PHẦN BA: VIỆC GIẢI THÍCH LỜI THIÊN CHÚA VÀ CÁC THÁCH THỨC CỦA NÓ
1. Dẫn Nhập
104. Khi giới thiệu phần trước, liên quan đến lời chứng của các trước tác Kinh thánh về sự thật trong nội dung riêng của chúng, chúng ta đã giải thích Dei Verbum hiểu ra sao khái niệm về sự thật Kinh Thánh và chúng ta đã bình luận cụm từ: "sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các Chữ thánh thiêng vì ơn cứu rỗi của chúng ta"(số 11). Chúng ta đã khám phá ra rằng sự thật mà Kinh thánh muốn truyền đạt cho chúng ta liên quan đến chính Thiên Chúa và dự án cứu rỗi của Người cho loài người. Phần thứ ba của tài liệu này cũng đề cập đến vấn đề sự thật của Kinh Thánh, nhưng khởi đi từ một quan điểm khác. Trong Kinh thánh, chúng ta bắt gặp những điều xem ra mâu thuẫn, những điều không chính xác về lịch sử, những câu chuyện ít có thật và trong Cựu Ước, giới luật và giáo huấn luân lý mâu thuẫn với giáo huấn của Chúa Giêsu. Đâu là "sự thật" của những đoạn Kinh thánh này? Ở đây chúng ta phải giáp mặt với những thách thức thực sự trong việc giải thích Lời Chúa.
Các yếu tố trả lời cho những câu hỏi này được cung cấp bởi chính Hiến chế Dei Verbum. Bản văn công đồng này khẳng định rằng sự mặc khải của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ diễn ra qua trung gian các biến cố và lời nói có tính bổ sung (số 2), nhưng cũng nhận xét rằng Cựu Ước chứa đựng "điều không hoàn hảo và không còn hợp thời"(số 15). Hiến chế tiếp nhận cho mình học lý về "sự hạ mình ... của Đức Khôn Ngoan vĩnh cửu" (số 13), một kiểu nói xuất phát từ Thánh Gioan Kim Khẩu (Chrysostom), nhưng trên hết, Hiến chế nại tới khái niệm "thể văn" như được sử dụng trong thời cổ đại, khi tham chiếu thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Piô XII (EB 557-562).
Đây là khía cạnh cuối cùng mà bây giờ chúng ta phải đào sâu hơn. Ngày nay cũng vậy, sự thật chứa trong một cuốn tiểu thuyết khác với sự thật của sách giáo khoa vật lý. Có nhiều cách viết lịch sử khác nhau, không phải lúc nào cũng là một biên niên sử khách quan. Thơ trữ tình không phát biểu cùng những điều y như một bài thơ anh hùng ca, v.v. Những ghi nhận này có giá trị như nhau đối với nền văn chương của lân bang Cận Đông và thế giới theo văn hóa Hy Lạp. Chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh các thể văn khác nhau được sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa này: thi ca, tiên tri, tường thuật, từ ngữ cánh chung, ngụ ngôn, thánh thi, tuyên xưng đức tin, v.v ... Mỗi loại trong số này có một cách chuyên biệt để trình bày sự thật.
Trình thuật ở St 1:11, các truyền thống về các tổ phụ và cuộc chinh phục lãnh thổ Israel, lịch sử các vị vua cho đến khi cuộc nổi dậy của anh em nhà Máccabê chắc chắn chứa đựng sự thật, nhưng chúng không có ý định đề ra một biên niên về lịch sử của dân tộc Israel. Tác nhân chính trong lịch sử cứu độ không phải là Israel hay những con người khác, mà là chính Thiên Chúa. Những câu chuyện Kinh Thánh là những câu chuyện thần học. Sự thật của chúng – đối với những gì liên quan đến các bản văn được xem xét trong phần trước đây của tài liệu này - có liên quan đến các sự kiện được kể lại ở đó, nhưng chủ yếu phát xuất từ mục đích giáo huấn, khuyến thiện (parenetic) và thần học của tác giả, người đã thu thập những truyền thống cổ xưa này, hoặc đã khai triển các tài liệu văn chương được thu thập trong kho lưu trữ của các kinh sư, để truyền tải một trực giác tiên tri hoặc khôn ngoan, hoặc để truyền đạt một thông điệp chủ yếu đối với thế hệ của ông.
105. Mặt khác, một "lịch sử cứu rỗi" không tồn tại mà không có cốt lõi lịch sử, nếu đúng là Thiên Chúa tự mặc khải Người qua "các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau" (Dei Verbum, số 2). Hơn nữa, nếu linh hứng liên quan đến toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước, "trong tất cả các phần của chúng" (Số 11), thì chúng ta không thể loại bỏ bất cứ đoạn nào khỏi câu truyện. Do đó, nhà chú giải phải nỗ lực tìm ra ý nghĩa của từng chi tiết, trong bối cảnh của câu truyện trọn vẹn, nhờ các phương pháp khác nhau được liệt kê trong tài liệu năm 1993 của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh - Giải thích Kinh thánh trong Giáo hội (xem EB 1259-1560).
Mặc dù một cuộc nghiên cứu dị đại (diachronique) các bản văn là điều không thể thiếu để đưa ra ánh sáng các tái giải thích khác nhau về một sấm ngôn hoặc một câu chuyện, ý nghĩa "chân thật" của một đoạn Kinh thánh được liên kết với hình thức dứt khoát của nó, được chấp nhận như vậy trong Qui điển của Giáo Hội. Việc giải thích lại cũng có thể mang hình thức phúng dụ hóa các bản văn xưa. Do đó, chẳng hạn, một số câu chuyện hoặc một số Thánh vịnh nào đó nói về sự tận diệt và thù hận đối với kẻ thù, dù rất xa với tinh thần Tân Ước, và dù có lưu ý tới sự không hoàn hảo của mặc khải trong Cựu Ước, tuy nhiên vẫn có thể có một giá trị khuyến thiện nào đó đối với các thế hệ được chúng ngỏ lời.
