2.4 Các Tin mừng về thời thơ ấu
111. Chỉ có Tin mừng Mátthêu (Mt 1-2) và Luca (Luca 1:5-2.52) mở đầu công trình của họ bằng điều đáng gọi là "Tin mừng thời thơ ấu", trong đó trình bầy về nguồn gốc và sự khởi đầu cuộc đời Chúa Giêsu. Trước nhất, chúng ta có thể nhận thấy việc có những khác biệt lớn giữa hai câu truyện, và cả sự hiện diện của những biến cố phi thường khiến người ta ngạc nhiên, chẳng hạn như việc thụ thai đồng trinh của Đức Maria. Từ đó phát xuất việc tra vấn tính lịch sử của những câu truyện này. Chúng ta sẽ trình bầy các khác biệt và tương đồng hiện diện giữa hai câu truyện và tìm cách đưa ra ánh sáng thông điệp của cả hai bản văn.
a. Các khác biệt
Mátthêu đặt ở đầu Tin Mừng của mình (xem Mt 1:1-17), một gia phả khá khác với gia phả tìm thấy trong Lc 3:23-28 sau chuyện kể về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa. Việc loan báo Chúa Giêsu được tượng thai bởi hành động của Chúa Thánh Thần đã được ngỏ cùng Thánh Giuse (xem Mt 1:18-25). Chúa Giêsu, sinh ra tại Bêlem ở Giuđêa (xem Mt 2:1), quê hương của Thánh Giuse và Đức Maria, được các Nhà Chiêm Tinh đến viếng thăm; họ được hướng dẫn bởi một ngôi sao, và không biết gì tới mối đe dọa sinh tử của Vua Hêrốt (xem Mt 2:11). Được báo mộng, họ trở về đất nước của mình bằng một con đường khác (xem Mt 2:12). Được một thiên thần của Chúa báo mộng, Thánh Giuse đã trốn sang Ai Cập cùng với Hài Nhi và Mẹ của Người (xem Mt 2:13-15), trước vụ thảm sát các trẻ thơ ở Bêlem (xem Mt 2:16-18). Sau cái chết của Hêrốt, Thánh Giuse, Đức Maria và Hài Nhi trở về xứ sở của họ và sống ở Nadarét, nơi Chúa Giêsu lớn lên (xem Mt 2:19-23).
Sự hiện diện của Thánh Gioan Tẩy Giả và sự song hành của các câu truyện liên quan đến Thánh Gioan và Chúa Giêsu, và những người liên quan đến việc loan báo sự ra đời của các ngài (xem 1: 5-25. 26-38) là những việc chỉ có trong câu truyện ở Lc 1:5-2,52. Câu truyện về sự ra đời, về việc cắt bì và về việc đặt tên cũng thế (x. 1:57-59; 2:1-21). Đức Maria và Thánh Giuse sống ở Nadarét (xem Lc 1:,26), và vì điều tra dân số của Quirinô, các ngài phải về Bêlem (xem Lc 2:1-5), nơi Chúa Giêsu sinh ra (x. Lc 2:6-7 ), và được các mục đồng đến thăm, những người mà một thiên thần của Chúa đã loan báo sự ra đời của Người (x. Lc 2:8-20). Phù hợp với các yêu cầu của Lề Luật, Hài Nhi được dâng vào Đền thờ Giêrusalem và được Ông Simêong và bà Anna chào đón (xem Lc 2:22-40). Chúa Giêsu, lúc mười hai tuổi, trở lại Đền thờ (xem Lc 2: 41-52).
Không yếu tố nào trong câu truyện ở tin mừng Mátthêu mà lại không có trong Tin mừng Luca và ngược lại. Cũng có những khác biệt đáng chú ý giữa hai câu truyện. Theo Tin mừng Mátthêu, Đức Maria và Thánh Giuse sống ở Bêlem trước khi Chúa Giêsu ra đời, và chỉ sau chuyến trốn sang Ai Cập, và theo một chỉ dẫn đặc biệt, các ngài mới đến Nadarét. Theo Tin mừng Luca, Đức Maria và Thánh Giuse sống ở Nadarét, cuộc điều tra dân số mới dẫn họ đến Bêlem, và, không đề cập đến chuyến trốn sang Ai Cập, các ngài trở về Nadarét. Khó có thể đề ra một giải pháp để giải thích các khác biệt như vậy. Mặt khác, các khác biệt này cho thấy sự độc lập trong câu truyện của mỗi vị trong hai tin mừng này. Do đó, sự gặp nhau giữa các câu truyện này chỉ có thể càng có ý nghĩa hơn.
b. Các điểm gặp nhau
112. Cả Thánh Matthêu và Thánh Luca đều ghi lại hai dữ kiện sau đây: Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, được hứa làm cô dâu cho Thánh Giuse (xem Mt 1:18; Luca 1:27), người thuộc nhà Đavít (xem Mt. 1:20; Lc 1:27). Các ngài không sống với nhau trước khi thụ thai Chúa Giêsu, do Chúa Thánh Thần (xem Mt 1:18.20; Lc 1:35).
Thánh Giuse không phải là cha đẻ tự nhiên của Chúa Giêsu (xem Mt 1:16.18.25; Lc 1:34). Tên Giêsu được truyền đạt bởi một thiên thần (xem Mt 1:21; Lc 1:31), cũng như ý nghĩa cứu độ của nó (xem Mt 1:21; Lc 2:11). Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem vào thời vua Hêrốt (xem Mt 2:1; Lc 1:5; 2:4-7), Người lớn lên ở Nadarét (xem Mt 2:22-23; Lc 2:39.51). Do đó, các dữ kiện căn bản liên quan đến các nhân vật, địa điểm và thời gian đều chung cho cả hai tin mừng gia. Sự hội tụ của họ về việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu bởi Chúa Thánh Thần, một việc loại trừ Thánh Giuse khỏi làm cha đẻ tự nhiên của Chúa Giêsu, dường như là chủ yếu.
c. Sứ điệp
113. Các Tin mừng Thời Thơ ấu của Mátthêu và Luca giới thiệu phần còn lại trong công trình của họ, và cho thấy những gì được tỏ hiện trong cuộc sống và hành động của Chúa Giêsu đã được dựa trên nguồn gốc của Người ra sao. Qua các danh hiệu khác nhau được trao cho Chúa Giêsu, các Tin Mừng này giải thích mối liên hệ hiện hữu giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa, sứ mệnh cứu độ, vai trò phổ quát của Người, số phận bi thảm của Người, việc bám rễ của Người vào lịch sử Thiên Chúa với dân tộc Israel.
