thánh kinh, hình ảnh con chiên mang một ý nghĩa tốt đẹp: Đức Chúa đã trao đàn chiên Ít-ra-en cho một số mục tử chăn dắt (Tv 100,3) như: Mô-sê, A-ha-ron (x. Tv 77,21), Giô-suê (x. Ds 27,18-21), Đa-vít (x.Tv 78,70-72)... Đến thời Tân ước, Chúa Giê-su đã tự xưng mình là Mục Tử nhân lành (x. Ga 10,11) và duy nhất của Thiên Chúa (x.Ga 10,16). Người lại trao quyền mục tử ấy cho các Tông đồ, giám mục, linh mục... để các vị này thay Người tiếp tục chăn dắt dân Ít-ra-en Mới là Hội thánh. + Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi: Vào mỗi buổi tối, các mục tử thường đưa chiên về một cái chuồng lớn để nhốt chung với các bầy chiên khác. Sáng đến, mục tử đứng ở cửa chuồng gọi chiên của mình ra. Chiên sẽ nhận ra tiếng của mục tử và đi theo ông ra đồng ăn cỏ. Các mục tử thực sự là chủ của đoàn chiên thì sẽ thể hiện sứ tốt lành bằng việc quan tâm chăm sóc cho chiên của mình, biết rõ tính nết của mỗi con để săn sóc và bảo vệ chúng cách hữu hiệu.
Ba thái độ mà các tín hữu cần phải thực hành để trở thành chiên ngoan của Mục Tử Giê-su là Nghe, Biết và Theo Người như sau:
* NGHE: Lắng nghe là khởi đầu của đức tin như Chúa Cha đã nhắn nhủ các môn đệ của Đức Giê-su: “Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người” (Mt 17,5) và thánh Phao-lô đã khẳng định: “Đức tin là bởi nghe” (Rm 10,17).
* BIẾT: Biết ở đây không phải là biết về tri thức, nhưng là về đời sống. Biết điều gì tức là có kinh nghiệm cụ thể về điều ấy. Biết một người nào là có liên hệ thân tình với người đó, như liên hệ giữa hai vợ chồng (x. Lc 1,34). Cũng vậy, Đức Giêsu biết rõ từng con chiên của Người.
* THEO: Chiên của Đức Giê-su có nhiệm vụ phải đáp trả lời mời gọi của Người bằng việc dứt khóat đi theo, quyết tâm vâng nghe lời dạy và sống theo gương lành của Người.
+ Tôi ban cho chúng sự sống đời đời: Đức Giê-su dẫn các tín hữu đi từ việc được nuôi sống (x. Ga 10,9) đến chỗ được sống dồi dào (x. Ga 10,10) và sống muôn đời (x. Ga 10,28). + Không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi: Là mục tử có trách nhiệm và đầy quyền năng, không bao giờ Đức Giê-su để chiên của Người bị giết hại hay bị cướp đoạt. Chỉ có chiên tự bỏ đàn để đi hoang. Còn Chúa thì không bao giờ bỏ mặc đòan chiên của Ngừơi. Người chính là Mục Tử tốt lành, sẵn sàng đi tìm các chiên lạc để đưa về đoàn tụ trong một đoàn chiên duy nhất (x. Lc 15,4-7).
- C 29-30: + Tôi với Chúa Cha là một!: Lời tuyên bố này nói đến sự hiệp thông thân mật giữa Chúa Cha và Chúa Con. Công đồng Ni-xê-a năm 325 đã dựa trên lời này để tuyên tín: “Chúa Cha và Chúa con đồng một bản tính Thiên Chúa, nhưng là hai Ngôi vị khác nhau”, để chống lại lạc thuyết A-ri-ô (thế kỷ thứ IV) không công nhận Thần Tính của Chúa Giê-su. Chính nhờ mang bản tính Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã hứa ban cho các tín hữu được sự sống đời đời. Người cũng nhiều lần tự xưng: “Ta là..”.giống như Đức Chúa khi xưa. Sau cùng Người đã bị tử hình thập giá và ngày thứ ba đã từ cõi chết sống lại để phục hồi sự sống cho lòai người chúng ta.
