Theo hãng tin Reuters (https://www.reuters.com/world/europe/pope-struggles-with-leg-pain-malta-trip-defends-migrants-2022-04-03/), hôm Chúa nhật, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đang vật lộn với chứng đau chân, nói rằng các quốc gia nên luôn giúp đỡ những người đang cố gắng sống sót "giữa sóng biển" khi ngài kết thúc chuyến thăm Malta, nơi đang là trọng tâm của cuộc tranh luận về di dân của châu Âu.
Vào đầu ngày cuối cùng của chuyến đi tới đảo quốc Địa Trung Hải, Đức Phanxicô đã đến thăm hang động ở thị trấn Rabat. Theo truyền thống, Thánh Phaolô đã sống ở đó hai tháng sau khi ngài nằm trong số 75 người bị đắm tàu trên đường đến Rome vào năm 60 sau Công nguyên. Kinh thánh cho biết họ đã nhận được lòng tốt khác thường ở đây.
Trong một buổi cầu nguyện tại hang động, Đức Giáo Hoàng nói rằng "Không ai biết tên họ, nơi sinh hay địa vị xã hội của họ; người ta chỉ biết một điều: đó là những người cần được giúp đỡ".
Vị giáo hoàng 85 tuổi đang bị chứng đau chân bùng phát và đi lại khó khăn trong hang động nhỏ. Trong thánh lễ dành cho khoảng 20,000 người sau đó, ngài chủ yếu ngồi trong khi Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Valletta chủ trì phần lớn phần phụng vụ.
Đức Phanxicô phải sử dụng thang máy để lên chuyến bay của mình ở Rome và xuống khi đến Valletta vào thứ Bảy, và vào cuối Thánh lễ ngày Chủ nhật, ngài bỏ qua cuộc rước kết lễ theo truyền thống với mọi các giám mục hiện diện.
Malta là một trong những tuyến đường quan trọng hơn được sử dụng bởi những người di cư từ Libya đến châu Âu.
Trong lời cầu nguyện tại hang động, Đức Giáo Hoàng nói "Xin giúp chúng con nhận ra từ xa những người đang gặp khó khăn, đang vật lộn giữa những cơn sóng biển, đang lao vào những rạn san hô ở những bờ biển vô danh".
Chính phủ của Thủ tướng Robert Abela khẳng định rằng hòn đảo, cho đến nay là quốc gia có mật độ dân số cao nhất châu Âu, nay đã "đầy người" rồi, nên phải từ chối cho phép đưa những người di cư không phải là những người được cứu trong khu vực cứu người của chính nó.
Điểm dừng chân cuối cùng của Đức Phanxicô là chuyến thăm một trung tâm dành cho người di cư, được biết đến như là một "phòng thí nghiệm hòa bình". Tại đây, ngài đã nghe Daniel, một người Nigeria, kể về một vài chuyến ráng đến châu Âu bằng những chiếc thuyền không đủ tiêu chuẩn đi biển và cung cách anh bị giam giữ ở Libya, Tunisia và Malta.
Daniel nói, "Đôi khi con bật khóc! Đôi khi con ước chi mình chết đi cho rồi... tại sao những người như chúng con lại đối xử với chúng con như tội phạm chứ không phải như anh em?".
Đức Phanxicô nói với họ rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo về di cư là "một vụ đắm tàu của nền văn minh, một vụ đắm tầu đe dọa không những người di cư mà còn tất cả chúng ta". Ngài nói, việc ngược đãi người di cư đôi khi xảy ra "với sự đồng lõa của các cơ quan có thẩm quyền".
Hôm thứ Sáu, tàu Sea Eye IV của tổ chức phi chính phủ Đức đã ở bên ngoài lãnh hải Malta để tìm cách đưa 106 người di cư được cứu khỏi vùng biển Libya nhưng đã bị từ chối nhập cảnh.
Các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích hòn đảo này vì dính líu đến "những vụ đẩy lui" trong đó, những người di cư, được vớt do sự phối hợp với Malta, đã bị đưa trở lại Libya. Các tổ chức này cho rằng điều này vi phạm luật pháp quốc tế vì Libya không phải là một quốc gia an toàn.
Phát biểu trước các viên chức chính phủ Malta hôm thứ Bảy, Đức Phanxicô đã tố cáo "những thỏa thuận bẩn thỉu với những tên tội phạm nhằm nô dịch những hữu thể nhân bản khác". Trước đây, ngài từng so sánh điều kiện ở các trung tâm giam giữ người di cư ở Libya với các trại tập trung của Đức Quốc xã và Liên Xô.