Mátthêu trình bày Chúa Giêsu như Con Thiên Chúa (Mt 2:15), nơi Người, Thiên Chúa hiện diện và thuộc về Người là tên "Emmanuel" – “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi" (Mt 1:23). Thiên Chúa quyết định tên của Chúa Giêsu, trong tên này, chương trình sứ mệnh cứu độ của Người được phát biểu: "Người sẽ cứu dân của mình khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1: 21). Chúa Giêsu là người được xức dầu của nhà Đa-vít - Chúa Kitô - (xem Mt 1,1,16,17; 2,4), "Đấng sẽ là mục tử của dân Ta Israel" (Mt 2:6, xem Mk 5:1), vị vua cuối cùng và dứt khoát mà Chúa ban cho dân Người. Sự xuất hiện của Ba Vua cho thấy sứ mệnh của Chúa Giêsu vượt ra ngoài Israel và liên quan đến tất cả mọi dân tộc (xem Mt 2:1-12). Mối đe dọa sinh tử, xuất phát từ vị vua thời đó (xem Mt 2:1-18), và tiếp tục với người kế vị ông ta (x. Mt 2:22), khiến người ta cảm nhận trước sự thống khổ và cái chết của Chúa Giêsu. Việc bắt nguồn của Chúa Giêsu từ dân tộc Israel xuất hiện xuyên suốt câu truyện, và nhất là trong gia phả (Mt 1: 1-17), và trong bốn trích dẫn về sự ứng nghiệm (xem Mt 1: 22-23). 2:15,17-18,23; xem Mt 2:6).
Trong Luca, chúng ta thấy các chỉ dẫn tương tự, mặc dù các kiểu nói và nhấn mạnh của câu truyện có khác nhau. Chúa Giêsu được gọi là "Con Thiên Chúa" (Lc 1,32,35) và, trong Đền thờ, lời đầu tiên của Người, lời duy nhất được thuật lại trong câu truyện tin mừng thời thơ ấu, là: "Con phải ở nơi Cha con" (Lc 2:49). Thông báo cho các mục đồng về sự ra đời của Người, thiên thần tuyên bố: "được sinh ra cho các ông một Đấng Cứu Rỗi là Đấng Kitô, Chúa tể" (Mt 2:11). Thành ngữ "Đấng Sức Dầu của Chúa" (Mt 2:26) có liên quan đến "sự cứu rỗi" (Lc 2:30), "sự giải thoát của Giêrusalem" (Lc 2:38). Mối liên kết của Chúa Giêsu với Đavít được nhấn mạnh (Lc 1:26,69, 2:4,11), và đặc biệt hơn trong loan báo của thiên thần: "Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng của Đavít, cha Người; Người sẽ trị vì mãi mãi trong nhà Gia-cóp và nước Người sẽ không bao giờ cùng (Lc 1:32-33). Ý nghĩa phổ quát của sự xuất hiện của Chúa Giêsu được Simêong nhấn mạnh: sự cứu rỗi xảy ra trong Chúa Giêsu "trước mặt các dân tộc" (Lc 2:31), và Chúa Giêsu là "ánh sáng tự mặc khải cho các quốc gia" (Lc 2:32). Simêong cũng ám chỉ đến những khó khăn trong sứ mệnh của Chúa Giêsu, khi nói đến "dấu chỉ mâu thuẫn" (Lc 2:34). Nhiều nét trong câu truyện được định vị trong bối cảnh đời sống tôn giáo của dân Israel: bản văn bắt đầu bằng một lễ hy sinh trong Đền thờ (Lc 1: 5-22) và kết thúc bằng một cuộc hành hương đến Đền thờ (Lk 2:41-50), trung thành tuân theo các quy định của Luật Chúa (Lc 2: 21-28).
114. Hai tin mừng gia kể lại việc chịu thai đồng trinh Chúa Giêsu bởi Chúa Thánh Thần, và hoàn toàn gán cho hành động của Thiên Chúa sự bắt đầu cuộc đời của Chúa Giêsu, mà không có sự can thiệp của một người cha phàm trần. Trong Mt 1:20-23, việc loan báo về sự ra đời của Chúa Giêsu được đặt trong mối tương quan với sứ mệnh cứu rỗi của Người: chính Người sẽ cứu dân của Người khỏi tội lỗi của họ, và hòa giải họ với Thiên Chúa, chính Người là " Thiên Chúa ở cùng chúng tôi" và có nguồn gốc thần thiêng. Đấng Cứu Rỗi và sự cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, là các quà tặng của ơn thánh Người. Lc 1:35 đề cập đến các hậu quả của việc thụ thai đồng trinh của Chúa Giêsu: "Đấng được sinh ra sẽ là thánh, Người sẽ được gọi là Con Thiên Chúa". Trong việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu, mối liên hệ của Người với Thiên Chúa được biểu lộ. Là một "đấng thánh", Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, và ngay cả trong hiện sinh nhân bản của Người, chỉ có Thiên Chúa mới là Cha của Người mà thôi. Việc thụ thai đồng trinh của Chúa Giêsu có một ý nghĩa quyết định, cả để mô tả mối liên hệ của Người với Thiên Chúa lẫn để thiết lập sứ mệnh cứu rỗi của mình có lợi cho nhân loại.
Nhờ xem xét các khác biệt và đồng qui tìm thấy trong các câu truyện về thời thơ ấu của hai tin mừng gia, chúng ta có thể khẳng định rằng sự mặc khải cứu rỗi nằm trong tất cả những gì được nói về con người của chính Chúa Giêsu và về mối liên hệ của Người với lịch sử của Israel và của thế giới, dẫn nhập và minh họa công trình cứu rỗi của Người, được trình bầy trong phần còn lại của Tin Mừng. Các khác biệt, một phần có thể đã được hòa hợp, liên quan đến các yếu tố phụ của câu truyện, mà yếu tố đầu tiên là khuôn mặt trung tâm của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và vị cứu tinh của nhân loại, một khuôn mặt có chung cho cả hai tin mừng gia.