4. CÂU HỎI: 1) Hãy kể tên một số vị Mục tử thời Cựu ước đã được Thiên Chúa trao quyền mục tử để thay Người chăn dắt đòan chiên là dân Ít-ra-en. 2) Ba thái độ mà các con chiên ngoan của Mục tử Giê-su phải có là gì ? 3) Chúa Giê-su hứa ban những quyền lợi gì cho các con chiên của Người ? 4) Công đồng Ni-xê-a đã dựa vào đâu để tuyên bố tín điều về Thần Tính của Chúa Giê-su chống lại lạc thuyết A-ri-ô ?
I. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tôi chính là Mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
2. CÂU CHUYỆN: “GIAI ĐIỆU HẠNH PHÚC”
Trong một cuốn phim tựa đề là “Giai điệu hạnh phúc” (La mélodie du bonheur), cô Ma-ry là một người đang đi tìm hiểu ơn gọi tại một tu viện nữ. Một hôm bà bề trên sai cô đi làm gia sư trong một gia đình quí tộc. Ông đại uý chủ nhà là người giàu có, góa vợ và luôn tỏ ra nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái. Ông muốn chúng có tinh thần kỷ luật giống như một người lính trong quân đội. Khi mới đến nhận việc, cô Ma-ry đã bị bọn trẻ cố tình trêu chọc. Nhưng nhờ tình thương của một thầy giáo, kèm theo sự hiểu biết tâm lý và cách ứng xử mềm dẻo nhưng cương quyết, cùng những bài hát vui tươi và vũ điệu lôi cuốn của cô... Cuối cùng cô đã hòan tòan chinh phục được tình cảm của lũ trẻ, biến chúng trở nên những trẻ em ngoan ngoãn dễ dạy. Chúng luôn vâng lời cô giáo, không cần cô phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc theo kiểu cha của chúng. Cuối cùng cô còn chinh phục được tình cảm của chính ông đại uý chủ nhà. Câu chuyện kết thúc bằng việc cả gia đình ông đại úy đã khôn ngoan thoát khỏi sự ruồng bắt của chính quyền phát xít Đức lúc đó. Họ cùng nhau vượt qua biên giới an toàn để bước vào một cuộc sống mới đầy yêu thương và hạnh phúc.
3. SUY NIỆM:
1) ĐÂU LÀ MỤC TỬ THỰC SỰ ?
Mục tử thực sự là người chủ chiên, có tình yêu thương đòan chiên noi gương Chúa Giê-su Vị Mục Tử Tối Cao, thể hiện qua các hành động cụ thể như sau:
-Hiểu biết và cảm thông: Đức Giê-su đã nói về tình thương của Người dành cho đàn chiên như sau: “Tôi biết chúng” (Ga 10,27), “gọi tên từng con” (10,3). Ngày nay các mục tử cũng chỉ có thể chứng tỏ tình yêu đối với đòan chiên qua việc đi thăm các gia đình trong giáo xứ, biết rõ hoàn cảnh và nhu cầu của từng người, từng gia đình. Người tín hữu sẽ cảm nhận được tình thương của vị mục tử khi thấy ngài hiểu rõ gia cảnh của mình, và ra tay giúp đỡ.
-Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu: Đức Gie-su phán: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào” (10,10), “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (10,28). Các mục tử hôm nay cũng phải quan tâm đến hòan cảnh sống và sự an nguy của đàn chiên cả về đức tin lẫn công việc làm ăn, noi gương Đức Giê-su đã nói với các môn đệ rằng: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?” (Ga 6,5), hay Người đã dặn người nhà : “Bảo họ cho con bé ăn” (Mc 5,43).
