2.6 Những câu truyện về Phục sinh
119. Các tường thuật Phục Sinh cho thấy một khó khăn chuyên biệt liên quan đến sự thật lịch sử của chúng, liên hệ tới sự kiện này: có nhiều sự khác biệt giữa chúng, không dễ hòa hợp, nếu người ta dừng lại ở chiều kích hoàn toàn có tính sự kiện của câu truyện.
Chính biến cố phục sinh của Chúa Giêsu không được mô tả trong bất cứ bản văn nào của Tân Ước. Nó bị loại khỏi mắt người phàm và chỉ thuộc về mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngược lại, có hai loại câu truyện về Phục sinh kể lại những gì đã xảy ra sau cuộc phục sinh: Các phụ nữ đi thămmộ Chúa Giêsu và các lần hiện ra khác nhau của Chúa Phục sinh (xem thêm 1 Cr 15:3-8), Đấng tự tỏ mình đang sống với các chứng nhân Người đã chọn. Chuyến viếng thăm mộ tạo nên biến cố phục sinh độc đáo được chúng ta tìm thấy trong câu truyện tương tự của bốn sách Tin Mừng, mặc dù có nhiều biến thể trong các chi tiết của bản văn.
Một cách đặc thù hơn, chúng ta muốn xem xét ba sự khác biệt được tìm thấy trong bốn câu truyện:
a. Chỉ có đoạn Mt 28:2 đề cập đến một trận động đất trước khi đề cập tới việc các phụ nữ đến ngôi mộ của Chúa Giêsu.
b. Chỉ có đoạn Mc 16:8 nói đến việc các phụ nữ trốn chạy vì sợ hãi và sự im lặng của họ sau cuộc gặp gỡ thiên sứ.
c. Theo các sách nhất lãm (xem Mt 28:5-7, Mc 16:6-7, Lc 24:5-7), thông điệp liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giêsu được truyền đến các phụ nữ bởi một hoặc nhiều sứ giả của Thiên Chúa; Ngược lại, theo Ga 20: 14-17, Maria Mađalêna, mặc dù đã nhìn thấy hai thiên thần trong ngôi mộ (xem Ga 20:12-13) đã trực tiếp nhận từ Chúa Giêsu việc loan báo sự phục sinh của Người.
a. Trận động đất
120. Sự kiện chỉ có đoạn Mt 28:2 đề cập đến trận động đất không có nghĩa là các Tin Mừng khác, các tin mừng không đề cập đến nó, đã phủ nhận nó. Một kết luận như vậy, chỉ dựa trên một lập luận im lặng, sẽ không chắc chắn. Mặt khác, "trận động đất" dường như thuộc về thần học của Thánh Matthêu. Chỉ có tác giả tin mừng này nói đến một trận động đất - kèm theo những hiện tượng phi thường khác - sau cái chết của Chúa Giêsu (xem Mt 27:51-53), và trình bầy nó như lý do khiến viên bách quản và binh lính của ông ta khiếp sợ và thú nhận ngôi vị Con trai Thần thiêng của Chúa Giêsu bị đóng đinh (xem Mt 27:54). Nhân vấn đề này, ta hãy lưu ý điều này: các mô tả thần hiện (théophanies) trong Cựu Ước coi động đất như là một trong những hiện tượng qua đó sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa được tỏ hiện (xem Xh 19:18; Tl 5:4-5; 1 V 19:11; Tv 18:8; 68:8-9; 97:4; Is 63:19). Trong Khải Huyền, trận động đất được coi là một chấn động nhằm làm sụp đổ "hệ thống trần gian", một hệ thống tương ứng với một thế giới, vì được xây dựng bên ngoài Thiên Chúa và đối nghịch với Người, sẽ sụp đổ vào một thời điểm đã định (xem Kh 6:12; 11:13; 16:18).