Rõ ràng là một vài nhận xét như thế không giải quyết được tất cả các khó khăn, nhưng điều không thể phủ nhận là Hiến chế Dei Verbum, với kiểu nói "sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các Chữ thánh thiêng vì ơn cứu rỗi của chúng ta” (số 11) giới hạn sự thật Kinh Thánh đối vào sự mặc khải thần thiêng liên quan đến chính Thiên Chúa và ơn cứu rỗi loài người. Ngoài ra, việc xem xét các thể loại văn chương đã gia tăng chiều dài và chiều rộng của công việc chú giải, vốn rất phức tạp. Các thí dụ sau đây sẽ minh họa điểm này.
2. Thách thức đầu tiên: những vấn nạn lịch sử
106. Trong phạm vi đoạn này, chúng ta sẽ chỉ thảo luận về một số bản văn khó hiểu từ Cựu Ước và Tân Ước. Các đoạn văn này có bản chất đa dạng, nhưng tất cả, theo một cách khác nhau, đều nêu lên câu hỏi duy nhất: điều gì thực sự đã xảy ra, trong số các yếu tố được bản văn nói tới? Các bản văn có thể chứng thực đến mức nào các sự kiện thực sự đã xảy ra? Việc có vấn nạn đặc thù của mỗi đoạn sẽ được đưa ra ánh sáng trong đoạn có liên quan đến nó.
2.1 Chu kỳ Ápraham (sách Sáng thế)
Hầu hết các nhà chú giải thừa nhận rằng việc soạn thảo cuối cùng các câu chuyện về các tổ phụ, cũng như câu chuyện về Xuất Hành, về Chinh phục, và câu chuyện các Thủ lãnh đã xuất phát từ thời kỳ hậu lưu đày Babylon, thời kỳ Ba Tư. Về những gì liên quan đến chu kỳ Ápraham, các tình tiết liên kết câu chuyện của vị tổ phụ này với các truyền thống tổ phụ khác, đặc biệt qua việc thiên về các câu chuyện hứa hẹn, thì mới có gần đây hơn, và vượt ra ngoài chân trời lúc ban đầu của câu chuyện, tức lúc tự giới hạn vào các câu chuyện của một gia tộc. Một tình tiết như tình tiết ở St 15 – chủ yếu đối với luận điểm của Thánh Phaolô về sự công chính hóa chỉ nhờ đức tin, độc lập với các việc làm theo Luật Môsê (xem Rm 4) - không mô tả các biến cố một cách chính xác như chúng diễn ra, như lịch sử soạn thảo ra nó đã cho thấy. Nhưng nếu đó là tình huống, thì chúng ta có thể nói gì về hành vi đức tin của vị tổ phụ và lập luận của Thánh Phaolô, người xem ra không có điểm tựa Kinh thánh mà ngài rất cần?
Điều đầu tiên có thể quả quyết nhân các câu chuyện về các Tổ phụ (cũng như các câu chuyện Xuất hành và Chinh phục) là chúng không phát xuất từ nơi nào cả. Thực thế, mọi dân tộc đều cần biết và phát biểu, cho chính họ và cho những dân tộc khác, họ đến từ đâu, nơi phát xuất địa dư và thời gian phát xuất của họ, nói cách khác, nguồn gốc của chính họ. Cùng một cách y như các dân tộc xung quanh, người Israel ở thế kỷ thứ 5 và thứ thứ 4 trước Chúa Giêsu Kitô bắt đầu kể lại quá khứ của họ. Đây là những câu chuyện lặp lại các truyền thống xưa, không những để quả quyết rằng dân tộc này có một quá khứ ít nhiều phong phú, giống như các dân tộc khác, mà còn để giải thích và nâng cao giá trị quá khứ này, với sự trợ giúp của đức tin.
107. Vậy, người ta biết gì về Ápraham và các tổ tiên? Có lẽ các ngài là các mục tử, phát xuất từ Lưỡng Hà (Mesopotamia), những dân du mục đi từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác theo mùa, theo mưa và theo sự tiếp đón của các xứ họ đi qua. Các nhà văn sau thời lưu đày, mà sự suy tư được nuôi dưỡng bằng ký ức về việc bị trục xuất và tầm quan trọng của nó đối với đức tin của cộng đồng họ, đã hiểu rằng thế hệ lưu vong đã sống một điều tương tự như kinh nghiệm của các Tổ phụ: Thực thế, thế hệ này đã mất lãnh thổ, các định chế chính trị và tôn giáo (Đền thờ) và phải đến một vùng đất xa lạ và ở lại đó trong cảnh nô lệ. Đó là một tình huống bi đát, một tình huống buộc thế hệ này phải sống bằng đức tin và niềm hy vọng. Sau khi mất đi những gì tạo nên bản sắc của một dân tộc, nghĩa là lãnh thổ và các định chế của tổ quốc, những người lưu vong đáng lẽ đã mất dạng, trong khi ngược lại, họ vẫn sống sót như một dân tộc, nhờ đức tin của họ. Kinh nghiệm triệt để này nuôi dưỡng việc cầu nguyện và đọc lại quá khứ của họ. Không còn nghi ngờ gì nữa, khi những người kể chuyện Kinh thánh mô tả lời hứa thần thiêng và phản ứng đức tin của tổ phụ Ápraham (xem St 15: 1-6), họ không phản chiếu các sự kiện mà việc truyền tải của thế tục sẽ cho là hoàn toàn chắc chắn. Đúng hơn, chính kinh nghiệm đức tin của họ đã giúp họ viết theo cách này, để trình bày ý nghĩa phổ quát của các biến cố và mời đồng bào của họ tin vào quyền năng và sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng cho phép họ, cũng như cho tổ tiên họ, trải qua các giai đoạn lịch sử đặc biệt cảm kích.
