BERLIN - Mặt trận chung đối với cuộc khủng hoảng Iraq do Pháp, Đức và Nga đại diện phản ánh nét tương đối mới trong thế giới ngoại giao. Nét mới này được đưa ra nhằm chống lại uy quyền của Mỹ trong trường quốc tế.

Vào hôm Thứ Hai, Pháp và Đức đã chính thức hóa liên minh ngoại giao mới với Nga, đưa ra một chiến lược cạnh tranh với phe Anh Mỹ nhằm gia tăng nỗ lực giải giáp Iraq một cách hòa bình. Tức là Pháp và Đức giải giáp Iraq trong thời gian ít nhất là bốn tháng nữa.

Không chỉ có Pháp và Đức phối hợp trong đội hình dám thách thức quyền lực Mỹ vốn được duy trì suốt 50 năm nay. Lần đầu tiên, họ thuyết phục được lực lượng ngoại giao Nga, đại diện cho quốc gia có quyền phủ quyết trong Hội Đồng Bảo An, cùng tham gia cản đường Hoa Kỳ.

Tổng Thống Nga Putin đã tỏ ý rằng trong thế kỷ 21 này, quan hệ với siêu cường Hoa Kỳ không phải là tất cả, và cũng không đóng vai trò chi phối toàn bộ nước Nga.

Nga thấy rằng những quan hệ này cần phải được cân đối với những mối gắn bó quan trọng với Đức, quốc gia đầu tư lớn nhất vào Nga, và với Pháp, nước dường như đang hồi sinh.

Tổng thống Pháp Jacques Chirac đang trong tình thế chênh vênh một cách hết sức khéo léo, giành được vị thế cao trong cộng đồng quốc tế, thế nhưng ông vẫn chưa loại trừ được quyết tâm của Hoa Kỳ sử dụng vũ lực.

Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đang chấp nhận rủi ro ở mức cao nhất là có thể sẽ bị mất đi sự thân cận lâu năm với Hoa Kỳ chỉ vì quan điểm chống chiến tranh một cách cứng rắn.

Trong khi bức tranh về các quan hệ quốc tế thời chiến tranh lạnh đang lùi dần vào quá khứ thì nhân dân ở nhiều quốc gia đang đối mặt với chủ đề khó khăn nhất đó là phải quyết định xem liệu Mỹ đã đủ cơ sở để đưa vấn đề ra trước Liên Hợp Quốc hay chưa.

Tổng thống Bush của Mỹ đã một lần nữa đưa ra giọng điệu của một tối hậu thư. Đó là những ngày tới sẽ là thời điểm xác định xem liệu Liên Hợp Quốc có phải là một cơ quan dám đưa ra quyết định hay không.

Kết quả ra sao sẽ là một dấu hiệu thiết yếu để xác định cán cân quyền lực trong quan hệ quốc tế sau này.(BBC)