VATICAN - Chiều thứ bẩy, 17-4 tới đây, tức là một ngày sau khi mừng sinh nhật thứ 83, ĐTC Biển Đức 16 sẽ đến nước Malta, để viếng thăm trong vòng 26 tiếng đồng hồ. Chắc chắn ngài sẽ được đón tiếp nồng hậu hơn cả thánh Phaolô Tông Đồ và các bạn đồng hành bị trôi dạt vào đây khi bị đắm tàu cách đây 1950 năm!
Malta là một nước nhỏ, chỉ rộng 315 cây số vuông gồm có 2 đảo chính là Malta và Gozo. Trong số 433 ngàn dân cư tại Malta có tới gần 95% là tìn hữu Công Giáo, và vì thế chắc chắn sẽ có đông đảo tín hữu đến tham dự hai sinh hoạt chính với ĐTC, đó là thánh lễ sáng chúa nhật 18-4 tại quảng trường Floriana lớn nhất tại Malta, và cuộc gặp gỡ giới trẻ vào ban chiều cùng ngày tại khu vực hải cảng La Valetta.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC sẽ gặp các GM thuộc hai giáo phận tại Malta, cũng như gặp tổng thống George Abela. Và trong các cuộc gặp gỡ với dân chúng, có lẽ ngài sẽ đề cao giá trị luân lý và tinh thần của Kitô giáo, có khả năng giúp xây dựng một xã hội an bình và công bằng hơn cũng như một cuộc sống sung mãn hơn.
Lý do chính để tổng thống và HĐGM Malta mời ĐTC đến viếng thăm, như vừa nói là để kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô tông đồ đến đảo này, như sách Tông Đồ công vụ đoạn thứ 28 kể lại biến cố thánh nhân bị điệu bằng tàu về Roma, nhưng tàu bị đắm và ngài được cứu vào bờ:
Thánh Phaolô tới Malta
”Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Malta. Dân địa phương đối với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: ”Chắc người này là một tên sát nhân: hắn được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống”. Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì. Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần. Gần nơi ấy, có đồn điền của một viên quan lớn nhất đảo, tên là Puplio. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. Có ông thân sinh ông Puplio đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm và cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng” (Cv 28, 1-10)
Do biến cố đó, thánh Phaolô được chọn làm thánh bổn mạng của Giáo Hội tại Malta, và tấm gương cũng như giáo huấn của Thánh Nhân chắc chắn sẽ là những nét được ĐTC nhấn mạnh trong cuộc viếng thăm này.
Thực vậy, Tin Mừng đã ăn rễ sâu và triển nở tốt đẹp tại Malta, biến nước này thành một trong những quốc gia Công Giáo nhất thế giới. Hồi năm 1991, khi viếng thăm Malta, ĐTC Gioan Phaolô 2 nói rằng sự hoàn toàn đón nhận và tuân giữ của nhân dân Malta đối với các giá trị Kitô là một gương sáng cho toàn Âu Châu.
ĐTC Biển Đức 16 cũng thường coi việc sinh động hóa và củng cố các căn cội Kitô của Âu Châu là một trong những ưu tiên mà triều đại Giáo Hoàng của ngài nhắm tới, và chắc chắn trong cuộc viếng thăm tới đây, ngài sẽ khuyến khích nhân dân Malta tiếp tục bảo tồn gia sản Kitô của mình và để cho các giá trị Kitô soi sáng nền văn hóa và các hoạt động chính trị của mình.
Tôn giáo và chính trị tại Malta
Tại Malta, tự do tôn giáo được bảo vệ, mặc dù Công Giáo vẫn còn là quốc giáo tại đây. Một số luật lệ dân sự cũng phải ánh điều đó, chẳng hạn luật pháp không cho phép ly dị và phá thai, và đại đa số nhân dân tiếp tục ủng hộ luật cấm này.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà Giáo Hội Malta không đồng ý với chính sách của chính phủ, đó là vấn đề giam giữ nhiều người di dân bất hợp pháp trôi dạt vào Malta trên đường vượt biên để đi tới các nước Âu Châu khác. Làm gì đây với hàng ngàn người di dân, rời bỏ quê hương để trốn chạy chiến tranh, bách hại hoặc nghèo đói? Đó thực là một vấn đề chính trị nóng bỏng tại Malta.