2.5 Những câu truyện về phép lạ
115. Trong Cựu Ước và Tân Ước, những biến cố phi thường, không tương ứng với tiến trình thông thường của sự vật và vượt quá khả năng của con người, được kể lại và quy cho một sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa. Đã từ rất lâu, do cách tiếp cận được gọi là khoa học và một số quan niệm triết học nào đó, nên đã có những dè dặt được bày tỏ đối với tính lịch sử của các câu truyện như vậy. Theo khoa học hiện đại, mọi thứ xảy ra trên thế giới này đều dựa trên các quy tắc bất biến, được gọi là "luật tự nhiên". Vì tất cả đều được xác định bởi các luật này, nên không hề có chỗ cho các biến cố phi thường. Quan niệm triết học theo đó, Thiên Chúa, sau khi đã tạo nên thế giới, không còn can thiệp vào việc vận hành của nó nữa, một vận hành, từ đó trở đi "vận hành" theo các quy tắc bất di bất dịch, cũng được loan truyền sâu rộng. Do đó, những câu truyện kể về các biến cố như thế không thể có tham vọng đạt sự thật, theo quan điểm lịch sử.
Giờ đây, chúng ta hãy xem xét các câu truyện phép lạ của Cựu Ước và Tân Ước, tìm cách đem ra ánh sáng ý nghĩa của chúng trong bối cảnh văn học của chúng. Các tường thuật trong Tân Ước được định vị trong sự liên tục với các truyền thống của dân tộc Israel và cho thấy quyền năng sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa đạt đến sự viên mãn của nó trong Chúa Giêsu Kitô.
a. Những câu truyện trong Cựu Ước
116. Các tường thuật trong Cựu Ước là những dấu ấn đức tin rằng Thiên Chúa tạo nên mọi sự, liên tục hành động trong thế giới và duy trì mọi sự trong hiện hữu và sự sống. Trong đức tin, dân Israel coi thực tại được tạo nên, với tất cả những điều kỳ diệu của nó, như kết quả của hành động đúng giờ đúng lúc của Thiên Chúa, bất kể nói đến các thực tại thông thường hay các thực tại phi thường: tất cả tạo thành một phép lạ vĩ đại liên tục. Tất cả là một thông điệp đức tin, được tóm tắt bằng lời này của Thánh vịnh: "Một mình Người đã làm nên những điều kỳ diệu, vĩnh cửu là tình yêu của Người" (Tv 136:4).
Đức tin này được phát biểu trong khung cảnh các bài thánh ca; chúng nói lên lòng biết ơn, niềm vui và lời ngợi khen, trong các bản văn như Tv 104, Hc 43 (xem Gn 1). Chủ đề của Tv 104, dành riêng cho Thiên Chúa Tạo Hóa, tiếp tục trong Tv 105, nơi quyền năng và trung tín của Thiên Chúa được tôn vinh trong lịch sử dân Israel. Thiên Chúa, Đấng tạo nên mọi sự và hành động trong sáng thế, cũng hoạt động trong lịch sử (Tv 106, 135, 136). Hành động này tự tỏ mình đặc biệt kỳ diệu và phi thường trong việc giải phóng Israel khỏi vòng tôi đòi ở Ai Cập, và trong hành trình tiến về miền đất hứa. Môsê, người đã nhận được từ Thiên Chúa trách nhiệm và khả năng, đã thực hiện nhiều hành vi lạ lùng, được sách Xuất hành nói tới và nhiều bản văn khác (trong đó có Tv 105:26-45). Người ta có thể nhận thấy ảnh hưởng to lớn mà lịch sử giải phóng Israel đã tác động trên các truyền thống văn học cho đến khi đọc lại nó trong Kn15:14-19,17. Nhưng dường như không thể đem ra ánh sáng một cách chắc chắn các biến cố thực sự đã diễn ra. Những truyền thống này là một lời nhắc nhở về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, chúng diễn tả nó và nhận ra nó: Thiên Chúa đã hướng dẫn và cứu dân Người bằng sức mạnh và lòng trung tín.
b. Các phép lạ của Chúa Giêsu
117. Bốn Tin Mừng đề cập đến một loạt các hành động phi thường được Chúa Giêsu thực hiện. Các phép lạ thường xuyên nhất là các vụ chữa trị cho bệnh nhân và trừ quỉ. Ở đấy, người ta còn tìm thấy ba câu truyện về việc phục sinh (xem Mt 9:18-26; Lc 7:11-17; Ga 11:1-44) và những cử chỉ đầy quyền lực đối với thiên nhiên: cơn bão được làm yên (xem Mt 8: 23-27); Chúa Giêsu đi trên mặt nước (xem Mt 14:22-23), sự nhân thừa các ổ bánh và cá (x. Mt 14:13-21), biến nước thành rượu (x. Ga 2:1 -11). Cũng giống như cách giảng dạy bằng dụ ngôn, việc thực hiện các hành động phi thường thuộc về thừa tác vụ của Chúa Giêsu, và được chứng thực nhiều cách. Những câu truyện này không tạo nên một bổ sung sau này vào truyền thống ban đầu về thừa tác vụ của Chúa Giêsu.
Các thuật ngữ mà bốn Tin Mừng dùng để chỉ định những hành động này có tính soi sáng. Mặc dù chúng nói đến sự kinh ngạc của đám đông trước các việc làm của Chúa Giêsu (x. Mt 9:33; Lc 9:43; 19:17; Ga 7:21), các Tin mừng không sử dụng một từ ngữ tương ứng với nghĩa "phép lạ" (một từ ngữ có nghĩa là: công việc gây kinh ngạc). Các Tin Mừng nhất lãm nói đến "các công trình quyền năng" (dynameis), trong khi Tin Mừng Gioan sử dụng hạn từ "các dấu lạ" (simeia). Sự khác biệt trong từ vựng này phải được xem xét. Tất cả những cử chỉ "phi thường" của Chúa Giêsu giúp chúng ta có thể vượt qua tình huống buồn khổ (bệnh tật, nguy hiểm, v.v.). Nhưng Chúa Giêsu bày tỏ sự kiện này: hành động phi thường của Người không phải là một điều tự trong nó, như Mt 11:20 đã phát biểu: " Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối”. Quả không đủ khi chỉ ngưỡng mộ và cảm ơn người làm phép lạ: cần phải hoán cải quay về với sứ điệp của Người.