Malta cho rằng châu Âu nên có một cơ chế “chia sẻ gánh nặng” hữu hiệu. Đức Phanxicô cũng đã nhiều lần kêu gọi chia sẻ trách nhiệm đối với người di cư giữa các nước châu Âu.
Tuy nhiên, có lẽ vì tế nhị trước các khó khăn của Malta trong khía cạnh di dân, nên Tòa Thánh đã không nhấn mạnh tới cuộc tiếp xúc của Đức Phanxicô với di dân tại đây, chỉ cung cấp Lời cầu nguyện của Đức ngài ở cuối cuộc tiếp xúc đó, chứ không cung cấp chính bài phát biểu của ngài. Chúng tôi xin dịch Lời kinh của ngài như sau:
Lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi kết thúc cuộc gặp gỡ với những người di cư ở Malta
Lạy Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ,
là nguồn của mọi tự do và hòa bình,
tình yêu và tình anh em,
Chúa đã tạo ra chúng con giống hình ảnh của chính Chúa,
thổi vào chúng con hơi thở sự sống
và biến chúng con trở thành những người chia sẻ cuộc sống hiệp thông của chính Chúa.
Ngay cả khi chúng con phá vỡ giao ước của Chúa
Chúa vẫn không bỏ rơi chúng con cho quyền lực sự chết,
nhưng vẫn tiếp tục, vì lòng thương xót vô hạn của Chúa, kêu gọi chúng con trở về với Chúa,
để sống như con trai và con gái của Chúa.
Xin Chúa tuôn đổ Chúa Thánh Thần của Chúa xuống chúng con
và ban cho chúng con một trái tim mới,
nhạy cảm với những lời cầu xin, thường im lặng,
của những anh chị em của chúng con, những người đã mất hết
sự ấm áp của ngôi nhà và quê hương của họ.
Xin ban ơn cho chúng con biết đem lại niềm hy vọng cho họ
Bằng sự chào đón của chúng con và thể hiện tình người của chúng con.
Xin biến chúng con thành công cụ của hòa bình
và tình yêu huynh đệ thiết thực.
Xin giải phóng chúng con khỏi nỗi sợ hãi và thành kiến;
xin giúp chúng con biết chia sẻ những đau khổ của họ
và cùng nhau chiến đấu chống bất công,
cho sự phát triển của một thế giới trong đó mỗi người
được tôn trọng trong phẩm giá bất khả xâm phạm của họ,
phẩm giá mà Cha, lạy Cha, Cha đã ban cho chúng con
và Con Cha đã thánh hiến đời đời.
Amen.
Vào đầu ngày cuối cùng của chuyến đi tới đảo quốc Địa Trung Hải, Đức Phanxicô đã đến thăm hang động ở thị trấn Rabat. Theo truyền thống, Thánh Phaolô đã sống ở đó hai tháng sau khi ngài nằm trong số 75 người bị đắm tàu trên đường đến Rome vào năm 60 sau Công nguyên. Kinh thánh cho biết họ đã nhận được lòng tốt khác thường ở đây.
Trong một buổi cầu nguyện tại hang động, Đức Giáo Hoàng nói rằng "Không ai biết tên họ, nơi sinh hay địa vị xã hội của họ; người ta chỉ biết một điều: đó là những người cần được giúp đỡ".
Vị giáo hoàng 85 tuổi đang bị chứng đau chân bùng phát và đi lại khó khăn trong hang động nhỏ. Trong thánh lễ dành cho khoảng 20,000 người sau đó, ngài chủ yếu ngồi trong khi Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Valletta chủ trì phần lớn phần phụng vụ.
Đức Phanxicô phải sử dụng thang máy để lên chuyến bay của mình ở Rome và xuống khi đến Valletta vào thứ Bảy, và vào cuối Thánh lễ ngày Chủ nhật, ngài bỏ qua cuộc rước kết lễ theo truyền thống với mọi các giám mục hiện diện.
Malta là một trong những tuyến đường quan trọng hơn được sử dụng bởi những người di cư từ Libya đến châu Âu.
Trong lời cầu nguyện tại hang động, Đức Giáo Hoàng nói "Xin giúp chúng con nhận ra từ xa những người đang gặp khó khăn, đang vật lộn giữa những cơn sóng biển, đang lao vào những rạn san hô ở những bờ biển vô danh".
Chính phủ của Thủ tướng Robert Abela khẳng định rằng hòn đảo, cho đến nay là quốc gia có mật độ dân số cao nhất châu Âu, nay đã "đầy người" rồi, nên phải từ chối cho phép đưa những người di cư không phải là những người được cứu trong khu vực cứu người của chính nó.
