VATICAN (CNS) – Khi Đức Thánh Cha Benedict XVI đáp xuống Malta để thăm viếng 2 ngày vào 17 tháng 4, ngài sẽ được đón tiếp nồng nhiệt y như Thánh Phaolô khi vị thánh này và đồng bạn bị đắm tầu đã trôi vào hòn đảo tại Điạ Trung Hải này 1.950 năm về trước.
Gần 95 phần trăm dân số của quốc gia với 443.000 người tuyên xưng họ là người Công Giáo, và sẽ có một con số rất đông được dự trù tham gia vào hai biến cố lớn ngoài trời: một Thánh Lễ ngày 18 tháng 4 tại quảng trường lớn nhất của Malta tại Floriana và một hội ngộ của giới trẻ buồi chiều cùng ngày tại hải cảng Valletta trông xuống Hải Cảng Lớn.
Đức Thánh Cha sẽ mừng sinh nhật 84 tuổi vào ngày trước khi ngài tới Malta, và các quan sát viên nghĩ rằng có thể có một nghi lễ bất ngờ để mừng ngài. Tòa Bạch Ốc đã mừng ngài với một bánh kem chanh bốn từng cho sinh nhật 81 của ngài khi đến thăm Hoa Thịnh Đốn.
Theo chương trình chính thức, cuộc viếng thăm 26 tiếng đồng hồ sẽ nhắm vào những gì thiết yếu.
Ngài sẽ tiếp các giám mục của quốc gia và tổng thống Malta George Abela trong hai buổi tiếp xúc riêng. Và ngài cũng sẽ gặp gỡ các tín hữu và kể cả giới trẻ. Có lẽ ngài sẽ dùng các cơ hội này để đề cao cách thức các giá trị luân lý và tâm linh của Kitô giáo để giúp cho việc xây dựng một xã hội hoà bình và công chính hơn và một đời sống viên mãn hơn.
Mặc dầu không được dự trù trong chương trình chuyến đi, vấn đề lạm dụng tính dục cũng sẽ ám ảnh tâm trí mọi người trong khi Đức Thánh Cha thăm viếng Malta.
Các vị lãnh đạo giáo hội Malta đã nói: “Đây là một thời điểm rất xấu hổ cho toàn thể Giáo Hội,” khi đề cập đến sự kiện các linh mục và tu sĩ lạm dụng tính dục không những trên toàn thế giới, mà còn ngay cả trong nước của họ nữa.
Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona ở Malta và Giám Mục Mario Grech ở Gozo đồng ký một lá thư ngày 8 tháng 4 bầy tỏ “sự đau buồn và hối hận sâu xa của Giáo Hội đối với tất cả những ai đã bị lạm dụng.”
Để hành xử các vụ tố cáo lạm dụng tính dục của giáo sĩ, giáo hội Malta đã thành lập một ủy ban điều tra do một thẩm phán đã về hưu đứng đầu năm 1999. Một ủy ban điều tra thứ hai cũng được thành lập ngay sau đó vào cùng một năm để xúc tiến việc điều tra.
Hai vị giám mục cho hay tất cả những ai liên quan đến một trường hợp tình nghi có lạm dụng tính dục phải tự thú và cộng tác với chính quyền dân sự. Các Kitô hữu được kêu gọi nói lên sự thật thay vì “che dấu các dữ kiện hay là im lặng.”
Theo hãng thông tấn Associated Press, ủy ban điều tra Malta đã tiếp nhận được 84 trường hợp bị tố cáo là có sự lạm dụng tính dục của 25 linh mục, từ khi ủy ban được thành lập.
Mặc dầu không có trong chương trình, Đức Thánh Cha Benedict vẫn có thể gặp gỡ riêng các nạn nhân như ngài đã làm trong hai chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Úc.
Nhưng mục đích chính của Đức Thánh Cha khi nhận lời mời đến thăm Malta là để làm một chuyến hành hương Phúc Âm tới hang động nơi, theo truyền thuyết, Thánh Tông Đồ Phaolô đã lựa chọn để trú ngụ trong 3 tháng ngài bị đăm tầu trên hòn đảo này.
Thánh Phaolô là quan thầy của nước Cộng Hòa Malta, sẽ được nhắc đến nhiều lần trong hành trình này – là chuyến đi đầu tiên trong số 5 chuyến tông du ngoại quốc của Đức Thánh Cha năm nay. Ngài sẽ giúp cho việc mừng kỷ niệm năm thứ 1,950 Thánh Phaolô đến Malta, cũng là ngày mở đầu của Kitô giáo trên quốc gia năm hòn đảo tại Điạ Trung Hải nằm giữa Sicile và Bắc Phi này.