Trong các Tin Mừng nhất lãm, Nước Thiên Chúa nằm ở trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu (Mt 4:17; Mc 1:15; Lc 4:43). Các công trình quyền năng phải xác nhận và làm hiển nhiên sự kiện này: thực tại cứu rỗi của vương quốc này đã đến gần và trở thành hiện diện. Về các công trình của Người, Chúa Giêsu nói: " Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12:28; xem Lc 11:20). Qua sự đa dạng của chúng, những công trình này không chỉ biểu lộ quyền năng cứu rỗi của Nước Thiên Chúa, mà còn có chức năng mặc khải, về những gì liên quan tới danh tính của Chúa Giêsu. Sau khi ngài dẹp yên sóng bão, các môn đệ hỏi: " Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?" (Mt 8:27). Câu hỏi của Thánh Gioan Tẩy Giả - "có phải ngài là người phải đến" – đã được khích động bởi "các công trình được Đấng Kitô thể hiện" (Mt 11:2-3).
Chúa Giêsu trả lời câu hỏi đó bằng cách liệt kê các công trình quyền năng của Người (xem Mt 11:4-5).
Trong Tin Mừng Gioan, những hành động phi thường của Chúa Giêsu được gọi là "các dấu lạ": do đó chúng phải dẫn đến một thực tại khác. Đề cập đến hành động phi thường đầu tiên - biến nước thành rượu – tin mừng gia tự phát biểu bằng những từ ngữ sau: "Đây là khởi đầu của những dấu lạ mà Chúa Giêsu đã thực hiện. Chính tại Cana xứ Galilêa. Người đã biểu lộ vinh quang của mình và các môn đệ tin vào Người "(Ga 2:11). Do đó, ý nghĩa và mục đích của các dấu lạ hệ ở việc mặc khải vinh quang của Chúa Giêsu, Đấng xuất phát từ mối liên hệ với Thiên Chúa và là "vinh quang mà Người nhận được từ Cha của Người trong tư cách Con duy nhất" (Ga 1:14), và dẫn đến đức tin vào Chúa Giêsu. Thông thường, giáo huấn của Chúa Giêsu có liên quan đến các dấu lạ, cho thấy một khía cạnh chuyên biệt trong ý nghĩa cứu rỗi của chúng. Chúa Giêsu tự mặc khải Người như "bánh sự sống" (x. Ga 6:35,48,51) lúc làm bánh hóa nhiều (xem Ga 6:1-58); như "ánh sáng của thế giới" (Ga 9,5, 8,12, 12,46) sau khi chữa lành người mù (x. Ga 9: 1-41); như "sự phục sinh và sự sống" (Ga 11,25) Sau khi làm cho Lazarô sống lại (xem Ga 11: 1-44).
Trong kết luận đầu tiên của Tin Mừng ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh các dấu lạ của Chúa Giêsu và ngỏ lời trực tiếp với độc giả: Những dấu lạ này "được viết ra để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, và để khi tin như thế, anh em có sự sống nhân danh Người" (Ga 20:31). Các môn đệ (xem Ga 20:30) là những nhân chứng tận mắt, và tất cả những người khác phụ thuộc vào lời chứng của họ. Do đó, các dấu lạ được chứng thực và được viết ra nhằm mục đích dẫn đến đức tin vào Chúa Giêsu, không phải một cách mơ hồ nhưng được xác định rõ ràng, cũng như đến sự sống vốn phát xuất từ Người.
Thánh Gioan cũng thường sử dụng thuật ngữ "công việc" (erga) để chỉ những hành động phi thường của Chúa Giêsu. Sau khi chữa lành một người bệnh trong ngày Sa-bát (xem Ga 5: 1-11), Chúa Giêsu giải thích (xem Ga 5: 19-47) công trình của Người phụ thuộc vào Thiên Chúa Cha như thế nào: "đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi"(Ga 5:36, xem 10:25,37-38; 12:37-43). Chữ "công việc" nhấn mạnh một đặc điểm khác trong hành động của Chúa Giêsu. Chúng là "các dấu lạ" đối với con người, và là "các công việc" nhắc đến "công việc" của Chúa Cha. Vì thế, chúng làm chứng cho sự kiện này: Chúa Giêsu được Thiên Chúa Cha sai đến.
118. Cuối cùng chúng ta hãy đề cập đến những gì cấu thành thuật ngữ và đỉnh cao của mọi dấu lạ và công việc của Chúa Giêsu: sự phục sinh của Người. Nó không chỉ đơn giản là một "dấu lạ" để nhìn, nó là công việc của Thiên Chúa Cha, bởi vì "Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết" (Rm 10:9; xem Gl 1:1; vv ..). Chính biến cố phục sinh không ai đã nhìn thấy, nhưng nó được báo cáo cho các môn đệ, những người trở thành chứng nhân của nó (xem Cv 10:41), nhờ vào Sự hiện ra của Chúa Kitô Phục sinh. Mục đích của các dấu lạ và công việc do Chúa Giêsu thực hiện hệ ở chỗ mặc khải mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, và làm cho hiển thị công việc cứu rỗi của Người, một công việc có thể được định nghĩa như là sự giúp đỡ mang đến cho nỗi khốn cùng của con người, và như một cuộc thông đạt, một món quà sự sống.
Tất cả những điều đó được mang đến chỗ nên trọn nhờ sự phục sinh. Sự phục sinh này mặc khải và xác nhận sự kết hợp chặt chẽ của Thiên Chúa với Chúa Giêsu, nó tượng trưng cho việc vượt qua cái chết và tất cả các bệnh tật, nó hiện thực hóa việc bước sang sự sống hoàn hảo, trong sự hiệp thông đời đời với Thiên Chúa. Thánh Phaolô loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu một cách xác tín rằng: "Đấng đã làm cho Chúa Giê-su trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giê-su, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em" (2 Cr 4:14).