Do đó, có xác suất là Thánh Matthêu sử dụng "ý định văn học" [motif littéraire] này. Khi đề cập đến trận động đất, ngài muốn nhấn mạnh rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu không phải là những biến cố thông thường, mà là những biến cố "làm đảo lộn", trong đó chính Thiên Chúa hành động và hiện thực hóa ơn cứu rỗi loài người. Ý nghĩa chuyên biệt của hành động thần thiêng phải được đem ra ánh sáng khởi đi từ bối cảnh Tin Mừng: cái chết của Chúa Giêsu "làm nên trọn" ơn tha tội và hòa giải với Thiên Chúa (Mt 20:28; 26:28) ; và trong sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, bước vào sự sống của Thiên Chúa Cha và nhận được quyền năng trên mọi sự (xem Mt 28:18-20). Do đó, Tin mừng không nói tới trận động đất mà sức mạnh của nó có thể được đo bằng các độ cân đo nhất định, nhưng nó tìm cách đánh thức sự chú ý của độc giả và hướng sự chú ý ấy về phía Thiên Chúa, bằng cách làm nổi bật yếu tố quan trọng nhất là sự phục sinh của Chúa Giêsu: mối liên hệ của Người với quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa.
b. Tác phong của các phụ nữ
121. Trường hợp ở Mc 16:8 cũng tương tự. Bản văn đề cập đến phản ứng của các phụ nữ đối với thông điệp của thiên thần, một phản ứng sợ hãi và kinh hãi: "Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi” Các tác giả tin mừng khác không thuật lại phản ứng này. Giống như trận động đất là một trong những hiện tượng đi kèm với sự biểu lộ quyền năng của Thiên Chúa, cũng vậy, nỗi sợ hãi tượng trưng cho phản ứng theo thói quen của con người đối với một biểu lộ như vậy. Một trong những đặc điểm của Tin mừng Máccô hệ ở việc xác định chính xác bản chất và loại biến cố được nó thuật lại, khởi đi từ phản ứng của những người tham dự vào chúng (xem Mc 1:22, 27; 4:41; 5:42, v.v.). ...). Phản ứng mạnh mẽ và rõ rệt nhất trong tin mừng của ngài là phản ứng của các phụ nữ, sau khi họ nghe được thông điệp phục sinh của sứ giả Thiên Chúa. Qua phản ứng của họ, Tác giả tin mừng nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu bị đóng đinh là biểu lộ lớn nhất của quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa. Tác giả tin mừng không những truyền đạt chính biến cố mà còn cho thấy cả ý nghĩa xác định của nó đối với các hữu thể nhân bản và hiệu quả của nó đối với họ.
c. Nguồn gốc thông điệp phục sinh
122. Nguồn gốc của thông điệp phục sinh được trình bày nhiều cách khác nhau bởi các Tin mừng. Theo các tin mừng nhất lãm (Mt 28:5-7; Mc 16:6-7; Lc 24:5-7), các phụ nữ đến ngôi mộ của Chúa Giêsu và thấy nó trống rỗng, nhận được từ một hoặc hai thiên sứ sứ điệp liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ngược lại, theo Ga 20: 1-2, Maria Mađalêna, sau khi thấy ngôi mộ trống, đã đến gặp các môn đệ và nói với họ: "Người ta đã lấy Chúa khỏi ngôi mộ của Người, và chúng tôi không biết họ đặt nó ở đâu” (Ga 20:2). Bà lặp lại hai lần nữa (xem Ga 20:13,15) điều bà thấy ngôi mộ trống, và chỉ mang thông điệp phục sinh đến cho các môn đệ (xin xem Ga 20:18) sau khi chính Chúa phục sinh hiện ra với bà ( xem Ga 20:14-17). Người ta có thể tự hỏi liệu Thánh Matthêu, Thánh Máccô và Thánh Luca, khi đề cập đến việc khám phá ra ngôi mộ trống, có dự ứng sự giải thích đích thực cho sự kiện này, bằng cách thoát khỏi lối giải thích, đã nhắc, từng được Maria Mađalêna đưa ra hay không (xem Ga 20: 2-13, 15; xem thêm Mt 28:13). Bằng cách đặt lời giải thích này lên môi miệng của một sứ giả trên trời, ba tác giả tin mừng coi đó như một kiến thức siêu phàm, chỉ có thể đến từ một mình Thiên Chúa. Nhưng nguồn gốc thực tế của lối giải thích này là chính Chúa phục sinh, Đấng đã hiện ra với các nhân chứng được chọn. Không thể nghi ngờ rằng nền tảng đức tin vững chắc nhất vào sự phục sinh của Chúa Giêsu được tạo thành bời các lần hiện ra của Người (1 Cr 15:3-8).
