Trong vòng vài tuần qua, cuộc khẩu chiến giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ đã gia tăng cường độ tới mức đáng báo động. Cuộc khẩu chiến này bắt đầu với một lời loan báo của Hoa Kỳ nói rằng các oanh tạc cơ có tầm hoạt động xa đã được đặt trong tình trạng sẳn sàng triển khai chống lại Bắc Hàn.Lời loan báo này đã làm cho các tướng lãnh hàng đầu của Bắc Hàn lên tiếng hô hào rằng Quân đội Bắc Hàn đã sẳn sàng đánh trận cuối với đế quốc Mỹ.

Ðể trả đũa, phát ngôn viên Tòa Bạch Ỗc, ông Ari Fleischer nói rằng Hoa Kỳ đã có điều mà ông gọi là '' kế hoạch vững chắc'' để đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào. Đây là một lời hàm ý để nói rằng Hoa Kỳ sẳn sàng giao chiến tại bán đảo Triều Tiên, nếu tình thế đòi hỏi.Ông Fleischer nói rằng những lời đe dọa của Bình Nhưỡng chỉ làm khổ dân chúng Bắc Hàn mà thôi.Cùng lúc đó, Ngoại Trưởng Colin Powell đã nói với Thượng Viện rằng Hoa Kỳ sẳn sàng đàm phán với Bắc Hàn, và đề nghị cho Bắc Hàn được hưởng mức độ an ninh mà Bắc Hàn mong muốn. Do đó, một lần nữa , các thông điệp mâu thuẩn của Chính quyền Bush gởi đến Bắc Hàn, đã làm cho cơn khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên leo thang, khi mà Washington đang cố làm cho thế giới chú tâm tới Iraq. "Tính chuyện" nhiều nơiWashington có thể đang bận rộn với Iraq, nhưng điều này không có nghĩa họ lơ là với các khu vực khác.

Cả Bắc Hàn và Iraq đều nằm trong điều mà ông Bush gọi là “trục ma quỷ”, bên cạnh Iran. Bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld nhấn mạnh việc tăng cường quân đội tại vùng Vịnh không có nghĩa là Hoa Kỳ không cảnh giác với Bắc Hàn."Tình hình tại Bắc Hàn rất nguy hiểm. Chính phủ Bắc Hàn vẫn thường có hành vi đe dọa. Với khả năng quân sự của họ, trong nhiều thập niên Bắc Hàn luôn là mối đe dọa cho quân Mỹ và Hàn Quốc.""Quân đội của chúng tôi có mặt trên thế giới không phải nhằm đe dọa mà nhằm chứng tỏ với quốc tế rằng chúng tôi có khả năng đối đầu với nhiều đe dọa cùng một lúc. Và trong tương lai điều này vẫn sẽ được duy trì."Bắc Hàn lo lắng. Nhưng theo thông tín viên đài BBC Mike Thompson, người đang có mặt tại Bắc Hàn, thì ngôn từ cứng rắn của Washington lại khiến Bình Nhưỡng lo lắng và cảnh giác."Ngày nào cũng nghe thấy tiếng máy bay quân sự, rồi thì cắt điện, xe ô tô bị chặn lại để kiểm soát. Ở đây có cảm giác người Bắc Hàn tin là sớm muộn Hoa Kỳ cũng sẽ tấn công.""Họ cho rằng Hoa Kỳ sẽ nhắm vào nhà máy Yongbyon – nơi bị coi là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng – hoặc thậm chí tìm cách lật đổ cả chính quyền hiện tại."Bắc Hàn nhấn mạnh việc khởi động lại nhà máy Yongbyon chỉ nhằm sản xuất điện. Các chuyên gia hạt nhân cho rằng khu liên hợp Yongbyon quá nhỏ và không thể sản xuất nhiều điện năng, nhưng lại có thể sản xuất nguyên liệu chế tạo bom hạt nhân.

Sau khi chứng kiến các thanh tra của mình bị trục xuất khỏi Bắc Hàn, Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế sẽ có cuộc họp khẩn cấp vào tuần sau. Dự kiến cơ quan này sẽ đưa vấn đề ra trước Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Không muốn bị cô lậpKhông ai nghi ngờ nền kinh tế Bắc Hàn đang gặp khốn khó. Vì thiếu thực phẩm và năng lượng mà Bắc Hàn đã kí thỏa thuận với Hoa Kỳ tám năm trước, theo đó, họ đồng ý ngưng hoạt động của nhà máy Yongbyon để đổi lấy việc Hoa Kỳ cung cấp dầu và cấp tiền xây dựng hai lò phản ứng làm nguội bằng nước nhẹ. Nhưng Washington đã ngưng cung cấp dầu vào năm ngoái sau khi Bình Nhưỡng thừa nhận họ tiếp tục theo đuổi một chương trình hạt nhân bí mật. Thông tín viên đài BBC Mike Thompson tin là Bắc Hàn có thể sử dụng vấn đề Iraq để mặc cả với Hoa Kỳ"Cuộc sống tại Bắc Hàn không dễ dàng. Đôi khi bạn tự hỏi liệu phải chăng một trong những lý do cho phản ứng của Bắc Hàn là vì họ thấy cần tìm ra một kẻ thù để duy trì sự đoàn kết của người dân trong nước.""Bên cạnh đó, họ chứng kiến chuyện Iraq và cho rằng một khi Hoa Kỳ giải quyết xong Iraq thì mục tiêu kế tiếp sẽ là Bắc Hàn. Vì thế họ muốn Hoa Kỳ kí vào một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau mà cho tới nay Hoa Kỳ vẫn từ chối.""Bắc Hàn cho rằng nếu có một hiệp ước như thế, họ sẽ không bị Hoa Kỳ tấn công một khi cuộc khủng hoảng Iraq chấm dứt.""Trong lúc Trung Quốc đang ngày càng gần phương Tây hơn, Bắc Hàn cảm thấy ngày càng ít bạn và phải cố tìm mọi cách để thế giới lắng nghe tiếng nói của họ." Một cuộc xung đột quân sự với Bắc Hàn là điều mà tổng thống Bush hoàn toàn không muốn xảy ra. Nhưng vào lúc chiến tranh với Iraq đang tới gần, bộ máy lãnh đạo Bắc Hàn có vẻ cảm thấy sự tồn tại của họ đang tính bằng ngày tháng. Và khó biết chắc Bắc Hàn sẽ đi xa tới đâu trong các đe dọa của họ trong tương lai. (BBC)