Theo chính sách hiện hành của chính quyền, tất cả những người di dân nào bị từ chối không được nhận vào Malta, hoặc lén lút vào nước này thì bị giam giữ cho đến khi họ bị trục xuất. Cả những người xin tị nạn chính trị và những người đang chờ được cứu xét đơn xin cũng bị giam giữ trong khi chờ đợi qui chế của họ được xác định. Những người bị giữ như thế, kể cả trẻ em, bị giữ trong những trung tâm giống như nhà tù và nhiều khi trong những điều kiện không xứng đáng với con người.
Đức Cha Paul Cremona, dòng Đa Minh, TGM giáo phận thủ đô La Valetta, nói rằng những người di dân và tị nạn ngày nay cũng phải được chào đón như thánh Phaolô hồi thế kỷ thứ I. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, ngài nói: ”Dân đảo Malta đã tỏ ra có tinh thần rất cởi mở đối với những người khác biệt, người ngoại quốc, khi họ chào đón thánh Phaolô”. Vì thế, ngài kêu gọi dân chúng hãy hồi sinh thái độ đón tiếp như thế và loại bỏ những thành kiến, để đối xử với người di dân trước hết và nhất là như những con người”.
Thư mục vụ của hai Giám Mục tại Malta
Trong những ngày qua, hai GM đảo Malta và Gozo đã công bố một thư gửi các tín hữu Công giáo toàn quốc, trong đó các vị khẳng định rằng:
”Chúng tôi luôn luôn xác tín rằng vụ đắm tàu làm cho thánh Phaolô Tông Đồ trôi dạt vào bờ đảo chúng ta không phải hoàn toàn xảy ra vì tình cờ. Cũng vậy, ngày nay, chúng tôi cảm thấy thật là một điều do Chúa Quan Phòng xếp đặt khi ĐTC Biển Đức 16 chọn viếng thăm mục vụ tại đất nước chúng ta.
Cách đây 2 ngàn năm, trong thời gian ngắn lưu lại nơi chúng ta và qua việc rao giảng Tin Mừng, Thánh Phaolô đã dẫn đưa dân đảo Malta và Gozo tới Chúa Giêsu; và khi họ được biết Chúa, niềm hy vọng Kitô đầy tràn trong tâm hồn họ. Trước cuộc viếng thăm của ĐTC, và để cuộc viếng thăm này không phải chỉ là một vấn đề lễ nghi, chúng ta nên dừng lại một lát và tự hỏi: chúng ta đang ở vị trí nào đối với đức tin của chúng ta và đâu là những thành quả của Tin Mừng mà chúng ta lãnh nhận cách đây bao nhiêu năm, và đã hình thành căn tính cũng như truyền thống của chúng ta? Chúng tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta mở rộng tâm hồn, đón nhận cơ hội này, thì đây có thể là một thời điểm hồng phúc cho chúng ta, giúp khích lệ và củng cố chúng ta trong đức tin”.
Trong thư, hai GM Malta nhắc nhở các tín hữu rằng: ”Thánh Phêrô đã yêu cầu các tín hữu Kitô tiên khởi hãy ”luôn sẵn sàng trả lời cho những ai hỏi tại sao mình hy vọng” (1 Pr 3,15). Điều chắc chắn là Người kế vị thánh Phêrô, trong cuộc viếng thăm sắp tới, cũng sẽ hỏi chúng ta tương tự như vậy, nhất là ngày nay, giữa lúc chúng ta sống trong một thế giới thường đòi chúng ta phải củng cố đức tin bằng những lý lẽ thực tiễn. Chúng tôi xác tín rằng ĐGH, không những bằng lời nói ngài bộc lộ với chúng ta, nhưng còn bằng linh đạo của ngài, sẽ nêu lên nhiều câu hỏi về Chúa Kitô và Sứ điệp của Chúa. Chúng tôi khuyến khích mỗi người, không những những người đang tiến bước trong đức tin, nhưng cả những người cảm thấy nghi ngờ về đức tin, hãy lắng nghe sứ điệp của ĐTC. Chúng ta không sợ những thách đố mà ngài sẽ trình bày cho chúng ta; đúng hơn, chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm và nêu lên những câu hỏi về sứ điệp của Chúa Kitô”.