Bốn tường thuật của chuyến viếng thăm ngôi mộ, với các khác biệt của chúng, làm cho sự phối hòa lịch sử của chúng trở nên khó khăn, nhưng các khác biệt này chính xác đã tạo thành một lời mời để hiểu chúng một cách chính đáng. Nghiên cứu về ba điểm khác biệt chính của chúng - trận động đất, các phụ nữ trốn chạy, thông điệp trên trời - đã cho thấy một ý nghĩa chung: những câu truyện này là bằng chứng về Thiên Chúa và về sự can thiệp dứt khoát của quyền năng cứu rỗi của Người trong sự phục sinh của Chúa Giêsu. Kết quả này, nếu, một mặt, giải phóng khỏi sự gò bó của việc phải coi từng chi tiết của câu truyện - không những các câu truyện Phục sinh, mà cả toàn bộ các Tin mừng - như dữ kiện chính xác của một biên niên lịch sử, mặt khác, kích thích phải cởi mở và chú ý đến ý nghĩa thần học phát xuất không những từ các khác biệt, mà còn từ mọi chi tiết của câu truyện.
d. "Giá trị thần học của các sách Tin mừng"
123. Sự kiện coi các Tin mừng như một biên niên sử các sự kiện, dựa trên một tường trình chính xác của các nhân chứng, vẫn tạo nên một ý kiến đương thời. Một xác tín như vậy dựa trên ý tưởng chính đáng rằng đức tin Kitô giáo không phải là một suy đoán phản lịch sử, mà dựa trên những sự kiện thực sự xảy ra. Thiên Chúa hành động trong lịch sử và làm cho Người hiện diện một cách ưu việt trong lịch sử Con nhập thể của Người. Nhưng một quan niệm chỉ thấy trong các sách Tin mừng duy nhất một loại biên niên sử nào đó có thể không nhìn ra tầm quan trọng thần học của chúng, và do đó bỏ qua sự phong phú của chúng, một điều chính xác hệ ở sự kiện chúng nói về Thiên Chúa. Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh đã khẳng định vào năm 1964, trong Chỉ thị về Chân lý lịch sử của các sách Tin mừng, Sancta Mater Ecclesiae rằng: "Các nghiên cứu gần đây mang lại kết quả là: cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu không được tường thuật với mục đích duy nhất là để lưu giữ ký ức về Người, nhưng 'để rao giảng' theo cách cung cấp cho Giáo hội nền tảng của đức tin và luân lý; Đây là lý do tại sao nhà chú giải, khi xem xét kỹ lưỡng những lời chứng của các tác giả tin mừng, phải tiến tới mức biểu lộ hết sức cần mẫn các khẳng định thần học về giá trị vĩnh cửu của các sách Tin mừng, và đưa ra ánh sáng đầy đủ sự cần thiết và tầm quan trọng của lời giải thích của Giáo hội "(EB 652).
Do đó, chúng ta phải xét đến sự kiện này: các sách Tin Mừng không chỉ là các biên niên sử về các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu, vì các tác giả tin mừng cũng tìm cách phát biểu trong đó, theo phương thức tường thuật, giá trị thần học của các biến cố này. Điều này có nghĩa: trong mọi điều chúng tường thuật, chúng không những chỉ tìm cách duy trì các dữ kiện của một biên niên sử, mà còn nhằm mục đích đưa ra một "bình luận thần học" về các sự kiện được tường thuật, diễn giải giá trị thần học của chúng. và làm chứng cho mối liên kết của chúng với Thiên Chúa.
Nói cách khác, ý muốn loan báo Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Đấng Cứu độ loài người - một ý muốn thuộc trật tự “thần học" - chiếm ưu thế trong các Tin mừng và là nền tảng của chúng. Việc nhắc đến các sự kiện cụ thể, mà chúng ta thấy trong các sách Tin mừng, phải được thấu hiểu trong bối cảnh mục tiêu thần học này. Hệ luận là, trong khi các quả quyết thần học về Chúa Giêsu có giá trị trực tiếp và chuẩn mực, thì các yếu tố hoàn toàn có tính "lịch sử" chỉ có chức năng bổ trợ.
Kỳ tới: 3. Thách thức thứ hai: các vấn đề đạo đức và xã hội
119. Các tường thuật Phục Sinh cho thấy một khó khăn chuyên biệt liên quan đến sự thật lịch sử của chúng, liên hệ tới sự kiện này: có nhiều sự khác biệt giữa chúng, không dễ hòa hợp, nếu người ta dừng lại ở chiều kích hoàn toàn có tính sự kiện của câu truyện.
