VATICAN -- Lược trích bài phỏng vấn với vị Tổng Trưởng của Bộ Đặc Trách Các Giáo Sĩ. Tinh thần của Tông Đồ Phaolô là trọng tâm của cuộc gặp gỡ khi 1,000 linh mục qui tụ về Malta tham dự hội nghị quốc tế từ ngày 18 đến 23 tháng 10, được tổ chức bởi Bộ Đặc Trách Các Giáo Sĩ ở Vaticăn. Quốc gia nhỏ bé Malta nằm trên một hòn đảo của vùng Địa Trung Hải này lại là một điểm qui chiếu hết sức đặc biệt, kể từ khi thánh Phaolô đặt chân đến đây vào năm thứ 59 trước Công Nguyên và ở lại đó trong khoảng ba năm, sau khi bị đắm thuyền trên đường đến Rôma. Thế là Ngài lại tiếp tục công việc rao giảng lời Chúa trong thời gian còn lưu lại tại đất nước nhỏ bé này.
Cũng chính vì thế mà chủ đề chính của hội nghị được chọn là: “Các Linh Mục, Những Vị Thợ Rèn Của các Thánh Trong Thiên Niên Kỷ Mới: Theo Bước Chân của Tông Đồ Phaolô.”
Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos, Tổng Trưởng của Bộ Đặc Trách Các Giáo Sĩ nói: “Chúng ta hãy hồi tưởng lại trong chính bản thân của chúng ta cảm tình cháy bỏng về thánh Phaolô, người đã kêu lên rằng: ‘Kẻ thù là chính tôi nếu tôi không rao giảng lời Chúa’.”
Hỏi (H): Thưa Đức Hồng Y, có phải đây là điểm khởi đầu cho cuộc họp không?
Đức Hồng Y Castrillón Hoyos (T): Vâng đúng như vậy. Hội nghị nhằm giúp các linh mục có được khoảng thời gian và không gian để nghĩ suy và cầu nguyện để các ngài có thể khám phá lại “Giáo Hội”-như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết trong Thông Điệp của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Kêu Gọi lần thứ 39 vừa qua, vì Giáo Hội chính là “một vườn thiêng liêng” để qua đó lòng nhân đức của Chúa Kitô, được đổ tràn với thần khí của Chúa Thánh Thần đến để cứu rỗi các linh hồn.
Việc theo đuổi một cuộc sống thánh thiện, tâm linh tự bản thân nó không thể tách rời với việc trở thành những vị tông đồ thật sự của thời kỳ rao giảng tin mừng mới. Và chúng tôi muốn cùng hiệp thông trọn vẹn với những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cho cả Giáo Hội hoàn vũ, đặc biệt là cho các linh mục, để các ngài được cổ võ để thi hành các chương trình mục vụ theo các dấu chỉ của việc nên thánh.
(H): Thưa Đức Hồng Y, một linh mục thánh thiện có nghĩa như thế nào?
(T): Tôi trả lời câu hỏi của anh bằng những từ ngữ của "Pastores Dabo Vobis," rằng sự thánh thiện của linh mục chính là “sự gần gũi thân mật với Chúa Kitô, bắt chước Chúa Kitô, sống một cuộc sống khó nghèo, khiêm tốn và thuần khiết; đó là một tình yêu nhưng không đối với các linh hồn và một sự tận hiến vì những điều thiện hảo; đó là một tình yêu cho một Giáo Hội thánh thiện và ước rằng chúng tôi cũng trở nên thánh thiện, vì lẽ, đây chính là sứ vụ mà Chúa Kitô đã tín thác cho Giáo Hội của Ngài tại trần gian.”
(H): Thế thưa Đức Hồng Y, làm thế nào mà định nghĩa của sự nên thánh được diễn dịch lại qua các nghị trình của hội nghị?