Hơn cả các sự kiện cụ thể, chính sự giải thích về chúng mới đáng kể, ý nghĩa xuất hiện từ việc đọc lại sự giải thích này mới thực sự hữu hiệu. Thật vậy, ý nghĩa của một giai đoạn lịch sử, sau khi đã trải qua nhiều thế kỷ, không thể được hiểu hoặc ghi lại dưới dạng các câu chuyện thần học và các bài thơ thánh ca, nếu không theo thời gian. Vững mạnh nhờ đức tin vào Thiên Chúa, các tác giả Kinh Thánh đã tìm kiếm ý nghĩa của sự sống còn của dân tộc họ qua nhiều thế kỷ, bất chấp nhiều hiểm nguy và thảm họa khủng khiếp mà họ phải đối mặt, và đã suy ngẫm về vai trò mà Thiên Chúa, và đức tin mà họ mang theo đối với Người, đã đóng trong việc cho phép sự sống sót này: từ sự suy nghĩ này, họ đã có thể diễn dịch rằng từ đầu lịch sử của họ, Người đã hành động như vậy. Do đó, không nên đọc St 15 như thể đây là một biên niên sử, mà như một sự mô tả một tác phong chuẩn mực được Thiên Chúa mong muốn, một chuẩn mực mà các tác giả Kinh Thánh đã sống một cách triệt để, và họ đã có thể truyền lại như thế cho thế hệ của họ và cho các thế hệ tương lai.
Tóm lại, để đánh giá sự thật của những câu chuyện Kinh thánh, cần phải đọc chúng bằng cách tôn trọng cách thức chúng đã được viết ra và theo cách chúng được chính Thánh Phaolô đọc: "Những sự việc này xảy ra cho họ [người Do Thái] để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này"(1 Cr 10:11).
2.2 Vượt qua biển (Xh 14)
108. Câu chuyện về cuộc vượt qua biển cả của người Do Thái là một yếu tố chủ yếu trong các bài đọc phụng vụ của Kitô giáo khi cử hành lễ vọng Phục sinh. Câu chuyện này dựa trên một truyền thống rất cổ xưa, để kỷ niệm cuộc giải phóng dân khỏi cảnh nô lệ. Truyền thống truyền khẩu này, khi được viết ra, từng là đối tượng của nhiều "việc đọc lại", và cuối cùng đã được đưa vào câu chuyện Xuất Hành trong Kinh Tôra. Trong bối cảnh này, cuộc giải phóng dân Israel được trình bày như một sáng thế mới. Cách Chúa tạo ra thế giới bằng cách tách biển khỏi vùng đất khô thế nào thì cách Người "tạo ra" dân tộc Israel cũng thế, bằng cách vạch cho họ một lối đi trên đất khô, vượt qua biển cả. Do đó, tường thuật nối lại một truyền thống kể chuyện cổ xưa, và một sự giải thích thần học, dựa trên nền thần học sáng thế. Sự thật của câu chuyện không chỉ nằm trong truyền thống mà nó nhớ đến - một câu chuyện giải phóng vẫn giữ được trọn tính thời sự của nó ở thời điểm lưu đầy tại Babylon, lúc Israel trong thân phận tù đầy khát mong tự do - mà còn nằm trong giải thích thần học đi kèm với nó. Do đó, bản văn Kinh thánh kết hợp, một cách không thể phân chia, một câu chuyện xưa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và việc hiện thực hóa được đề xuất trong đó sau đó. Việc hiện thực hóa này gợi lên tình huống của các tác giả chương Xuất Hành 14, ở thời điểm bản văn được soạn tác. Thật vậy, bên cạnh nền thần học sáng thế, bản văn còn khai triển một nền thần học cứu rỗi, khi trình bày Thiên Chúa của Israel như Đấng Cứu độ giải phóng dân khỏi áp bức, và Môsê như một nhân vật tiên tri mời gọi dân tin tưởng vào sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa mình: " Đừng sợ ! Cứ đứng vững, rồi anh em sẽ thấy việc Chúa làm hôm nay để cứu thoát anh em” (Xh 14,13). Cũng y như vậy, thời cổ xưa, Chúa biết bảo vệ dân của Người thế nào thì giờ đây Người cũng có thể giữ gìn họ và ban cho họ sự cứu rỗi, bất chấp mọi tình huống. Mục đích chính của trình thuật Xuất hành không phải là truyền lại việc tường thuật các biến cố xưa, theo cách một tài liệu văn khố, mà đúng hơn là để tưởng nhớ một truyền thống nhằm chứng thực rằng, hôm nay cũng như hôm qua, Thiên Chúa luôn hiện diện bên cạnh dân của Người để cứu vớt họ.
Kinh nghiệm và niềm hy vọng cứu rỗi này, được công bố trong trình thuật Xuất Hành 14, cũng có một thể hiện phụng vụ trong trình thuật Lễ Vượt Qua (Xh 12:1-13.16) trước đó. Phụng vụ Kitô giáo trong Đêm Vọng Phục Sinh cho thấy trình thuật Ex 14 đã "ứng nghiệm" ra sao trong Chúa Giêsu Kitô, trong sự phục sinh mà Đấng Tạo Hóa và Cứu Chúa đã tự tỏ mình ra với dân của Người một cách dứt khoát và không thể vượt qua.
2.3 Các sách Tôbia và Giôna
109. Sách Tôbia không thuộc Kinh thánh tiếng Do Thái, mà thuộc về Kinh thánh tiếng Hy Lạp; sắc lệnh về Qui điển của Công đồng Trente bao gồm nó trong các sách lịch sử của Cựu Ước (Denz 1502). Sách Giôna, trái lại, nằm trong sách Mười hai Tiên tri (còn gọi là "các tiên tri nhỏ") của Kinh thánh tiếng Do Thái. Hai bản văn này kể cùng một loạt các biến cố, mà người ta có thể tự hỏi liệu chúng có thực sự xẩy ra hay không.
2.3.1 Sách Tôbia
Cái chết của bảy người chồng của cùng một người phụ nữ trước khi hôn nhân được hoàn hợp (Tb 3: 8-17) là một biến cố không có thật đến nỗi một mình yếu tố này đủ báo chúng ta biết rằng trình thuật này chủ yếu có chức năng văn chương. Điều này giải thích vô số những điều không hợp thời: cha của người anh hùng nhân vật chính tự nói về mình như một trong những người Do Thái bị đầy qua Ninivê, và, đồng thời như đối tượng của luật Đệ Nhị Luật (x. Tb 1,1-22); Tobia "nói tiên tri" về sự hủy diệt Ninivê, sự hoang tàn của Giuđêa và Samaria, việc đốt Đền thờ và xây dựng lại (Tb 14: 4-5).