Chính biến cố phục sinh của Chúa Giêsu không được mô tả trong bất cứ bản văn nào của Tân Ước. Nó bị loại khỏi mắt người phàm và chỉ thuộc về mầu nhiệm của Thiên Chúa. Ngược lại, có hai loại câu truyện về Phục sinh kể lại những gì đã xảy ra sau cuộc phục sinh: Các phụ nữ đi thămmộ Chúa Giêsu và các lần hiện ra khác nhau của Chúa Phục sinh (xem thêm 1 Cr 15:3-8), Đấng tự tỏ mình đang sống với các chứng nhân Người đã chọn. Chuyến viếng thăm mộ tạo nên biến cố phục sinh độc đáo được chúng ta tìm thấy trong câu truyện tương tự của bốn sách Tin Mừng, mặc dù có nhiều biến thể trong các chi tiết của bản văn.
Một cách đặc thù hơn, chúng ta muốn xem xét ba sự khác biệt được tìm thấy trong bốn câu truyện:
a. Chỉ có đoạn Mt 28:2 đề cập đến một trận động đất trước khi đề cập tới việc các phụ nữ đến ngôi mộ của Chúa Giêsu.
b. Chỉ có đoạn Mc 16:8 nói đến việc các phụ nữ trốn chạy vì sợ hãi và sự im lặng của họ sau cuộc gặp gỡ thiên sứ.
c. Theo các sách nhất lãm (xem Mt 28:5-7, Mc 16:6-7, Lc 24:5-7), thông điệp liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giêsu được truyền đến các phụ nữ bởi một hoặc nhiều sứ giả của Thiên Chúa; Ngược lại, theo Ga 20: 14-17, Maria Mađalêna, mặc dù đã nhìn thấy hai thiên thần trong ngôi mộ (xem Ga 20:12-13) đã trực tiếp nhận từ Chúa Giêsu việc loan báo sự phục sinh của Người.
a. Trận động đất
120. Sự kiện chỉ có đoạn Mt 28:2 đề cập đến trận động đất không có nghĩa là các Tin Mừng khác, các tin mừng không đề cập đến nó, đã phủ nhận nó. Một kết luận như vậy, chỉ dựa trên một lập luận im lặng, sẽ không chắc chắn. Mặt khác, "trận động đất" dường như thuộc về thần học của Thánh Matthêu. Chỉ có tác giả tin mừng này nói đến một trận động đất - kèm theo những hiện tượng phi thường khác - sau cái chết của Chúa Giêsu (xem Mt 27:51-53), và trình bầy nó như lý do khiến viên bách quản và binh lính của ông ta khiếp sợ và thú nhận ngôi vị Con trai Thần thiêng của Chúa Giêsu bị đóng đinh (xem Mt 27:54). Nhân vấn đề này, ta hãy lưu ý điều này: các mô tả thần hiện (théophanies) trong Cựu Ước coi động đất như là một trong những hiện tượng qua đó sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa được tỏ hiện (xem Xh 19:18; Tl 5:4-5; 1 V 19:11; Tv 18:8; 68:8-9; 97:4; Is 63:19). Trong Khải Huyền, trận động đất được coi là một chấn động nhằm làm sụp đổ "hệ thống trần gian", một hệ thống tương ứng với một thế giới, vì được xây dựng bên ngoài Thiên Chúa và đối nghịch với Người, sẽ sụp đổ vào một thời điểm đã định (xem Kh 6:12; 11:13; 16:18).
Do đó, có xác suất là Thánh Matthêu sử dụng "ý định văn học" [motif littéraire] này. Khi đề cập đến trận động đất, ngài muốn nhấn mạnh rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu không phải là những biến cố thông thường, mà là những biến cố "làm đảo lộn", trong đó chính Thiên Chúa hành động và hiện thực hóa ơn cứu rỗi loài người. Ý nghĩa chuyên biệt của hành động thần thiêng phải được đem ra ánh sáng khởi đi từ bối cảnh Tin Mừng: cái chết của Chúa Giêsu "làm nên trọn" ơn tha tội và hòa giải với Thiên Chúa (Mt 20:28; 26:28) ; và trong sự phục sinh của Người, Chúa Giêsu đã chiến thắng sự chết, bước vào sự sống của Thiên Chúa Cha và nhận được quyền năng trên mọi sự (xem Mt 28:18-20). Do đó, Tin mừng không nói tới trận động đất mà sức mạnh của nó có thể được đo bằng các độ cân đo nhất định, nhưng nó tìm cách đánh thức sự chú ý của độc giả và hướng sự chú ý ấy về phía Thiên Chúa, bằng cách làm nổi bật yếu tố quan trọng nhất là sự phục sinh của Chúa Giêsu: mối liên hệ của Người với quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa.
