Đối với CitizenGO, vụ việc này là "cực kỳ nghiêm trọng" và đại diện cho "một cuộc tấn công mới vào quyền tự do tôn giáo và vào Cac Ki-tô hữu".
Theo Nicolás de Cárdenas của ACI Prensa (*), ngày 7 tháng 8 năm, 2024, Bảy người trên một chiếc xe buýt phản đối cuộc tấn công vào đức tin của Ki-tô hữu được trình diễn trong lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa hè 2024 đã bị bắt tại Paris vào thứ Hai.
Chiếc xe buýt do nhóm vận động hành lang cơ sở CitizenGo tài trợ, được trang trí một bên là cảnh chế giễu báng bổ Bữa Tiệc Ly, một phần của lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Paris và bên kia là khẩu hiệu "Ngưng tấn công Ki-tô hữu!"
Sứ điệp trên xe buýt cũng bao gồm địa chỉ trang web của một bản kiến nghị bảo vệ quyền của những người có đức tin, được hơn 386,000 người ký tên và gửi đến các cơ quan chức năng của Ủy ban Olympic quốc tế.
Theo CitizenGo, chiếc xe đã bị các đặc vụ Hiến binh Pháp chặn lại "bằng súng". Sáu thành viên của CitizenGO, cùng với tài xế xe buýt, "đã bị đưa từ đồn cảnh sát này sang đồn cảnh sát khác, bị đối xử một cách nhục nhã và bị tước quyền giao tiếp với thế giới bên ngoài", họ nói trong một tuyên bố với giới truyền thông.
Sau khi chiếc xe bị tịch thu, văn phòng công tố Paris đã khởi kiện những người bị giam giữ, mặc dù vào chiều thứ Ba, gần 24 giờ sau, họ đã được thông báo "rằng họ sẽ không bị buộc tội".
Đối với CitizenGO, biến cố này là "cực kỳ nghiêm trọng" và đại diện cho "một cuộc tấn công mới vào quyền tự do tôn giáo và vào các Ki-tô hữu, giống như lễ khai mạc Thế vận hội Olympic".
Các chính phủ thức tỉnh 'ngày càng trở nên toàn trị hơn'
Do đó, chủ tịch CitizenGO Ignacio Arsuaga tuyên bố tổ chức này sẽ đệ đơn kiện Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, văn phòng tổng chưởng lý của nước này và lực lượng hiến binh.
Arsuaga cáo buộc rằng "các chính phủ thức tỉnh đang ngày càng trở nên toàn trị hơn" và những gì các thành viên trong tổ chức của ông phải chịu đựng cho thấy "ý thức hệ thức tỉnh đó nhằm mục đích xóa bỏ các biểu tượng của Ki-tô giáo".
Về vấn đề này, ông chỉ ra rằng “điều tương tự đang xảy ra ở Tây Ban Nha với các mối đe dọa của chính phủ [Tây Ban Nha] về việc [tái biểu tượng hóa] Thung lũng Sa ngã và [dỡ bỏ] cây thánh giá lớn nhất thế giới”.
(*) Câu chuyện này lần đầu tiên được xuất bản bởi ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA. Câu chuyện đã được dịch và chuyển thể bởi CNA.