Kỳ tới: Những câu truyện về Phục Sinh
111. Chỉ có Tin mừng Mátthêu (Mt 1-2) và Luca (Luca 1:5-2.52) mở đầu công trình của họ bằng điều đáng gọi là "Tin mừng thời thơ ấu", trong đó trình bầy về nguồn gốc và sự khởi đầu cuộc đời Chúa Giêsu. Trước nhất, chúng ta có thể nhận thấy việc có những khác biệt lớn giữa hai câu truyện, và cả sự hiện diện của những biến cố phi thường khiến người ta ngạc nhiên, chẳng hạn như việc thụ thai đồng trinh của Đức Maria. Từ đó phát xuất việc tra vấn tính lịch sử của những câu truyện này. Chúng ta sẽ trình bầy các khác biệt và tương đồng hiện diện giữa hai câu truyện và tìm cách đưa ra ánh sáng thông điệp của cả hai bản văn.
a. Các khác biệt
Mátthêu đặt ở đầu Tin Mừng của mình (xem Mt 1:1-17), một gia phả khá khác với gia phả tìm thấy trong Lc 3:23-28 sau chuyện kể về việc Chúa Giêsu chịu phép rửa. Việc loan báo Chúa Giêsu được tượng thai bởi hành động của Chúa Thánh Thần đã được ngỏ cùng Thánh Giuse (xem Mt 1:18-25). Chúa Giêsu, sinh ra tại Bêlem ở Giuđêa (xem Mt 2:1), quê hương của Thánh Giuse và Đức Maria, được các Nhà Chiêm Tinh đến viếng thăm; họ được hướng dẫn bởi một ngôi sao, và không biết gì tới mối đe dọa sinh tử của Vua Hêrốt (xem Mt 2:11). Được báo mộng, họ trở về đất nước của mình bằng một con đường khác (xem Mt 2:12). Được một thiên thần của Chúa báo mộng, Thánh Giuse đã trốn sang Ai Cập cùng với Hài Nhi và Mẹ của Người (xem Mt 2:13-15), trước vụ thảm sát các trẻ thơ ở Bêlem (xem Mt 2:16-18). Sau cái chết của Hêrốt, Thánh Giuse, Đức Maria và Hài Nhi trở về xứ sở của họ và sống ở Nadarét, nơi Chúa Giêsu lớn lên (xem Mt 2:19-23).
Sự hiện diện của Thánh Gioan Tẩy Giả và sự song hành của các câu truyện liên quan đến Thánh Gioan và Chúa Giêsu, và những người liên quan đến việc loan báo sự ra đời của các ngài (xem 1: 5-25. 26-38) là những việc chỉ có trong câu truyện ở Lc 1:5-2,52. Câu truyện về sự ra đời, về việc cắt bì và về việc đặt tên cũng thế (x. 1:57-59; 2:1-21). Đức Maria và Thánh Giuse sống ở Nadarét (xem Lc 1:,26), và vì điều tra dân số của Quirinô, các ngài phải về Bêlem (xem Lc 2:1-5), nơi Chúa Giêsu sinh ra (x. Lc 2:6-7 ), và được các mục đồng đến thăm, những người mà một thiên thần của Chúa đã loan báo sự ra đời của Người (x. Lc 2:8-20). Phù hợp với các yêu cầu của Lề Luật, Hài Nhi được dâng vào Đền thờ Giêrusalem và được Ông Simêong và bà Anna chào đón (xem Lc 2:22-40). Chúa Giêsu, lúc mười hai tuổi, trở lại Đền thờ (xem Lc 2: 41-52).
Không yếu tố nào trong câu truyện ở tin mừng Mátthêu mà lại không có trong Tin mừng Luca và ngược lại. Cũng có những khác biệt đáng chú ý giữa hai câu truyện. Theo Tin mừng Mátthêu, Đức Maria và Thánh Giuse sống ở Bêlem trước khi Chúa Giêsu ra đời, và chỉ sau chuyến trốn sang Ai Cập, và theo một chỉ dẫn đặc biệt, các ngài mới đến Nadarét. Theo Tin mừng Luca, Đức Maria và Thánh Giuse sống ở Nadarét, cuộc điều tra dân số mới dẫn họ đến Bêlem, và, không đề cập đến chuyến trốn sang Ai Cập, các ngài trở về Nadarét. Khó có thể đề ra một giải pháp để giải thích các khác biệt như vậy. Mặt khác, các khác biệt này cho thấy sự độc lập trong câu truyện của mỗi vị trong hai tin mừng này. Do đó, sự gặp nhau giữa các câu truyện này chỉ có thể càng có ý nghĩa hơn.
b. Các điểm gặp nhau
112. Cả Thánh Matthêu và Thánh Luca đều ghi lại hai dữ kiện sau đây: Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu, được hứa làm cô dâu cho Thánh Giuse (xem Mt 1:18; Luca 1:27), người thuộc nhà Đavít (xem Mt. 1:20; Lc 1:27). Các ngài không sống với nhau trước khi thụ thai Chúa Giêsu, do Chúa Thánh Thần (xem Mt 1:18.20; Lc 1:35).
Thánh Giuse không phải là cha đẻ tự nhiên của Chúa Giêsu (xem Mt 1:16.18.25; Lc 1:34). Tên Giêsu được truyền đạt bởi một thiên thần (xem Mt 1:21; Lc 1:31), cũng như ý nghĩa cứu độ của nó (xem Mt 1:21; Lc 2:11). Chúa Giêsu sinh ra tại Bêlem vào thời vua Hêrốt (xem Mt 2:1; Lc 1:5; 2:4-7), Người lớn lên ở Nadarét (xem Mt 2:22-23; Lc 2:39.51). Do đó, các dữ kiện căn bản liên quan đến các nhân vật, địa điểm và thời gian đều chung cho cả hai tin mừng gia. Sự hội tụ của họ về việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu bởi Chúa Thánh Thần, một việc loại trừ Thánh Giuse khỏi làm cha đẻ tự nhiên của Chúa Giêsu, dường như là chủ yếu.
c. Sứ điệp
113. Các Tin mừng Thời Thơ ấu của Mátthêu và Luca giới thiệu phần còn lại trong công trình của họ, và cho thấy những gì được tỏ hiện trong cuộc sống và hành động của Chúa Giêsu đã được dựa trên nguồn gốc của Người ra sao. Qua các danh hiệu khác nhau được trao cho Chúa Giêsu, các Tin Mừng này giải thích mối liên hệ hiện hữu giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa, sứ mệnh cứu độ, vai trò phổ quát của Người, số phận bi thảm của Người, việc bám rễ của Người vào lịch sử Thiên Chúa với dân tộc Israel.