Phúc Âm đã ăn rễ và lớn mạnh, khiến cho Malta trở nên một trong các quốc gia Công Giáo lớn nhất trên thế giới. Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thăm viếng nơi này năm 1991, ngài nói sự việc Malta ôm trọn các giá trị Kitô giáo đáng làm gương cho tất cả Âu Châu.
Đức Thánh Cha Benedict cũng muốn tái sinh các gốc rễ Kitô giáo tại Âu Châu như là mục tiêu chính của giáo triều của ngài, và chắc chắn ngài sẽ khuyến khích người Malta tiếp tục gìn giữ vững chắc di sản Kitô giáo của họ và để cho các giá trị Kitô giáo gợi hứng cho nền văn hóa và chính trị của họ.
Trong khi có những điều luật chặt chẽ để bảo vệ tự do tín ngưỡng tại Malta, Công Giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Một số dự luật dân sự thể hiện sự liên quan này: việc ly dị và phá thai vẫn bị đa số dân chúng chống đối.
Tuy nhiên, một chính sách của chính phủ mà giáo hội không đồng ý, là vấn đề giam giữ rất nhiều người di cư bất hợp pháp trôi vào đảo trên đường đến các quốc gia Âu Châu. Việc đối phó với hàng ngàn người di cư chạy trốn chiến tranh, áp bức hay nghèo khó là một vấn đề chính trị nóng bỏng trên hòn đảo.
Tất cả mọi người di cư không được nhập tịch Malta hay di nhập bất hợp pháp đều bị giam giữ cho đến khi bị trục xuất. Ngay cả những ai tìm chỗ dung thân vì lý do chính trị và đăng ký để được thành người tị nạn cũng vẫn bị giam giữ cho đến khi tình trạng của họ được giải quyết. Những người này gồm cả trẻ em, có thể bị giam giữ nhiều tháng tại các trung tâm giống như khám đường, với các điều kiện đôi khi hết sức bi thảm.
Đức Tổng giám mục Cremona đã nói: “Người di cư và tị nạn hôm nay cần phải được đón mừng y như Thánh Phaolô vào thế kỷ thứ nhất.”
Trong một cuộc phỏng vấn đấu năm nay với nhật báo Tòa Thánh L'Osservatore Romano, đức Tổng cho hay người Malta đã bầy tỏ “một sự cởi mở rất hài hòa đối với những ai “khác họ,” với những người ngoại bang” khi họ đón tiếp Thánh Phaolô.
Tổng giám mục kêu gọi người Malta tái lập thái độ chấp nhận này và từ bỏ sự kỳ thị, và đối xử với người di cư trước hết và trên hết như những con người.
Gần 95 phần trăm dân số của quốc gia với 443.000 người tuyên xưng họ là người Công Giáo, và sẽ có một con số rất đông được dự trù tham gia vào hai biến cố lớn ngoài trời: một Thánh Lễ ngày 18 tháng 4 tại quảng trường lớn nhất của Malta tại Floriana và một hội ngộ của giới trẻ buồi chiều cùng ngày tại hải cảng Valletta trông xuống Hải Cảng Lớn.
Đức Thánh Cha sẽ mừng sinh nhật 84 tuổi vào ngày trước khi ngài tới Malta, và các quan sát viên nghĩ rằng có thể có một nghi lễ bất ngờ để mừng ngài. Tòa Bạch Ốc đã mừng ngài với một bánh kem chanh bốn từng cho sinh nhật 81 của ngài khi đến thăm Hoa Thịnh Đốn.
Theo chương trình chính thức, cuộc viếng thăm 26 tiếng đồng hồ sẽ nhắm vào những gì thiết yếu.
Ngài sẽ tiếp các giám mục của quốc gia và tổng thống Malta George Abela trong hai buổi tiếp xúc riêng. Và ngài cũng sẽ gặp gỡ các tín hữu và kể cả giới trẻ. Có lẽ ngài sẽ dùng các cơ hội này để đề cao cách thức các giá trị luân lý và tâm linh của Kitô giáo để giúp cho việc xây dựng một xã hội hoà bình và công chính hơn và một đời sống viên mãn hơn.
Mặc dầu không được dự trù trong chương trình chuyến đi, vấn đề lạm dụng tính dục cũng sẽ ám ảnh tâm trí mọi người trong khi Đức Thánh Cha thăm viếng Malta.
Các vị lãnh đạo giáo hội Malta đã nói: “Đây là một thời điểm rất xấu hổ cho toàn thể Giáo Hội,” khi đề cập đến sự kiện các linh mục và tu sĩ lạm dụng tính dục không những trên toàn thế giới, mà còn ngay cả trong nước của họ nữa.
Đức Tổng Giám Mục Paul Cremona ở Malta và Giám Mục Mario Grech ở Gozo đồng ký một lá thư ngày 8 tháng 4 bầy tỏ “sự đau buồn và hối hận sâu xa của Giáo Hội đối với tất cả những ai đã bị lạm dụng.”