-Hiến thân phục vụ: Đức Giê-su phán: “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11); “Thiên Chúa yêu thế gian, đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đối với mục tử, các tín hữu là những linh hồn quí giá, xứng đáng cho vị mục tử hy sinh mạng sống vì họ. Thái độ này khác xa thái độ của người làm thuê, hay mục tử giả hiệu : “Khi thấy sói đến, anh bỏ chiên mà chạy (…) không thiết gì đến chiên” (Ga 10,12-13).
2) ĐÂU LÀ MỤC TỬ GIẢ HIỆU ?
- Thánh Kinh không những nói đến những mục tử tốt lành, mà còn đề cập đến những mục tử giả hiệu, mà sau này Đức Giê-su đã gọi họ là bọn chăn thuê. Họ là những người chỉ biết nghĩ đến bản thân, nghĩ đến sự an nguy, quyền lợi hay hạnh phúc của riêng mình, chỉ biết bòn rút lợi lộc từ đàn chiên, mà không quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc của đàn chiên được trao cho mình chăm sóc:
- Ngôn sứ GIÊ-RÊ-MI-A viết: “Khốn thay những mục tử làm cho đàn chiên Ta thất lạc và tan tác (…) các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm đến chúng” (Gr 23,1-2).
- Ngôn sứ Ê-DÊ-KI-EN thỉ viết: “Khốn cho các mục tử Ít-ra-en, những kẻ chỉ biết lo cho mình! (…) Sữa chiên thì các ngươi uống, len của chúng thì các ngươi mặc, con nào béo tốt thì các ngươi giết, và chẳng thèm lo chăn dắt đàn chiên. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệnh tật các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên bị lạc các ngươi không đưa về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tàn bạo và hà khắc. Chiên của Ta tán loạn vì thiếu mục tử và biến thành mồi cho mọi dã thú, khiến chúng bị tán loạn. Chiên của Ta tản mác trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi, trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm” (Ed 34,2-6).
- Thiên Chúa đã dùng ngôn sứ Ê-DÊ-KI-EN để nguyền rủa loại mục tử bất xứng này như sau: “Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta, nên hỡi các mục tử! Đây Ta chống lại các ngươi. Ta sẽ đòi lại chiên của Ta, Ta sẽ không để các ngươi chăn dắt chiên Ta nữa (…) để chiên của Ta sẽ không còn làm mồi cho chúng nữa” (Ed 34,8b-10).
3) SỨ VỤ CỦA CÁC MỤC TỬ HÔM NAY:
- Mục tử là người được Chúa Giê-su chọn để cho thông phần vào sứ vụ mục tử của Người: Chúa Giê-su phán: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại…” (Ga. 15,16). Mục tử chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng chăn dắt đòan chiên nếu biết cộng tác với Mục Tử Giêsu bằng sự chuyên cần cầu nguyện: “Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Cần phải có lòng yêu mến Thầy hơn ai hết, để được thanh luyện tội lỗi và được trao quyền chăn dắt đòan chiên Hội Thánh (x Ga 21,15-17).
- Hai là phải được chính Chúa Giê-su trao sứ vụ chăm sóc nuôi dưỡng đòan chiên: Như Đức Giê-su đã được Thiên Chúa xức dầu thiêng liêng tại sống Gio-đan để tấn phong làm Đấng Mê-si-a thi hành ba sứ vụ là ngôn sứ, tư tế và vương đế, thì các mục tử hôm nay cũng nhận được tác vụ qua việc xức dầu và đặt tay của Giám Mục trong bí tích truyền chức thánh, cũng có bổn phận chu tòan sứ vụ chăn dắt nuôi dưỡng thánh hóa đoàn chiên Chúa trao bằng ba của ăn là Lời Chúa, Thánh Thể và Thánh Ý Thiên Chúa như lời Chúa Giê-su dạy: "Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4,4); "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời" (Ga 6,51); "Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy" (Ga 4,34).