Mátthêu trình bày Chúa Giêsu như Con Thiên Chúa (Mt 2:15), nơi Người, Thiên Chúa hiện diện và thuộc về Người là tên "Emmanuel" – “Thiên Chúa ở cùng chúng tôi" (Mt 1:23). Thiên Chúa quyết định tên của Chúa Giêsu, trong tên này, chương trình sứ mệnh cứu độ của Người được phát biểu: "Người sẽ cứu dân của mình khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1: 21). Chúa Giêsu là người được xức dầu của nhà Đa-vít - Chúa Kitô - (xem Mt 1,1,16,17; 2,4), "Đấng sẽ là mục tử của dân Ta Israel" (Mt 2:6, xem Mk 5:1), vị vua cuối cùng và dứt khoát mà Chúa ban cho dân Người. Sự xuất hiện của Ba Vua cho thấy sứ mệnh của Chúa Giêsu vượt ra ngoài Israel và liên quan đến tất cả mọi dân tộc (xem Mt 2:1-12). Mối đe dọa sinh tử, xuất phát từ vị vua thời đó (xem Mt 2:1-18), và tiếp tục với người kế vị ông ta (x. Mt 2:22), khiến người ta cảm nhận trước sự thống khổ và cái chết của Chúa Giêsu. Việc bắt nguồn của Chúa Giêsu từ dân tộc Israel xuất hiện xuyên suốt câu truyện, và nhất là trong gia phả (Mt 1: 1-17), và trong bốn trích dẫn về sự ứng nghiệm (xem Mt 1: 22-23). 2:15,17-18,23; xem Mt 2:6).
Trong Luca, chúng ta thấy các chỉ dẫn tương tự, mặc dù các kiểu nói và nhấn mạnh của câu truyện có khác nhau. Chúa Giêsu được gọi là "Con Thiên Chúa" (Lc 1,32,35) và, trong Đền thờ, lời đầu tiên của Người, lời duy nhất được thuật lại trong câu truyện tin mừng thời thơ ấu, là: "Con phải ở nơi Cha con" (Lc 2:49). Thông báo cho các mục đồng về sự ra đời của Người, thiên thần tuyên bố: "được sinh ra cho các ông một Đấng Cứu Rỗi là Đấng Kitô, Chúa tể" (Mt 2:11). Thành ngữ "Đấng Sức Dầu của Chúa" (Mt 2:26) có liên quan đến "sự cứu rỗi" (Lc 2:30), "sự giải thoát của Giêrusalem" (Lc 2:38). Mối liên kết của Chúa Giêsu với Đavít được nhấn mạnh (Lc 1:26,69, 2:4,11), và đặc biệt hơn trong loan báo của thiên thần: "Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng của Đavít, cha Người; Người sẽ trị vì mãi mãi trong nhà Gia-cóp và nước Người sẽ không bao giờ cùng (Lc 1:32-33). Ý nghĩa phổ quát của sự xuất hiện của Chúa Giêsu được Simêong nhấn mạnh: sự cứu rỗi xảy ra trong Chúa Giêsu "trước mặt các dân tộc" (Lc 2:31), và Chúa Giêsu là "ánh sáng tự mặc khải cho các quốc gia" (Lc 2:32). Simêong cũng ám chỉ đến những khó khăn trong sứ mệnh của Chúa Giêsu, khi nói đến "dấu chỉ mâu thuẫn" (Lc 2:34). Nhiều nét trong câu truyện được định vị trong bối cảnh đời sống tôn giáo của dân Israel: bản văn bắt đầu bằng một lễ hy sinh trong Đền thờ (Lc 1: 5-22) và kết thúc bằng một cuộc hành hương đến Đền thờ (Lk 2:41-50), trung thành tuân theo các quy định của Luật Chúa (Lc 2: 21-28).
114. Hai tin mừng gia kể lại việc chịu thai đồng trinh Chúa Giêsu bởi Chúa Thánh Thần, và hoàn toàn gán cho hành động của Thiên Chúa sự bắt đầu cuộc đời của Chúa Giêsu, mà không có sự can thiệp của một người cha phàm trần. Trong Mt 1:20-23, việc loan báo về sự ra đời của Chúa Giêsu được đặt trong mối tương quan với sứ mệnh cứu rỗi của Người: chính Người sẽ cứu dân của Người khỏi tội lỗi của họ, và hòa giải họ với Thiên Chúa, chính Người là " Thiên Chúa ở cùng chúng tôi" và có nguồn gốc thần thiêng. Đấng Cứu Rỗi và sự cứu rỗi chỉ đến từ Thiên Chúa, là các quà tặng của ơn thánh Người. Lc 1:35 đề cập đến các hậu quả của việc thụ thai đồng trinh của Chúa Giêsu: "Đấng được sinh ra sẽ là thánh, Người sẽ được gọi là Con Thiên Chúa". Trong việc thụ thai đồng trinh Chúa Giêsu, mối liên hệ của Người với Thiên Chúa được biểu lộ. Là một "đấng thánh", Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, và ngay cả trong hiện sinh nhân bản của Người, chỉ có Thiên Chúa mới là Cha của Người mà thôi. Việc thụ thai đồng trinh của Chúa Giêsu có một ý nghĩa quyết định, cả để mô tả mối liên hệ của Người với Thiên Chúa lẫn để thiết lập sứ mệnh cứu rỗi của mình có lợi cho nhân loại.
Nhờ xem xét các khác biệt và đồng qui tìm thấy trong các câu truyện về thời thơ ấu của hai tin mừng gia, chúng ta có thể khẳng định rằng sự mặc khải cứu rỗi nằm trong tất cả những gì được nói về con người của chính Chúa Giêsu và về mối liên hệ của Người với lịch sử của Israel và của thế giới, dẫn nhập và minh họa công trình cứu rỗi của Người, được trình bầy trong phần còn lại của Tin Mừng. Các khác biệt, một phần có thể đã được hòa hợp, liên quan đến các yếu tố phụ của câu truyện, mà yếu tố đầu tiên là khuôn mặt trung tâm của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và vị cứu tinh của nhân loại, một khuôn mặt có chung cho cả hai tin mừng gia.