Do đó, chúng ta đang đối diện với một câu chuyện ngụ ngôn tôn giáo bình dân, mà mục đích của nó là mô phạm và xây dựng, và do đó, có thể định vị trong truyền thống khôn ngoan. Đây là một soạn tác văn chương để triển khai một lược đồ quen thuộc - được gia tăng bởi sự sóng đôi giữa Tôbia và Sara: sự sóng đôi về tác phong của người công chính, người chịu khốn khổ vì gian truân, cầu nguyện với Chúa, xin Người gửi ơn cứu độ xuống cho mình.
Sự can thiệp của quỷ Asmodeus bắt nguồn từ truyền thống Kinh Thánh coi Satan và các thiên thần của hắn hành động trong thế giới của chúng ta và gây ra các thảm họa. Những đặc điểm này cho phép ta xếp loại cuốn sách này vào thể loại văn chương kể chuyện, nói về những người anh hùng phàm nhân và siêu phàm, và nhiều nhân vật khác. Khác với các trình thuật khác thuộc loại này, việc can thiệp của ma quỷ được kể lại một cách rất vừa phải trong sách Tôbia. Con quỷ Asmodeus là một nhân vật hư cấu, người không thực sự có khả năng ma quái để nhận chìm con người, đặc biệt những người cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa. Và cũng vậy, thiên thần Raphael là một nhân vật có chức năng văn chương, và, theo truyền thống Kinh Thánh không thay đổi, và với việc tiếp nhận của Giáo hội, những hữu thể giống như ngài không có khả năng can thiệp thực sự bằng cách giúp đỡ những người cầu khẩn danh Chúa.
Sách Tôbia là một bản tuyên ngôn nhằm tìm cách ca ngợi các tập tục truyền thống về lòng đạo đức trong Do Thái giáo: cầu nguyện, ăn chay và bố thí (Tb 12:8-9); cũng như việc thực hiện các công việc thương xót, đặc biệt là chôn cất người chết (x. Tb 12:13), lời cầu nguyện chúc lành và hành động tạ ơn để tôn vinh các công trình vinh hiển của Thiên Chúa (xin xem Tb 12:6.22; 13:1-18). Chúng ta hãy lưu ý một khía cạnh đặc thù của sách này: việc nhấn mạnh đến lời cầu nguyện xin thánh hóa đời sống hôn nhân, và hỗ trợ giữa những nguy hiểm.
2.3.2 Sách Giôna
110. Sự kiện sách Giôna được lưu truyền trong các trước tác của Mười Hai Tiên Tri cho thấy nhân vật chính của nó đã nhanh chóng được coi là một nhà tiên tri chân chính (xem 2V:14:25), về lịch sử được định vị trong bối cảnh thống trị của Assyria được trình thuật giả định, trước khi người Babylon và Medes bắt đầu hủy diệt Ninivê, vào năm 612 trước Công nguyên. Sự đánh giá như vậy dường như được củng cố bởi sự kiện này: chính Chúa Giêsu đề cập đến tình tiết nổi tiếng nhất của câu chuyện liên quan nhà tiên tri - ba ngày sống trong bụng cá voi - như một dấu chỉ "có tính lịch sử" loan báo trước biến cố phục sinh của chính Người (xem Mt 12:39-41; Lc 11:29-30; Mt 16:4).
Tuy nhiên, trong trình thuật, không những có các chi tiết, mà cả các yếu tố thuộc về cốt truyện không thể được ghi nhận như các sự kiện lịch sử, và là các yếu tố dẫn đến việc giải thích văn bản như một soạn tác hư cấu, với nội dung thần học quan trọng.
Một số chi tiết ít đúng sự thật - ví dụ, Ninivê là một thành phố rộng lớn, phải mất ba ngày để đi qua (xem Ga 3: 3) - có thể được coi như cường điệu; trái lại, đối với các yếu tố thuộc về cốt truyện, sự kiện một con cá nuốt chửng Giôna và giữ ông ba ngày trong bụng trước khi mửa ra ông(x. Ga 2:1.11) xem ra không đúng sự thật, tương tự như việc hoán cải nhất trí của Ninivê (x. Ga 3:5-10), tất cả đều không có vết tích nào khác trong các tài liệu của người Assyria.
Chúng ta hãy nhấn mạnh hai yếu tố trong số các chủ đề thần học của câu chuyện:
Nội dung của một thông điệp tiên tri không phải là một sắc lệnh không thể hủy bỏ (xem Ga 3: 4), nhưng đúng hơn là một tuyên bố có thể được sửa đổi theo đáp ứng của những người nó ngỏ lời (xem Ga 4: 2.11).
Do Thái giáo sau lưu đầy có đặc điểm ở sự căng thẳng giữa các khuynh hướng duy phổ quát và cởi mở với đối thoại, và các khuynh hướng khép kín và độc hữu hơn. Do đó, người ta có thể nhận thấy một sự tương phản rất rõ ràng, một bên, các sách Rút, Giôna, Tôbia, và bên kia, các sách Haggai, Dacaria, Étra, Nơkhemia và Biên niên sử. Étra, Nơkhemia đã làm cho việc duy trì bản sắc Do Thái thành khả hữu, bằng cách chống lại bất cứ sự pha trộn nào với chủ nghĩa ngoại giáo, đặc biệt trong khung cảnh các cuộc hôn nhân hỗn hợp (xem Er 9-10, Nkm 10:29-31). Tuy nhiên, xu hướng cởi mở và duy phổ quát không biến mất. Nó có thể bắt rễ sâu vào các truyền thống tổ phụ và tiên tri. Sách Rút phản ứng chống lại sự cấm đoán các cuộc hôn nhân hỗn hợp bằng cách trình bầy một người ngoại quốc – Bà Rút người Môáp (xem R 1:4-19) - như tổ tiên của Đavít (xem R 4:17). Giôna đi xa hơn trong quan điểm duy phổ quát, làm cho người Assyria xấu xa và đáng ghét - những kẻ từng phá hủy vương quốc Israel, trục xuất cư dân của nó, và tự hào về những phong tục hiếu chiến hung hãn – thành những người tiếp nhận thông điệp tiên tri khiến họ có khả năng hoán cải.