(T): Thưa, bằng cách chỉ ra cho tất cả các linh mục rằng các ngài được mời gọi để dẫn dắt đàn chiên trên con đường của Sự Thật, chính là Chúa Kitô, vì chỉ có Sự Thật mới giải phóng con người khỏi nô lệ của tội lỗi, khỏi sức mạnh của sự chết và khỏi mọi mưu toan, cám dổ lọc lừa của ma quỷ.
Con đường đó, nếu xét về mặt tính ngữ, cũng còn có nghĩa là “các phép bí tích.” Đó là con đường dẫn đến sự sống, không những trên trái đất này, mà còn là một sự sống đời sau, là sự thông hiệp với cuộc sống của Thiên Chúa.
Thật sự ra, chúng ta không thể quyên rằng, trong lúc gặp gỡ với các linh mục, người đương thời chỉ có một nguyện vọng lớn nhất chính là gặp gở được Chúa Kitô qua các vị ấy. Con người hỏi về Chúa Kitô từ các linh mục, và con người có quyền mong đợi được điều này từ các vị linh mục.
(H): Thưa Đức Hồng Y, theo quan điểm của Ngài, một sư phụ thánh thiện như thánh Phaolô có thể truyền dạy được những gì cho các linh mục thời nay?
(T): Thưa, một vị tông đồ luôn luôn lúc nào cũng dạy về “tính lạ thường” đó là chính Thiên Chúa. Các Ngôn Từ Thánh bao giờ cũng là “những tin tức tốt đẹp” mang lại sức mạnh cũng như làm trẻ hóa lại những ai biết đón nhận.
Thánh Phaolô dạy các linh mục của thế giới về tính lạ thường này, chính là họ được mời gọi để sống với ơn gọi linh mục của mình với một sứ vụ và tình hiệp thông hoàn vũ; vâng phục, tín thác và hợp tác gần gũi với vị Giám Mục bản xứ trong việc chăn dắt dân Thiên Chúa. Nói cách khác, thánh Phaolô dạy các linh mục phải biết cách nhìn nhận qua dung mạo của từng con chiên, không phân biệt về chủng tộc, văn hóa và bất kỳ điều kiện gì, đặc biệt là những người đói khổ và túng quẫn nhất, vì chưng trên tất cả, họ chính là những người tuy chưa nhận biết được gì cả về Thiên Chúa, thế nhưng họ vẫn là những người con của Thiên Chúa, để có thể được sống với đầy đủ nhân phẩm của họ.
(H): Thưa Đức Hồng Y, thì đó có phải là cách dạy đặc biệt được chú trọng tới tại đất nước Malta này, chính là một trong những nơi được vị tông đồ Phaolô ghé tới?
(T): Thưa, đúng như vậy. Đó là một lời chứng hùng hồn, bởi vì ngoài sự trung thành vào Chúa Kitô và Phúc Âm, Thánh Phaolô cũng còn công bố về Sự Thật để giải phóng và để cứu rỗi vùng đảo này, thậm chí trong những hoàn cảnh lâm thời và tù tội.
Chúng tôi sẽ nhớ tới điểm này trong suốt cuộc hội nghị, đặc biệt là trong việc cử hành phụng vụ. Với lời chứng được đưa ra từ 20 thế kỷ trước tại quần đảo Maltese, vị tông đồ này đã khơi dậy lên trong các linh mục, thậm chí vào thời đại này, để biết can đảm và vui vẽ trung thành tới độ có thể đạt tới cử chỉ anh hùng. Chính vì thế, chỉ những ai có ý chí, như thánh Phaolô, để theo Chúa Kitô đến trọn cuộc đời, và để có thể tự đặt mình một cách vô điều kiện trong việc phục vụ tha nhân, vì chưng đó chính là “con đường duy nhất và nền tảng” trong sứ vụ của Giáo Hội tại trần gian.
(H): Thưa Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha đã công bố dành năm đặc biệt này để tôn kính Phép Thánh Thể, vì đó là một bí tích nền tảng trong đời sống của linh mục. Vậy làm sao các linh mục có thể dọn mình cho việc đó?