2.5 Những câu truyện về phép lạ
115. Trong Cựu Ước và Tân Ước, những biến cố phi thường, không tương ứng với tiến trình thông thường của sự vật và vượt quá khả năng của con người, được kể lại và quy cho một sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa. Đã từ rất lâu, do cách tiếp cận được gọi là khoa học và một số quan niệm triết học nào đó, nên đã có những dè dặt được bày tỏ đối với tính lịch sử của các câu truyện như vậy. Theo khoa học hiện đại, mọi thứ xảy ra trên thế giới này đều dựa trên các quy tắc bất biến, được gọi là "luật tự nhiên". Vì tất cả đều được xác định bởi các luật này, nên không hề có chỗ cho các biến cố phi thường. Quan niệm triết học theo đó, Thiên Chúa, sau khi đã tạo nên thế giới, không còn can thiệp vào việc vận hành của nó nữa, một vận hành, từ đó trở đi "vận hành" theo các quy tắc bất di bất dịch, cũng được loan truyền sâu rộng. Do đó, những câu truyện kể về các biến cố như thế không thể có tham vọng đạt sự thật, theo quan điểm lịch sử.
Giờ đây, chúng ta hãy xem xét các câu truyện phép lạ của Cựu Ước và Tân Ước, tìm cách đem ra ánh sáng ý nghĩa của chúng trong bối cảnh văn học của chúng. Các tường thuật trong Tân Ước được định vị trong sự liên tục với các truyền thống của dân tộc Israel và cho thấy quyền năng sáng tạo và cứu độ của Thiên Chúa đạt đến sự viên mãn của nó trong Chúa Giêsu Kitô.
a. Những câu truyện trong Cựu Ước
116. Các tường thuật trong Cựu Ước là những dấu ấn đức tin rằng Thiên Chúa tạo nên mọi sự, liên tục hành động trong thế giới và duy trì mọi sự trong hiện hữu và sự sống. Trong đức tin, dân Israel coi thực tại được tạo nên, với tất cả những điều kỳ diệu của nó, như kết quả của hành động đúng giờ đúng lúc của Thiên Chúa, bất kể nói đến các thực tại thông thường hay các thực tại phi thường: tất cả tạo thành một phép lạ vĩ đại liên tục. Tất cả là một thông điệp đức tin, được tóm tắt bằng lời này của Thánh vịnh: "Một mình Người đã làm nên những điều kỳ diệu, vĩnh cửu là tình yêu của Người" (Tv 136:4).
Đức tin này được phát biểu trong khung cảnh các bài thánh ca; chúng nói lên lòng biết ơn, niềm vui và lời ngợi khen, trong các bản văn như Tv 104, Hc 43 (xem Gn 1). Chủ đề của Tv 104, dành riêng cho Thiên Chúa Tạo Hóa, tiếp tục trong Tv 105, nơi quyền năng và trung tín của Thiên Chúa được tôn vinh trong lịch sử dân Israel. Thiên Chúa, Đấng tạo nên mọi sự và hành động trong sáng thế, cũng hoạt động trong lịch sử (Tv 106, 135, 136). Hành động này tự tỏ mình đặc biệt kỳ diệu và phi thường trong việc giải phóng Israel khỏi vòng tôi đòi ở Ai Cập, và trong hành trình tiến về miền đất hứa. Môsê, người đã nhận được từ Thiên Chúa trách nhiệm và khả năng, đã thực hiện nhiều hành vi lạ lùng, được sách Xuất hành nói tới và nhiều bản văn khác (trong đó có Tv 105:26-45). Người ta có thể nhận thấy ảnh hưởng to lớn mà lịch sử giải phóng Israel đã tác động trên các truyền thống văn học cho đến khi đọc lại nó trong Kn15:14-19,17. Nhưng dường như không thể đem ra ánh sáng một cách chắc chắn các biến cố thực sự đã diễn ra. Những truyền thống này là một lời nhắc nhở về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử, chúng diễn tả nó và nhận ra nó: Thiên Chúa đã hướng dẫn và cứu dân Người bằng sức mạnh và lòng trung tín.
b. Các phép lạ của Chúa Giêsu
117. Bốn Tin Mừng đề cập đến một loạt các hành động phi thường được Chúa Giêsu thực hiện. Các phép lạ thường xuyên nhất là các vụ chữa trị cho bệnh nhân và trừ quỉ. Ở đấy, người ta còn tìm thấy ba câu truyện về việc phục sinh (xem Mt 9:18-26; Lc 7:11-17; Ga 11:1-44) và những cử chỉ đầy quyền lực đối với thiên nhiên: cơn bão được làm yên (xem Mt 8: 23-27); Chúa Giêsu đi trên mặt nước (xem Mt 14:22-23), sự nhân thừa các ổ bánh và cá (x. Mt 14:13-21), biến nước thành rượu (x. Ga 2:1 -11). Cũng giống như cách giảng dạy bằng dụ ngôn, việc thực hiện các hành động phi thường thuộc về thừa tác vụ của Chúa Giêsu, và được chứng thực nhiều cách. Những câu truyện này không tạo nên một bổ sung sau này vào truyền thống ban đầu về thừa tác vụ của Chúa Giêsu.
Các thuật ngữ mà bốn Tin Mừng dùng để chỉ định những hành động này có tính soi sáng. Mặc dù chúng nói đến sự kinh ngạc của đám đông trước các việc làm của Chúa Giêsu (x. Mt 9:33; Lc 9:43; 19:17; Ga 7:21), các Tin mừng không sử dụng một từ ngữ tương ứng với nghĩa "phép lạ" (một từ ngữ có nghĩa là: công việc gây kinh ngạc). Các Tin Mừng nhất lãm nói đến "các công trình quyền năng" (dynameis), trong khi Tin Mừng Gioan sử dụng hạn từ "các dấu lạ" (simeia). Sự khác biệt trong từ vựng này phải được xem xét. Tất cả những cử chỉ "phi thường" của Chúa Giêsu giúp chúng ta có thể vượt qua tình huống buồn khổ (bệnh tật, nguy hiểm, v.v.). Nhưng Chúa Giêsu bày tỏ sự kiện này: hành động phi thường của Người không phải là một điều tự trong nó, như Mt 11:20 đã phát biểu: " Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà không sám hối”. Quả không đủ khi chỉ ngưỡng mộ và cảm ơn người làm phép lạ: cần phải hoán cải quay về với sứ điệp của Người.