Kỳ tới: 2.4 Các Tin mừng về thời thơ ấu
1. Dẫn Nhập
104. Khi giới thiệu phần trước, liên quan đến lời chứng của các trước tác Kinh thánh về sự thật trong nội dung riêng của chúng, chúng ta đã giải thích Dei Verbum hiểu ra sao khái niệm về sự thật Kinh Thánh và chúng ta đã bình luận cụm từ: "sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các Chữ thánh thiêng vì ơn cứu rỗi của chúng ta"(số 11). Chúng ta đã khám phá ra rằng sự thật mà Kinh thánh muốn truyền đạt cho chúng ta liên quan đến chính Thiên Chúa và dự án cứu rỗi của Người cho loài người. Phần thứ ba của tài liệu này cũng đề cập đến vấn đề sự thật của Kinh Thánh, nhưng khởi đi từ một quan điểm khác. Trong Kinh thánh, chúng ta bắt gặp những điều xem ra mâu thuẫn, những điều không chính xác về lịch sử, những câu chuyện ít có thật và trong Cựu Ước, giới luật và giáo huấn luân lý mâu thuẫn với giáo huấn của Chúa Giêsu. Đâu là "sự thật" của những đoạn Kinh thánh này? Ở đây chúng ta phải giáp mặt với những thách thức thực sự trong việc giải thích Lời Chúa.
Các yếu tố trả lời cho những câu hỏi này được cung cấp bởi chính Hiến chế Dei Verbum. Bản văn công đồng này khẳng định rằng sự mặc khải của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ diễn ra qua trung gian các biến cố và lời nói có tính bổ sung (số 2), nhưng cũng nhận xét rằng Cựu Ước chứa đựng "điều không hoàn hảo và không còn hợp thời"(số 15). Hiến chế tiếp nhận cho mình học lý về "sự hạ mình ... của Đức Khôn Ngoan vĩnh cửu" (số 13), một kiểu nói xuất phát từ Thánh Gioan Kim Khẩu (Chrysostom), nhưng trên hết, Hiến chế nại tới khái niệm "thể văn" như được sử dụng trong thời cổ đại, khi tham chiếu thông điệp Divino Afflante Spiritu của Đức Piô XII (EB 557-562).
Đây là khía cạnh cuối cùng mà bây giờ chúng ta phải đào sâu hơn. Ngày nay cũng vậy, sự thật chứa trong một cuốn tiểu thuyết khác với sự thật của sách giáo khoa vật lý. Có nhiều cách viết lịch sử khác nhau, không phải lúc nào cũng là một biên niên sử khách quan. Thơ trữ tình không phát biểu cùng những điều y như một bài thơ anh hùng ca, v.v. Những ghi nhận này có giá trị như nhau đối với nền văn chương của lân bang Cận Đông và thế giới theo văn hóa Hy Lạp. Chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh các thể văn khác nhau được sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa này: thi ca, tiên tri, tường thuật, từ ngữ cánh chung, ngụ ngôn, thánh thi, tuyên xưng đức tin, v.v ... Mỗi loại trong số này có một cách chuyên biệt để trình bày sự thật.
Trình thuật ở St 1:11, các truyền thống về các tổ phụ và cuộc chinh phục lãnh thổ Israel, lịch sử các vị vua cho đến khi cuộc nổi dậy của anh em nhà Máccabê chắc chắn chứa đựng sự thật, nhưng chúng không có ý định đề ra một biên niên về lịch sử của dân tộc Israel. Tác nhân chính trong lịch sử cứu độ không phải là Israel hay những con người khác, mà là chính Thiên Chúa. Những câu chuyện Kinh Thánh là những câu chuyện thần học. Sự thật của chúng – đối với những gì liên quan đến các bản văn được xem xét trong phần trước đây của tài liệu này - có liên quan đến các sự kiện được kể lại ở đó, nhưng chủ yếu phát xuất từ mục đích giáo huấn, khuyến thiện (parenetic) và thần học của tác giả, người đã thu thập những truyền thống cổ xưa này, hoặc đã khai triển các tài liệu văn chương được thu thập trong kho lưu trữ của các kinh sư, để truyền tải một trực giác tiên tri hoặc khôn ngoan, hoặc để truyền đạt một thông điệp chủ yếu đối với thế hệ của ông.
105. Mặt khác, một "lịch sử cứu rỗi" không tồn tại mà không có cốt lõi lịch sử, nếu đúng là Thiên Chúa tự mặc khải Người qua "các hành động và lời nói liên kết mật thiết với nhau" (Dei Verbum, số 2). Hơn nữa, nếu linh hứng liên quan đến toàn bộ Cựu Ước và Tân Ước, "trong tất cả các phần của chúng" (Số 11), thì chúng ta không thể loại bỏ bất cứ đoạn nào khỏi câu truyện. Do đó, nhà chú giải phải nỗ lực tìm ra ý nghĩa của từng chi tiết, trong bối cảnh của câu truyện trọn vẹn, nhờ các phương pháp khác nhau được liệt kê trong tài liệu năm 1993 của Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh - Giải thích Kinh thánh trong Giáo hội (xem EB 1259-1560).
Mặc dù một cuộc nghiên cứu dị đại (diachronique) các bản văn là điều không thể thiếu để đưa ra ánh sáng các tái giải thích khác nhau về một sấm ngôn hoặc một câu chuyện, ý nghĩa "chân thật" của một đoạn Kinh thánh được liên kết với hình thức dứt khoát của nó, được chấp nhận như vậy trong Qui điển của Giáo Hội. Việc giải thích lại cũng có thể mang hình thức phúng dụ hóa các bản văn xưa. Do đó, chẳng hạn, một số câu chuyện hoặc một số Thánh vịnh nào đó nói về sự tận diệt và thù hận đối với kẻ thù, dù rất xa với tinh thần Tân Ước, và dù có lưu ý tới sự không hoàn hảo của mặc khải trong Cựu Ước, tuy nhiên vẫn có thể có một giá trị khuyến thiện nào đó đối với các thế hệ được chúng ngỏ lời.
Rõ ràng là một vài nhận xét như thế không giải quyết được tất cả các khó khăn, nhưng điều không thể phủ nhận là Hiến chế Dei Verbum, với kiểu nói "sự thật mà Thiên Chúa muốn thấy được ghi lại trong các Chữ thánh thiêng vì ơn cứu rỗi của chúng ta” (số 11) giới hạn sự thật Kinh Thánh đối vào sự mặc khải thần thiêng liên quan đến chính Thiên Chúa và ơn cứu rỗi loài người. Ngoài ra, việc xem xét các thể loại văn chương đã gia tăng chiều dài và chiều rộng của công việc chú giải, vốn rất phức tạp. Các thí dụ sau đây sẽ minh họa điểm này.