- Ba là nhận được Thần Khí để chu tòan sứ vụ được sai đi: Tin mừng Gio-an thuật lại việc Chúa Phục Sinh trao ban Thần Khí và sứ vụ như sau: “Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. Nói xong Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,21-23). Chúa Giê-su cũng trao sứ vụ cho các Tông đồ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chua Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20); “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
4) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?:
Chúa Nhật Chúa Chiên Lành nhắc nhở các tín hữu chúng ta ý thức con đường đức tin và Mục Tử dẫn đường là Đức Giê-su. Hôm nay Đức Giê-su vẫn “ở với Hội Thánh mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20b) qua các mục tử được Chúa kêu gọi, huấn luyện và và trao sứ vụ chăm sóc đòan chiên.
Hôm nay là dịp để các tín hữu ý thức cầu nguyện cho các mục tử của mình, cầu nguyện cho ơn gọi linh mục tu sĩ và quảng đại cộng tác với các mục tử cả về tinh thần lẫn vật chất. Đồng thời hôm nay cũng là dịp để các mục tử ý thức về ơn gọi và sứ vụ của mình để duyệt xét lại về ý ngay lành và về cung cách phục vụ khiêm tốn, về cách ứng xử bác ái đối với đòan chiên được Chúa trao cho mình chăm sóc.
Chúng ta cùng nhau cầu xin cho ơn gọi ngày càng phát triển, cho các thanh thiếu niên biết quảng đại đáp lại tiếng Chúa kêu gọi, và xin cho các mục tử đang phục vụ đòan chiên được ơn trung thành với sứ vụ mục tử đã lãnh nhận.
Ngày nay, Hội thánh rất cần có thêm nhiều mục tử nhân lành noi gương Mục Tử Giê-su. Đó là những vị mục tử có lòng yêu mến Chúa thực sự, luôn nêu gương sáng khiêm nhường bác ái và phục vụ tha nhân cách vô vụ lợi, nhất là phục vụ những người nghèo hèn, bệnh tật và bị bỏ rơi.
Hội thánh cũng cần những tu sĩ biết kết hợp giữa hai bổn phận chiêm niệm và họat động, cần những bàn tay nhân ái của các nữ tu để xoa dịu các vết thương thể xác cũng như tinh thần, và nhất là cần những trái tim yêu Chúa hết mình, dám hy sinh mọi sự để phục vụ, đặc biệt người đau khổ tội lỗi hoặc mang tâm trạng chán chường thất vọng. Hiện nay cả nước chúng ta mới có được khỏang2000 linh mục và 7000 tu sĩ nam nữ, một con số nhỏ bé so với nhu cầu của 82 triệu dân.
4. THẢO LUẬN: 1) Thế nào là ơn kêu gọi ? Bạn sẽ đáp trả thế nào khi dược Chúa kêu gọi dâng mình phục vụ Chúa trong bậc sống tu trì ? 2) Những ai đang sống bậc hôn nhân có thể đáp lại ơn gọi của Chúa thế nào ?
5. NGUYỆN CẦU
- LẠY CHA LÀ CHỦ RUỘNG. Đồng lúa đã tới lúc chín vàng cần được gặt hái. Xin Cha sai thêm những thợ gặt lành nghề đến thu họach đồng lúa của Cha. Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay những ước mơ và hoài bão lớn lao cùng những lý tưởng cao cả. Xin cho họ biết yêu thương tha nhân bằng một con tim rộng mở của Chúa Giê-su. Ước gì họ nghe được tiếng kêu của những người đang bị áp bức, cảm nghiệm được cơn đói Lời Chúa và khát tình thương của những kẻ bất hạnh, thấy được những nỗi khó khăn của biết bao người đang bị đau khổ tinh thần và đói cơm bánh vật chất.. để sẵn sàng phục vụ họ với hết khả năng của mình.
- LẠY CHA. Ngay từ hôm nay, xin cho mỗi chúng con biết đáp lại lời mời gọi của Cha, bằng cách chuẩn bị sẵn hành trang là những kiến thức vững chắc về giáo lý và Lời Chúa, là sự nhiệt tình chia sẻ Tin mừng cho tha nhân. Nhờ đó chúng con có thể chu tòan sứ vụ Cha trao phó, và tích cực góp phần làm cho Nước Cha mau trị đến.