Thư của hai GM Malta khẳng định thêm rằng: Cuộc viếng thăm của ĐTC thực là một thời điểm ân phúc đối với chúng ta. Cũng như cuộc viếng thăm của thánh Phaolô mang lại đời sống mới cho xã hội ở Malta thời đó, cuộc viếng thăm của ĐTC Biển Đức nơi chúng ta cũng có thể thúc đẩy chúng ta quan tâm đến nòng cốt đức tin của chúng ta. Niềm tin này, tuy vẫn gần gũi với tâm hồn chúng ta, nhưng luôn cần được canh tân. Nhân cách sâu xa của ĐTC, cũng như tri thức ngôn sứ của ngài về thời đại chúng ta, như chúng ta thấy qua các thông điệp đầu tiên của ngài, giúp chúng ta mở rộng đôi mắt nhìn tình trạng hiện nay của chúng ta. Chúng ta có thể mong đợi ĐGH hướng dẫn chúng ta trong chiều hướng thích hợp để đất nước chúng ta có thể tiếp tục có một quan điểm về tương lai, không lạc hướng, nhưng tiếp tục gắn bó với đức tin Kitô, như một kho tàng quí giá có khả năng phát huy, chứ không hạ giá phẩm giá con người và dân tộc của họ”.
Và hai GM kết luận rằng: ”Đứng trước thảm trạng đắm tàu, dân Malta đã chào đón thánh Phaolô và nâng đỡ thánh nhân trong hoàn cảnh khó khăn và yêu mến ngài. Ngày nay, Giáo Hội, và đặc biệt Đức Giáo Hoàng cũng gặp khó khăn. Có những người tìm cách làm cho tiếng nói ngôn sứ của ngài phải im bặt. Giống như tiền nhân của chúng ta, chúng ta cũng được kêu gọi chứng tỏ lòng yêu mến đối với ĐGH và liên kết với ngài. Về bến đề này, trong cuối tuần tới đây, chúng tôi mời gọi nhân dân đảo Malta và Gozo nồng nhiệt đón tiếp ĐGH, ngài đến viếng thăm chúng ta nhân danh Chúa. Chúng tôi khuyến khích anh chị em hãy tham dự tất cả những cuộc gặp gỡ đang được chuẩn bị cử hành trong hai ngày ĐTC lưu lại nơi chúng ta.”
Malta là một nước nhỏ, chỉ rộng 315 cây số vuông gồm có 2 đảo chính là Malta và Gozo. Trong số 433 ngàn dân cư tại Malta có tới gần 95% là tìn hữu Công Giáo, và vì thế chắc chắn sẽ có đông đảo tín hữu đến tham dự hai sinh hoạt chính với ĐTC, đó là thánh lễ sáng chúa nhật 18-4 tại quảng trường Floriana lớn nhất tại Malta, và cuộc gặp gỡ giới trẻ vào ban chiều cùng ngày tại khu vực hải cảng La Valetta.
Trong cuộc viếng thăm, ĐTC sẽ gặp các GM thuộc hai giáo phận tại Malta, cũng như gặp tổng thống George Abela. Và trong các cuộc gặp gỡ với dân chúng, có lẽ ngài sẽ đề cao giá trị luân lý và tinh thần của Kitô giáo, có khả năng giúp xây dựng một xã hội an bình và công bằng hơn cũng như một cuộc sống sung mãn hơn.
Lý do chính để tổng thống và HĐGM Malta mời ĐTC đến viếng thăm, như vừa nói là để kỷ niệm 1950 năm thánh Phaolô tông đồ đến đảo này, như sách Tông Đồ công vụ đoạn thứ 28 kể lại biến cố thánh nhân bị điệu bằng tàu về Roma, nhưng tàu bị đắm và ngài được cứu vào bờ:
Thánh Phaolô tới Malta
”Được cứu rồi, chúng tôi mới biết đảo ấy gọi là Malta. Dân địa phương đối với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có. Họ đốt một đống lửa to và tiếp đón tất cả chúng tôi, vì trời đã bắt đầu mưa và lạnh. Ông Phaolô vơ được một mớ cành khô và đang bỏ vào lửa, thì một con rắn độc bị nóng bò ra, cuốn vào tay ông. Người địa phương thấy con vật lủng lẳng ở tay ông thì bảo nhau: ”Chắc người này là một tên sát nhân: hắn được cứu khỏi chết dưới biển, nhưng Thần Công Lý đã không để cho sống”. Nhưng ông giũ con vật vào lửa mà không hề hấn gì. Họ cứ đợi ông sẽ sưng phù lên hoặc lăn ra chết; nhưng đợi lâu mà không thấy có gì khác thường xảy đến cho ông, thì đổi ý và bảo ông là một vị thần. Gần nơi ấy, có đồn điền của một viên quan lớn nhất đảo, tên là Puplio. Ông tiếp đón chúng tôi và niềm nở cho chúng tôi trú ngụ trong ba ngày. Có ông thân sinh ông Puplio đang liệt giường vì bị sốt và kiết lỵ. Ông Phaolô vào thăm và cầu nguyện, đặt tay trên ông và chữa khỏi. Thấy thế, các bệnh nhân khác trên đảo cũng đến với ông và được chữa lành. Họ trọng đãi chúng tôi, và khi chúng tôi xuống tàu, họ đã đem tới những gì chúng tôi cần dùng” (Cv 28, 1-10)
Do biến cố đó, thánh Phaolô được chọn làm thánh bổn mạng của Giáo Hội tại Malta, và tấm gương cũng như giáo huấn của Thánh Nhân chắc chắn sẽ là những nét được ĐTC nhấn mạnh trong cuộc viếng thăm này.