Trong các Tin Mừng nhất lãm, Nước Thiên Chúa nằm ở trung tâm sứ điệp của Chúa Giêsu (Mt 4:17; Mc 1:15; Lc 4:43). Các công trình quyền năng phải xác nhận và làm hiển nhiên sự kiện này: thực tại cứu rỗi của vương quốc này đã đến gần và trở thành hiện diện. Về các công trình của Người, Chúa Giêsu nói: " Còn nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12:28; xem Lc 11:20). Qua sự đa dạng của chúng, những công trình này không chỉ biểu lộ quyền năng cứu rỗi của Nước Thiên Chúa, mà còn có chức năng mặc khải, về những gì liên quan tới danh tính của Chúa Giêsu. Sau khi ngài dẹp yên sóng bão, các môn đệ hỏi: " Ông này là người thế nào mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?" (Mt 8:27). Câu hỏi của Thánh Gioan Tẩy Giả - "có phải ngài là người phải đến" – đã được khích động bởi "các công trình được Đấng Kitô thể hiện" (Mt 11:2-3).
Chúa Giêsu trả lời câu hỏi đó bằng cách liệt kê các công trình quyền năng của Người (xem Mt 11:4-5).
Trong Tin Mừng Gioan, những hành động phi thường của Chúa Giêsu được gọi là "các dấu lạ": do đó chúng phải dẫn đến một thực tại khác. Đề cập đến hành động phi thường đầu tiên - biến nước thành rượu – tin mừng gia tự phát biểu bằng những từ ngữ sau: "Đây là khởi đầu của những dấu lạ mà Chúa Giêsu đã thực hiện. Chính tại Cana xứ Galilêa. Người đã biểu lộ vinh quang của mình và các môn đệ tin vào Người "(Ga 2:11). Do đó, ý nghĩa và mục đích của các dấu lạ hệ ở việc mặc khải vinh quang của Chúa Giêsu, Đấng xuất phát từ mối liên hệ với Thiên Chúa và là "vinh quang mà Người nhận được từ Cha của Người trong tư cách Con duy nhất" (Ga 1:14), và dẫn đến đức tin vào Chúa Giêsu. Thông thường, giáo huấn của Chúa Giêsu có liên quan đến các dấu lạ, cho thấy một khía cạnh chuyên biệt trong ý nghĩa cứu rỗi của chúng. Chúa Giêsu tự mặc khải Người như "bánh sự sống" (x. Ga 6:35,48,51) lúc làm bánh hóa nhiều (xem Ga 6:1-58); như "ánh sáng của thế giới" (Ga 9,5, 8,12, 12,46) sau khi chữa lành người mù (x. Ga 9: 1-41); như "sự phục sinh và sự sống" (Ga 11,25) Sau khi làm cho Lazarô sống lại (xem Ga 11: 1-44).
Trong kết luận đầu tiên của Tin Mừng ngài, Thánh Gioan nhấn mạnh các dấu lạ của Chúa Giêsu và ngỏ lời trực tiếp với độc giả: Những dấu lạ này "được viết ra để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, và để khi tin như thế, anh em có sự sống nhân danh Người" (Ga 20:31). Các môn đệ (xem Ga 20:30) là những nhân chứng tận mắt, và tất cả những người khác phụ thuộc vào lời chứng của họ. Do đó, các dấu lạ được chứng thực và được viết ra nhằm mục đích dẫn đến đức tin vào Chúa Giêsu, không phải một cách mơ hồ nhưng được xác định rõ ràng, cũng như đến sự sống vốn phát xuất từ Người.
Thánh Gioan cũng thường sử dụng thuật ngữ "công việc" (erga) để chỉ những hành động phi thường của Chúa Giêsu. Sau khi chữa lành một người bệnh trong ngày Sa-bát (xem Ga 5: 1-11), Chúa Giêsu giải thích (xem Ga 5: 19-47) công trình của Người phụ thuộc vào Thiên Chúa Cha như thế nào: "đó là những việc Chúa Cha đã giao cho tôi để tôi hoàn thành; chính những việc tôi làm đó làm chứng cho tôi rằng Chúa Cha đã sai tôi"(Ga 5:36, xem 10:25,37-38; 12:37-43). Chữ "công việc" nhấn mạnh một đặc điểm khác trong hành động của Chúa Giêsu. Chúng là "các dấu lạ" đối với con người, và là "các công việc" nhắc đến "công việc" của Chúa Cha. Vì thế, chúng làm chứng cho sự kiện này: Chúa Giêsu được Thiên Chúa Cha sai đến.
118. Cuối cùng chúng ta hãy đề cập đến những gì cấu thành thuật ngữ và đỉnh cao của mọi dấu lạ và công việc của Chúa Giêsu: sự phục sinh của Người. Nó không chỉ đơn giản là một "dấu lạ" để nhìn, nó là công việc của Thiên Chúa Cha, bởi vì "Thiên Chúa đã cho Người sống lại từ cõi chết" (Rm 10:9; xem Gl 1:1; vv ..). Chính biến cố phục sinh không ai đã nhìn thấy, nhưng nó được báo cáo cho các môn đệ, những người trở thành chứng nhân của nó (xem Cv 10:41), nhờ vào Sự hiện ra của Chúa Kitô Phục sinh. Mục đích của các dấu lạ và công việc do Chúa Giêsu thực hiện hệ ở chỗ mặc khải mối liên hệ của Người với Thiên Chúa, và làm cho hiển thị công việc cứu rỗi của Người, một công việc có thể được định nghĩa như là sự giúp đỡ mang đến cho nỗi khốn cùng của con người, và như một cuộc thông đạt, một món quà sự sống.
Tất cả những điều đó được mang đến chỗ nên trọn nhờ sự phục sinh. Sự phục sinh này mặc khải và xác nhận sự kết hợp chặt chẽ của Thiên Chúa với Chúa Giêsu, nó tượng trưng cho việc vượt qua cái chết và tất cả các bệnh tật, nó hiện thực hóa việc bước sang sự sống hoàn hảo, trong sự hiệp thông đời đời với Thiên Chúa. Thánh Phaolô loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu một cách xác tín rằng: "Đấng đã làm cho Chúa Giê-su trỗi dậy cũng sẽ làm cho chúng tôi được trỗi dậy với Chúa Giê-su, và đặt chúng tôi bên hữu Người cùng với anh em" (2 Cr 4:14).
Kỳ tới: Những câu truyện về Phục Sinh