(T): Các linh mục sẽ chuẩn bị một cách trọn vẹn nếu như họ là những họ là những vị mục tử tốt lành của Phép Thánh Thể, nếu như họ học được “tính lôgíc của Phép Thánh Thể,” chính là sự hiện thân của Ngôi Lời Thiên Chúa, của tình yêu thương Thiên Chúa và nếu như họ biết can đảm “nuôi dưởng” lấy chính bản thân mình từ Phép Thánh Thể.
Vì chính điều trên, mà mỗi vị linh mục, mỗi một nhà truyền giáo, phải biết “khởi động lại chính mình từ Chúa Kitô,” theo gương của Đức Thánh Cha: để gặp gở với Chúa Kitô không chỉ qua lời cầu nguyện, mà còn để biết Ngài, cũng như yêu mến Ngài trên con đường thập tự giá, vì chưng, đó chính là hoa trái của mầu nhiệm Thánh Thể. Chỉ bằng cách đó các linh mục sẽ có thể dọn mình, để có thể gẩm suy về nhân dạng của các vị, qua hình ảnh của Chúa Kitô nơi Phép Thánh Thể.
Để có thể nên thánh trong đời sống linh mục và để biết đưa ra những giải pháp và phương cách cứu chữa cho những trái tim méo mó của con người, cho những ai dối lừa hay những ai thất vọng, chán chường dưới nhiều hình thức đổi thay khác nhau, chúng ta phải nghiêng mình trước Phép Thánh Thể, chính là nhân dạng của Chúa Kitô, để chỉ cho mỗi người Kitô hữu biết trọng tâm quy hướng về Phép Thánh Thể huyền nhiệm.
Qúi vị muốn biết thêm chi tiết về Hội Nghị dành cho các Linh Mục được tổ chức tại Malta, xin hãy vào trang Web của Bộ Đặc Trách các Giáo Sĩ là: (www.clerus.org) và của Văn Phòng Ban Tổ Chức Hội Nghị là: (www.orpnet.org ).
Các tham dự viên bắt buộc phải đăng ký và mẫu đơn phải được gởi đến cho Văn Phòng Ban Tổ Chức có trụ sở ở Hiệp Hội Hành Hương Rôma tại thành Vatican, trước ngày 31 tháng 8, và địa chỉ email của Văn Phòng Ban Tổ Chức là: (clero.malta@orpnet.org).
Cũng chính vì thế mà chủ đề chính của hội nghị được chọn là: “Các Linh Mục, Những Vị Thợ Rèn Của các Thánh Trong Thiên Niên Kỷ Mới: Theo Bước Chân của Tông Đồ Phaolô.”
Đức Hồng Y Darío Castrillón Hoyos, Tổng Trưởng của Bộ Đặc Trách Các Giáo Sĩ nói: “Chúng ta hãy hồi tưởng lại trong chính bản thân của chúng ta cảm tình cháy bỏng về thánh Phaolô, người đã kêu lên rằng: ‘Kẻ thù là chính tôi nếu tôi không rao giảng lời Chúa’.”
Hỏi (H): Thưa Đức Hồng Y, có phải đây là điểm khởi đầu cho cuộc họp không?
Đức Hồng Y Castrillón Hoyos (T): Vâng đúng như vậy. Hội nghị nhằm giúp các linh mục có được khoảng thời gian và không gian để nghĩ suy và cầu nguyện để các ngài có thể khám phá lại “Giáo Hội”-như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viết trong Thông Điệp của Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Kêu Gọi lần thứ 39 vừa qua, vì Giáo Hội chính là “một vườn thiêng liêng” để qua đó lòng nhân đức của Chúa Kitô, được đổ tràn với thần khí của Chúa Thánh Thần đến để cứu rỗi các linh hồn.