2. Thách thức đầu tiên: những vấn nạn lịch sử
106. Trong phạm vi đoạn này, chúng ta sẽ chỉ thảo luận về một số bản văn khó hiểu từ Cựu Ước và Tân Ước. Các đoạn văn này có bản chất đa dạng, nhưng tất cả, theo một cách khác nhau, đều nêu lên câu hỏi duy nhất: điều gì thực sự đã xảy ra, trong số các yếu tố được bản văn nói tới? Các bản văn có thể chứng thực đến mức nào các sự kiện thực sự đã xảy ra? Việc có vấn nạn đặc thù của mỗi đoạn sẽ được đưa ra ánh sáng trong đoạn có liên quan đến nó.
2.1 Chu kỳ Ápraham (sách Sáng thế)
Hầu hết các nhà chú giải thừa nhận rằng việc soạn thảo cuối cùng các câu chuyện về các tổ phụ, cũng như câu chuyện về Xuất Hành, về Chinh phục, và câu chuyện các Thủ lãnh đã xuất phát từ thời kỳ hậu lưu đày Babylon, thời kỳ Ba Tư. Về những gì liên quan đến chu kỳ Ápraham, các tình tiết liên kết câu chuyện của vị tổ phụ này với các truyền thống tổ phụ khác, đặc biệt qua việc thiên về các câu chuyện hứa hẹn, thì mới có gần đây hơn, và vượt ra ngoài chân trời lúc ban đầu của câu chuyện, tức lúc tự giới hạn vào các câu chuyện của một gia tộc. Một tình tiết như tình tiết ở St 15 – chủ yếu đối với luận điểm của Thánh Phaolô về sự công chính hóa chỉ nhờ đức tin, độc lập với các việc làm theo Luật Môsê (xem Rm 4) - không mô tả các biến cố một cách chính xác như chúng diễn ra, như lịch sử soạn thảo ra nó đã cho thấy. Nhưng nếu đó là tình huống, thì chúng ta có thể nói gì về hành vi đức tin của vị tổ phụ và lập luận của Thánh Phaolô, người xem ra không có điểm tựa Kinh thánh mà ngài rất cần?
Điều đầu tiên có thể quả quyết nhân các câu chuyện về các Tổ phụ (cũng như các câu chuyện Xuất hành và Chinh phục) là chúng không phát xuất từ nơi nào cả. Thực thế, mọi dân tộc đều cần biết và phát biểu, cho chính họ và cho những dân tộc khác, họ đến từ đâu, nơi phát xuất địa dư và thời gian phát xuất của họ, nói cách khác, nguồn gốc của chính họ. Cùng một cách y như các dân tộc xung quanh, người Israel ở thế kỷ thứ 5 và thứ thứ 4 trước Chúa Giêsu Kitô bắt đầu kể lại quá khứ của họ. Đây là những câu chuyện lặp lại các truyền thống xưa, không những để quả quyết rằng dân tộc này có một quá khứ ít nhiều phong phú, giống như các dân tộc khác, mà còn để giải thích và nâng cao giá trị quá khứ này, với sự trợ giúp của đức tin.
107. Vậy, người ta biết gì về Ápraham và các tổ tiên? Có lẽ các ngài là các mục tử, phát xuất từ Lưỡng Hà (Mesopotamia), những dân du mục đi từ đồng cỏ này sang đồng cỏ khác theo mùa, theo mưa và theo sự tiếp đón của các xứ họ đi qua. Các nhà văn sau thời lưu đày, mà sự suy tư được nuôi dưỡng bằng ký ức về việc bị trục xuất và tầm quan trọng của nó đối với đức tin của cộng đồng họ, đã hiểu rằng thế hệ lưu vong đã sống một điều tương tự như kinh nghiệm của các Tổ phụ: Thực thế, thế hệ này đã mất lãnh thổ, các định chế chính trị và tôn giáo (Đền thờ) và phải đến một vùng đất xa lạ và ở lại đó trong cảnh nô lệ. Đó là một tình huống bi đát, một tình huống buộc thế hệ này phải sống bằng đức tin và niềm hy vọng. Sau khi mất đi những gì tạo nên bản sắc của một dân tộc, nghĩa là lãnh thổ và các định chế của tổ quốc, những người lưu vong đáng lẽ đã mất dạng, trong khi ngược lại, họ vẫn sống sót như một dân tộc, nhờ đức tin của họ. Kinh nghiệm triệt để này nuôi dưỡng việc cầu nguyện và đọc lại quá khứ của họ. Không còn nghi ngờ gì nữa, khi những người kể chuyện Kinh thánh mô tả lời hứa thần thiêng và phản ứng đức tin của tổ phụ Ápraham (xem St 15: 1-6), họ không phản chiếu các sự kiện mà việc truyền tải của thế tục sẽ cho là hoàn toàn chắc chắn. Đúng hơn, chính kinh nghiệm đức tin của họ đã giúp họ viết theo cách này, để trình bày ý nghĩa phổ quát của các biến cố và mời đồng bào của họ tin vào quyền năng và sự trung tín của Thiên Chúa, Đấng cho phép họ, cũng như cho tổ tiên họ, trải qua các giai đoạn lịch sử đặc biệt cảm kích.
Hơn cả các sự kiện cụ thể, chính sự giải thích về chúng mới đáng kể, ý nghĩa xuất hiện từ việc đọc lại sự giải thích này mới thực sự hữu hiệu. Thật vậy, ý nghĩa của một giai đoạn lịch sử, sau khi đã trải qua nhiều thế kỷ, không thể được hiểu hoặc ghi lại dưới dạng các câu chuyện thần học và các bài thơ thánh ca, nếu không theo thời gian. Vững mạnh nhờ đức tin vào Thiên Chúa, các tác giả Kinh Thánh đã tìm kiếm ý nghĩa của sự sống còn của dân tộc họ qua nhiều thế kỷ, bất chấp nhiều hiểm nguy và thảm họa khủng khiếp mà họ phải đối mặt, và đã suy ngẫm về vai trò mà Thiên Chúa, và đức tin mà họ mang theo đối với Người, đã đóng trong việc cho phép sự sống sót này: từ sự suy nghĩ này, họ đã có thể diễn dịch rằng từ đầu lịch sử của họ, Người đã hành động như vậy. Do đó, không nên đọc St 15 như thể đây là một biên niên sử, mà như một sự mô tả một tác phong chuẩn mực được Thiên Chúa mong muốn, một chuẩn mực mà các tác giả Kinh Thánh đã sống một cách triệt để, và họ đã có thể truyền lại như thế cho thế hệ của họ và cho các thế hệ tương lai.
