Bắc Hàn nói tuyên bố của ông Richard Williamson không đáng tin và rằng cuộc khủng hoảng cần được hai nước giải quyết riêng, chứ không qua Liên hiệp quốc (LHQ).

Nga nhập cuộc

Một đặc sứ của Tổng thống Nam Hàn và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Bình Nhưỡng đã có các cuộc hội đàm riêng rẻ với các viên chức Nga tại Maxcova.

Họ đã bàn thảo về phương cách làm giảm căng thẳng, một ngày sau khi Cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA) quyết định chuyển toàn bộ vấn đề chương trình hạch tâm của Bắc Hàn lên Hội đồng Bảo an.

Các cuộc hội đàm này cho thấy là Nam và Bắc Hàn đặt rất nhiều tầm quan trọng vào nước Nga.

Ðặc sứ của Tổng thống Nam Hàn, ông Cho Soon Hyong đã đến Maxcova tối hôm thứ tư vừa qua để hội đàm với Ngoại trưởng Nga, các dân biểu và các nhà phân tích của Nga trong 4 ngày.

Ông nói rằng nước Nga có một vị thế đặc biệt để giúp tìm một giải pháp cho cơn khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên.

Chuyến đi đến Motcova của Chủ tịch Ủy ban Nhân Dân Thành phố Bình Nhưỡng về bề mặt mà nói là để khai mạc một cuộc triển lãm về ngày sinh của Chủ tịch Kim Jong Il.

Nhưng các chuyên viên phân tích cho rằng lý do thực sự là để vận động Nga hậu thuẩn cho Bắc Hàn trong cuộc đối đầu với Hoa Kỳ, và nay, rất có thể là một cuộc chạm trán với Hội đồng Bảo an.

Nga đã lên án IAEA là đã đưa nội vụ lên Hội Ðồng Bảo An và gọi đó là một hành động ‘’quá sớm và phản tác dụng‘’.

Một thứ trưởng ngoại giao Nga, chuyên gia về Bắc Hàn, sẽ loan báo một sáng kiến mới để cố tìm một giải pháp chính trị cho cơn khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên.

Nhưng vấn đề là liệu Maxcova có ảnh hưởng tới đâu lên Bắc Hàn, trong lúc Nga, cũng như Hoa Kỳ, vẫn đòi hỏi Bắc Hàn tôn trọng Thỏa hiệp cấm phổ biến hạch tâm.

Đánh giá của IAEA

Tổng Giám Ðốc IAEA, ông Mohammed El Baradei, cho hay Bắc Hàn bấy lâu nay không chịu tuân thủ thỏa hiệp cấm phổ biến vũ khí hạch tâm.

Ông nói tình hình đã trầm trọng thêm vào tháng 12 khi Bắc Hàn trục xuất các thanh tra của LHQ và rồi rút ra khỏi Thoả hiệp. Ông nói IAEA nay không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đưa Bắc Hàn ra trước LHQ vì Hội đồng Bảo an có quyền ban hành lệnh trừng phạt.

Nhưng ông El Baradei nói ông nghĩ là Hội đồng Bảo an sẽ tiếp tục tìm một giải pháp êm thấm.

Thế nhưng với vấn đề Iraq nằm ở trên đầu nghị trình thảo luận của Hội đồng, thì không rõ đến khi nào vấn đề Bắc Hàn mới được xử lý.

Thái độ cứng rắn của Bắc Hàn

Bắc Hàn đã liên tiếp cảnh cáo là bất kỳ một mưu toan nào của LHQ nhằm ban hành các biện pháp trừng phạt mới sẽ được hiểu như là một lời khai chiến và Bắc Hàn nói muốn có các cuộc đàm luận trực tiếp với Hoa Kỳ.

Họ nói đó là phương cách duy nhất để ngăn chặn chiến tranh. Họ đe doạ biến toàn bộ bán đảo Triều Tiên thành tro bụi nếu Hoa kỳ điều thêm binh lính vào trong vùng.

Chính kiểu lời qua tiếng lại này đang làm cho những nước láng giềng của Bắc Hàn căng thẳng. Nền kinh tế của Nam Hàn đang bị sút kém, họ muốn vụ dằng co này được giải quyết, có lẽ với sự trợ giúp của EU làm trung gian.

Thế nhưng EU ủng hộ việc đưa Bắc Hàn ra trước Hội đồng Bảo an.

Nhật bản cũng có quan điểm như vậy, họ muốn thấy khủng hoảng được giải quyết, nhưng Nhật chống lại các biện pháp trừng phạt.(BBC)