Việc theo đuổi một cuộc sống thánh thiện, tâm linh tự bản thân nó không thể tách rời với việc trở thành những vị tông đồ thật sự của thời kỳ rao giảng tin mừng mới. Và chúng tôi muốn cùng hiệp thông trọn vẹn với những lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cho cả Giáo Hội hoàn vũ, đặc biệt là cho các linh mục, để các ngài được cổ võ để thi hành các chương trình mục vụ theo các dấu chỉ của việc nên thánh.
(H): Thưa Đức Hồng Y, một linh mục thánh thiện có nghĩa như thế nào?
(T): Tôi trả lời câu hỏi của anh bằng những từ ngữ của "Pastores Dabo Vobis," rằng sự thánh thiện của linh mục chính là “sự gần gũi thân mật với Chúa Kitô, bắt chước Chúa Kitô, sống một cuộc sống khó nghèo, khiêm tốn và thuần khiết; đó là một tình yêu nhưng không đối với các linh hồn và một sự tận hiến vì những điều thiện hảo; đó là một tình yêu cho một Giáo Hội thánh thiện và ước rằng chúng tôi cũng trở nên thánh thiện, vì lẽ, đây chính là sứ vụ mà Chúa Kitô đã tín thác cho Giáo Hội của Ngài tại trần gian.”
(H): Thế thưa Đức Hồng Y, làm thế nào mà định nghĩa của sự nên thánh được diễn dịch lại qua các nghị trình của hội nghị?
(T): Thưa, bằng cách chỉ ra cho tất cả các linh mục rằng các ngài được mời gọi để dẫn dắt đàn chiên trên con đường của Sự Thật, chính là Chúa Kitô, vì chỉ có Sự Thật mới giải phóng con người khỏi nô lệ của tội lỗi, khỏi sức mạnh của sự chết và khỏi mọi mưu toan, cám dổ lọc lừa của ma quỷ.
Con đường đó, nếu xét về mặt tính ngữ, cũng còn có nghĩa là “các phép bí tích.” Đó là con đường dẫn đến sự sống, không những trên trái đất này, mà còn là một sự sống đời sau, là sự thông hiệp với cuộc sống của Thiên Chúa.
Thật sự ra, chúng ta không thể quyên rằng, trong lúc gặp gỡ với các linh mục, người đương thời chỉ có một nguyện vọng lớn nhất chính là gặp gở được Chúa Kitô qua các vị ấy. Con người hỏi về Chúa Kitô từ các linh mục, và con người có quyền mong đợi được điều này từ các vị linh mục.
(H): Thưa Đức Hồng Y, theo quan điểm của Ngài, một sư phụ thánh thiện như thánh Phaolô có thể truyền dạy được những gì cho các linh mục thời nay?
(T): Thưa, một vị tông đồ luôn luôn lúc nào cũng dạy về “tính lạ thường” đó là chính Thiên Chúa. Các Ngôn Từ Thánh bao giờ cũng là “những tin tức tốt đẹp” mang lại sức mạnh cũng như làm trẻ hóa lại những ai biết đón nhận.
Thánh Phaolô dạy các linh mục của thế giới về tính lạ thường này, chính là họ được mời gọi để sống với ơn gọi linh mục của mình với một sứ vụ và tình hiệp thông hoàn vũ; vâng phục, tín thác và hợp tác gần gũi với vị Giám Mục bản xứ trong việc chăn dắt dân Thiên Chúa. Nói cách khác, thánh Phaolô dạy các linh mục phải biết cách nhìn nhận qua dung mạo của từng con chiên, không phân biệt về chủng tộc, văn hóa và bất kỳ điều kiện gì, đặc biệt là những người đói khổ và túng quẫn nhất, vì chưng trên tất cả, họ chính là những người tuy chưa nhận biết được gì cả về Thiên Chúa, thế nhưng họ vẫn là những người con của Thiên Chúa, để có thể được sống với đầy đủ nhân phẩm của họ.