Để hành xử các vụ tố cáo lạm dụng tính dục của giáo sĩ, giáo hội Malta đã thành lập một ủy ban điều tra do một thẩm phán đã về hưu đứng đầu năm 1999. Một ủy ban điều tra thứ hai cũng được thành lập ngay sau đó vào cùng một năm để xúc tiến việc điều tra.
Hai vị giám mục cho hay tất cả những ai liên quan đến một trường hợp tình nghi có lạm dụng tính dục phải tự thú và cộng tác với chính quyền dân sự. Các Kitô hữu được kêu gọi nói lên sự thật thay vì “che dấu các dữ kiện hay là im lặng.”
Theo hãng thông tấn Associated Press, ủy ban điều tra Malta đã tiếp nhận được 84 trường hợp bị tố cáo là có sự lạm dụng tính dục của 25 linh mục, từ khi ủy ban được thành lập.
Mặc dầu không có trong chương trình, Đức Thánh Cha Benedict vẫn có thể gặp gỡ riêng các nạn nhân như ngài đã làm trong hai chuyến viếng thăm Hoa Kỳ và Úc.
Nhưng mục đích chính của Đức Thánh Cha khi nhận lời mời đến thăm Malta là để làm một chuyến hành hương Phúc Âm tới hang động nơi, theo truyền thuyết, Thánh Tông Đồ Phaolô đã lựa chọn để trú ngụ trong 3 tháng ngài bị đăm tầu trên hòn đảo này.
Thánh Phaolô là quan thầy của nước Cộng Hòa Malta, sẽ được nhắc đến nhiều lần trong hành trình này – là chuyến đi đầu tiên trong số 5 chuyến tông du ngoại quốc của Đức Thánh Cha năm nay. Ngài sẽ giúp cho việc mừng kỷ niệm năm thứ 1,950 Thánh Phaolô đến Malta, cũng là ngày mở đầu của Kitô giáo trên quốc gia năm hòn đảo tại Điạ Trung Hải nằm giữa Sicile và Bắc Phi này.
Phúc Âm đã ăn rễ và lớn mạnh, khiến cho Malta trở nên một trong các quốc gia Công Giáo lớn nhất trên thế giới. Khi Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thăm viếng nơi này năm 1991, ngài nói sự việc Malta ôm trọn các giá trị Kitô giáo đáng làm gương cho tất cả Âu Châu.
Đức Thánh Cha Benedict cũng muốn tái sinh các gốc rễ Kitô giáo tại Âu Châu như là mục tiêu chính của giáo triều của ngài, và chắc chắn ngài sẽ khuyến khích người Malta tiếp tục gìn giữ vững chắc di sản Kitô giáo của họ và để cho các giá trị Kitô giáo gợi hứng cho nền văn hóa và chính trị của họ.
Trong khi có những điều luật chặt chẽ để bảo vệ tự do tín ngưỡng tại Malta, Công Giáo là tôn giáo chính thức của quốc gia. Một số dự luật dân sự thể hiện sự liên quan này: việc ly dị và phá thai vẫn bị đa số dân chúng chống đối.
Tuy nhiên, một chính sách của chính phủ mà giáo hội không đồng ý, là vấn đề giam giữ rất nhiều người di cư bất hợp pháp trôi vào đảo trên đường đến các quốc gia Âu Châu. Việc đối phó với hàng ngàn người di cư chạy trốn chiến tranh, áp bức hay nghèo khó là một vấn đề chính trị nóng bỏng trên hòn đảo.
Tất cả mọi người di cư không được nhập tịch Malta hay di nhập bất hợp pháp đều bị giam giữ cho đến khi bị trục xuất. Ngay cả những ai tìm chỗ dung thân vì lý do chính trị và đăng ký để được thành người tị nạn cũng vẫn bị giam giữ cho đến khi tình trạng của họ được giải quyết. Những người này gồm cả trẻ em, có thể bị giam giữ nhiều tháng tại các trung tâm giống như khám đường, với các điều kiện đôi khi hết sức bi thảm.
Đức Tổng giám mục Cremona đã nói: “Người di cư và tị nạn hôm nay cần phải được đón mừng y như Thánh Phaolô vào thế kỷ thứ nhất.”
Trong một cuộc phỏng vấn đấu năm nay với nhật báo Tòa Thánh L'Osservatore Romano, đức Tổng cho hay người Malta đã bầy tỏ “một sự cởi mở rất hài hòa đối với những ai “khác họ,” với những người ngoại bang” khi họ đón tiếp Thánh Phaolô.
Tổng giám mục kêu gọi người Malta tái lập thái độ chấp nhận này và từ bỏ sự kỳ thị, và đối xử với người di cư trước hết và trên hết như những con người.