b. Tác phong của các phụ nữ
121. Trường hợp ở Mc 16:8 cũng tương tự. Bản văn đề cập đến phản ứng của các phụ nữ đối với thông điệp của thiên thần, một phản ứng sợ hãi và kinh hãi: "Vừa ra khỏi mộ, các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với ai, vì sợ hãi” Các tác giả tin mừng khác không thuật lại phản ứng này. Giống như trận động đất là một trong những hiện tượng đi kèm với sự biểu lộ quyền năng của Thiên Chúa, cũng vậy, nỗi sợ hãi tượng trưng cho phản ứng theo thói quen của con người đối với một biểu lộ như vậy. Một trong những đặc điểm của Tin mừng Máccô hệ ở việc xác định chính xác bản chất và loại biến cố được nó thuật lại, khởi đi từ phản ứng của những người tham dự vào chúng (xem Mc 1:22, 27; 4:41; 5:42, v.v.). ...). Phản ứng mạnh mẽ và rõ rệt nhất trong tin mừng của ngài là phản ứng của các phụ nữ, sau khi họ nghe được thông điệp phục sinh của sứ giả Thiên Chúa. Qua phản ứng của họ, Tác giả tin mừng nhấn mạnh rằng sự phục sinh của Chúa Giêsu bị đóng đinh là biểu lộ lớn nhất của quyền năng cứu rỗi của Thiên Chúa. Tác giả tin mừng không những truyền đạt chính biến cố mà còn cho thấy cả ý nghĩa xác định của nó đối với các hữu thể nhân bản và hiệu quả của nó đối với họ.
c. Nguồn gốc thông điệp phục sinh
122. Nguồn gốc của thông điệp phục sinh được trình bày nhiều cách khác nhau bởi các Tin mừng. Theo các tin mừng nhất lãm (Mt 28:5-7; Mc 16:6-7; Lc 24:5-7), các phụ nữ đến ngôi mộ của Chúa Giêsu và thấy nó trống rỗng, nhận được từ một hoặc hai thiên sứ sứ điệp liên quan đến sự phục sinh của Chúa Giêsu. Ngược lại, theo Ga 20: 1-2, Maria Mađalêna, sau khi thấy ngôi mộ trống, đã đến gặp các môn đệ và nói với họ: "Người ta đã lấy Chúa khỏi ngôi mộ của Người, và chúng tôi không biết họ đặt nó ở đâu” (Ga 20:2). Bà lặp lại hai lần nữa (xem Ga 20:13,15) điều bà thấy ngôi mộ trống, và chỉ mang thông điệp phục sinh đến cho các môn đệ (xin xem Ga 20:18) sau khi chính Chúa phục sinh hiện ra với bà ( xem Ga 20:14-17). Người ta có thể tự hỏi liệu Thánh Matthêu, Thánh Máccô và Thánh Luca, khi đề cập đến việc khám phá ra ngôi mộ trống, có dự ứng sự giải thích đích thực cho sự kiện này, bằng cách thoát khỏi lối giải thích, đã nhắc, từng được Maria Mađalêna đưa ra hay không (xem Ga 20: 2-13, 15; xem thêm Mt 28:13). Bằng cách đặt lời giải thích này lên môi miệng của một sứ giả trên trời, ba tác giả tin mừng coi đó như một kiến thức siêu phàm, chỉ có thể đến từ một mình Thiên Chúa. Nhưng nguồn gốc thực tế của lối giải thích này là chính Chúa phục sinh, Đấng đã hiện ra với các nhân chứng được chọn. Không thể nghi ngờ rằng nền tảng đức tin vững chắc nhất vào sự phục sinh của Chúa Giêsu được tạo thành bời các lần hiện ra của Người (1 Cr 15:3-8).