Điểm dừng chân cuối cùng của Đức Phanxicô là chuyến thăm một trung tâm dành cho người di cư, được biết đến như là một "phòng thí nghiệm hòa bình". Tại đây, ngài đã nghe Daniel, một người Nigeria, kể về một vài chuyến ráng đến châu Âu bằng những chiếc thuyền không đủ tiêu chuẩn đi biển và cung cách anh bị giam giữ ở Libya, Tunisia và Malta.
Daniel nói, "Đôi khi con bật khóc! Đôi khi con ước chi mình chết đi cho rồi... tại sao những người như chúng con lại đối xử với chúng con như tội phạm chứ không phải như anh em?".
Đức Phanxicô nói với họ rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo về di cư là "một vụ đắm tàu của nền văn minh, một vụ đắm tầu đe dọa không những người di cư mà còn tất cả chúng ta". Ngài nói, việc ngược đãi người di cư đôi khi xảy ra "với sự đồng lõa của các cơ quan có thẩm quyền".
Hôm thứ Sáu, tàu Sea Eye IV của tổ chức phi chính phủ Đức đã ở bên ngoài lãnh hải Malta để tìm cách đưa 106 người di cư được cứu khỏi vùng biển Libya nhưng đã bị từ chối nhập cảnh.
Các tổ chức nhân quyền đã chỉ trích hòn đảo này vì dính líu đến "những vụ đẩy lui" trong đó, những người di cư, được vớt do sự phối hợp với Malta, đã bị đưa trở lại Libya. Các tổ chức này cho rằng điều này vi phạm luật pháp quốc tế vì Libya không phải là một quốc gia an toàn.
Phát biểu trước các viên chức chính phủ Malta hôm thứ Bảy, Đức Phanxicô đã tố cáo "những thỏa thuận bẩn thỉu với những tên tội phạm nhằm nô dịch những hữu thể nhân bản khác". Trước đây, ngài từng so sánh điều kiện ở các trung tâm giam giữ người di cư ở Libya với các trại tập trung của Đức Quốc xã và Liên Xô.
Malta cho rằng châu Âu nên có một cơ chế “chia sẻ gánh nặng” hữu hiệu. Đức Phanxicô cũng đã nhiều lần kêu gọi chia sẻ trách nhiệm đối với người di cư giữa các nước châu Âu.
Tuy nhiên, có lẽ vì tế nhị trước các khó khăn của Malta trong khía cạnh di dân, nên Tòa Thánh đã không nhấn mạnh tới cuộc tiếp xúc của Đức Phanxicô với di dân tại đây, chỉ cung cấp Lời cầu nguyện của Đức ngài ở cuối cuộc tiếp xúc đó, chứ không cung cấp chính bài phát biểu của ngài. Chúng tôi xin dịch Lời kinh của ngài như sau:
Lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi kết thúc cuộc gặp gỡ với những người di cư ở Malta
Lạy Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ,
là nguồn của mọi tự do và hòa bình,
tình yêu và tình anh em,
Chúa đã tạo ra chúng con giống hình ảnh của chính Chúa,
thổi vào chúng con hơi thở sự sống
và biến chúng con trở thành những người chia sẻ cuộc sống hiệp thông của chính Chúa.
Ngay cả khi chúng con phá vỡ giao ước của Chúa
Chúa vẫn không bỏ rơi chúng con cho quyền lực sự chết,
nhưng vẫn tiếp tục, vì lòng thương xót vô hạn của Chúa, kêu gọi chúng con trở về với Chúa,
để sống như con trai và con gái của Chúa.
Xin Chúa tuôn đổ Chúa Thánh Thần của Chúa xuống chúng con
và ban cho chúng con một trái tim mới,
nhạy cảm với những lời cầu xin, thường im lặng,
của những anh chị em của chúng con, những người đã mất hết
sự ấm áp của ngôi nhà và quê hương của họ.
Xin ban ơn cho chúng con biết đem lại niềm hy vọng cho họ
Bằng sự chào đón của chúng con và thể hiện tình người của chúng con.
Xin biến chúng con thành công cụ của hòa bình
và tình yêu huynh đệ thiết thực.
Xin giải phóng chúng con khỏi nỗi sợ hãi và thành kiến;
xin giúp chúng con biết chia sẻ những đau khổ của họ
và cùng nhau chiến đấu chống bất công,
cho sự phát triển của một thế giới trong đó mỗi người
được tôn trọng trong phẩm giá bất khả xâm phạm của họ,
phẩm giá mà Cha, lạy Cha, Cha đã ban cho chúng con
và Con Cha đã thánh hiến đời đời.
Amen.