Tóm lại, để đánh giá sự thật của những câu chuyện Kinh thánh, cần phải đọc chúng bằng cách tôn trọng cách thức chúng đã được viết ra và theo cách chúng được chính Thánh Phaolô đọc: "Những sự việc này xảy ra cho họ [người Do Thái] để làm bài học, và đã được chép lại để răn dạy chúng ta, là những người đang sống trong thời sau hết này"(1 Cr 10:11).
2.2 Vượt qua biển (Xh 14)
108. Câu chuyện về cuộc vượt qua biển cả của người Do Thái là một yếu tố chủ yếu trong các bài đọc phụng vụ của Kitô giáo khi cử hành lễ vọng Phục sinh. Câu chuyện này dựa trên một truyền thống rất cổ xưa, để kỷ niệm cuộc giải phóng dân khỏi cảnh nô lệ. Truyền thống truyền khẩu này, khi được viết ra, từng là đối tượng của nhiều "việc đọc lại", và cuối cùng đã được đưa vào câu chuyện Xuất Hành trong Kinh Tôra. Trong bối cảnh này, cuộc giải phóng dân Israel được trình bày như một sáng thế mới. Cách Chúa tạo ra thế giới bằng cách tách biển khỏi vùng đất khô thế nào thì cách Người "tạo ra" dân tộc Israel cũng thế, bằng cách vạch cho họ một lối đi trên đất khô, vượt qua biển cả. Do đó, tường thuật nối lại một truyền thống kể chuyện cổ xưa, và một sự giải thích thần học, dựa trên nền thần học sáng thế. Sự thật của câu chuyện không chỉ nằm trong truyền thống mà nó nhớ đến - một câu chuyện giải phóng vẫn giữ được trọn tính thời sự của nó ở thời điểm lưu đầy tại Babylon, lúc Israel trong thân phận tù đầy khát mong tự do - mà còn nằm trong giải thích thần học đi kèm với nó. Do đó, bản văn Kinh thánh kết hợp, một cách không thể phân chia, một câu chuyện xưa, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và việc hiện thực hóa được đề xuất trong đó sau đó. Việc hiện thực hóa này gợi lên tình huống của các tác giả chương Xuất Hành 14, ở thời điểm bản văn được soạn tác. Thật vậy, bên cạnh nền thần học sáng thế, bản văn còn khai triển một nền thần học cứu rỗi, khi trình bày Thiên Chúa của Israel như Đấng Cứu độ giải phóng dân khỏi áp bức, và Môsê như một nhân vật tiên tri mời gọi dân tin tưởng vào sức mạnh cứu rỗi của Thiên Chúa mình: " Đừng sợ ! Cứ đứng vững, rồi anh em sẽ thấy việc Chúa làm hôm nay để cứu thoát anh em” (Xh 14,13). Cũng y như vậy, thời cổ xưa, Chúa biết bảo vệ dân của Người thế nào thì giờ đây Người cũng có thể giữ gìn họ và ban cho họ sự cứu rỗi, bất chấp mọi tình huống. Mục đích chính của trình thuật Xuất hành không phải là truyền lại việc tường thuật các biến cố xưa, theo cách một tài liệu văn khố, mà đúng hơn là để tưởng nhớ một truyền thống nhằm chứng thực rằng, hôm nay cũng như hôm qua, Thiên Chúa luôn hiện diện bên cạnh dân của Người để cứu vớt họ.
Kinh nghiệm và niềm hy vọng cứu rỗi này, được công bố trong trình thuật Xuất Hành 14, cũng có một thể hiện phụng vụ trong trình thuật Lễ Vượt Qua (Xh 12:1-13.16) trước đó. Phụng vụ Kitô giáo trong Đêm Vọng Phục Sinh cho thấy trình thuật Ex 14 đã "ứng nghiệm" ra sao trong Chúa Giêsu Kitô, trong sự phục sinh mà Đấng Tạo Hóa và Cứu Chúa đã tự tỏ mình ra với dân của Người một cách dứt khoát và không thể vượt qua.
2.3 Các sách Tôbia và Giôna
109. Sách Tôbia không thuộc Kinh thánh tiếng Do Thái, mà thuộc về Kinh thánh tiếng Hy Lạp; sắc lệnh về Qui điển của Công đồng Trente bao gồm nó trong các sách lịch sử của Cựu Ước (Denz 1502). Sách Giôna, trái lại, nằm trong sách Mười hai Tiên tri (còn gọi là "các tiên tri nhỏ") của Kinh thánh tiếng Do Thái. Hai bản văn này kể cùng một loạt các biến cố, mà người ta có thể tự hỏi liệu chúng có thực sự xẩy ra hay không.
2.3.1 Sách Tôbia
Cái chết của bảy người chồng của cùng một người phụ nữ trước khi hôn nhân được hoàn hợp (Tb 3: 8-17) là một biến cố không có thật đến nỗi một mình yếu tố này đủ báo chúng ta biết rằng trình thuật này chủ yếu có chức năng văn chương. Điều này giải thích vô số những điều không hợp thời: cha của người anh hùng nhân vật chính tự nói về mình như một trong những người Do Thái bị đầy qua Ninivê, và, đồng thời như đối tượng của luật Đệ Nhị Luật (x. Tb 1,1-22); Tobia "nói tiên tri" về sự hủy diệt Ninivê, sự hoang tàn của Giuđêa và Samaria, việc đốt Đền thờ và xây dựng lại (Tb 14: 4-5).