Thực vậy, Tin Mừng đã ăn rễ sâu và triển nở tốt đẹp tại Malta, biến nước này thành một trong những quốc gia Công Giáo nhất thế giới. Hồi năm 1991, khi viếng thăm Malta, ĐTC Gioan Phaolô 2 nói rằng sự hoàn toàn đón nhận và tuân giữ của nhân dân Malta đối với các giá trị Kitô là một gương sáng cho toàn Âu Châu.
ĐTC Biển Đức 16 cũng thường coi việc sinh động hóa và củng cố các căn cội Kitô của Âu Châu là một trong những ưu tiên mà triều đại Giáo Hoàng của ngài nhắm tới, và chắc chắn trong cuộc viếng thăm tới đây, ngài sẽ khuyến khích nhân dân Malta tiếp tục bảo tồn gia sản Kitô của mình và để cho các giá trị Kitô soi sáng nền văn hóa và các hoạt động chính trị của mình.
Tôn giáo và chính trị tại Malta
Tại Malta, tự do tôn giáo được bảo vệ, mặc dù Công Giáo vẫn còn là quốc giáo tại đây. Một số luật lệ dân sự cũng phải ánh điều đó, chẳng hạn luật pháp không cho phép ly dị và phá thai, và đại đa số nhân dân tiếp tục ủng hộ luật cấm này.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề mà Giáo Hội Malta không đồng ý với chính sách của chính phủ, đó là vấn đề giam giữ nhiều người di dân bất hợp pháp trôi dạt vào Malta trên đường vượt biên để đi tới các nước Âu Châu khác. Làm gì đây với hàng ngàn người di dân, rời bỏ quê hương để trốn chạy chiến tranh, bách hại hoặc nghèo đói? Đó thực là một vấn đề chính trị nóng bỏng tại Malta.
Theo chính sách hiện hành của chính quyền, tất cả những người di dân nào bị từ chối không được nhận vào Malta, hoặc lén lút vào nước này thì bị giam giữ cho đến khi họ bị trục xuất. Cả những người xin tị nạn chính trị và những người đang chờ được cứu xét đơn xin cũng bị giam giữ trong khi chờ đợi qui chế của họ được xác định. Những người bị giữ như thế, kể cả trẻ em, bị giữ trong những trung tâm giống như nhà tù và nhiều khi trong những điều kiện không xứng đáng với con người.
Đức Cha Paul Cremona, dòng Đa Minh, TGM giáo phận thủ đô La Valetta, nói rằng những người di dân và tị nạn ngày nay cũng phải được chào đón như thánh Phaolô hồi thế kỷ thứ I. Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, ngài nói: ”Dân đảo Malta đã tỏ ra có tinh thần rất cởi mở đối với những người khác biệt, người ngoại quốc, khi họ chào đón thánh Phaolô”. Vì thế, ngài kêu gọi dân chúng hãy hồi sinh thái độ đón tiếp như thế và loại bỏ những thành kiến, để đối xử với người di dân trước hết và nhất là như những con người”.
Thư mục vụ của hai Giám Mục tại Malta
Trong những ngày qua, hai GM đảo Malta và Gozo đã công bố một thư gửi các tín hữu Công giáo toàn quốc, trong đó các vị khẳng định rằng:
”Chúng tôi luôn luôn xác tín rằng vụ đắm tàu làm cho thánh Phaolô Tông Đồ trôi dạt vào bờ đảo chúng ta không phải hoàn toàn xảy ra vì tình cờ. Cũng vậy, ngày nay, chúng tôi cảm thấy thật là một điều do Chúa Quan Phòng xếp đặt khi ĐTC Biển Đức 16 chọn viếng thăm mục vụ tại đất nước chúng ta.