Bốn tường thuật của chuyến viếng thăm ngôi mộ, với các khác biệt của chúng, làm cho sự phối hòa lịch sử của chúng trở nên khó khăn, nhưng các khác biệt này chính xác đã tạo thành một lời mời để hiểu chúng một cách chính đáng. Nghiên cứu về ba điểm khác biệt chính của chúng - trận động đất, các phụ nữ trốn chạy, thông điệp trên trời - đã cho thấy một ý nghĩa chung: những câu truyện này là bằng chứng về Thiên Chúa và về sự can thiệp dứt khoát của quyền năng cứu rỗi của Người trong sự phục sinh của Chúa Giêsu. Kết quả này, nếu, một mặt, giải phóng khỏi sự gò bó của việc phải coi từng chi tiết của câu truyện - không những các câu truyện Phục sinh, mà cả toàn bộ các Tin mừng - như dữ kiện chính xác của một biên niên lịch sử, mặt khác, kích thích phải cởi mở và chú ý đến ý nghĩa thần học phát xuất không những từ các khác biệt, mà còn từ mọi chi tiết của câu truyện.
d. "Giá trị thần học của các sách Tin mừng"
123. Sự kiện coi các Tin mừng như một biên niên sử các sự kiện, dựa trên một tường trình chính xác của các nhân chứng, vẫn tạo nên một ý kiến đương thời. Một xác tín như vậy dựa trên ý tưởng chính đáng rằng đức tin Kitô giáo không phải là một suy đoán phản lịch sử, mà dựa trên những sự kiện thực sự xảy ra. Thiên Chúa hành động trong lịch sử và làm cho Người hiện diện một cách ưu việt trong lịch sử Con nhập thể của Người. Nhưng một quan niệm chỉ thấy trong các sách Tin mừng duy nhất một loại biên niên sử nào đó có thể không nhìn ra tầm quan trọng thần học của chúng, và do đó bỏ qua sự phong phú của chúng, một điều chính xác hệ ở sự kiện chúng nói về Thiên Chúa. Ủy ban Giáo hoàng về Kinh thánh đã khẳng định vào năm 1964, trong Chỉ thị về Chân lý lịch sử của các sách Tin mừng, Sancta Mater Ecclesiae rằng: "Các nghiên cứu gần đây mang lại kết quả là: cuộc đời và giáo huấn của Chúa Giêsu không được tường thuật với mục đích duy nhất là để lưu giữ ký ức về Người, nhưng 'để rao giảng' theo cách cung cấp cho Giáo hội nền tảng của đức tin và luân lý; Đây là lý do tại sao nhà chú giải, khi xem xét kỹ lưỡng những lời chứng của các tác giả tin mừng, phải tiến tới mức biểu lộ hết sức cần mẫn các khẳng định thần học về giá trị vĩnh cửu của các sách Tin mừng, và đưa ra ánh sáng đầy đủ sự cần thiết và tầm quan trọng của lời giải thích của Giáo hội "(EB 652).
Do đó, chúng ta phải xét đến sự kiện này: các sách Tin Mừng không chỉ là các biên niên sử về các sự kiện trong cuộc đời của Chúa Giêsu, vì các tác giả tin mừng cũng tìm cách phát biểu trong đó, theo phương thức tường thuật, giá trị thần học của các biến cố này. Điều này có nghĩa: trong mọi điều chúng tường thuật, chúng không những chỉ tìm cách duy trì các dữ kiện của một biên niên sử, mà còn nhằm mục đích đưa ra một "bình luận thần học" về các sự kiện được tường thuật, diễn giải giá trị thần học của chúng. và làm chứng cho mối liên kết của chúng với Thiên Chúa.
Nói cách khác, ý muốn loan báo Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Đấng Cứu độ loài người - một ý muốn thuộc trật tự “thần học" - chiếm ưu thế trong các Tin mừng và là nền tảng của chúng. Việc nhắc đến các sự kiện cụ thể, mà chúng ta thấy trong các sách Tin mừng, phải được thấu hiểu trong bối cảnh mục tiêu thần học này. Hệ luận là, trong khi các quả quyết thần học về Chúa Giêsu có giá trị trực tiếp và chuẩn mực, thì các yếu tố hoàn toàn có tính "lịch sử" chỉ có chức năng bổ trợ.
Kỳ tới: 3. Thách thức thứ hai: các vấn đề đạo đức và xã hội