Do đó, chúng ta đang đối diện với một câu chuyện ngụ ngôn tôn giáo bình dân, mà mục đích của nó là mô phạm và xây dựng, và do đó, có thể định vị trong truyền thống khôn ngoan. Đây là một soạn tác văn chương để triển khai một lược đồ quen thuộc - được gia tăng bởi sự sóng đôi giữa Tôbia và Sara: sự sóng đôi về tác phong của người công chính, người chịu khốn khổ vì gian truân, cầu nguyện với Chúa, xin Người gửi ơn cứu độ xuống cho mình.
Sự can thiệp của quỷ Asmodeus bắt nguồn từ truyền thống Kinh Thánh coi Satan và các thiên thần của hắn hành động trong thế giới của chúng ta và gây ra các thảm họa. Những đặc điểm này cho phép ta xếp loại cuốn sách này vào thể loại văn chương kể chuyện, nói về những người anh hùng phàm nhân và siêu phàm, và nhiều nhân vật khác. Khác với các trình thuật khác thuộc loại này, việc can thiệp của ma quỷ được kể lại một cách rất vừa phải trong sách Tôbia. Con quỷ Asmodeus là một nhân vật hư cấu, người không thực sự có khả năng ma quái để nhận chìm con người, đặc biệt những người cố gắng sống trung thành với Thiên Chúa. Và cũng vậy, thiên thần Raphael là một nhân vật có chức năng văn chương, và, theo truyền thống Kinh Thánh không thay đổi, và với việc tiếp nhận của Giáo hội, những hữu thể giống như ngài không có khả năng can thiệp thực sự bằng cách giúp đỡ những người cầu khẩn danh Chúa.
Sách Tôbia là một bản tuyên ngôn nhằm tìm cách ca ngợi các tập tục truyền thống về lòng đạo đức trong Do Thái giáo: cầu nguyện, ăn chay và bố thí (Tb 12:8-9); cũng như việc thực hiện các công việc thương xót, đặc biệt là chôn cất người chết (x. Tb 12:13), lời cầu nguyện chúc lành và hành động tạ ơn để tôn vinh các công trình vinh hiển của Thiên Chúa (xin xem Tb 12:6.22; 13:1-18). Chúng ta hãy lưu ý một khía cạnh đặc thù của sách này: việc nhấn mạnh đến lời cầu nguyện xin thánh hóa đời sống hôn nhân, và hỗ trợ giữa những nguy hiểm.
2.3.2 Sách Giôna
110. Sự kiện sách Giôna được lưu truyền trong các trước tác của Mười Hai Tiên Tri cho thấy nhân vật chính của nó đã nhanh chóng được coi là một nhà tiên tri chân chính (xem 2V:14:25), về lịch sử được định vị trong bối cảnh thống trị của Assyria được trình thuật giả định, trước khi người Babylon và Medes bắt đầu hủy diệt Ninivê, vào năm 612 trước Công nguyên. Sự đánh giá như vậy dường như được củng cố bởi sự kiện này: chính Chúa Giêsu đề cập đến tình tiết nổi tiếng nhất của câu chuyện liên quan nhà tiên tri - ba ngày sống trong bụng cá voi - như một dấu chỉ "có tính lịch sử" loan báo trước biến cố phục sinh của chính Người (xem Mt 12:39-41; Lc 11:29-30; Mt 16:4).
Tuy nhiên, trong trình thuật, không những có các chi tiết, mà cả các yếu tố thuộc về cốt truyện không thể được ghi nhận như các sự kiện lịch sử, và là các yếu tố dẫn đến việc giải thích văn bản như một soạn tác hư cấu, với nội dung thần học quan trọng.
Một số chi tiết ít đúng sự thật - ví dụ, Ninivê là một thành phố rộng lớn, phải mất ba ngày để đi qua (xem Ga 3: 3) - có thể được coi như cường điệu; trái lại, đối với các yếu tố thuộc về cốt truyện, sự kiện một con cá nuốt chửng Giôna và giữ ông ba ngày trong bụng trước khi mửa ra ông(x. Ga 2:1.11) xem ra không đúng sự thật, tương tự như việc hoán cải nhất trí của Ninivê (x. Ga 3:5-10), tất cả đều không có vết tích nào khác trong các tài liệu của người Assyria.
Chúng ta hãy nhấn mạnh hai yếu tố trong số các chủ đề thần học của câu chuyện:
Nội dung của một thông điệp tiên tri không phải là một sắc lệnh không thể hủy bỏ (xem Ga 3: 4), nhưng đúng hơn là một tuyên bố có thể được sửa đổi theo đáp ứng của những người nó ngỏ lời (xem Ga 4: 2.11).
Do Thái giáo sau lưu đầy có đặc điểm ở sự căng thẳng giữa các khuynh hướng duy phổ quát và cởi mở với đối thoại, và các khuynh hướng khép kín và độc hữu hơn. Do đó, người ta có thể nhận thấy một sự tương phản rất rõ ràng, một bên, các sách Rút, Giôna, Tôbia, và bên kia, các sách Haggai, Dacaria, Étra, Nơkhemia và Biên niên sử. Étra, Nơkhemia đã làm cho việc duy trì bản sắc Do Thái thành khả hữu, bằng cách chống lại bất cứ sự pha trộn nào với chủ nghĩa ngoại giáo, đặc biệt trong khung cảnh các cuộc hôn nhân hỗn hợp (xem Er 9-10, Nkm 10:29-31). Tuy nhiên, xu hướng cởi mở và duy phổ quát không biến mất. Nó có thể bắt rễ sâu vào các truyền thống tổ phụ và tiên tri. Sách Rút phản ứng chống lại sự cấm đoán các cuộc hôn nhân hỗn hợp bằng cách trình bầy một người ngoại quốc – Bà Rút người Môáp (xem R 1:4-19) - như tổ tiên của Đavít (xem R 4:17). Giôna đi xa hơn trong quan điểm duy phổ quát, làm cho người Assyria xấu xa và đáng ghét - những kẻ từng phá hủy vương quốc Israel, trục xuất cư dân của nó, và tự hào về những phong tục hiếu chiến hung hãn – thành những người tiếp nhận thông điệp tiên tri khiến họ có khả năng hoán cải.
Kỳ tới: 2.4 Các Tin mừng về thời thơ ấu