Cách đây 2 ngàn năm, trong thời gian ngắn lưu lại nơi chúng ta và qua việc rao giảng Tin Mừng, Thánh Phaolô đã dẫn đưa dân đảo Malta và Gozo tới Chúa Giêsu; và khi họ được biết Chúa, niềm hy vọng Kitô đầy tràn trong tâm hồn họ. Trước cuộc viếng thăm của ĐTC, và để cuộc viếng thăm này không phải chỉ là một vấn đề lễ nghi, chúng ta nên dừng lại một lát và tự hỏi: chúng ta đang ở vị trí nào đối với đức tin của chúng ta và đâu là những thành quả của Tin Mừng mà chúng ta lãnh nhận cách đây bao nhiêu năm, và đã hình thành căn tính cũng như truyền thống của chúng ta? Chúng tôi chắc chắn rằng nếu chúng ta mở rộng tâm hồn, đón nhận cơ hội này, thì đây có thể là một thời điểm hồng phúc cho chúng ta, giúp khích lệ và củng cố chúng ta trong đức tin”.
Trong thư, hai GM Malta nhắc nhở các tín hữu rằng: ”Thánh Phêrô đã yêu cầu các tín hữu Kitô tiên khởi hãy ”luôn sẵn sàng trả lời cho những ai hỏi tại sao mình hy vọng” (1 Pr 3,15). Điều chắc chắn là Người kế vị thánh Phêrô, trong cuộc viếng thăm sắp tới, cũng sẽ hỏi chúng ta tương tự như vậy, nhất là ngày nay, giữa lúc chúng ta sống trong một thế giới thường đòi chúng ta phải củng cố đức tin bằng những lý lẽ thực tiễn. Chúng tôi xác tín rằng ĐGH, không những bằng lời nói ngài bộc lộ với chúng ta, nhưng còn bằng linh đạo của ngài, sẽ nêu lên nhiều câu hỏi về Chúa Kitô và Sứ điệp của Chúa. Chúng tôi khuyến khích mỗi người, không những những người đang tiến bước trong đức tin, nhưng cả những người cảm thấy nghi ngờ về đức tin, hãy lắng nghe sứ điệp của ĐTC. Chúng ta không sợ những thách đố mà ngài sẽ trình bày cho chúng ta; đúng hơn, chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm và nêu lên những câu hỏi về sứ điệp của Chúa Kitô”.
Thư của hai GM Malta khẳng định thêm rằng: Cuộc viếng thăm của ĐTC thực là một thời điểm ân phúc đối với chúng ta. Cũng như cuộc viếng thăm của thánh Phaolô mang lại đời sống mới cho xã hội ở Malta thời đó, cuộc viếng thăm của ĐTC Biển Đức nơi chúng ta cũng có thể thúc đẩy chúng ta quan tâm đến nòng cốt đức tin của chúng ta. Niềm tin này, tuy vẫn gần gũi với tâm hồn chúng ta, nhưng luôn cần được canh tân. Nhân cách sâu xa của ĐTC, cũng như tri thức ngôn sứ của ngài về thời đại chúng ta, như chúng ta thấy qua các thông điệp đầu tiên của ngài, giúp chúng ta mở rộng đôi mắt nhìn tình trạng hiện nay của chúng ta. Chúng ta có thể mong đợi ĐGH hướng dẫn chúng ta trong chiều hướng thích hợp để đất nước chúng ta có thể tiếp tục có một quan điểm về tương lai, không lạc hướng, nhưng tiếp tục gắn bó với đức tin Kitô, như một kho tàng quí giá có khả năng phát huy, chứ không hạ giá phẩm giá con người và dân tộc của họ”.
Và hai GM kết luận rằng: ”Đứng trước thảm trạng đắm tàu, dân Malta đã chào đón thánh Phaolô và nâng đỡ thánh nhân trong hoàn cảnh khó khăn và yêu mến ngài. Ngày nay, Giáo Hội, và đặc biệt Đức Giáo Hoàng cũng gặp khó khăn. Có những người tìm cách làm cho tiếng nói ngôn sứ của ngài phải im bặt. Giống như tiền nhân của chúng ta, chúng ta cũng được kêu gọi chứng tỏ lòng yêu mến đối với ĐGH và liên kết với ngài. Về bến đề này, trong cuối tuần tới đây, chúng tôi mời gọi nhân dân đảo Malta và Gozo nồng nhiệt đón tiếp ĐGH, ngài đến viếng thăm chúng ta nhân danh Chúa. Chúng tôi khuyến khích anh chị em hãy tham dự tất cả những cuộc gặp gỡ đang được chuẩn bị cử hành trong hai ngày ĐTC lưu lại nơi chúng ta.”