(H): Thưa Đức Hồng Y, thì đó có phải là cách dạy đặc biệt được chú trọng tới tại đất nước Malta này, chính là một trong những nơi được vị tông đồ Phaolô ghé tới?
(T): Thưa, đúng như vậy. Đó là một lời chứng hùng hồn, bởi vì ngoài sự trung thành vào Chúa Kitô và Phúc Âm, Thánh Phaolô cũng còn công bố về Sự Thật để giải phóng và để cứu rỗi vùng đảo này, thậm chí trong những hoàn cảnh lâm thời và tù tội.
Chúng tôi sẽ nhớ tới điểm này trong suốt cuộc hội nghị, đặc biệt là trong việc cử hành phụng vụ. Với lời chứng được đưa ra từ 20 thế kỷ trước tại quần đảo Maltese, vị tông đồ này đã khơi dậy lên trong các linh mục, thậm chí vào thời đại này, để biết can đảm và vui vẽ trung thành tới độ có thể đạt tới cử chỉ anh hùng. Chính vì thế, chỉ những ai có ý chí, như thánh Phaolô, để theo Chúa Kitô đến trọn cuộc đời, và để có thể tự đặt mình một cách vô điều kiện trong việc phục vụ tha nhân, vì chưng đó chính là “con đường duy nhất và nền tảng” trong sứ vụ của Giáo Hội tại trần gian.
(H): Thưa Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha đã công bố dành năm đặc biệt này để tôn kính Phép Thánh Thể, vì đó là một bí tích nền tảng trong đời sống của linh mục. Vậy làm sao các linh mục có thể dọn mình cho việc đó?
(T): Các linh mục sẽ chuẩn bị một cách trọn vẹn nếu như họ là những họ là những vị mục tử tốt lành của Phép Thánh Thể, nếu như họ học được “tính lôgíc của Phép Thánh Thể,” chính là sự hiện thân của Ngôi Lời Thiên Chúa, của tình yêu thương Thiên Chúa và nếu như họ biết can đảm “nuôi dưởng” lấy chính bản thân mình từ Phép Thánh Thể.
Vì chính điều trên, mà mỗi vị linh mục, mỗi một nhà truyền giáo, phải biết “khởi động lại chính mình từ Chúa Kitô,” theo gương của Đức Thánh Cha: để gặp gở với Chúa Kitô không chỉ qua lời cầu nguyện, mà còn để biết Ngài, cũng như yêu mến Ngài trên con đường thập tự giá, vì chưng, đó chính là hoa trái của mầu nhiệm Thánh Thể. Chỉ bằng cách đó các linh mục sẽ có thể dọn mình, để có thể gẩm suy về nhân dạng của các vị, qua hình ảnh của Chúa Kitô nơi Phép Thánh Thể.
Để có thể nên thánh trong đời sống linh mục và để biết đưa ra những giải pháp và phương cách cứu chữa cho những trái tim méo mó của con người, cho những ai dối lừa hay những ai thất vọng, chán chường dưới nhiều hình thức đổi thay khác nhau, chúng ta phải nghiêng mình trước Phép Thánh Thể, chính là nhân dạng của Chúa Kitô, để chỉ cho mỗi người Kitô hữu biết trọng tâm quy hướng về Phép Thánh Thể huyền nhiệm.
Qúi vị muốn biết thêm chi tiết về Hội Nghị dành cho các Linh Mục được tổ chức tại Malta, xin hãy vào trang Web của Bộ Đặc Trách các Giáo Sĩ là: (www.clerus.org) và của Văn Phòng Ban Tổ Chức Hội Nghị là: (www.orpnet.org ).
Các tham dự viên bắt buộc phải đăng ký và mẫu đơn phải được gởi đến cho Văn Phòng Ban Tổ Chức có trụ sở ở Hiệp Hội Hành Hương Rôma tại thành Vatican, trước ngày 31 tháng 8, và địa chỉ email của Văn Phòng Ban Tổ Chức là: (clero.malta@orpnet.org).